Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

"Như muốn an trụ nơi tâm Bồ Đề và không bị vọng niệm quấy rối thì khi bố thí nên hành bố thí vô tướng, khi độ sanh nên thực hành độ sanh vô ngã. Nên y theo đó mà an trụ chơn tâm và y theo đó mà hàng phục vọng tâm."

Câu nói trên Đúc Phật trả lời với ngài Tu Bồ Đề.
Như vậy hành động bố thí nhưng không thấy có sự bố thí không thấy người ban phát bố thí, cũng như không thấy có người thọ nhận bố thí là gì?
Thế nào là công đức và thế nào là phước đức?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo những lậu hoặc nào phải do tri kiến được đoạn trừ đã được tri kiến đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do phòng hộ được đoạn trừ đã được phòng hộ đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do thọ dụng được đoạn trừ đã được thọ dụng đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do kham nhẫn được đoạn trừ đã được kham nhẫn đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tránh né được đoạn trừ đã được tránh né đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do trừ diệt được đoạn trừ đã được trừ diệt đoạn trừ, những lậu hoặc nào phải do tu tập được đoạn trừ đã được tu tập đoạn trừ; này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Trích Kinh nầy cũng hay đấy, đáng được mọi người lưu ý suy ngẫm.

Tác Ý là Tạo Nghiệp

Nhưng bước đường tu hành có thể "Như Lý Tác Ý"

Thế tôn dạy Bố thí không phải để lên xuống.
Hãy xem Bố thí dẫn đến lậu hoặc nào mà tác ý cho phù hợp.
[/quote]

Cũng phù hợp lắm, đang trên con đường phù hợp với giải đáp của chủ đề.
:)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết: Vậy có ai dùng lời nói, hành động có ảnh hưởng đến người khác và những vật xung quanh mà không tạo nghiệp không ?
Ý ông nghĩ sao? Có hay không? :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đồng Nát đã viết:"Như muốn an trụ nơi tâm Bồ Đề và không bị vọng niệm quấy rối thì khi bố thí nên hành bố thí vô tướng, khi độ sanh nên thực hành độ sanh vô ngã. Nên y theo đó mà an trụ chơn tâm và y theo đó mà hàng phục vọng tâm."

Câu nói trên Đúc Phật trả lời với ngài Tu Bồ Đề.
Như vậy hành động bố thí nhưng không thấy có sự bố thí không thấy người ban phát bố thí, cũng như không thấy có người thọ nhận bố thí là gì?
Thế nào là công đức và thế nào là phước đức?
:) Trích Kinh Kim Cang nầy cũng phù hợp với chủ đề nầy lắm. Rất hay.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Một câu chuyện khác: Có một người ngoại đạo tu chứng được 5 phép thần thông, nhưng khi nghe Trời Đé Thích nói rằng ông sắp chết thì hoảng sợ mà đi gặp Phật xin dạy cho pháp môn bất tử. Sau khi bảo tu sỹ ngoại đạo "buông" ba lần, Đức Phật dạy: "Lần thứ nhất ta bảo ông buông là buông chấp trần cảnh, lần thứ hai ta bảo ông buông là buông chấp sáu căn, lần thứ ba ta bảo ông buông là buông chấp vọng thức. Nếu ông buông được ba cái đó là ông dứt sanh tử."

Ý Đức Phật muốn nói rằng: Khi buông chấp trần cảnh có nghĩa là đừng để sáu căn chạy theo sáu trần thì tâm không bị dính mắc. Tức là tâm không khởi phân biệt tốt xấu thì tâm không bị si mê vọng niệm. Khi buông chấp sáu căn có nghĩa là sáu căn không bị sáu trần quyến rũ thì sáu căn sẽ được thanh tịnh. Còn buông chấp vọng thức có nghĩa là tâm không chạy theo vọng trần thì không sanh ra vọng thức. Tóm lại ý Phật muốn nói với ông ngoại đạo là nếu tâm bên ngoài không bị vọng trần kích thích và bên trong không bị phiền não quấy phá thì tâm sẽ thanh tịnh. Khi tâm đã thanh tịnh thì không gây nghiệp, mà không gây nghiệp tức là không còn sanh tử.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thánh_Tri đã viết:
Hư Danh đã viết: Muốn dừng tạo nghiệp, nhất định phải dừng những ý nghĩ, lời nói, hành động có tương tác, hoặc làm ảnh hưởng đến người, vật xung quanh :D
kinhle kinhle kinhle
Ông không hiểu câu hỏi của tôi.

Ông dùng phương pháp nào, pháp môn nào để tu tập (trong Phật Pháp), để đưa đến dừng tạo nghiệp hay dừng ý nghĩ lời nói hành động?

Nếu ông cứ khoanh tay ngồi trơ như khúc gỗ không làm gì hết cho là tôi đã dừng tạo nghiệp, dừng ý nghĩ, lời nói, hành động thì đó không phải phương pháp hiệu quả, ngược lại còn rơi vào chấp đoạn diệt, chấp không.

Hơn nữa, có ai ngồi như khúc ngỗ, mà tâm họ ngưng hoạt động không? Lấm kẻ ngồi như chết mà tâm vẫn lăng xăng ở bên trong nghĩ nầy nghĩ nọ. Há có ích lợi gì đâu? Vẫn tạo nghiệp như cũ.

Ngồi trơ ra, hay ngồi khoanh tay liêm diêm như khúc ngỗ thì cái ngồi ấy vẫn là một hành động, vì tâm chấp trước rằng phải khoanh tay ngồi yên đó thì không tạo nghiệp, nhưng ai nhè tâm vẫn lăng xăng, thân vẫn ngồi yên, thân tâm đều tạo nghiệp rồi.

Hãy nghiên cứu các pháp môn trong Phật Pháp, tìm xem pháp môn nào có thể giúp ông tu tập được để dứt nghiệp theo con đường chân chính đúng đắng đi.
Đạo hữu Thánh Trì chưa đọc cái vế đằng sau rồi:

Muốn dừng tạo nghiệp, nhất định phải dừng những ý nghĩ, lời nói, hành động có tương tác, hoặc làm ảnh hưởng đến người, vật xung quanh :D

Nếu như tui có ý nghĩ, lời nói, hành động không có tương tác hoặc gây ảnh hưởng đến người và vật thì tui không tạo nghiệp :D

Ảnh hưởng, tương tác ở đây, nên hiểu là: không tổn hại hoặc không giúp đỡ đối với những người khác và đối với những sự vật khác.
Vấn đề của đạo hữu nêu, ngồi yên như khúc gỗ nhưng tâm vẫn động. Tôi có thừa nhận
Vì việc ngồi là một hành động, cái tâm nghĩ rằng: mình nên ngồi yên là một hành động... nhưng lại chẳng gây nên nghiệp gì cả! Cái nhân là ngồi yên thì cùng lắm, cái quả là bất động mà thôi :))
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đức Phật thuyết pháp tận cùng lý lẽ trời đất vũ trụ bao la, nhưng mà đọc còn dễ hiểu dễ hành hơn lời @Hư Danh, cho nên phải xét lại kiểu "đa văn" như vậy, mấy đoạn Kinh và luận Đồng Nát trích ra khúc chiết mà đọc là hiểu ngay, chẳng thể phải giải bày thêm gì nữa, khong nên cong cong queo queo, trước sau bất nhất. Xem lại cách đặt vấn đề ngay từ đâu với cách trả lời bây giờ khác nhau qua, còn nếu đặt vấn đề như vậy để dẫn đến kết luận như trên thì cũng chẳng hợp tình hợp lý.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH HD chưa hiểu đúng nghĩa của Không Tạo Nghiệp.

Còn Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký là Còn Tạo Nghiệp.

Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký là Hết Tạo Nghiêp.

Phật, Bồ Tát, A La Hán Duyên Giác Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký cho nên tất cả các hành động đều Không Tạo Nghiệp.

DH HD chừng nào mà đến mức Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký thì mới thật là Hết Tạo Nghiêp.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

"Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký"

Dấy niệm là những đam mê, mong muốn của con người. Nếu dừng những dấy niệm, làm chủ được mình là người biết tu thiền.
Vọng tưởng là những ý nghĩ lăng xăng, suy tư toan tính trong chúng ta.
Thiện-ác-vô ký là ba con đường tốt-xấu-trung dung(ở giữa)
===>>>Tóm lại, nguyên cả một câu đó ám chỉ cách nghĩ của người tu hành. Nếu dừng phân biệt tốt-xấu-thiện-ác-trung dung thì đắc đạo? Ý của đạo hữu kimcang là vậy?

"Phật, Bồ Tát, A La Hán Duyên Giác Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký cho nên tất cả các hành động đều Không Tạo Nghiệp." Sao đạo hữu có thể khẳng định như vậy?

1.Một người chuyên làm phước, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ có đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật được không?
2. Một người chuyên làm ác, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ có thể đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật được không?
:D
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Hư Danh"]
Đạo hữu Thánh Trì chưa đọc cái vế đằng sau rồi:

Muốn dừng tạo nghiệp, nhất định phải dừng những ý nghĩ, lời nói, hành động có tương tác, hoặc làm ảnh hưởng đến người, vật xung quanh :D
Tôi không phải vẽ đằng sau mà ngăn bít con đường ấy để mọi người đi đường khác, bởi vì đường đoạn diệt thì không thể đi.

Thân Khẩu Ý Làm mọi việc thiện ác tức là tạo nghiệp đã không được rồi.

Mà bây giờ khoanh tay không làm gì cũng không được nữa.

Làm không được, mà không làm cũng không được. Vậy phải đi đường nào? làm sao đây?

Nếu như tui có ý nghĩ, lời nói, hành động không có tương tác hoặc gây ảnh hưởng đến người và vật thì tui không tạo nghiệp :D

Ảnh hưởng, tương tác ở đây, nên hiểu là: không tổn hại hoặc không giúp đỡ đối với những người khác và đối với những sự vật khác.
Ông phải hiểu "Tác ý là tạo nghiệp".

Tâm ý mà khởi lên một niệm nào dù thiện dù ác cũng là tạo nghiệp. Cũng như ông đã hiểu và nói ở trên rồi tức là muốn dứt nghiệp phải "dừng ý nghĩ, lời nói, hành động". Nhưng ở phần sau đó thì không đúng.

Sống trên đời mà "không tổn hại" và "không giúp đỡ" ai cũng hiếm có lắm, và không phải là lối sống tốt, khó sống. Rất ích kỹ.

Lối sống ích kỹ đó cũng là tạo nghiệp, vì tâm ích kỹ, không rộng lượng bao dung.

Vả lại thời đại nầy ai ai cũng nương nhau mà sống. Người trồng lúa, bác sĩ, kỹ sư, tổng thống, người móc bọc, nhà sư v.v... mọi tần lớp xã hội ngành nghề đều nương nhau mà sống.

Một thế giới trùng trùng duyên khởi thì không thể nào nói rằng "không tổn hại ai" và "không giúp đỡ ai", cô lập một mình, không liên quan dính dáng tới ai. Cái nầy sanh thì có cái kia sanh, cái nầy diệt thì có cái kia diệt. Một chuỗi dày liên quan đến nhau. Có khi mình tổn hại người khác loài khác mà không biết, có khi giúp đỡ người mà không hay đó chứ.

Trong Phật Pháp có nhiều pháp môn tu hành để mà dứt nghiệp đó. Nên tìm hiểu mà tu tập. Đừng đoán mò, suy đoán nầy nọ theo ý mình mà rốt cuộc không đi đâu vào đâu, giác ngộ giải thoát chỉ có Phật Pháp mới giúp được mình mà thôi.
Vấn đề của đạo hữu nêu, ngồi yên như khúc gỗ nhưng tâm vẫn động. Tôi có thừa nhận
Vì việc ngồi là một hành động, cái tâm nghĩ rằng: mình nên ngồi yên là một hành động... nhưng lại chẳng gây nên nghiệp gì cả! Cái nhân là ngồi yên thì cùng lắm, cái quả là bất động mà thôi :))
Ngôi yên cũng là gây nghiệp, chứ đâu phải không gây nghiệp. Vì tác ý là tạo nghiệp.

Dầu không làm gì cứ ngồi yên ở đời nầy thì cũng không thể giác ngộ giải thoát, vẫn sanh tử luân hồi. Bởi vì tâm ý vẫn hoạt động lăng xăng.

Vả lại chúng ta biết mình đã tạo nghiệp từ vô thủy đến nay. và Nhân Quả là Ba Đời. Thì dầu hiện tại cái thân miệng không tạo nghiệp gì ngoài ý tạo nghiệp, thì những cái nhân đời quá khứ vẫn còn, vẫn phải tiếp tục luân hồi sanh tử để trả.

Nhưng trong thiên hạ, không có ai sanh ra mà từ lúc lọt lòng tới lớn già chết mà khoanh tay ngồi không (không mở miệng nói, không đi đâu và làm gì) mà không tạo nghiệp gì mới.

*Lưu ý nghiệp thức của chúng sanh luôn tuôn chảy, do vậy mà có sanh tử luân hồi. Do vậy một chúng sanh bình thường không học Phật Pháp để biết cách tu hành như thế nào để dứt nghiệp sanh tử, thì tâm họ luôn luôn tuôn chảy lăng xăng. Vì sao vậy? Thối quen từ bao đời đã thế. Do vậy dù sanh ra bị tàn tật không đi được nằm một chỗ, và miệng nói không được, nhưng trong tâm vẫn mãi lăng xăng suy nghĩ, không biết cách làm sao dứt nghiệp thức ấy. Và do vậy vẫn chịu sanh tử luân hồi. Chứ đâu phải là dứt là hết?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

"Phật, Bồ Tát, A La Hán Duyên Giác Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký cho nên tất cả các hành động đều Không Tạo Nghiệp.

" Sao đạo hữu có thể khẳng định như vậy?
Trong Kinh PHật dạy như vậy
1.Một người chuyên làm phước, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ có đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật được không?
Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký tức là Bậc Thánh.

Bậc Thánh không còn nói làm Thiện làm Phước mà chỉ là tự nhiên ứng theo căn cơ của chúng sanh mà làm lợi ích.

Bậc Thánh Không Có Tâm Làm Lợi Ích mà chúng sanh vẫn được lợi ích.

Hư Không Không Dấy Niệm mà làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký chưa phải là Phật.

Muốn thành Phật còn phải vượt hơn Hết Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký.
2. Một người chuyên làm ác, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ có thể đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật được không?
Làm Ác là do Tham Sân Si vì do Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng cho nên mới khởi Tham Sân Si.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Một người chuyên làm phước, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật
Theo đạo hữu, Tại sao?
Một người chuyên làm ác, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ không thể đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật

====>>>Phải chăng đạo hữu kimcang vẫn còn dãy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký.?
Đạo hữu kimcang vẫn còn phân biệt việc làm phước và việc làm ác, xem trọng việc làm phước, xem nhẹ việc làm ác
Vậy một người cảnh sát tử hình một tử tù===>>>là việc làm ác, nên không thể đắc đạo chăng?
Giết một tử tù không phải bắt nguồn từ tham sân si, mà chỉ hành động theo pháp luật, nếu tâm của vị cảnh sát này đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký", vậy có thể đắc đạo không? :D
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]22 khách