Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

====>>>Phải chăng đạo hữu kimcang vẫn còn dãy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký.?

Đạo hữu kimcang vẫn còn phân biệt việc làm phước và việc làm ác, xem trọng việc làm phước, xem nhẹ việc làm ác
DH tự tìm câu trả lời vậy.
Vậy một người cảnh sát tử hình một tử tù===>>>là việc làm ác, nên không thể đắc đạo chăng?

Giết một tử tù không phải bắt nguồn từ tham sân si, mà chỉ hành động theo pháp luật, nếu tâm của vị cảnh sát này đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký", vậy có thể đắc đạo không?
Còn Dấy Niệm Thiện, Niệm Ác, Niệm Vô Ký tức là Còn Tham Sân Si.

Hết Dấy Niệm Thiện, Niệm Ác, Niệm Vô Ký tức là Hết Tham Sân Si

Hết Tham Sân Si thì sẽ đắc đạo.

Như vậy DH HD còn chưa rõ ràng sao?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:Một người chuyên làm phước, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật
Theo đạo hữu, Tại sao?
Một người chuyên làm ác, nhưng tâm đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký" thì họ không thể đắc đạo thành bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật

====>>>Phải chăng đạo hữu kimcang vẫn còn dãy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký.?
Đạo hữu kimcang vẫn còn phân biệt việc làm phước và việc làm ác, xem trọng việc làm phước, xem nhẹ việc làm ác
Vậy một người cảnh sát tử hình một tử tù===>>>là việc làm ác, nên không thể đắc đạo chăng?
Giết một tử tù không phải bắt nguồn từ tham sân si, mà chỉ hành động theo pháp luật, nếu tâm của vị cảnh sát này đã hết "Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký", vậy có thể đắc đạo không? :D
kinhle kinhle kinhle
Vì đâu tạo nghiệp ác? Có phải vì tham-sân-si nên khởi tâm tạo ác? người tạo ác nghiệp do tham-sân-si thì còn vô minh nên vọng tưởng động loạn, cho nên mới nói là "dấy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký". Vậy người này có tâm thanh tịnh không? Nên nhớ những người tạo ác nghiệp họ không tin vào nhân-quả, hoặc có biết nhân- quả nhưng vẫn bất chấp tạo ác nghiệp vì lòng tham nổi lên tạo ác để đổi lấy tiền tài danh vọng, ái dục.

Vì đâu tạo nghiệp thiện? Có người tin vào nhân-quả hiểu rõ biết vì đâu đọa địa ngục cho nên tránh việc dữ làm việc lành, có nhiều người biết rõ nhân-quả nên cố làm thiện để hưởng phước đức hữu lậu, còn tạo phước thì vẫn còn trong luân hồi dù phước báu đó to lớn như Trời Đế Thích. Nhưng nếu chúng sanh căn cơ thấp, giữa 2 việc tạo ác nghiệp dẫn đến đọa địa ngục và tạo thiện nghiệp (giữ ngũ giới, tu thập thiện) dẫn đến quả tuy còn luân hồi nhưng không đọa địa ngục, có thể tái sanh làm người trở lại để tu học hoặc có thể sanh về thiên giới.

Như vậy nên lựa chọn giải pháp nào là tối ưu cho chúng sanh căn cơ thấp chưa từng biết tạo duyên gieo nhân với Phật pháp? Nên biết rõ người ít phước sinh ra trong nghèo khó, bệnh tật, ngu dốt, không được thuận duyên trong cuộc sống thì đọa vào khổ rồi còn gì gọi là an lạc tại ngay cỏi trần thế. Nên nhớ sanh ra làm người rất khó, tất cả các nên tảng tu học bất cứ đạo giáo nào cũng lấy nền tảng đạo đức làm gốc.

Tạo thiện nghiệp để làm đối trọng lại với các ác nghiệp đã tạo tác từ nhiều kiếp, vì trên đường tu hành nếu chưa có kết quả chưa được thành tựu nhưng lỡ vì nghiệp quả phải trả xảy đến đường đột mà phải bỏ mạng như vậy có tốt hay không?

Công đức và Phước Đức khác nhau như thế nào?

Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- "Tại sao không công đức."
- "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật."
- "Vậy công đức chân thật là gì?"
Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được."
Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?"
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh."
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"
- "Tôi không biết."


Giáo Pháp phổ biến trong Phật giáo là ngũ thừa, đây là con đường tu hành đưa đến năm cảnh giới khác nhau:
Nhân thừa: tu hành theo Tam quy y ngũ giới
Thiên thừa: tu hành theo 10 điều thiện.
Thanh văn thừa: tu hành theo Tứ Đế.
Duyên giác thừa: tu hành theo Thập Nhị Nhân Duyên.
Bồ Tát Thừa: tu hành theo Lục độ Ba-la-mật.

theo thứ lớp như vậy, cho nên đứng trên phương diện nào để luận về chủ đề này? nếu không rõ ràng thì sẽ gây nhầm lẫn cho nhưng người sơ cơ, dẫn đến luận bàn một cách phiến diện. Như vậy chẳng khác nào @Hư Danh chủ trương lấy Niết bàn ra làm phương tiên tu hành cho chúng sanh? Cũng như chỉ là tên gọi "Hư Danh" nghĩa là phủ nhận sự tồn tại tự ngã và không có tên gọi, nhưng nói thì nói vậy nhưng vẫn có đó một cái tên để gọi là "Hư Danh", như thế có thực là "hư" hay vẫn đang tồn tại "hữu danh"??? :)
Không có nền tảng căn cơ mà đi phủ nhận mọi thứ đó là hoang tưởng. Hoặc lấy một đường hướng , một chủ trương tu học phản biện lại các đường hướng phương pháp tu hành khác là phiến diện.

Namo Amitabha. kinhle
Namo Gautama buddha. kinhle


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Đồng Nát đã viết: Vì đâu tạo nghiệp ác? Có phải vì tham-sân-si nên khởi tâm tạo ác? người tạo ác nghiệp do tham-sân-si thì còn vô minh nên vọng tưởng động loạn, cho nên mới nói là "dấy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký". Vậy người này có tâm thanh tịnh không? Nên nhớ những người tạo ác nghiệp họ không tin vào nhân-quả, hoặc có biết nhân- quả nhưng vẫn bất chấp tạo ác nghiệp vì lòng tham nổi lên tạo ác để đổi lấy tiền tài danh vọng, ái dục.
Vì đâu con người tạo nghiệp thiện? Có phải vì Hỷ, Ái ,Lạc nên khởi tâm tạo thiện? người tạo thiện nghiệp do hỷ-ái-lạc thì còn vô minh nên vọng tưởng động loạn, cho nên mới nói là "dãy niệm phân biệt vọng tưởng thiện ác vô ký". Vậy người này có tâm thanh tịnh không? Nên nhớ những người tạo thiện nghiệp họ rất tin vào nhân-quả, hoặc không biết có nhân quả nhưng vẫn còn chấp nhứt về tạo thiện nghiệp vì lòng thương yêu nổi lên tạo thiện để đổi sung sướng cho những kiếp sau hoặc vài năm tới :D
kinhle kinhle kinhle
Đồng Nát đã viết: Vì đâu tạo nghiệp thiện? Có người tin vào nhân-quả hiểu rõ biết vì đâu đọa địa ngục cho nên tránh việc dữ làm việc lành, có nhiều người biết rõ nhân-quả nên cố làm thiện để hưởng phước đức hữu lậu, còn tạo phước thì vẫn còn trong luân hồi dù phước báu đó to lớn như Trời Đế Thích. Nhưng nếu chúng sanh căn cơ thấp, giữa 2 việc tạo ác nghiệp dẫn đến đọa địa ngục và tạo thiện nghiệp (giữ ngũ giới, tu thập thiện) dẫn đến quả tuy còn luân hồi nhưng không đọa địa ngục, có thể tái sanh làm người trở lại để tu học hoặc có thể sanh về thiên giới.
Vì đâu tạo ác nghiệp? Có người không tin vào nhân-quả, không hiểu rõ biết vì đâu lên thiên đường cho nên không biết tránh việc dữ làm việc lành, có nhiều người không biết rõ nhân-quả nên không làm thiện để hưởng phước đức hữu lậu, còn tạo nghiệp thì vẫn còn trong luân hồi dù nghiệp đó có ít ỏi. Nhưng nếu chúng sanh căn cơ cao, giữa 2 việc tạo ác nghiệp dẫn đến đọa địa ngục và tạo nghiệp thiện(giữ ngũ giới, tu thập thiện) dẫn đến quả. tuy còn luân hồi nhưng chưa chắc sanh về thiên giới, có thể tái sanh làm thú hoặc có thể bị đọa vào địa ngục :D


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

một bài viết dài nhu vậy ngắt ra phân tích như vậy liệu có hợp lẽ khong? Như vậy có bao biện? không ngay thẳng? nói vòng vòng không đưa ra phương pháp tu hành cụ thể vậy nói để làm gì? Là ý gì? chỉ dẫn đến tranh luận vào động loạn thôi, ích gì, vậy có phải là tu học?
Tâm không ngay thẳng luôn vòng vo cong queo là tâm gì, là con đường thoát sanh-tử???
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 17/09/11 20:38 với 1 lần sửa.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Kinh Chuyển Pháp Luân

...Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau: "Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:

1.- Sự dể duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
2.- Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.

Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai [4] đã chứng ngộ "Trung Đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) [5], trí tuệ cao siêu (abhinnaya) [6], giác ngộ (sambhodhaya) [7], và Niết Bàn.


Việc tạo nghiệp và dứt nghiệp có hai cực đoan mà ta cần phải tránh

1-Một phía cho rằng cần phải tạo phước và tạo nhiều phước thì mới dứt được nghiệp
2-Một phía cho rằng tạo phước cũng là tạo nghiệp

Tôi muốn ở thế "Trung Đạo" để giác ngộ :D

kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đó là đường lối tu học chủ trương và căn cơ mỗi chúng sanh, điều đó khong có gì là sai, nhưng mà lấy chủ trương của mình ra phản biện các phương pháp tu hành khác thì cái đó thiển cận, chỉ thấy có một pháp chưa thấy vạn pháp.

Vậy chỉ muốn nghe phương pháp tu hành mỗi ngày và trong dời sống của @Hư Danh là gì? như vậy cho nhanh và dễ biết dược từ kinh điển ra đến thực tế của Hư Danh như thế nào. kinhle


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hằng ngày, tui chỉ có ăn với ngủ thôi! :)) Nói chung là ít động chạm đến người khác, hạn chế việc gây tội và phước. Ai sai làm việc gì thì làm việc ấy, làm nghề mổ xẻ và dạy học kinhle
Quan điểm của tui là
-Đối với người và sự vật, tui thường nói : "nhìn như vậy chớ không phải vậy"
-Thấy người khổ, thì tui bàng quang. Ai yêu cầu tui giúp thì tui giúp. Không thì thôi!
Trái muốn chín phải trải qua nhiều giai đoạn thời gian, người muốn giác ngộ phải trải qua sự thăng trầm trong sinh tử luân hồi.Lúc thì làm vua, lúc thì làm ăn mày có thế thì mới thấm hiểu được tình đời, tình người. Lúc đấy, họ sẽ thấy việc làm phước hay việc làm thiện đều vô nghĩa. Vạn pháp là do tâm tạo, tâm mà dứt được những thứ đó, ắt sẽ giác ngộ
-Quan điểm: Giúp người bằng cái cần câu, không ai cho con cá. Dù thần thánh cũng phải vậy thôi!
Muốn giải thoát thì người đó phải tự đứng lên mà đi ra cái vòng luẩn quẩn đó. Chẳng có thần, Phật nào lại cõng ra ngoài được. Nên tui thường bàng quang với mọi người, mọi việc

Nhận tiện nhắc tới "ăn uống" tui muốn phỏng vấn các vị đạo hữu

Tại sao có người ăn nhiều thì mập mạp trắng trẻo, có người ăn nhiều thì bị béo phì tiểu đường???
Tại sao nhân giống nhau, nhưng quả thì lại khác xa nhau như vậy??? :))

kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hư Danh đã viết:Hằng ngày, tui chỉ có ăn với ngủ thôi! :)) Nói chung là ít động chạm đến người khác, hạn chế việc gây tội và phước. Ai sai làm việc gì thì làm việc ấy, làm nghề mổ xẻ và dạy học kinhle
Quan điểm của tui là
-Đối với người và sự vật, tui thường nói : "nhìn như vậy chớ không phải vậy"
-Thấy người khổ, thì tui bàng quang. Ai yêu cầu tui giúp thì tui giúp. Không thì thôi!
Trái muốn chín phải trải qua nhiều giai đoạn thời gian, người muốn giác ngộ phải trải qua sự thăng trầm trong sinh tử luân hồi.Lúc thì làm vua, lúc thì làm ăn mày có thế thì mới thấm hiểu được tình đời, tình người. Lúc đấy, họ sẽ thấy việc làm phước hay việc làm thiện đều vô nghĩa. Vạn pháp là do tâm tạo, tâm mà dứt được những thứ đó, ắt sẽ giác ngộ
-Quan điểm: Giúp người bằng cái cần câu, không ai cho con cá. Dù thần thánh cũng phải vậy thôi!
Muốn giải thoát thì người đó phải tự đứng lên mà đi ra cái vòng luẩn quẩn đó. Chẳng có thần, Phật nào lại cõng ra ngoài được. Nên tui thường bàng quang với mọi người, mọi việc

Nhận tiện nhắc tới "ăn uống" tui muốn phỏng vấn các vị đạo hữu

Tại sao có người ăn nhiều thì mập mạp trắng trẻo, có người ăn nhiều thì bị béo phì tiểu đường???
Tại sao nhân giống nhau, nhưng quả thì lại khác xa nhau như vậy??? :))

kinhle kinhle kinhle
Nói thì chẳng tới đâu được. Vì mỗi người có mỗi tri kiến khác nhau, vẫn cứ cố ôm khư khư tri kến của mình thôi! :) Vấn đề mà đạo hữu nói chỉ ăn với ngủ, xin hỏi còn việc tham thiền, tụng kinh niệm Phật thì sao ạ ?

Rồi khi thấy người đang trước cảnh nguy nan, leo lên tòa nhà cao muốn tự tử (đương nhiên không muốn kêu cứu) thì đạo hữu bàng quang à ? Do người đó không kêu cứu nên không giúp hay sao ? Hay thấy một loài chúng sanh nào đó sắp bị sẻ thịt, chặt chân, đạo hữu cũng xem như bình thường hay sao ? Do nó không biết kêu cứu ??? Tâm từ bi của bồ tát không giống như đạo hữu nói đâu! A Di Đà Phật!

Câu cuối thì tôi chấp nhận.
"Vậy nên này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...

Này A Nan, ở đời, vị Tỷ kheo trú quán trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Trú quán thọ trên các cảm thọ ... trú quán tâm trên các tâm, trú quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Như vậy này A Nan, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác".


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Tư tưởng chưa thông vác nhành bông cũng nặng :D


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lâm Nghĩa đã viết: Rồi khi thấy người đang trước cảnh nguy nan, leo lên tòa nhà cao muốn tự tử (đương nhiên không muốn kêu cứu) thì đạo hữu bàng quang à ? Do người đó không kêu cứu nên không giúp hay sao ? Hay thấy một loài chúng sanh nào đó sắp bị sẻ thịt, chặt chân, đạo hữu cũng xem như bình thường hay sao ? Do nó không biết kêu cứu ??? Tâm từ bi của bồ tát không giống như đạo hữu nói đâu! A Di Đà Phật!
Đạo hữu à! Một chúng sanh, ở kiếp này, phải chịu cảnh lao khổ, mất hết niềm tin trong cuộc sống mà nhảy lầu tự tử, hay phải ở trong nồi để cho chúng sanh khác ăn thịt. Đó là quả báo từ nhân ở đời trước. Ta không khởi niệm ác, hoặc dung lạc vui vẻ trước cảnh khổ đau của những chúng sanh này và cũng không hẳn là không đau xót, nên không thể nói là không có từ bi. Vì ta biết được bản chất của nhân-quả nghiệp báo, nên không thể giúp người khác trốn tránh quả báo của họ. Ta chỉ có thể siêu độ cho họ sớm ngày trả hết nghiệp mà giải thoát.

Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tất cả chúng sanh vốn là Phật". Do vậy, bất kể chúng sanh nào, dù là hồn ma ngã quỷ cũng có thể trở thành Phật nếu giác ngộ được chân lý.
Chết không có nghĩa là chấm hết, mà nên hiểu là :"sự bắt đầu mới". Do vậy, khi thấy một chúng sanh chết, ta nên biết rằng: họ đã trả nghiệp, và chuẩn bị một con đường mới. Với con đường mới này, có thể còn tươi sáng và tốt đẹp hơn con đường cũ., cho dù họ phải làm một ngả quỷ nhưng họ vẫn có cơ hội để thành Phật nếu giác ngộ được rằng: đời là ảo mộng, phù du :D

kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hư Danh đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết: Rồi khi thấy người đang trước cảnh nguy nan, leo lên tòa nhà cao muốn tự tử (đương nhiên không muốn kêu cứu) thì đạo hữu bàng quang à ? Do người đó không kêu cứu nên không giúp hay sao ? Hay thấy một loài chúng sanh nào đó sắp bị sẻ thịt, chặt chân, đạo hữu cũng xem như bình thường hay sao ? Do nó không biết kêu cứu ??? Tâm từ bi của bồ tát không giống như đạo hữu nói đâu! A Di Đà Phật!
Đạo hữu à! Một chúng sanh, ở kiếp này, phải chịu cảnh lao khổ, mất hết niềm tin trong cuộc sống mà nhảy lầu tự tử, hay phải ở trong nồi để cho chúng sanh khác ăn thịt. Đó là quả báo từ nhân ở đời trước. Ta không khởi niệm ác, hoặc dung lạc vui vẻ trước cảnh khổ đau của những chúng sanh này và cũng không hẳn là không đau xót, nên không thể nói là không có từ bi. Vì ta biết được bản chất của nhân-quả nghiệp báo, nên không thể giúp người khác trốn tránh quả báo của họ. Ta chỉ có thể siêu độ cho họ sớm ngày trả hết nghiệp mà giải thoát.

Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tất cả chúng sanh vốn là Phật". Do vậy, bất kể chúng sanh nào, dù là hồn ma ngã quỷ cũng có thể trở thành Phật nếu giác ngộ được chân lý.
Chết không có nghĩa là chấm hết, mà nên hiểu là :"sự bắt đầu mới". Do vậy, khi thấy một chúng sanh chết, ta nên biết rằng: họ đã trả nghiệp, và chuẩn bị một con đường mới. Với con đường mới này, có thể còn tươi sáng và tốt đẹp hơn con đường cũ., cho dù họ phải làm một ngả quỷ nhưng họ vẫn có cơ hội để thành Phật nếu giác ngộ được rằng: đời là ảo mộng, phù du :D

kinhle kinhle kinhle
Nghiệp thì có định nghiệp là không thể cải đổi được. Như người trần phải chết, đó là định nghiệp không thể cải đổi! Nhưng một người tự tử, đạo hữu có chắc con đường sau đó của họ có tốt đẹp hay chăng ? Họ làm kiếp Ngạ quỷ thì làm sao mong giác ngộ được rằng: đời là ảo mộng, phù du ? Chữ "nếu" của đạo hữu có khó quá không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hư Danh đã viết: Đạo hữu à! Một chúng sanh, ở kiếp này, phải chịu cảnh lao khổ, mất hết niềm tin trong cuộc sống mà nhảy lầu tự tử, hay phải ở trong nồi để cho chúng sanh khác ăn thịt. Đó là quả báo từ nhân ở đời trước. Ta không khởi niệm ác, hoặc dung lạc vui vẻ trước cảnh khổ đau của những chúng sanh này và cũng không hẳn là không đau xót, nên không thể nói là không có từ bi. Vì ta biết được bản chất của nhân-quả nghiệp báo, nên không thể giúp người khác trốn tránh quả báo của họ. Ta chỉ có thể siêu độ cho họ sớm ngày trả hết nghiệp mà giải thoát.
kinhle kinhle kinhle
Nói như thế này thì không đúng tinh thần Đạo Phật.

Nếu theo tư tưởng này thì không phải "biết được bản chất của nhân-quả nghiệp báo" mà là người Vô Cảm.

Đức Phật, Bồ Tát cũng hiểu Nhân quả nghiệp báo nhưng vẫn dùng mọi phương tiện để cứu giúp chúng sanh thoát khổ, dù Đức Phật, Bồ Tát hiểu rõ Nhân Quả nghiệp báo.

Nếu theo như tư tưởng của ĐH HD thì sẽ không ai làm từ thiện, không ai cứu người,... vì họ tự cho rằng "hiểu bản chất nhân quả nghiệp báo". Lúc bấy giờ, xã hội biến thành một Xã Hội "Vô Cảm".

Đạo Phật là Đạo "Từ Bi Hỷ Xã" chứ không phải Đạo "Vô cảm". Nếu theo tư tưởng này, đó không phải Đạo Phật.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách