Thực tập 10 điều thiện và vô ngã là gì ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
cusibui1710
Bài viết: 70
Ngày: 27/09/10 02:57
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội
Nghề nghiệp: Công nghệ thông tin

Thực tập 10 điều thiện và vô ngã là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi cusibui1710 »

Xin hỏi thực tập về vô ngã là thực tập về gì ?
Thực tập 10 điều thiện thực tập 10 điều thiện như thế nào ?
Kính mong các thầy và đạo hữu chỉ bảo ! A Di Đà Phật !


[b][color=#0040FF]Om Mani Padme Hum [/color][/b]
[b][color=#0040FF]Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti Xoa Ha[/color][/b]
[color=#0040FF][b]Om A Ra Pa Sa Na Dhih [/b][/color]
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thực tập 10 điều thiện và vô ngã là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

tuanviet đã viết:Xin hỏi thực tập về vô ngã là thực tập về gì ?
Thực tập 10 điều thiện thực tập 10 điều thiện như thế nào ?
Kính mong các thầy và đạo hữu chỉ bảo ! A Di Đà Phật !
Theo đường link bên dưới để tìm hiểu:
Thập Thiện Nghiệp
HT. Thích Thiện Hoa
(Trích từ Phật Học Phổ Thông)
http://www.buddhismtoday.com/viet/batda ... pthien.htm


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thực tập 10 điều thiện và vô ngã là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

(...)
3/ Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã

Tu tập chuyên cần, tinh tấn Tứ Niệm Xứ đúng như pháp, chắc chắn sẽ đưa đến chứng ngộ Tam Pháp Ấn, tức bản chất vô thường, khổ, vô ngã của 5 uẩn. Theo kinh nghiệm bản thân, người tu tập Tứ Niệm Xứ cần có một vài căn bản khái niệm về giáo lý Phật Ðà, nếu không thì phải được hướng dẫn trực tiếp bởi một Thiền Sư thì sự tu tập mới mau đem lại kết quả. Khi lựa chọn tu tập một pháp môn nào, ta cần phải biết nó sẽ dẫn đến kết quả nào. Một pháp môn chỉ là một phương tiện đưa ta đến mục đích. Nếu muốn hiểu và chứng nghiệm Vô Ngã thì Tứ Niệm Xứ là một phương tiện rất hay, thuộc trực giác, nó giúp hành giả cảm nhận trực tiếp sự vô chủ, vô thường của 5 uẩn, không cần phải dùng lý trí suy luận.

Niệm thân:

Khi đi, hành giả niệm, ghi nhận: "Ði! Có sự đi! Hoặc chân bước!". Ban đầu bạn có thể không để ý, nhưng sau một thời gian thực tập, bạn sẽ nhận ra sự ghi nhận này, nó trực tiếp cho bạn thấy chỉ có sự đi là một thực tại, Trong đó không có Ai đang đi! Không có Ta (Tôi) đang đi! Vì sao thế? Vì đó là một động tác vô chủ, là sự phối hợp chuyển động của thân và tâm. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong động tác đi đó, khởi đầu bằng một ý niệm "muốn đi", và ý niệm này tác động vào thân khiến chân nhúc nhích, di chuyển. Sự phối hợp giữa tâm (ý niệm muốn đi) và thân (chân) tạo ra sự đi. Do đó sự đi vô chủ, không có một ai đi cả!

Niệm thọ:

Khi ngồi thiền lâu, bỗng nhiên cảm thấy đau nhức nơi chân. Bạn không nên niệm: 'Tôi đau chân, hoặc chân tôi đau'. Vì sao? Vì thực tế không có một cái Tôi nào đau chân, và cũng không có cái chân nào là của Tôi! Chỉ có một cảm giác đau nhức đang phát sinh nơi chân và cảm giác này sẽ trải qua bốn giai đoạn: phát sinh, tăng trưởng, suy yếu, tan biến. Nếu bạn đã có một chút khái niệm về "62 tà kiến chấp Tôi" thì sự niệm "Tôi đau chân, hoặc chân tôi đau" là cả một điều phi lý.

"Không có Tôi đau chân" vậy Ai đau chân? Không có ai đau chân cả! Chỉ có một cảm giác đau đang phát sinh và một cái tâm (ý thức) đang ghi nhận mà thôi!

Niệm tâm:

Trong lúc hành thiền, nếu có một ý niệm tham dục khởi lên, bạn phải tỉnh giác ghi nhận liền: "Có một ý niệm tham dục đang khởi lên trong tâm" hoặc "Ðây là một ý niệm tham dục". Sau khi niệm xong bạn phải chú ý xem ý niệm đó còn tiếp tục hay đã tan biến. Nếu còn tiếp tục thì bạn cũng tiếp tục ghi nhận sự diễn tiến của nó. Trong sự ghi nhận này không có một cái Ta nào tham dục, và cũng không có Ai tham dục cả. Chỉ có một ý niệm tham dục vừa khởi lên trong tâm mà thôi. Nhờ hiểu như vậy, bạn sẽ không bực tức, không xấu hổ, và thoát ra khỏi sự kềm tỏa của ái dục một cách dễ dàng, không cần phải đè nén hay dằn vặt.

Với những người chưa bao giờ tu tập chánh niệm, chưa bao giờ biết ghi nhận quán chiếu sự hiện khởi của tâm ý, thì khi có một ý niệm tham dục khởi lên, họ sẽ không hay biết, và như thế ý niệm đó tiếp tục tăng trưởng lôi kéo họ. Nếu chẳng may bên ngoài lại có đối tượng kích thích, thí dụ như một người đàn bà đẹp, thì cái ý niệm tham dục kia sẽ thoát ra ngoài thân và có thể đưa tới sự hành dục, nếu không gặp một ngoại cảnh hay nghịch cảnh cắt ngang nó.

Ái dục, sắc dục là một chướng ngại rất lớn cho người tu hành cầu giải thoát. Người có chí, cần phải quán chiếu thật nhiều về Vô Ngã và sự bất tịnh nơi thân thể con người hầu thoát khỏi sự chi phối của ái dục.

Với những người đam mê ái dục, họ cần quan sát cho kỹ! Sự giao hợp nam nữ mà người đời thường gọi là ân ái chẳng qua chỉ là một sự xúc chạm giữa hai xác thịt vô chủ làm phát sinh ra một cảm thọ cũng vô chủ!

Khi một thanh sắt nung đỏ nhúng vào nước phát ra tiếng xèo xèo. Thử hỏi tiếng xèo xèo đó của ai? Của sắt hay của nước?

Khi hai hòn đá lửa đập mạnh vào nhau toé lửa, vậy lửa đó thuộc hòn đá nào?

Cũng vậy người đời vô minh, không hiểu sự vô ngã, vô chủ của các pháp, lầm chấp cho rằng có Ta là người hành dục, thân là Ta, cảm thọ khoái lạc là Ta, là của Ta nên bám víu tìm cầu ái dục để thỏa mãn cái Ta chưa từng hiện hữu.

Niệm pháp:

Trong phần niệm pháp của Kinh Niệm Xứ có đưa ra 5 đề mục quán niệm, nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể liên quan đến Vô Ngã.

Ðang ngồi thiền, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng động như tiếng xe hơi, lúc đó hành giả niệm: "nghe, nghe, nghe" (đó là nương theo nhĩ căn) hoặc niệm: "có tiếng động" (đó là nương theo thanh trần).

Ngoài giờ ngồi thiền, nếu bạn bị ai mắng chửi thì bạn cũng niệm như trên: "nghe, nghe, nghe" hoặc "có tiếng chửi".

Thật ra bạn không nên niệm "có tiếng chửi", vì niệm như vậy không được khách quan cho lắm. Song nếu hiểu và quán chiếu nhiều về Vô Ngã thì bạn cũng có thể niệm như vậy, không hại gì! Vả lại, dù muốn dù không, ý thức của người thường luôn luôn hoạt động không ngừng nghỉ, ngoại trừ các trường hợp như ngủ mê, chết giả, v.v... do đó khi nghe tiếng chửi, không thể nào mà không biết đó là tiếng chửi!

Có tiếng chửi, nhưng không có thủ phạm! Không có ai chửi ai cả! Nếu nhìn khách quan bạn sẽ thấy: bên kia có một niệm sân khởi lên, tác động vào thân, phối hợp với hơi, bụng, cổ họng, miệng, lưỡi, v.v... phát ra tiếng nói, hay đúng hơn là một chuỗi âm thanh. Và bên này có tai nghe thấy tiếng (nhĩ tưởng), biết rõ từng tiếng nói gì (nhĩ thức) và sau cùng biết đó là tiếng chửi (ý thức). Trên đây chỉ tạm gợi ý thôi, quán chiếu lâu ngày bạn sẽ thấy cái gọi là chửi chỉ là một chuỗi nhân duyên hiện hành vô chủ. Vấn đề ở đây là làm thế nào thấy được từng phần cấu tạo của chuỗi nhân duyên này. Muốn vậy bạn phải quán chiếu về Vô Ngã và thực tập chánh niệm, tức quan sát ghi nhận bốn lãnh vực.

Tu tập đúng đắn Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ có cái nhìn khách quan đối với sự vật. Không còn cho thân là Ta nên không còn nâng niu, ái nhiễm nó nữa. Không còn cho những cảm thọ là Ta, nên không chạy theo khoái lạc, và cũng không xua đuổi khổ thọ. Không còn lầm cho những ý niệm, tư tưởng, suy nghĩ là Ta nên không còn bị tham, sân, si, vui, buồn, tủi, nhục chi phối. Không còn cho các pháp là của Ta, liên quan đến Ta nên không còn bám víu, thủ xả.

Tóm lại hành giả sẽ sống độc lập, "không còn bám víu vào bất cứ sự vật gì trên thế gian", vì không còn bám víu vào cái Ta và những cái của Ta nữa.

Sau khi quán chiếu thuần thục Vô Ngã, bạn có thể dùng chữ "Ai?" làm phương tiện nhắc nhở mỗi khi bị vô minh, phiền não, ái dục cám dỗ. Thí dụ như khi cơn giận nổi lên liền hỏi: Ai đang tức giận? Sau đó nhìn thẳng vào cái Ai đó đó thì sẽ thấy nó chỉ là một ảo giác và nó tự tan biến lấy. Hoặc thường xuyên quán chiếu theo kinh Vô Ngã Tướng như sau:

- Thân xác này không phải là ta hay của ta
- Cảm thọ này không phải là ta hay của ta
- Sự tưởng này không phải là ta hay của ta.
- Những ý nghĩ này không phải là ta hay của ta
- Sự nhận thức này không phải là ta hay của ta.
(...)
Nguồn: http://www.quangduc.com/coban/194vonga.html
Bài rất dài, nên vào link bên trên xem đầy đủ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách