Bài học về bố thí

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Có 1 phật tử, biết thực hành chánh pháp, chưa rốt ráo. Người ấy đến chùa, vào dịp bố thí. Được sư thầy hướng dẫn, bố thí vô ngã: không thấy 3 thành phần cấu thành bố thí: người bố thí, người nhận, vật thí; người ấy thực hành. Có phải bố thí như thế, sẽ không tạo nghiệp? Không có quả của bố thí?
Về đến nhà, thấy cảnh chướng mắt, người ấy nổi sân. Vì nghiệp sân, người ấy phải lãnh quả sân.
Bài học rút ra:
khi làm điều thiện, nên nghĩ đến mình và cả người khác, để lãnh quả thiện.
Sống đời có quả thiện, quả bất thiện tốt hơn là chỉ lãnh toàn quả bất thiện.

Bài học như thế có đúng chánh pháp hay không?
Mong các thiện tri thức chỉ dẫn.


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Chỉ có bậc giải thoát mới hành thiện mà không để lại nghiệp. Còn chúng ta đang đi trên đường cần tạo nhân lành bằng thiện nghiệp.

Muốn tập bố thí vô ngã (mà chúng ta chưa vô ngã) thì phải quán thuần thục nhân duyên, do từ không mà có người, có vật, có 3 điều kiện đó để hoàn thành sự bố thí, nên bố thí rốt cuộc chỉ là những nhân duyên sinh sinh diệt diệt, hòa hợp mà thành, khi đó ta mới cảm được sự bố thí mà như không bố thí .

(Quán nhân duyên chỉ thuần thục khi nào trước 6 căn mà cảnh chỉ toàn là từ vô số nhân duyên hiện hữu, đây là trí bình đẳng tánh của nhà Duy Thức)

Nếu chưa cảm nhận được tánh không duyên khởi, thì khi thực hành bố thí nên biết sẽ bố thí, đang bố thí biết đang bố thí, sau khi bố thí chí cần 1 khắc thoáng qua biết đã bố thí.

Được như thế sẽ không thấy có ai bố thí, có vật cho & có ai nhận, vi tâm luôn quay vào bên trong chỉ biết có hành động mà không thấy có người hành động.

Nếu chưa đủ định niệm để ghi nhận kịp thời thì bố thí với tâm từ hay tâm hỷ gởi đến người nhận (biết có người nhận), hoan hỉ với vật cho (không tiếc vật cho) cũng tạo được chủng tử thiện mạnh mẽ., và quả phước vô lậu hay hữu lậu của sự bố thí này theo quy luật nhân quả mà vận hành một cách vô ngã.

kính,bt


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thongminhhon đã viết:Có 1 phật tử, biết thực hành chánh pháp, chưa rốt ráo. Người ấy đến chùa, vào dịp bố thí. Được sư thầy hướng dẫn, bố thí vô ngã: không thấy 3 thành phần cấu thành bố thí: người bố thí, người nhận, vật thí; người ấy thực hành. Có phải bố thí như thế, sẽ không tạo nghiệp? Không có quả của bố thí?
Về đến nhà, thấy cảnh chướng mắt, người ấy nổi sân. Vì nghiệp sân, người ấy phải lãnh quả sân.
Bài học rút ra:
khi làm điều thiện, nên nghĩ đến mình và cả người khác, để lãnh quả thiện.
Sống đời có quả thiện, quả bất thiện tốt hơn là chỉ lãnh toàn quả bất thiện.

Bài học như thế có đúng chánh pháp hay không?
Mong các thiện tri thức chỉ dẫn.
Một nhà sư đi hành khất, nhận bố thí của đời===>>>Tức là đã nợ người bố thí====>>>Nợ thì phải trả nợ===>>>Trả nợ xong, thì mới tính đến chuyện giải thoát được :D
Do đó, nhà sư càng nhận bố thí nhiều thì càng nợ nhiều, dẫn đến việc giải thoát càng lâu :))
Hiểu được điều đó, ta không nên bố thí. Vì bố thí sẽ khiến cho người khác mắc nợ mình, mà người đó không thể giải thoát được >:D<
:)
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hư Danh đã viết: Một nhà sư đi hành khất, nhận bố thí của đời===>>>Tức là đã nợ người bố thí====>>>Nợ thì phải trả nợ===>>>Trả nợ xong, thì mới tính đến chuyện giải thoát được :D
Do đó, nhà sư càng nhận bố thí nhiều thì càng nợ nhiều, dẫn đến việc giải thoát càng lâu :))
Hiểu được điều đó, ta không nên bố thí. Vì bố thí sẽ khiến cho người khác mắc nợ mình, mà người đó không thể giải thoát được >:D<
:)
kinhle kinhle kinhle

Đa phần, người [có điều kiện Bố Thí] mà không Bố Thí vì tâm tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ còn nhiều chứ chẳng phải sợ người khác mắc nợ mình và không thể giải thoát.

Đa phần, người [có điều kiện Bố Thí] mà không Bố thí là chỉ ích kỷ nghĩ cho mình chứ chẳng phải lo cho người không giải thoát. Cho nên, nói dù có lí nhưng cũng chỉ là ngụy biện cho sự ích kỷ của riêng mình chứ chẳng phải thương tha nhân.

Bố thí cũng là một Pháp Tu thuộc (Lục Độ), vậy Bố Thí là nên làm.



[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hi hi :D

Không bố thí có nhiều nguyên nhân, không thể chụp mũ người ta là ích kỷ, bủn xỉn được :D
Ví dụ như: Nghèo quá làm sao bố thí?
Hoặc người muốn chứng được Giác Tha, nhận thấy: Khi mình bố thí sẽ làm cho người khác mắc nợ mình===>>>dẫn đến việc người đó phải trả nợ, mà chậm tiến độ giải thoát :)
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hư Danh đã viết:Hi hi :D

Không bố thí có nhiều nguyên nhân, không thể chụp mũ người ta là ích kỷ, bủn xỉn được :D
Ví dụ như: Nghèo quá làm sao bố thí?
ĐH HD nên đọc kỹ bài QN viết, QN viết:
Đa phần, người [có điều kiện Bố Thí] mà không Bố Thí vì tâm tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ còn nhiều chứ chẳng phải sợ người khác mắc nợ mình và không thể giải thoát.
QN nói [Có điều kiện Bố Thí] tức là có đủ mọi điều kiện để Bố thí. Còn "nghèo quá làm sao bố thí" có thuộc hạng người [Có điều kiện Bố Thí] hay không. Dĩ nhiên, vẫn có thể Bố Thí, nhưng không bàn đến những người này, mà chỉ đang bàn đến những người [có điều kiện bố thí] mà không bố thí.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:
Thongminhhon đã viết:Có 1 phật tử, biết thực hành chánh pháp, chưa rốt ráo. Người ấy đến chùa, vào dịp bố thí. Được sư thầy hướng dẫn, bố thí vô ngã: không thấy 3 thành phần cấu thành bố thí: người bố thí, người nhận, vật thí; người ấy thực hành. Có phải bố thí như thế, sẽ không tạo nghiệp? Không có quả của bố thí?
Về đến nhà, thấy cảnh chướng mắt, người ấy nổi sân. Vì nghiệp sân, người ấy phải lãnh quả sân.
Bài học rút ra:
khi làm điều thiện, nên nghĩ đến mình và cả người khác, để lãnh quả thiện.
Sống đời có quả thiện, quả bất thiện tốt hơn là chỉ lãnh toàn quả bất thiện.

Bài học như thế có đúng chánh pháp hay không?
Mong các thiện tri thức chỉ dẫn.
Một nhà sư đi hành khất, nhận bố thí của đời===>>>Tức là đã nợ người bố thí====>>>Nợ thì phải trả nợ===>>>Trả nợ xong, thì mới tính đến chuyện giải thoát được :D
Do đó, nhà sư càng nhận bố thí nhiều thì càng nợ nhiều, dẫn đến việc giải thoát càng lâu :))
Hiểu được điều đó, ta không nên bố thí. Vì bố thí sẽ khiến cho người khác mắc nợ mình, mà người đó không thể giải thoát được >:D<
:)
kinhle kinhle kinhle
suy nghĩ hết sức lệch lạc, và chấp cái không và khong tận cùng khong thấu đáo, thiếu thực tế. kinhle


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hi hi, tui đùa với các đạo hữu cho vui thôi! :D
Do chúng ta chưa hiểu thấu đáo nhân-quả nên mới hiểu sai bố thí.
Nhân là cái mầm, Quả là cái hạt. Cái mầm lớn dần thành cây và trổ ra quả. Do vậy, nếu không có nhân thì sẽ không có quả. Ngược lại, không có quả thì sẽ không có Nhân

Ví dụ:
Một người muốn có cam để ăn, nhưng lại không có hạt giống(cam) để trồng thì thử hỏi làm sao có quả cam chín ngọt mà thưởng thức được?. Do đó, hành động cho họ hạt giống(cam) được gọi là bố thí. Còn cho họ quả cam là làm phước

Một người muốn thoát khỏi sự mê mờ, muốn thức tỉnh để thoát khỏi luân hồi đau khổ, đạt được công đức vô lượng, nhưng lại không có cơ hội, không có duyên đến với phật pháp, do quá khứ đã làm quá nhiều tội ác, hay phỉ báng, trêu trọc những người tu hành, những bậc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nên đời này, họ không thể ngộ được pháp.
Do đó, hành động giúp họ vượt khó trong nghèo túng, giúp ho có điều kiện để tu tập, hành trì giống như là cho họ hạt giống cam để trồng. Đó là bố thí

Bố thí gồm 2 phần:
-Phấn 1: Giúp người khác vượt khó
-Phần 2: Giúp người đó tu hành

Vậy, bố thí khác với làm phước. Làm phước đơn thuần chỉ là sự giúp đỡ vật chất, giúp đỡ công việc, tạo cơ hội thăng tiến cho người khác. Còn bố thí có thêm một phần nữa. Đó là giúp người đó tu hành Phật Pháp >:D<

kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

pucaquynhnga22 đã viết:
Hư Danh đã viết:Hi hi :D

Không bố thí có nhiều nguyên nhân, không thể chụp mũ người ta là ích kỷ, bủn xỉn được :D
Ví dụ như: Nghèo quá làm sao bố thí?
ĐH HD nên đọc kỹ bài QN viết, QN viết:
Đa phần, người [có điều kiện Bố Thí] mà không Bố Thí vì tâm tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ còn nhiều chứ chẳng phải sợ người khác mắc nợ mình và không thể giải thoát.
QN nói [Có điều kiện Bố Thí] tức là có đủ mọi điều kiện để Bố thí. Còn "nghèo quá làm sao bố thí" có thuộc hạng người [Có điều kiện Bố Thí] hay không. Dĩ nhiên, vẫn có thể Bố Thí, nhưng không bàn đến những người này, mà chỉ đang bàn đến những người [có điều kiện bố thí] mà không bố thí.
Này đạo hữu, việc Bố thí là Quả, lòng thương người là Nhân
Trong nhân có quả, trong quả có nhân

Ẩn sâu trong Bố thí là nhân của lòng thương người quá khứ. Ẩn sâu trong lòng thương người hiện tại là việc bố thí vị lai
===>>>Cho nên, không thể nói: "Bố thí là bố thí được liền"
Ví dụ như: Ở kiếp này, đạo hữu có thể bố thí được, nguyên do là trong quá khứ đã khởi tâm thương người.
Một người không có khả năng bố thí, nhưng có lòng thương người thì họ sẽ bố thí trong tương lai

Ý của tui là:
Ta không nên khắt khe chê bai một người nào khi họ không bố thí :D
Còn việc bủn xỉn là việc của họ, ta cũng chẳng thể can thiệp được
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hiện là thời Mạt pháp, gieo nhân- trả quả ngay trong hiện kiếp, khong đợi đến đời sau mới trả quả như thời Chánh Pháp và thời Tượng Pháp.
-Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp. Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo và Hạnh.
-Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ.
-Thời mạt pháp: phải trải qua khoảng 10,000 năm. Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

biển tâm đã viết:tangbong Chỉ có bậc giải thoát mới hành thiện mà không để lại nghiệp. Còn chúng ta đang đi trên đường cần tạo nhân lành bằng thiện nghiệp.

