Bài học về bố thí

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

NAM MÔ THÍCH CA MẦU NI PHẬT kinhle kinhle
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT kinhle
NAM MÔ CHƯ VỊ HỘ PHÁP BỒ TÁT MAHATÁT kinhle
BỐ THÍ: Là cho. Cho là phương pháp trị bênh tham lam, tạo đức để trừ nghiệp tham, nghiệp đói khổ. Có ba sự cho là: Tài Thí,Pháp Thí và Vô Úy Thí.
Tài Thí: là đem tài vật(áo cơm, tiền bạc...) ban cho người.
Pháp Thí: là giúp người bằng cách rộng nói đạo lý, mở duyên dẫn dắt Tu Hành.
Vô Úy Thí: là giúp người được an Tâm, không bị sợ hãi bởi ngoại cảnh và ác nghiệp.
BỐ THÍ:
Bố: chia ra. Thí: cho
Bố thí nghĩa là: chia phần để ban cho. Đem phần mình thụ hưởng trao khắp cho kẻ khác không phân biệt.
Hạnh Tiểu hay Đại thừa đều có nói đến Bố Thí, đại ý như nhau nhưng mức thực hành rất sai khác do trình độ Trí Tuệ, do bổn nguyện pháT Tâm thấp cao ở mỗi thừa.
Hành vi Bố Thí của Tiểu Thừa gồm: Tài thí và Pháp thí.
Tài thí là đem giúp cho người những tiền của cơm áo.
Pháp thí là thuyết điều nhân nghĩa của ta đã làm để người làm theo, thuyết Luân hồi, Nhân quả...Để người nghe hiểu mà dừng những việc tạo ác, là tròn Hạnh Nhân Thiên.
Trong Lục Độ của Đại Thừa, độ Bố thí gồm: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
*Tài thí lan rộng trên 1 bình diện cao hơn và có Nội tài thí.- Nội tài là những cái gì thuộc về bản thân của mình (thân thể, xương, tủy, nảo...) Vì lợi ích của chúng sinh, vì Chánh Pháp có thể hỷ xả, bố thí không so đo ngần ngại.
*Pháp thí là đem những hiểu biết Đại Thừa của ta kinh nghiệm, thực hành được mà rộng nói, bày vẽ, chỉ bảo, cho người khác làm theo để không những người làm tròn hạnh Nhân Thiên, mà còn giúp người Giác Ngộ CHÂN LÝ, thoát sanh tử luân hồi ngay hiện kiếp.
-Ngoài hai phần nói trên, Bố thí Đại Thừa còn có thêm Vô Úy Thí.
*Vô Úy là không sợ. Vô Úy thí là ban cho người sự không sợ hãi, sự an tâm bằng lời an ủi, bằng hành vi chia sớt.
Theo thế gian: "thừa trong nhà mới ra người ngoài". Theo Phật Pháp không cần phải giàu mới làm được Tài thí, không chờ đến chết mới làm Nội Tái thí bằng 1 tờ di chúc. Được giải thoát, ban phương tiện giải thoát cho kẻ khác, được tự tại, ban vô úy cho kẻ khác.
Những hành vi như vậy, ai cũng có thể làm và làm đúng được ? Và thật đã có người làm được chăng ?
Vì nghĩa với dân, Thái Tử Đan chặt tay ái thiếp dâng Kinh Kha. Ví ân của nước Yên, Phan Ô Kỳ tự tay chặt đầu làm lễ cống. Vì tình với Nhạc Phi, Vương Tá chặt tay làm khổ nhục kế. Vì nghĩa với Lê Lợi, Lê Lai khoác mảnh hoàng bào. Vì trung với nước, Trần Bình Trọng chịu làm quỷ nước Nam. Sử sách ghi lại không biết bao trường hợp những kẻ phàm nhân, vốn sợ chết, vốn luyến ái, mà vì 1 chủ nghĩa "đời" dám làm những điều khác thường. Huống hồ đối với Bậc Giác Ngộ được cái vô thường của thân tứ đại, của ái ân, của uy danh, của địa vị thế gian.
Một Bậc Giác Ngộ Chân Lý cũng cho kẽ khác hoặc cánh tay, hoặc cả đôi mắt, hoặc cả thân thể, hoặc đầy tớ hoặc vợ con của mình. Như vậy, như vậy hành động của Bậc Giác Ngộ cũng giống như hành động của phàm nhân Ư ? Cũng có cùng ý nghĩa trên cùng lãnh vực chăng ? Ta thử xét cái nguyên động lực của hai hành vi.
Phàm nhân đặt hành động của mình trên nền tảng của Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Người xưa nặng với Tam cang (quân, sư, phụ) và nhất cử nhất động đều hướng vào sự làm tròn trung với vua, nghĩa với thầy, hiếu với cha mẹ, cốt được tên ghi thanh sử, tạm yên vui nghĩ rằng mình làm tròn "bổn phận" "đời" y lời Thánh dạy. Ta miễn nghị bàn hậu quả đối với đạo lý giác ngộ của Phật.
Vẫn thương mến thân xác, vẫn luyến ái vợ con nhưng vì lợi danh, hơn thua tranh dành, mong được 1 tiếng thơm cùng hậu thế, dám làm những chuyện mà đời gọi là phi thường. Như vậy, dù sao trước khi hành động, phải có so đo, cân nhắc, nhuốm trong tham, sân và si. Do 3 món này đơn phương hay hợp lực thúc đẩy, hợp với nhiều duyên khác do hoàn cảnh, thời đại phụ họa, con người chỉ còn là dụng cụ của 3 món độc nói trên, trở thành 1 nan nhân cho 1 nhóm khác lợi dụng.
Bậc Giác Ngộ thi hành Bố thí gần như không làm gì cả. Nội tài không còn là nội tài, vì ngộ được sự vô thường của tứ đại, nhập được cái như huyễn của vạn pháp, tất cả đã hiện rõ cái chân tướng "trống không", thì còn gì đáng luyến tiếc để ôm giữ ? -Không vì ái kiến mà bố thí, không nghĩ đến "danh lợi".-Không nghĩ có "bỉ, thử" mà bố thí.- Không trụ nơi tướng mà bố thí.- Không vì phân biệt mà bố thí.- Không vì khinh chê tứ đại mà sẵn lìa tứ đại.- Không vì vô thường mà sẵn lìa tài lợi.- Không vì cầu quả báo mà bố thí.
Phật Tử làm bố thí là đồng thời cúng dường tất cả chúng sinh. Nghĩa là: vì Đạo Bồ Đề mà khởi từ tâm.- Vì kính thờ tất cả mà tự trừ khinh mạn.- Vì đúng theo chổ nói, đúng theo kẻ đáng nghe Pháp mà khởi đa văn. -Vì giúp cứu rỗi kẻ phạm giới mà khởi trì giới kiên cố. -Vì giúp kẻ giận dữ, sân hận, vì không ngã chấp mà khởi hạnh nhẫn nhục để nêu gương hỷ, xả.
Thế gian có câu: "Lời cho hơn của đem cho". Cho bát vàng đem cho lời nói nặng, rộng nói thao thao bất tuyệt xem thường kẻ nghe cốt để trổ tài hùng biện mong 1 lời thán phục, miệng nói an ủi như để an tâm người, lòng mong được trả ơn mai hậu hay để gây uy tín, như vậy là Bất tịnh thí.
Cho rồi tìm thấy lỗi của kẻ nhận. Khi cho tâm chẳng bình đẳng. Cho rồi có ý lợi dụng kẻ nhận hay tự khen ngợi lấy. Chỉ nói suông, chẳng cho gì cả, hay cho rồi sanh long nghi. Như vậy là bố thí theo lối nước mắt của phường làm nghề khóc mướn.
"Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng thí cho 1 người ăn xin hèn hạ cũng như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt, lòng đại bình đẳng, không cầu quả báo, đấy gọi là đầy đủ pháp thí vậy"
Bố thí độ tham lam, Bố thí mà không nghĩ rằng mình đang bố thí, hành vi biến thành thói quen, tập quán chẳng khác đến đêm là ngủ, đến bửa vào mâm cơm, kẻ bố thí mà tâm đến được mức ấy, chứng rằng lòng tham đã diệt.
"...Bảo với người ăn xin rằng; " ngươi nay thật làm nhơn công đức cho ta, vì khiến ta lìa lòng xan tham, đều nhờ nhơn duyên ngươi đến thăm". Kẻ cho là kẻ nhận, nghĩa vị tha thể hiện khá rõ, nhưng chua đúng bố thí của Lục độ, vì hành vi vẫn còn thấy cái lợi của mình, cái tướng của kẻ cho, cái tướng của kẻ nhận.
Pháp Đại Thừa hành dụng bố thí có 3 phần, chia làm 3 giai đoạn:
- Kẻ sơ cơ phát tâm Đại Thừa, phải y vào Bậc Thiện Trí Thức dẫn dắt.
có những điều chưa hiểu hay khó hiểu, phải đặt vững niềm tin, rồi cố gắng làm theo, tất sẽ
hiểu (xem lại điều kiện quy y). Như vậy gọi là "Hướng Tâm Bồ Đề Thí".
-Chư vị Giác Ngộ làm hạnh Đại Thừa, tự mình hiểu rõ, hành vi vô ngại. Như vậy, gọi là"Hạnh dụng
bố thí".
-Đến Bậc Viên Mãn,làm mà không làm, mới gọi là Chân Lý của độ Bố thí, độ mình và độ đời, không
hai. Như thế gọi là "Viên Mãn Bố thí".
xin phép trích một phần của "những điều căn bản trong giáo lý đạo Phật" để quý ĐH thêm phần Tin Tấn.
NAM MÔ THÍCH CA MẦU NI PHẬT kinhle
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT kinhle
kinhle kinhle kinhle


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

biển tâm đã viết:tangbong Bố thí với ước mong hạnh phúc, phước lộc…. thì quả có lành nhưng là hữu lậu thí.
Bố thí với tâm xã ly & ước nguyện giải thoát cho đời này cũng như đời sau là vô lậu thí hay ba la mật thí, đây chính là bố thí cao thượng, chưa vô ngã nhưng đang tiến đến đích vô ngã.

Những người tu tập Giới-Định-Huệ dễ thành tựu là vì họ đã có sẵn quả bố thí từ kiếp trước.

Nếu ai biết chắc rằng mình sẽ thành tựu Tứ Quả trong hiện kiếp thì không cần hạnh bố thí mà đi thẳng vào Giới-Định-Tuệ.

Nhưng vốn bố thí cũng nằm sẵn trong Giới, vì có bố thí thì tâm sẽ nhu nhuyến, thanh tịnh….dễ thành tựu Định.

Chúng ta còn trong nhân quả nên chưa thể nhìn sự sự theo 1 hướng, vì khi thấy được 1 nhân thì sẽ thấy nhiều duyên, cũng như khi nhận 1 quả thì thấy ra từ đó có nhiều nguồn nhân & duyên khác đan kết chằng chịt như mạng lưới.
Chỉ khi nào tâm đã thoát lên cao rộng, một cái thấy mà thấy bao trùm khắp, biết ta là ai, lúc ấy mới dám nói rằng bố thí là không cần thiết.

kính,bt
Cảm ơn đạo hữu Biển tâm tangbong kinhle Thật rõ như ánh sáng ban ngày.
Nếu đạo hữu nào còn nghi ngờ, thắc mắc bố thí có hại thì hãy tiếp tục đặt câu hỏi và lắng nghe các đạo hữu khác trả lời.
aonhankhach007 đã viết:NAM MÔ THÍCH CA MẦU NI PHẬT kinhle kinhle
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT kinhle
NAM MÔ CHƯ VỊ HỘ PHÁP BỒ TÁT MAHATÁT kinhle
BỐ THÍ: Là cho. Cho là phương pháp trị bênh tham lam, tạo đức để trừ nghiệp tham, nghiệp đói khổ. Có ba sự cho là: Tài Thí,Pháp Thí và Vô Úy Thí.
Cảm ơn đạo hữu Aonhankhach. tangbong tangbong tangbong
Vô úy thí xét ra cũng là quả của tài thí, pháp thí.
Ví như người sợ ma, mình trình bày, giải thích họ hết sợ ma. Đó là quả pháp thí.
Ví như người bệnh sợ chết, mình cho ăn, chăm sóc họ khỏe mạnh, họ hết sợ bệnh chết. Đó là quả tài thí.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách