Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Dùng Giới Định Huệ để dứt Nghiệp
nghiệp là cái dẫn dắt chúng sinh trôi lăn theo lục đạo, tức là cái giam chúng sinh trong cõi ta bà; đúng là giới định huệ là con đường đoạn tận tham sân si; tham sân si là cái nhân tạo nghiệp bất thiện
Nghiệp là tạo tác.
nghiệp do tạo tác khi chưa giải thoát có thiện và bất thiện; giải thoát là sự đoạn tận tham sân si, không phải là sự ngừng hành động

cũng không thể dừng ý vì có hành động là có ý; cái quan trọng là trong ý có tham sân si hay không thôi

khi chưa giải thoát thì đạo phật khuyến khích làm việc thiện bỏ việc bất thiện, đó là bốn tinh tấn; trong những sát na thành ý tạo nghiệp thiện thì không có tham sân si và sau đó lại có tham sân si; tham sân si lẫn lộn với vô tham vô sân vô si, chưa giải thoát là vậy

và giải thoát là sự hoàn toàn không còn tham sân si, không còn tạo nghiệp bất thiện nữa; nói người đã giải thoát không còn tạo nghiệp, dứt nghiệp là vì người đó không còn "chấp" vào thiện nghiệp của người đó thôi; do không còn "chấp" nên không còn tái sinh?

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bố thí nghĩa là gì? Thế nào mới là Bố Thí đúng cách?

Nếu có thể tìm hiểu rõ thì không thể nào nói Bố Thí tức là tạo nghiệp được. Và không thể nói muốn dứt tạo nghiệp thì dừng sự Bố Thí.

**Lưu Ý: Tu Thí là một pháp môn tu đó nhé :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không thể nào nói Bố Thí tức là tạo nghiệp được
tùy cách nhìn thôi, với người chưa giải thoát thì nói là tạo nghiệp thiện; với người đã giải thoát thì nói là không tạo nghiệp; và trong cái bí ẩn của bất khả tư nghì thì không thể nói thế này hay thế kia vậy

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
không thể nào nói Bố Thí tức là tạo nghiệp được
tùy cách nhìn thôi, với người chưa giải thoát thì nói là tạo nghiệp thiện; với người đã giải thoát thì nói là không tạo nghiệp; và trong cái bí ẩn của bất khả tư nghì thì không thể nói thế này hay thế kia vậy

:)
Đúng là tùy cách nhìn.

Nhưng không cần chờ đến giải thoát hay nói cao siêu.

Mà ở ngay người hiểu đạo hay không hiểu đạo mà thôi thì cũng có cái nhìn khác về Bố Thí.

Người có học Phật hiểu rõ ý nghĩa thì Bố Thí có khác.
Người không có học Phật mà bố thí thì Bố Thí có khác.

Giống như người có học Phật khi lạy Phật khác, với người không có học Phật mà lạy Phật. Lạy trên mặt hình tướng thì giống nhau, nhưng tâm ý và lực khác nhau.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hằng ngày, tui chỉ có ăn với ngủ thôi! :)) Nói chung là ít động chạm đến người khác, hạn chế việc gây tội và phước. Ai sai làm việc gì thì làm việc ấy, làm nghề mổ xẻ và dạy học kinhle
DH HD nếu Còn Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký thì dù DH HD nằm yên một chổ 24 giờ một ngày cũng là Tạo Nghiệp.

DH HF Còn Không Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng Thiện Ác Vô Ký thì dù đi đứng nằm ngồi gì cũng Không Tạo Nghiệp.

DH HD có biết Niệm Vô Ký là thế nào không?
Quan điểm của tui là
-Đối với người và sự vật, tui thường nói : "nhìn như vậy chớ không phải vậy"
-Thấy người khổ, thì tui bàng quang. Ai yêu cầu tui giúp thì tui giúp. Không thì thôi!
Như vậy Cha Mẹ của DH HD bịnh thì DH HD cũng
Thấy người khổ, thì tui bàng quang. Ai yêu cầu tui giúp thì tui giúp. Không thì thôi!
để mặc kệ sống chết.
Trái muốn chín phải trải qua nhiều giai đoạn thời gian, người muốn giác ngộ phải trải qua sự thăng trầm trong sinh tử luân hồi.Lúc thì làm vua, lúc thì làm ăn mày có thế thì mới thấm hiểu được tình đời, tình người. Lúc đấy, họ sẽ thấy việc làm phước hay việc làm thiện đều vô nghĩa. Vạn pháp là do tâm tạo, tâm mà dứt được những thứ đó, ắt sẽ giác ngộ.
Như vậy thì nếu Cha Mẹ của DH HD bịnh thì DH HD để mặc kệ sống chết chẳng ngó ngàn đến?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thánh_Tri đã viết:Bố thí nghĩa là gì? Thế nào mới là Bố Thí đúng cách?

Nếu có thể tìm hiểu rõ thì không thể nào nói Bố Thí tức là tạo nghiệp được. Và không thể nói muốn dứt tạo nghiệp thì dừng sự Bố Thí.

**Lưu Ý: Tu Thí là một pháp môn tu đó nhé :)
Chào đạo hữu,.
Nếu ta làm một việc gì đó, mà ý không điều khiển thì có gây nghiệp không>?
Ví dụ: Vô tình làm bể bình hoa
Giải quyết, rốt ráo vấn đề này thì ta mới có cách hiểu đúng về bố thí :D
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
dugia97
Bài viết: 30
Ngày: 18/01/11 04:41
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi dugia97 »

Nghiệp thì có xấu và tốt
Xấu thì chắc ban Hư danh cũng rõ rồi. còn nghiệp tốt thì có cái diệu dụng khó nói
ví du :
Thái tử Tất Đạt Đa bi hối thức đi tìm đạo (xin đọc lich sử Đức Phật Thich Ca). Cái gì hối thúc Ngài ?
Tứ vô lượng tâm đã tới thời kỳ viêm mãn. (tìm đọc Hoa nghiêm, Pháp hoa..)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nếu ta làm một việc gì đó, mà ý không điều khiển thì có gây nghiệp không>?
Ví dụ: Vô tình làm bể bình hoa
Vô Tình tức là Vô Ký như vậy là do SI cũng tạo nghiệp.

DH HD mà vô tình làm bể bình hoa của KC thì KC bắt DH HD mua cái khác trả lại.

Suy như vậy thì hiểu được.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Vậy, nếu ta vô tình làm phước thì ta sẽ nhận được quả hay không?
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hư Danh đã viết:Vậy, nếu ta vô tình làm phước thì ta sẽ nhận được quả hay không?
kinhle kinhle kinhle
Hỏi hay đấy chứ! :)


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Vô tình vứt một hột cam ra trước sân thì có cơ hội nhận được một cây cam sau một khoảng thời gian nào đó. (Nếu nhân và duyên hội đủ)


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Vấn Đề Tạo Nghiệp và Dứt Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thưa đạo hữu, muốn đạt được Niết Bàn thì phải dứt hết tội và phước phải không?
Ví dụ như: một người dù đã hưởng hết phước báo và chịu hết quả báo của nghiệp ác đời trước.
Nhưng vô tình, anh ta lại vứt một hột cam ra trước sân. Vậy, anh ta phải chờ cây cam ra trái và hưởng hết trái trên cây, bóng mát của cây, chặt cây làm củi. Rồi, sau đó mới được niết bàn, phải không ?
:D
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]41 khách