Muốn tập bố thí vô ngã (mà chúng ta chưa vô ngã) thì phải quán thuần thục nhân duyên, do từ không mà có người, có vật, có 3 điều kiện đó để hoàn thành sự bố thí, nên bố thí rốt cuộc chỉ là những nhân duyên sinh sinh diệt diệt, hòa hợp mà thành, khi đó ta mới cảm được sự bố thí mà như không bố thí .

(Quán nhân duyên chỉ thuần thục khi nào trước 6 căn mà cảnh chỉ toàn là từ vô số nhân duyên hiện hữu, đây là trí bình đẳng tánh của nhà Duy Thức)

Nếu chưa cảm nhận được tánh không duyên khởi, thì khi thực hành bố thí nên biết sẽ bố thí, đang bố thí biết đang bố thí, sau khi bố thí chí cần 1 khắc thoáng qua biết đã bố thí.

Được như thế sẽ không thấy có ai bố thí, có vật cho & có ai nhận, vi tâm luôn quay vào bên trong chỉ biết có hành động mà không thấy có người hành động.

Nếu chưa đủ định niệm để ghi nhận kịp thời thì bố thí với tâm từ hay tâm hỷ gởi đến người nhận (biết có người nhận), hoan hỉ với vật cho (không tiếc vật cho) cũng tạo được chủng tử thiện mạnh mẽ., và quả phước vô lậu hay hữu lậu của sự bố thí này theo quy luật nhân quả mà vận hành một cách vô ngã.

kính,bt
Thật hoan hỷ, đạo hữu Biển tâm đã trở lại diễn đàn tangbong tangbong tangbong
Vậy nên khi bố thí thì khỏi phải lo là không nhận quả lành phải không ạ? Vì rằng tâm còn chưa chứng vô ngã, chẳng thể mong bố thí vô ngã? Có phải đó là nguyên nhân để thực hành bố thí vô ngã hay còn nguyên nhân khác cao thượng hơn?


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Bài học về bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Bố thí với ước mong hạnh phúc, phước lộc…. thì quả có lành nhưng là hữu lậu thí.
Bố thí với tâm xã ly & ước nguyện giải thoát cho đời này cũng như đời sau là vô lậu thí hay ba la mật thí, đây chính là bố thí cao thượng, chưa vô ngã nhưng đang tiến đến đích vô ngã.

Những người tu tập Giới-Định-Huệ dễ thành tựu là vì họ đã có sẵn quả bố thí từ kiếp trước.

Nếu ai biết chắc rằng mình sẽ thành tựu Tứ Quả trong hiện kiếp thì không cần hạnh bố thí mà đi thẳng vào Giới-Định-Tuệ.

Nhưng vốn bố thí cũng nằm sẵn trong Giới, vì có bố thí thì tâm sẽ nhu nhuyến, thanh tịnh….dễ thành tựu Định.

Chúng ta còn trong nhân quả nên chưa thể nhìn sự sự theo 1 hướng, vì khi thấy được 1 nhân thì sẽ thấy nhiều duyên, cũng như khi nhận 1 quả thì thấy ra từ đó có nhiều nguồn nhân & duyên khác đan kết chằng chịt như mạng lưới.
Chỉ khi nào tâm đã thoát lên cao rộng, một cái thấy mà thấy bao trùm khắp, biết ta là ai, lúc ấy mới dám nói rằng bố thí là không cần thiết.

kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách