Pháp hữu vi - vô vi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thongminhhon đã viết:Các đạo hữu ơi, cho TMH hỏi, những gì gọi là pháp hữu vi? những gì gọi là pháp vô vi? vì sao lại chia ra như thế?
Thưa đạo hữu, không có gì gọi là "hữu vi" hay "vô vi"
Vì, tất cả đều là khái niệm của con người để phân biệt giữa những cặp phạm trù này nọ
Bản thân của hữu vi cũng là vô vi, ngược lại bản thân của vô vi cũng là hữu vi.
Giống như mắt bên trái và mắt bên phải đều là con mắt vậy
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

hlich đã viết:tangbong
nhờ đâu biết được các pháp vô vi tồn tại?
có pháp vô vi niết bàn vì Đức Thế Tôn đã đến và nói thế
Tâm sinh các Pháp
câu này mình thường nghe nhưng tùy người hiểu Tâm là gì, Pháp là gì cái đã; nếu hiểu Tâm là dòng a lại da thức, Pháp là các "danh" pháp thì có thể nói vậy; nếu hiểu Tâm là nhân duyên thì nói các pháp sinh diệt do nhân duyên, như vậy rõ hơn; nếu hiểu Tâm là Tánh thì Tánh chẳng sinh các Pháp vì Tánh thì bất động

các pháp có cá tính của nó; nói pháp này là tướng pháp kia thì khó hiểu đó; đ/h có khúc mắc gì mà nghĩ đến chuyện này vậy?

thiển ý vậy thôi

cafene
Nhờ quan sát (quán tưởng) các Pháp Hữu Vi biến đổi (vô thường) mà biết được Pháp vô vi.

Tánh bất động, đây là cụm từ "chết" nghĩa là dễ gây ngộ nhận chữ bất động là cái gì đó im lìm mãi mãi một cách tuyệt đối, gây ra hiểu lầm là ở trạng thái này là cố định.

Nếu cố định như vậy thì Tâm xưa nay vốn có làm gì sanh ra các Pháp được? Có mâu thuẫn không? Nếu Tâm xưa nay vốn có đó tạm goi là "Tâm Thanh tịnh" (tạm vay mượn từ Nhị nguyên), vậy cũng "Tâm thanh tịnh đó đó" sau khi tập nhiễm trở thành Tâm vọng-tâm mê thì sao gọi là cố định-bất biến? Rồi sau khi tu hành Tâm vọng-tâm mê có lại trở lại thành Tâm xưa nay vốn có (nếu cố định thì mãi mãi là Tâm mê- Tâm vọng thì làm sao có thể tu hành để thấy được "cái bản mặt xưa nay vậy" :D ), thế cái Tâm xưa nay vốn có - nó cố định bất biến đổi ah? Nếu nó cố định-bất biến đổi thì nó sẽ vĩnh cửu là Tâm thanh tịnh rồi, sao lại có thể sanh ra các Pháp? sao lại có thể tập nhiễm được thành Tâm mê - Tâm vọng? kinhle

Nếu Tâm sanh các Pháp, như vậy Tâm là Nhân các Pháp là Quả, theo quy luật "trong nhân có quả, trong quả có nhân" , như vậy Tâm này "chấp chứa các pháp" chỉ cần chờ duyên khởi thì các Pháp sanh............................ kinhle

Chúng ta đập tan nát "tấm gương" đang lành lặn ra rồi nhìn vô từng mãnh vỡ vụn đó chỉ thấy gián đoạn, đứt khúc gãy nát, vụn vặt, manh mún...phiến diện....chấp đó gọi đó là Ni...... :D

Sự hiểu của ngu này là vậy đó.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 13/09/11 22:43 với 11 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:
Thongminhhon đã viết:Các đạo hữu ơi, cho TMH hỏi, những gì gọi là pháp hữu vi? những gì gọi là pháp vô vi? vì sao lại chia ra như thế?
Thưa đạo hữu, không có gì gọi là "hữu vi" hay "vô vi"
Vì, tất cả đều là khái niệm của con người để phân biệt giữa những cặp phạm trù này nọ
Bản thân của hữu vi cũng là vô vi, ngược lại bản thân của vô vi cũng là hữu vi.
Giống như mắt bên trái và mắt bên phải đều là con mắt vậy
kinhle kinhle kinhle
Nói thì không sai, nhưng mà lối diễn đạt "không có gì gọi là 'hữu vi' hay 'vô vi"' dễ gây ngộ nhận và cũng chỉ hiểu theo về phương diện Lý-tánh. Nói đầy đủ thì phải có Lý-tánh (Vô Vi pháp) và Sự-Tướng (Hữu Vi Pháp)

Về phương diện Lý-Tánh- (Chân đế) mà luận thì tuy thấy có hữu vi và vô vi nhưng tuy hai mà một, nhưng về phương diện Sự-Tướng- (Tục đế) thì đã phân chia ra tách bạch làm hai rồi, không nên lẫn lộn ruột gan đem để lên trên đầu rồi bảo là chung một cơ thể để ruột gan lên đầu cũng được. (cái này nói vui :D )

Từ hồi Đồng Nát bước chân vào diễn đàn vẫn nhận thấy rõ khi thảo luận Phật pháp vẫn có nhiều người lẫn lộn giữa việc đâu là Chân đế (lý-tánh), đâu là Tục đế( Sự-tướng), người thì đứng về phương diện Sự-tướng luận với người đứng trên quan điểm Lý-tánh. Cho nên rối bời hơn cả ổ tò vò.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 14/09/11 01:37 với 2 lần sửa.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Đạo hữu Đồng Nát đã quyết liệt không đồng tình với câu nói này:"không có gì gọi là 'hữu vi' hay 'vô vi"'. Do vậy, tôi xin gọi chung là :" Hữu-Vô-Vi", hay"Vô-Hữu Vi" vậy!. Vì bản chất của chúng là một, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để kêu lên, và khái niệm chỉ là quy ước để giải thích chúng. nhưng bản thân vô vi, hay hữu vi, hoặc vô-hữu vi đều chẳng giải thích được gì, mà con người mới là nhân vật chủ đạo, là nhà đạo diễn để tô vẽ thêm một ít sắc màu, một ít luận giải và đặt vào chúng. Vì thế, chúng mang tư tưởng của con người hơn là tư tưởng của Pháp
Đứng trên một khía cạnh khác, ta lại thấy chẳng có gì là Lý-Tánh hay Sự-trướng, vì bản chất của chúng là một. Nếu không có luận giải kèm theo của con người thì Lý-Tánh và Sự-Trướng trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, Lý-Tánh và Sự Trướng là do con người tự đặt ra. Sau đó, tự con người khái niệm :D
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu cố định như vậy thì Tâm xưa nay vốn có làm gì sanh ra các Pháp được?
tánh mà không cố định thì làm sao chúng ta có thể suy ra được nó qua quan sát hiện tượng; tánh mà không cố định thì hiện tượng sẽ khi thế này khi thế kia; ví dụ nếu sức hút giữa hai vật mà không cố định thì trọng lượng của chúng ta không định được; tánh như là một cái gì hiện tượng tuân theo thôi, không phải là một nguồn sinh ra hiện tượng

tánh thường được nói đến là không tánh, sự không có tự tánh; sự không có tự tánh của các pháp khiến các pháp sinh khởi trôi chảy theo nhân duyên; nhân duyên là dụng của tánh vậy

cafene


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:
Nhờ quan sát (quán tưởng) các Pháp Hữu Vi biến đổi (vô thường) mà biết được Pháp vô vi.


Khi ấy, cái biết này thuộc pháp hữu vi hay pháp Vô Vi?

Nếu cố định như vậy thì Tâm xưa nay vốn có làm gì sanh ra các Pháp được? Có mâu thuẫn không? Nếu Tâm xưa nay vốn có đó tạm goi là "Tâm Thanh tịnh" (tạm vay mượn từ Nhị nguyên), vậy cũng "Tâm thanh tịnh đó đó" sau khi tập nhiễm trở thành Tâm vọng-tâm mê thì sao gọi là cố định-bất biến? Rồi sau khi tu hành Tâm vọng-tâm mê có lại trở lại thành Tâm xưa nay vốn có (nếu cố định thì mãi mãi là Tâm mê- Tâm vọng thì làm sao có thể tu hành để thấy được "cái bản mặt xưa nay vậy" :D ), thế cái Tâm xưa nay vốn có - nó cố định bất biến đổi ah? Nếu nó cố định-bất biến đổi thì nó sẽ vĩnh cửu là Tâm thanh tịnh rồi, sao lại có thể sanh ra các Pháp? sao lại có thể tập nhiễm được thành Tâm mê - Tâm vọng? kinhle

Nếu Tâm sanh các Pháp, như vậy Tâm là Nhân các Pháp là Quả, theo quy luật "trong nhân có quả, trong quả có nhân" , như vậy Tâm này "chấp chứa các pháp" chỉ cần chờ duyên khởi thì các Pháp sanh............................ kinhle


Phần này DH thể hiện sự chưa rõ về Bản Tánh Vốn Có. Đây là hiểu sai ngôn từ Tổ nói mà hóa ra lý luận.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:Đạo hữu Đồng Nát đã quyết liệt không đồng tình với câu nói này:"không có gì gọi là 'hữu vi' hay 'vô vi"'. Do vậy, tôi xin gọi chung là :" Hữu-Vô-Vi", hay"Vô-Hữu Vi" vậy!. Vì bản chất của chúng là một, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để kêu lên, và khái niệm chỉ là quy ước để giải thích chúng. nhưng bản thân vô vi, hay hữu vi, hoặc vô-hữu vi đều chẳng giải thích được gì, mà con người mới là nhân vật chủ đạo, là nhà đạo diễn để tô vẽ thêm một ít sắc màu, một ít luận giải và đặt vào chúng. Vì thế, chúng mang tư tưởng của con người hơn là tư tưởng của Pháp
Đứng trên một khía cạnh khác, ta lại thấy chẳng có gì là Lý-Tánh hay Sự-trướng, vì bản chất của chúng là một. Nếu không có luận giải kèm theo của con người thì Lý-Tánh và Sự-Trướng trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, Lý-Tánh và Sự Trướng là do con người tự đặt ra. Sau đó, tự con người khái niệm :D
kinhle kinhle kinhle
@Hư Danh đang phủ nhận về mặt ngôn ngữ thôi, bản chất đ1o cho dù khong đặt tên nó là " Lý-Tánh" hay "Sự-tướng" thì nó vẫn là hiện hữu hiển nhiên, thử đặt vấn đề lại: nói như vậy ngũ uẩn cũng đang sờ sờ ra đó, không thích gọi nó là ngũ uẩn thì kêu nó là cái gì đê mọi người biết đây? Kêu nó là "cái gì gì đó đó" có được không?, cũng chẳng muốn gọi tên cho nó cái gọi là ngũ uẩn là ý của @Hư Danh muốn gạt bỏ tên tuổi do con người đặt ra, Đồng Nát hiểu ý bạn chứ khong phải không, tất cả do con người đặt hay không đặt tên gọi thì nó là một thực thể khách quan bị tách ra làm 2 phần: một cái thì thấy cảm thọ được bằng 6 căn + 6 trần và một cái không thể thấy được thông qua 6 căn + 6 trần đó nhưng nó vẫn sờ sờ ra đó, tưởng nó khong làm gì cả nhưng kỳ thực nó làm chủ mọi biến sinh trong vũ trụ càn khôn, từ cây cỏ hoa lá núi non cho tới loài hữu tình. Vậy cái @Hư Danh đang nói tới có giúp làm sáng tỏ được đối tượng để người tu học nhìn thấy bản chất vấn đề không? Chẳng phải nương vào Pháp Hưu Vi mà mới biết dược Pháp Vô vi sao? thế thì phủ nhận nó để làm gì? Ngũ uẫn nó sờ sờ ra đó, chối bỏ nó kêu nó là "đồ giả", là "Bọt nước", nói suông vậy chắc tự ngũ uẩn nó sẽ biến mất như bọt nước chắc hay là vẫn tiếp tục luan hồi, có giải quyết được sanh tử không? co phi lý khong?


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết:
Nhờ quan sát (quán tưởng) các Pháp Hữu Vi biến đổi (vô thường) mà biết được Pháp vô vi.


Khi ấy, cái biết này thuộc pháp hữu vi hay pháp Vô Vi?

Nếu cố định như vậy thì Tâm xưa nay vốn có làm gì sanh ra các Pháp được? Có mâu thuẫn không? Nếu Tâm xưa nay vốn có đó tạm goi là "Tâm Thanh tịnh" (tạm vay mượn từ Nhị nguyên), vậy cũng "Tâm thanh tịnh đó đó" sau khi tập nhiễm trở thành Tâm vọng-tâm mê thì sao gọi là cố định-bất biến? Rồi sau khi tu hành Tâm vọng-tâm mê có lại trở lại thành Tâm xưa nay vốn có (nếu cố định thì mãi mãi là Tâm mê- Tâm vọng thì làm sao có thể tu hành để thấy được "cái bản mặt xưa nay vậy" :D ), thế cái Tâm xưa nay vốn có - nó cố định bất biến đổi ah? Nếu nó cố định-bất biến đổi thì nó sẽ vĩnh cửu là Tâm thanh tịnh rồi, sao lại có thể sanh ra các Pháp? sao lại có thể tập nhiễm được thành Tâm mê - Tâm vọng? kinhle

Nếu Tâm sanh các Pháp, như vậy Tâm là Nhân các Pháp là Quả, theo quy luật "trong nhân có quả, trong quả có nhân" , như vậy Tâm này "chấp chứa các pháp" chỉ cần chờ duyên khởi thì các Pháp sanh............................ kinhle


Phần này DH thể hiện sự chưa rõ về Bản Tánh Vốn Có. Đây là hiểu sai ngôn từ Tổ nói mà hóa ra lý luận.

Nếu Đồng Nát không thấu đáo nói lệch lạc thì @VO_DANH phải nói rõ ra, sao úp mở thì ích gì, một là khong nói, hai là nói "toạt móng heo".
Cũng vì cái kiểu nói đó mà gây ra biết bao nhiêu ngộ nhân bao đời nay.

Ví dụ: "Tánh bất định" nghĩa bản chất của các hiện tượng sự tướng "không cố định", luôn luôn thay đổi (theo kiểu biến từ dạng này qua dạng khác) thế thì gọi thẳng ra luôn là tánh không cố định, khỏi gây ngộ nhận, tai sao cứ gọi là "tánh không" làm biết bao nhiêu người hiểu theo nghĩa tánh không là không có gì cả, nghĩa là ngũ uẩn không có gì hết, trong khi ngũ uẩn không phải là không có mà là luôn luôn biến đổi -không cố định. Ngộ nhận hiểu theo nghĩa phủ định cũng chỉ vì mỗi chữ Không, cái này nguyên do là dịch theo chữ Bất trong Hán tự là Không, nhưng có biết bao nhiêu chữ Không trong Hán tự ngữ nghĩa khác nhau?


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Nếu Đồng Nát không thấu đáo nói lệch lạc thì @VO_DANH phải nói rõ ra, sao úp mở thì ích gì, một là khong nói, hai là nói "toạt móng heo".
Nói toạt ra nhiều khi bị vả vô mồm thì tội VO_DANH lắm! :D
Cũng vì cái kiểu nói đó mà gây ra biết bao nhiêu ngộ nhân bao đời nay.
DH đang trách ai đó ở đời xưa?
Ví dụ: "Tánh bất định" nghĩa bản chất của các hiện tượng sự tướng "không cố định", luôn luôn thay đổi (theo kiểu biến từ dạng này qua dạng khác) thế thì gọi thẳng ra luôn là tánh không cố định, khỏi gây ngộ nhận, tai sao cứ gọi là "tánh không" làm biết bao nhiêu người hiểu theo nghĩa tánh không là không có gì cả, nghĩa là ngũ uẩn không có gì hết, trong khi ngũ uẩn không phải là không có mà là luôn luôn biến đổi -không cố định. Ngộ nhận hiểu theo nghĩa phủ định cũng chỉ vì mỗi chữ Không, cái này nguyên do là dịch theo chữ Bất trong Hán tự là Không, nhưng có biết bao nhiêu chữ Không trong Hán tự ngữ nghĩa khác nhau?
:D DH trách Ngài Long Thọ đấy sao?

DH luôn thấy các sự vật biến đổi không ngừng thì trong tư tưởng của DH lúc nào cũng có bóng dáng của cái gọi là "biến đổi", như vậy làm sao mà thâm nhập Pháp Tánh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

VO_DANH đã viết:
Đồng Nát đã viết: Nếu Đồng Nát không thấu đáo nói lệch lạc thì @VO_DANH phải nói rõ ra, sao úp mở thì ích gì, một là khong nói, hai là nói "toạt móng heo".
Nói toạt ra nhiều khi bị vả vô mồm thì tội VO_DANH lắm! :D
Cũng vì cái kiểu nói đó mà gây ra biết bao nhiêu ngộ nhân bao đời nay.
DH đang trách ai đó ở đời xưa?
Ví dụ: "Tánh bất định" nghĩa bản chất của các hiện tượng sự tướng "không cố định", luôn luôn thay đổi (theo kiểu biến từ dạng này qua dạng khác) thế thì gọi thẳng ra luôn là tánh không cố định, khỏi gây ngộ nhận, tai sao cứ gọi là "tánh không" làm biết bao nhiêu người hiểu theo nghĩa tánh không là không có gì cả, nghĩa là ngũ uẩn không có gì hết, trong khi ngũ uẩn không phải là không có mà là luôn luôn biến đổi -không cố định. Ngộ nhận hiểu theo nghĩa phủ định cũng chỉ vì mỗi chữ Không, cái này nguyên do là dịch theo chữ Bất trong Hán tự là Không, nhưng có biết bao nhiêu chữ Không trong Hán tự ngữ nghĩa khác nhau?
:D DH trách Ngài Long Thọ đấy sao?

DH luôn thấy các sự vật biến đổi không ngừng thì trong tư tưởng của DH lúc nào cũng có bóng dáng của cái gọi là "biến đổi", như vậy làm sao mà thâm nhập Pháp Tánh.
VO_DANH nhát quá :D ai mà dám đánh chứ,
Đồng Nát cũng đang liều mạng nói, sai thì sửa sợ người khác thấy dốt cứ giấu ở trong lòng sao gọi là tu học, Đồng nát nghĩ đơn giản như vầy cho cởi mở: tu học mà sợ người ta thấy dốt không dám nói là chính mình còn không có Tâm thật thà ngay thẳng, mà đo là tâm cong cong queo queo, ai thấy Đồng nát sai cười nhạo kệ, chết chóc gì..kekeke :D


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Đồng Nát đã viết:
Hư Danh đã viết:Đạo hữu Đồng Nát đã quyết liệt không đồng tình với câu nói này:"không có gì gọi là 'hữu vi' hay 'vô vi"'. Do vậy, tôi xin gọi chung là :" Hữu-Vô-Vi", hay"Vô-Hữu Vi" vậy!. Vì bản chất của chúng là một, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để kêu lên, và khái niệm chỉ là quy ước để giải thích chúng. nhưng bản thân vô vi, hay hữu vi, hoặc vô-hữu vi đều chẳng giải thích được gì, mà con người mới là nhân vật chủ đạo, là nhà đạo diễn để tô vẽ thêm một ít sắc màu, một ít luận giải và đặt vào chúng. Vì thế, chúng mang tư tưởng của con người hơn là tư tưởng của Pháp
Đứng trên một khía cạnh khác, ta lại thấy chẳng có gì là Lý-Tánh hay Sự-trướng, vì bản chất của chúng là một. Nếu không có luận giải kèm theo của con người thì Lý-Tánh và Sự-Trướng trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, Lý-Tánh và Sự Trướng là do con người tự đặt ra. Sau đó, tự con người khái niệm :D
kinhle kinhle kinhle
@Hư Danh đang phủ nhận về mặt ngôn ngữ thôi, bản chất đ1o cho dù khong đặt tên nó là " Lý-Tánh" hay "Sự-tướng" thì nó vẫn là hiện hữu hiển nhiên, thử đặt vấn đề lại: nói như vậy ngũ uẩn cũng đang sờ sờ ra đó, không thích gọi nó là ngũ uẩn thì kêu nó là cái gì đê mọi người biết đây? Kêu nó là "cái gì gì đó đó" có được không?, cũng chẳng muốn gọi tên cho nó cái gọi là ngũ uẩn là ý của @Hư Danh muốn gạt bỏ tên tuổi do con người đặt ra, Đồng Nát hiểu ý bạn chứ khong phải không, tất cả do con người đặt hay không đặt tên gọi thì nó là một thực thể khách quan bị tách ra làm 2 phần: một cái thì thấy cảm thọ được bằng 6 căn + 6 trần và một cái không thể thấy được thông qua 6 căn + 6 trần đó nhưng nó vẫn sờ sờ ra đó, tưởng nó khong làm gì cả nhưng kỳ thực nó làm chủ mọi biến sinh trong vũ trụ càn khôn, từ cây cỏ hoa lá núi non cho tới loài hữu tình. Vậy cái @Hư Danh đang nói tới có giúp làm sáng tỏ được đối tượng để người tu học nhìn thấy bản chất vấn đề không? Chẳng phải nương vào Pháp Hưu Vi mà mới biết dược Pháp Vô vi sao? thế thì phủ nhận nó để làm gì? Ngũ uẫn nó sờ sờ ra đó, chối bỏ nó kêu nó là "đồ giả", là "Bọt nước", nói suông vậy chắc tự ngũ uẩn nó sẽ biến mất như bọt nước chắc hay là vẫn tiếp tục luan hồi, có giải quyết được sanh tử không? co phi lý khong?
Bạn Đồng Nát đã hiểu sai ý của tôi rồi! :D
Tôi có nhiệt liệt lên tiếng với một số đạo hữu còn chấp vào "Hữu Vi" và "Vô Vi", vì đó là rào cản chính của vấn đề đang được bàn luận ở đây.Bởi lẽ, Hữu Vi và Vô Vi là một, sao còn đi phân biệt làm gì?. Nhưng tôi thừa nhận sự tồn tại của vấn đề(như bạn đã nêu ra ví dụ về ngũ uẩn), tôi chưa từng phủ nhận vấn đề "Vô-hữu vi" này. Bạn có quan điểm về 6 căn+ 6 trần như vầy là đúng rồi đó.
Khi ở dưới mặt đất, tôi thấy rừng chỉ là những hàng cây. Khi ở trên cao(đi máy bay chẳng hạn) tôi thấy rừng là một dải lụa màu xanh. Nếu một người có quan điểm" rừng là những hàng cây" và một người có quan điểm" rừng là một dải lụa", gặp nhau để biện giải. Tôi sẽ bác hết cả hai, cả hai cùng sai...Vì rừng là rừng thế thôi! Sao lại đặt tên cho nó là "những hàng cây" hoặc "dải lụa" theo sự miêu tả của mình được? Vì tất cả là một, cho dù anh có gọi như thế nào, với danh tự gì thì không quan trọng. Nhưng tôi vẫn thừa nhận có sự tồn tại của rừng. Tương tự với Hữu vi và Vô vi, đó là những góc nhìn khác nhau của con người. Bản thân của chúng là một, có cùng chung một bản thể :D
>:D<
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Hư Danh đã viết:Thưa đạo hữu, không có gì gọi là "hữu vi" hay "vô vi"
Vì, tất cả đều là khái niệm của con người để phân biệt giữa những cặp phạm trù này nọ
Bản thân của hữu vi cũng là vô vi, ngược lại bản thân của vô vi cũng là hữu vi.
Giống như mắt bên trái và mắt bên phải đều là con mắt vậy
kinhle kinhle kinhle
Nhờ khái niệm chúng ta mới trao đổi được với nhau.
Lấy ví dụ con mắt đạo hữu đã đưa, nếu một người bị bệnh mắt, đi chữa mắt, bác sỹ hỏi đau mắt nào?
Anh ta nói: mắt nào cũng được, con nào chẳng là mắt.
Đạo hữu thấy có nên không.
Nhờ biết hữu vi là do nhân duyên sanh, nên cần hiểu thế nào cho đúng về nhân duyên.
Đồng Nát đã viết:Thế nào là Thông đạt? Thế nào là Tịch diệt?
Đường đi ra là Tâm động loạn duyên khởi sanh các Pháp Hữu Vi , đường trở về là Tịch tịnh - vắng lặng là các Pháp Vô Vi,
Pháp Vô Vi là Thể (Tánh) ; Pháp Hữu Vi là Dụng (Tướng), Vô Vi tàng ẩn trong Hữu Vi, mất Hữu vi là chẳng còn Vô Vi, không thể tách rời, Đạo là con đường trở về bản Tánh xưa nay vốn có bằng con đường Samatha, Tam Vô Lậu Học. Tâm động loạn thì Vô Vi Pháp hiện "nguyên hình nguyên tướng" có ngũ uẩn, lục căn...

Về Lý Tánh là như vậy, nhưng trên thực tế còn có yếu tố "Thời gian", tức là tất cả các pháp phải theo một tiến trình biến-hóa, biến là giai đoạn chuyển biến theo thời gian, hóa là đã hoàn tất một chu kỳ đi ra hoăc trở về. Nếu nói Niết Bàn là ngoài cặp đối đãi sanh-diệt nghĩa là phải có một đối tượng thứ 3 để gọi là Niết bàn thì sai hoàn toàn. Tu Hành là Con đường Trung Đạo - Trung Chánh, nghĩa là luôn luôn ở trạng thái cân bằng, quân bình để không rơi vào dính mắc trong quy luật sanh-diệt.

Cho nên Tịch diệt là "thể" - Thông đạt là "dụng", một con đường đi ra và một trở về gốc không còn ngăn ngại bởi không gian (không biên tế) và thời gian (Không có Mặt trời, mặt trăng) đó chính là Vô vi, là Ni............... kinhle
Những điều này nếu đạo hữu Đồng Nát đang nghĩ thì đạo hữu đã không chịu suy tầm lời nói của đạo hữu Biển tâm, của đức Thế Tôn:
Nếu nói Niết Bàn là ngoài cặp đối đãi sanh-diệt nghĩa là phải có một đối tượng thứ 3 để gọi là Niết bàn thì sai hoàn toàn.
Sanh diệt chỉ cho các pháp hữu vi; không thể dùng để nói gì về Niết Bàn.
Niết Bàn sinh -> sai
Niết Bàn không sinh -> sai
Niết Bàn vừa sinh vừa diệt -> sai
Niết Bàn vừa không sinh vừa không diệt -> sai
Còn sinh diệt là trong vòng nhân duyên, Niết Bàn không nhân duyên nên không nói được gì.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]47 khách