Pháp hữu vi - vô vi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Các đạo hữu ơi, cho TMH hỏi, những gì gọi là pháp hữu vi? những gì gọi là pháp vô vi? vì sao lại chia ra như thế?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

vô vi : là những gì thuộc về thế giới vô hình ,chỉ có thể dùng tâm cảm nhận hay còn gọi là dùng tâm nhản để thấy ^^

hữu vi : có thể thấy bằng mắt và nghe bằng tai


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hữu Vi là Pháp Sanh Diệt (Vô Hình hay là Hữu Hình).

Tâm Niệm là Vô Hình những có Sanh Diệt nên là Hữu Vi.

Cõi Trời Vô Sắc không cò hình sắc nhưng có Sanh Diệt nên là Pháp Hữu Vi.

Vô Vi là Pháp Không Sanh Diệt

Niết Bàn là Không Sanh Diệt là Pháp Vô Vi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Cảm ơn đạo hữu Bebobebi và đạo hữu Kim Cang.
Xin cho hỏi tiếp:
vì sao pháp hữu vi lại sanh diệt ạ ?
còn pháp vô vi lại không sanh diệt?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thongminhhon đã viết:Cảm ơn đạo hữu Bebobebi và đạo hữu Kim Cang.
Xin cho hỏi tiếp:
vì sao pháp hữu vi lại sanh diệt ạ ?
còn pháp vô vi lại không sanh diệt?
Các Pháp mà do nhân duyên thành thì gọi là Hữu Vi.

Pháp Hữu Vi Sanh Diệt vì là Có Tướng.

Các Pháp mà không do nhân duyên thành thì gọi là Hữu Vi.

Pháp Vô Vi Không Sanh Diệt vì là Không Tướng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

kimcang đã viết:
Các Pháp mà do nhân duyên thành thì gọi là Hữu Vi.

Pháp Hữu Vi Sanh Diệt vì là Có Tướng.

Các Pháp mà không do nhân duyên thành thì gọi là Vô Vi.

Pháp Vô Vi Không Sanh Diệt vì là Không Tướng.
Cảm ơn Đạo hữu Kim Cang kinhle
Dạ, cho hỏi tiếp về pháp hữu vi
Vậy hiểu thế nào là đúng:
- Do nhân duyên sanh nên ắt phải diệt.
- Hay do nhân duyên sanh, nên muốn diệt thì phải diệt nhân duyên.
- Hay cả hai đều đúng?
Ví như chúng sanh là pháp hữu vi, do nhân duyên sanh, vậy chúng sanh phải diệt? (hiểu 1)
Hay muốn diệt chúng sanh thì phải chấm dứt vô minh? (hiểu 2)


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

kimcang đã viết:Hữu Vi là Pháp Sanh Diệt (Vô Hình hay là Hữu Hình).

Tâm Niệm là Vô Hình những có Sanh Diệt nên là Hữu Vi.

Cõi Trời Vô Sắc không cò hình sắc nhưng có Sanh Diệt nên là Pháp Hữu Vi.

Vô Vi là Pháp Không Sanh Diệt

Niết Bàn là Không Sanh Diệt là Pháp Vô Vi.
Kim Cang giải thích không được rõ ràng cho lắm.
Chúng ta gần như chỉ biết về mặt danh từ rằng "cõi trời vô sắc giới" nhưng chúng ta chẳng thể biết chúng sanh ở đó hình dạng ra sao, vì sao gọi là vô sắc giới.

Vậy xin hỏi lại cảnh giới của vong linh là cảnh giới vô vi hay hữu vi?
Cảnh giới chư thiên thuộc trời Dục giới và Sắc giới là vô vi hay hữu vi mà vẫn còn trong sanh diệt?


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Có duyên sinh thì cũng có duyên diệt, nhưng không phải diệt chúng sinh hay chấm dứt vô minh.
Vì có chúng sinh là do tham ái khởi lên, muốn hiện hữu khi Tử nên mới Sinh để trở thành.

Vô minh không thể diệt vì nó đã hiện hữu từ quá khứ xa xôi, khi 1 cái biết (thức) đơn sơ khởi lên là đã có đầy đủ xúc thọ tưởng…của quá khứ.

Khác nhau giữa người hiểu nhân quả, tu hay không tu, là ngay khi có cái Biết thì không để tâm chạy dài thêm với yêu ghét thích bỏ……, tập được như thế là làm quen & dần dần tách tâm đơn sơ ra khỏi sự bám víu chấp thủ của Ái. Vì tham ái thì sẽ chấp thủ, tạo nghiệp thiện hay bất thiện…………………………………………………………………………………..
Duyên diệt chính ngay tại chỗ tương quan Thọ và Ái.


Chúng sinh cỏi Vô sắc chỉ có tâm mà không có hình tướng.
Vong linh, vô sắc hay sắc giới đều là trong hữu vi. Gọi là hữu vi vì theo định nghĩa : Vi có 2 nghĩa: nhỏ nhiệm, vi tế & tạo tác.
Chỉ có Niết Bàn là pháp vô vi vì không còn nhân duyên tạo tác.


kính,bt


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đồng Nát đã viết: Kim Cang giải thích không được rõ ràng cho lắm.
Chúng ta gần như chỉ biết về mặt danh từ rằng "cõi trời vô sắc giới" nhưng chúng ta chẳng thể biết chúng sanh ở đó hình dạng ra sao, vì sao gọi là vô sắc giới.

Vậy xin hỏi lại cảnh giới của vong linh là cảnh giới vô vi hay hữu vi?
Cảnh giới chư thiên thuộc trời Dục giới và Sắc giới là vô vi hay hữu vi mà vẫn còn trong sanh diệt?
Đạo hữu Đồng Nát mến,
Kim Cang giải thích rõ mà. Dục giới, Sắc giới, chư thiên, vong linh là hữu vi vì do duyên sanh.
biển tâm đã viết:tangbong Có duyên sinh thì cũng có duyên diệt, nhưng không phải diệt chúng sinh hay chấm dứt vô minh.
Vì có chúng sinh là do tham ái khởi lên, muốn hiện hữu khi Tử nên mới Sinh để trở thành.

Vô minh không thể diệt vì nó đã hiện hữu từ quá khứ xa xôi, khi 1 cái biết (thức) đơn sơ khởi lên là đã có đầy đủ xúc thọ tưởng…của quá khứ.

Khác nhau giữa người hiểu nhân quả, tu hay không tu, là ngay khi có cái Biết thì không để tâm chạy dài thêm với yêu ghét thích bỏ……, tập được như thế là làm quen & dần dần tách tâm đơn sơ ra khỏi sự bám víu chấp thủ của Ái. Vì tham ái thì sẽ chấp thủ, tạo nghiệp thiện hay bất thiện…………………………………………………………………………………..
Duyên diệt chính ngay tại chỗ tương quan Thọ và Ái.


Chúng sinh cỏi Vô sắc chỉ có tâm mà không có hình tướng.
Vong linh, vô sắc hay sắc giới đều là trong hữu vi. Gọi là hữu vi vì theo định nghĩa : Vi có 2 nghĩa: nhỏ nhiệm, vi tế & tạo tác.
Chỉ có Niết Bàn là pháp vô vi vì không còn nhân duyên tạo tác.


kính,bt
Cảm ơn đạo hữu Biển tâm kinhle
Dạ, vậy cho hỏi tiếp:
Duyên diệt chúng sanh (cũng là khổ) là Thọ không thủ,ái phải không ạ?
Nhưng chúng sanh cõi sắc giới không có danh thì thọ bằng gì ạ?
Niết Bàn là pháp vô vi, không có gì sinh ra Niết Bàn, và dĩ nhiên do không sinh nên Niết Bàn không diệt phải không ạ?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo ý kiến tôi

Những pháp nào tạo nghiệp thì gọi là pháp nữu vi
Những pháp nào không tạo nghiệp, đưa đến giải thoát thì gọi là pháp vô vi.
Do vậy nhiều khi cùng một hành động mà ở người này gọi là hữu vi, ở người khác gọi là vô vi.

Thì dụ nhưng cùng ăn cơm, mặc áo, ở người phàm thì gọi là tiêu tốn của tín thí (sẽ phải đền trả)
Ở các vị Thiền sư giác ngộ thì gọi là tùy duyên tiêu nghiệp cũ. (đợi duyên tới trả nghiệp cũ, còn bây giò thì vô vi, không tạo nghiệp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kính đạo hữu Thongminhhon.

Trong cái thức biết đơn thuần đã có xúc thọ tưởng, khi thọ nhận một cảnh đẹp, xấu mà không khởi tâm yêu ghét là ngay tại đó chưa có ái.

Nếu tập được thuần thục thì trong thiền quán mới có thể nhìn được sự Diệt Tận của Sắc uẩn, Thọ uẩn, Hành uẩn & Thức uẩn. Đến đây duyên mới diệt.

Nếu tâm còn nhiều tham ái thì không thể có đủ định tuệ để quán thấy những tầng vi tế của tâm thức.

Khi nhập định là đang ở trong cỏi Sắc giới, không có khả năng về tai mũi lưỡi thân, nhưng còn ý thức & nhãn thức, nhãn thức thấy sắc & ý biết cảnh của tâm thiền. Nói nhãn thức cũng là gượng ép mà nói, vì tâm lúc ấy là tâm thiền.

Qua cõi Vô sắc thì không có thân mà chỉ có cái tâm biết.

Chỉ có cõi vô tưởng mới không có danh (Đức Phật không có khuyến khích vào cõi này)

Vấn đề Niết Bàn chính Đức Phật cũng tránh không đề cập nhiều, Ngài phần nhiều dạy cho chúng ta cách tu hành thế nào để diệt tận tham sân si.
Phần lớn các vị tăng sĩ thiền gia có giới đức & uy tín đều công nhận Niết Bàn là pháp vô vi.

Chúng ta ngày nay đang đứng ở phía nhân duyên sanh diệt mà khái niệm về một Niết Bàn đã dứt đoạn sanh diệt, đã rời khỏi vòng duyên sinh.
Nếu đứng về phía Niết Bàn thì Niết Bàn đó chỉ độc lập là nó.

Theo tâm ý của bt thì chúng ta nên nói về cách hành trì làm sao ? đi con đường nào ? để thấy Niết Bàn. Lúc ấy tự mỗi thân dư sót có câu trả lời.

tangbong Kính chúc đạo hữu Thongminhon & quí đạo hữu luôn an lành & tinh tấn trong diệu giác Như Lai

bt


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Pháp hữu vi - vô vi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

binh đã viết:Theo ý kiến tôi

Những pháp nào tạo nghiệp thì gọi là pháp nữu vi
Những pháp nào không tạo nghiệp, đưa đến giải thoát thì gọi là pháp vô vi.
Do vậy nhiều khi cùng một hành động mà ở người này gọi là hữu vi, ở người khác gọi là vô vi.

Thì dụ nhưng cùng ăn cơm, mặc áo, ở người phàm thì gọi là tiêu tốn của tín thí (sẽ phải đền trả)
Ở các vị Thiền sư giác ngộ thì gọi là tùy duyên tiêu nghiệp cũ. (đợi duyên tới trả nghiệp cũ, còn bây giò thì vô vi, không tạo nghiệp)
Dạ, như vậy đạo hữu Binh có cách nhìn nhận khác. kinhle
Hữu vi , vô vi không phải ở nhân duyên mà là ở nghiệp.
Nhưng theo cách phân loại này thì chúng ta không biết đặt cây cỏ, hoa lá ...ở đâu cho hợp lý.
Vì các pháp trên không tạo nghiệp. Nhưng cho chúng là vô vi thì được không ạ?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.45 khách