Bài học cho người tu học

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Bài học cho người tu học

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Đàm đạo với ĐẠO HỮU
Tôi muốn cùng đạo hữu đàm đạo sâu vào giáo lý ngoài tôi ra còn có những phật tử đang theo tu học ,và các đệ tử của tôi .Tôi biết đạo hữu thường đi nghe giảng pháp ,đọc nhiều kinh sách ,nhưng trong lòng luôn có mâu thuẩn khiến lòng hoài nghi ,đây là chứng bệnh chung của các phật tử gần xa,ko riêng gì của đạo hữu .
Tôi cũng là người cũng từng mang chứng bệnh này và tôi phải tự tháo gở nó ,khi chỉ cần thông một lỗ thôi thì ta thông từ trên xuống ,nhưng cái bệnh của chúng sanh ,và đạo hữu đồng giống nhau là dùng tâm phân biệt để nhìn quán sát pháp tánh ,pháp tướng .
Khi đến chùa hay nhân dịp nghe người nào ,vị nào nói pháp đạo hữu cùng các phật tử có một cái bệnh đó là xem coi người nói pháp đó là ai ?
Tức đạo hữu cùng các phật tử đã nhìn và địa vị hữu hình,khi đến chùa đạo hữu lại phải nhìn vào cái bề thế của ngôi chùa nữa ,nhìn cái bề ngoài của ngôi chùa oai nghiêm ,thanh tịnh thì cho là chùa tốt ,chùa lụp xụp hay chùa hơi tối cho là chùa xấu ,tất cả chỉ là cái nhìn hiện tướng mà thôi .
Tôi khẳng định đạo hữu cùng các phật tử sẽ bị đánh lừa bề ngoài của nó ,chưa thấu triệt được tánh tướng của nó ,cũng như chơn kinh ,nếu chịu khó quan sát nó cũng có pháp tánh pháp tướng của nó ,chúng sanh cũng như đạo hữu đã bị lòng tham vi tế đánh lừa vì câu trong kinh ,đó là gì???.
-Phước đức vô lượng vô biên .
-là kinh đại thừa ,bật nhất ,cái trước mắt đạo hữu phải quán sát chơn kinh trước ,quán sát pháp tánh ,pháp tướng kinh trước còn phước hay có phải là kinh bật nhất tính sau ,tất cả chúng sanh và đạo hữu đã ko nhìn ra nên dù có mâu thuẩn kinh vẫn sợ phạm tội ,đều này là chướng ngại vướn mắc của người chân tu .
Đạo hữu thường nghe thuyết giảng ,cũng vậy các vị cũng chỉ nói lên sự hiểu biết chứ ko nói được trọn pháp tánh của chơn kinh ,tôi cho ví dụ :tôi mới nghe vị hòa thượng bên nước canada giảng về kinh vô lượng thọ/
Khi đã tuyên giảng những lợi ích của kinh ,rồi tuyên những phước báu nếu người có thọ trì kinh ,sau mới vào giảng phần chính của kinh tôi mới nghe đến phần buông xã của tham, sân, si thôi tôi đã giật mình rồi ,ngài nói rằng:không có một quyển kinh nào dám nói phật thuyết ,nhưng kinh VÔ LƯỢNG THỌ đặc biệt dám nói phật thuyết vậy kinh chính do phật thuyết ,vị THANH VĂN đã viết lại lời của phật nói trược tiếp của phật nói ,còn ko có một quyển kinh nào nói phật thuyết cả ,nên kinh này là kinh vô lượng vô biên phước ,người nghe được kinh này cũng vô lượng vô biên phước vô tận.
Nhưng đến khi tôi nghe phật nói :tham là ngu muội ,là si mê ,ta phải buông xã nó vì nó là độc hại,tại chúng sanh mình mê tiền tài nên làm mất lý trí ,làm mất sự tu hành ,là muội là si ,hãy buông nó ra mới sáng suốt .
Sau đó tôi lại nghe đến đoạn phước lớn là đem của cải cúng dường ,toàn bộ tiền sẽ in ra hàng trăm quyển kinh để cúng dường để hưởng phước báo ,tới đây tôi ko biết nên khóc hay nên cười .
Nếu như vì sự sống chúng sanh phải lao vào làm cận lực để tìm kiếm từng đồng tiền lo nuôi sự sống ,có những vị nghèo quá ko có thời gian niệm phật nữa thì làm gì có thời gian đến chùa ,trong người ko có một đồng dính túi lấy đâu cúng dường ,vậy phước ở đâu phủ xuống .
Vì cái tham trước mắt mà chúng sanh mê muội ,vì mê muội nên cứ bị lôi vào vòng lẩn quẩn , càng mê càng lính quýnh quơ được gì thì quơ ,càng quơ càng bị gạt ,nhất là đạo pháp ,thầy bói ,thầy bà v...v thử hỏi ai chết ???
Có phải chúng sanh chết ko???tôi còn chứng kiến có vị phải bán cả nhà cửa ,hoặc vay mượn để làm phước cầu phước ,phải nhịn đói phải lao đao vì đạo pháp ko rõ ràng minh bạch ,mong sao đạo hữu hãy cùng tôi đàm đạo rõ hơn làm sáng tỏ đạo pháp chúng sanh.
Các vị phật và chư vị bồ tát đều là từ trong chúng sanh tu thành cả (nghĩa là cũng từ cha sanh mẹ đẻ ),chúng sanh được gọi là phàm phu nhưng ko phải là phàm phu ,vì sao như vậy ??vì hiện vô minh bao phủ chưa thể khai ngộ tỏ sáng nên tạm gọi là phàm phu .
Chính vì phàm phu nên mới có TÂM tham ,sân ,si của kẻ phàm phu nó là nước đục trong cỏi trần gian ,nên mình phải tu ,phải luyện để sàng lọc thành nước trong,nếu tâm mình hoàn toàn trong rồi thì mình đâu còn vô minh che khuất đúng ko??nhưng đạo hữu biết mình là phàm phu thì đạo hữu đã biết nắm cái tâm của mình ,làm chủ nó lôi nó ra diệt nó ,nó nhóm đầu ở đâu diệt nó ở đó ,liệu đạo hữu quan sát nó dám chặt nó nó hay ko ??/chỉ sợ rằng mầm móng ăn sâu diệt đầu này nó mọc đầu kia thì mệt lắm .
Phải cắt bỏ nó từ từ ko cho nó mọc lại ,một khi đạo hữu cắt bỏ rồi tôi nghỉ tâm của đạo hữu trong ko còn đục ,và loại dần những cái tham ,sân,si vi tế còn cựa quậy để bước vào thánh quả.

Vậy đạo hữu cùng các thành viên phật tử có biết tại sao ?trong kinh luôn có câu .
-Ai tụng kinh này vô lượng vô biên phước ,kinh này hơn tất cả các kinh khác ,
Luôn có những câu -Ai mà phỉ báng kinh bị vô lượng nghiệp quả báo v...v....tại sao?kinh luôn phô bày linh hiển ,tại sao kinh luôn nói việc mọi trở ngại nếu mình ko hành trì chơn kinh ko???và tại sao kinh hay có câu tôi nghe như vầy hoặc tôi thấy như vầy ko??/đạo hữu cùng thành viên phật tử hãy đưa lên sự hiểu biết của mình xem .Đây sẽ phá kiến chấp của chúng sanh .
Tôi hy vọng sẽ nhận kiến giải của các thành viên,các đạo hữu ,để cùng phá chấp cùng nhau tiến lên con đường giác ngộ

HOASENNGANCANH
bài trích từ bài giảng "Niềm tin và Trí tuệ" (Pháp thoại của Thượng tọaThích Thái Hòa giảng trong khoá tu ngày 7/ 2 / Giáp Thân (26/02/2004 ) cho các phật tử tại thiền đường Trăng Rằm, Tổ đình Từ Hiếu Huế.)

dẫn nguồn: http://www.ghhv.quetroi.net/64TMTIEN...inVaTriTue.htm

Càng tu càng bị người ta ghét ! Vì sao vậy ? Vì tu là đụng chạm người khác....


Mình không tu có thể mình sẽ đụng chạm tới thiên hạ, đó là điều dễ hiểu, nhưng mình có tu, quý vị cũng đừng nghĩ là chúng ta không đụng chạm gì đến ai.

Mình tin Phật thì sẽ đụng đến người tin ma. Mà giữa đời này ma nhiều hơn Phật chứ, cho nên, chỉ tin Phật thôi là đã đụng nhiều người lắm rồi!

Mình tin Pháp thì sẽ đụng đến các tà thuyết bất chính. Vì thế, mình nói đúng chánh pháp và hết sức tuyên dương chánh pháp là đã đụng đến các tà thuyết, tà pháp của thế gian!

Mình tin Tăng thì đụng chạm tới ai? Tới các tà sư ác hữu. Thật sự mình chỉ biết đi chùa, biết tụng kinh, ngồi thiền và niệm Phật thôi, mình đâu có thì giờ để đi nói xấu các tà sư ác hữu, thế mà vẫn đụng chạm tới họ!

Mình tin Giới là đụng tới những sinh hoạt phi đạo đức, phi luân thường đạo lý của xã hội! Mình chỉ tin Giới thôi, thì những người buôn lậu, những người tham nhũng,... họ ghét dữ lắm. Mà sự thật, mình đâu có giành chi của họ, mình cũng chẳng tham nhũng, chẳng hối lộ chi ai. Chính cái phi lương tâm, phi đạo đức của hành động họ, làm cho họ cảm thấy không thích mình, nên cứ như thế mà đụng!

Cho nên, việc mình thực hiện niềm tin đối với Tam Bảo thôi là mình đã đụng tới tất cả những người không có niềm tin Tam Bảo rồi.

Người đời thích giết hại sinh vật để ăn, tranh giành nhau để sống, tàn hại người khác để mưu sinh cho riêng mình, còn những ai đã tin Phật rồi thì lại không thích tàn hại bất cứ ai, hay dẫm đạp lên bất cứ loài vật nào để tồn sinh. Họ bảo giết người, giết vật, mình không giết, thế là đụng họ rồi. Thế thì ai đụng ai? Mình có thích đụng đâu mà! Mình chỉ thích giữ giới, thích không tàn hại chúng sinh thôi, vậy mà vẫn đụng!

Mình ưa tôn trọng công bằng lẽ phải. Cái gì làm được thì mình hưởng, người khác làm được thì người khác hưởng. Nhân ngang đâu thì Quả ngang đó. Bởi mình ưa như vậy, nên mình mới giữ giới thứ hai là giới không trộm cắp. Nhưng giờ đây, giữa thiên hạ, người ta ưa làm ít mà hưởng nhiều, nghĩ cách để chạy mánh chạy mung... thế là đụng nhau thôi à!

Người đệ tử Phật ưa sống tiết hạnh thanh bạch. Vậy, những người mua dâm, bán dâm, những người làm phim ảnh đồi trụy không lôi kéo được sự đồng tình của người đệ tử Phật. Chỉ đơn giản vậy thôi, thì những người kinh doanh về mặt này trong xã hội đã ghét mình lắm rồi.

Người đệ tử Phật chỉ thích nói lời chân thật, nói đúng lẽ phải. Nhưng, hễ nói lời ngay thẳng thì sẽ đụng kẻ xảo quyệt điêu ngoa, hễ nói thiệt thì sẽ đụng đến người nói láo. Mà giữa đời này có những kẻ làm chuyên gia nói láo, nói láo có truyền thống, nói láo có hệ thống, nói láo có súng đạn, nói láo có băng đảng, nói láo có tổ chức từ trên xuống dưới... Là người con Phật ai lại đi nói láo phải không quý vị, chỉ cần mình nói thiệt thôi, là đã đụng đến người ta rồi, thực ra mình đâu có nói xấu chi họ.

Người ta uống bia uống rượu, mình không uống rượu bia, vậy là họ ghét. Có người ăn chay trường, đi ăn tiệc cưới ngồi chung bàn với bạn bè, chắc chắn người ta sẽ xầm xì: tu làm gì không biết nữa, tu để mau thành Phật à?! Mình đâu có giành bia, giành thịt của họ mà ăn đâu chứ , thế mà vẫn đụng!

Cho nên, quý vị thấy, mình tu thật là đụng tới những tâm ý của người phàm, đụng tới tất cả chúng sinh phàm tục, đụng hết. Bời vậy mà thiên ma ba tuần đã tìm mọi cách làm cho Phật đừng thành Phật chứ ! Đến khi thành Phật rồi, thiên ma lại muốn Ngài nhập Niết Bàn để cho họ được tự tung tự tác giữa cuộc đời, ưa làm gì thì làm, ưa phỉnh gạt ai thì phỉnh gạt. Đó là ý đồ của thiên ma mà!

Bởi vậy, tu là đụng tới cái tham của chúng sinh. Mình muốn đẩy họ đi lên, lên cao đến vô cùng , thế nhưng chúng sinh đâu có chịu, họ cứ ưa níu kéo nhau đi xuống chỗ thấp kém thôi!

Quý vị biết, ngay cả Sư ông Nhất Hạnh, đi đâu cũng chỉ muốn giáo hóa cho người ta tu học, và trong biến cố tại Mỹ ngày 11 tháng 9 cách đây hai năm, khi xuất hiện tại Mỹ, Sư Ông đã khuyên họ hãy yêu thương nhau và đừng tạo ra hận thù. Vậy mà đã có một số người đã tìm cách để làm khó Sư Ông. Sư Ông chỉ khuyên họ những lời từ ái dễ thương thôi mà họ đâu có chịu nghe, không những không chịu nghe mà còn chống báng nữa ! Cho nên, sống giữa đời, người biết nói lời từ ái với nhau đã khó, huống gì là người biết lắng nghe lời từ ái để sống! Không tu thì đụng theo kiểu phàm tục, không tu thì đem cái phàm đụng tới cái phàm, đem cái chúng sinh đụng với cái chúng sinh. Có tu thì cái thánh thiện của người tu sẽ đụng đến cái chất phàm trong chúng sinh. Mình phải biết được điều đó để có sự kham nhẫn trong quá trình tu học. Đừng có nghĩ rằng, mình tu rồi thì ai cũng thương, ai cũng kính và ai cũng tạo thuận lợi. Không có đâu, đừng có ảo tưởng! Càng tu càng bị nhiều người chống đối, vì giữa này phàm nhiều hơn thánh mà! Đức Phật đã dạy: pháp của ta không phải để cho chúng sinh công nhận, mà để cho người trí trong đời công nhận thôi. Giáo pháp ấy được người trí thực tập, người trí tuyên dương. Thực vậy, nếu chúng sinh có công nhận, có tuyên dương, có ca ngợi thì cũng theo kiểu phàm tục của họ, chứ chẳng có giá trị gì. Thấy được điều đó, qúy vị mới có cơ hội sống và đi trọn vẹn với niềm tin của mình, trọn vẹn với con đường tu tập của mình. Tu tập không phải là phong trào, là ủng hộ, là lấy phiếu, nên quý vị đừng buồn và đừng có cảm giác cô đơn, khi thấy rằng, người ta đi chùa thì ít mà tới các quán càphê hay các hý trường lại nhiều.

Lại có người đã thấm thía nhân tình thế thái nầy lắm, nên họ đã than:

Đường đời chật hẹp lắm người đi
Cửa đạo thênh thang hiếm kẻ tìm.

Cũng phải thôi, bởi người đời vốn quen sống theo mùi tục lụy, cho nên hễ rủ ai đi uống bia uống rượu, ăn thịt, ăn cá, đánh bạc, tắm hơi, đua tranh danh lợi ... thì dễ kiếm tìm và có nhiều nguời theo lắm. Còn rủ người ta đi thiền, lạy Phật, ăn chay thì mười người hết chín người lúc lắc rồi. Nên, không phải điều gì được nhiều người phàm tục công nhận đều có giá trị cả đâu. Do đó, chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc, có tuệ giác lớn và niềm tin kiên định, để nhận diện sự có mặt của mình trong cuộc đời và để chúng ta tránh khỏi những cảm giác cô đơn, lạc loài giữa xã hội.

Đức Phật dạy tu tập là phải biết kham nhẫn. Trong cõi Ta Bà này, chúng sinh thì kham nhẫn và chịu đựng với sự khổ đau; Bồ tát thì kham nhẫn sự khổ đau của chúng sinh để tuyên dương chánh pháp. Chúng sinh phải kham nhẫn theo nghiệp báo của mình để mà thọ khổ, còn Bồ tát và Phật kham nhẫn với cái nghiệp của chúng sinh để tuyên dương chánh pháp đem lại niềm tin và trí tuệ cho họ.

Đây là sự kiến chấp ,chính kiến chấp mới có cảm giác người người khác ghét mình vì mình tu ,nói cho một ví dụ:mình tự nghỉ trước khi mình tu ,lúc mà mình không biết đạo là gì?có phải mình từng là họ ko??hình bóng của họ chính là của mình lúc chưa giác ngộ ,khi chưa giác ngộ mình cũng vì quyền lợi bản thân ,ko nề những chuyện bất nhân ,những việc ko lành để dành cho mình một sự lợi ích.
Nếu giả sử gia đình của mình đói khổ ,mình ko được đi học tới nơi tới chốn ,ko có cơ may để đi làm ,gặp nhiều trắc trở ,đột nhiên người thân bịnh nặng thập tử nhất sanh ,lúc ấy phải trộm cắp ,phải lừa gạt để cứu người thân ,.
Trong trường hợp trong gia đình nhiều khổ sở đói khổ chẳng lẻ mình ngồi niệm phật tham thiền ,ko ngó màng tới.
Người đời thì lắm chuyện ko thể bàn nổi ,lúc mình ở trong cái bóng tối thì thấy bóng tối đồng cảnh là cho ánh sáng ,vì ánh sáng đó hạp với hoàng cảnh ,khi có đều kiện thì lại chề bóng tối đó tối quá ,nhưng họ lại ko nghỉ mình cũng từng ở trong bóng tối bước ra ,cũng như nghèo mình ăn muối dưa rau củ ,khi khá lại ăn thêm sửa bơ bánh trái ,lúc này lại chê món kia ko ngon .
Nếu như tu mà còn thấy người ghét tức ta còn thấy mình ,còn thấy cái ta ,cho một ví dụ mình tu ngồi trước người căm ghét mình ,lòng ko thấy họ ghét mà chỉ thấy họ đang thương mình ,đang chỉ dạy mình ,đó là mình ko còn thấy mình ở trong chúng sanh .
Đã muốn ra cứu độ chúng sanh ,hay muốn giúp chúng sanh kẻ hôm qua mới chửi mắng mà hôm nay mình vẫn thấy họ là người bạn để mình tu luyện trên hành trì ,có xấu mới có đẹp ,có dơ mới có sạch ,quan trọng mình có bị nó lôi cuốn ko ?có bị nhiễm ko??.
Cũng như vo-dinh chỉ thấy người thương chứ ko thấy người ghét chứ thực ra người ghét vo-dinh hằng hà ,nhưng đã tu thì đừng chấp những điểm phản biện đối lập chói mắt với đường tu .
Mỗi con người đều có một ý thức họ biết mình đang làm gì ,và họ biết mình phải làm gì?,và họ tự đưng đầu với chính mình ,ko sớm thì muộn ,còn mình tu chỉ buông xã những gì vướn mắc đó khỏi vòng tu luyện của mình .
Con đường tu là con đường dành cho người có cơ may ,có cơ hội đi đến với đạo pháp ,có cơ may để tu luyện giải thoát ,mình ko chê người ko tu ,ko quá tự cao khi mình đang ngồi ngoài bóng tối ,ko tự mãng với quả vị mơ hồ ,mà phải nhìn hết thảy chúng sanh với ánh mắt từ bi

Khi đối diện ,vo-dinh từng biết họ nói láo ,từng biết họ khôn ngoan,xảo quyệt ,nhưng nếu nghỉ họ chỉ là một đứa trẻ đang múa những ngón nghề điêu luyện thì vo-dinh chỉ mĩm cười ,ngó lơ ,đến khi họ thấy mình ko thể gạt được ,ko thể thao thao nói dối nói láo gạt thì tự nhiên họ lấm lét bước đi ,mình ko thể cản họ được vì sao??vì mình ko thể nuôi họ ,ko thể bảo đảm sự sống cho họ ,họ phải tự bơi ,trong quá trình bơi họ ko thể phân biệt nước đục hay nước trong .
Cũng như trong lúc tu ai biết mình đúng hay sai ,sự ấn chứng đắc thành quả thì họ mới biết đã đi đến đích ,còn đang chạy ko ai biết mình sẽ trở gót vào lúc nào ,dù đó là người đã xuất gia .Những vị đã xuất gia vội nghỉ mình có căn tu ,đã được xuất gia đã chắc chắn ko ai lay chuyển đều này đã sai vì sao??
Nếu ta buông xã toàn bộ địa vị hữu hình ,buông xã những gì hiện có thì dù xuất gia hay ko xuất gia đều như nhau ,quả vị đắc thành được tính bằng tâm xã .
Dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi tâm ai buông xã ,và ko còn vướn mắc mọi phiền nào ,đoạn diệt mọi phiền não của chúng sanh thì được chứng đắc quả vị theo từng bực của sự giác ngộ ,ko phân biệt nam nữ hay lớn nhỏ ,trí tuệ tương ứng thành quả do tu luyện mà thành .
Và trong sự tu ko thể nói chánh ,tà vì dù chánh hay tà cũng do lòng mong cầu của chúng sanh ,cũng vì lợi ích mà hiện ,tà thì có tâm tà cầu muốn ,chánh thì có tâm chánh cầu muốn cũng do tâm chúng sanh mong cầu mà có ,biết tu thì ko ràng buộc và ko chấp vào mà tự tâm biết đường nẽo của chính mình ,gọi là tu trí tuệ phân định đường nẽo mà đi.

Tôi kể cho các đạo hữu cùng các thành viên một câu chuyện như sau :
Có một gia đình nọ bán cá khô ,thì họ ghi là Tại đây bán cá khô),người đi qua kẻ đi lại có người nói; Ở ĐÂY là nhà của mày ,mày bán cá khô cần gì phải nói tại đây bán ,mày bôi đi chữ tại đây , đi )người này nghe vậy bôi đi tại đây ,người qua kẻ lại thấy chữ bán cá khô rồi lại có người nói:mày bán cá khô cần gì ghi bán cá khô ,mày bôi đi bán cá ,vì nhìn vô ai cũng biết mày bán cá mà ,thế lại bôi đi chữ bán cá ,cái bản tòng teng một chữ khô .
Người ta ko biết cái gì? khô ,thế người ta hỏi cái gì khô ?mà mày bán hay mày mua???thế là người bán lại ghi tại đây bán cá khô khởi ban đầu .thế mới biết đời là nhiều chuyện
Lại có một câu chuyện nữa như sau :vợ ,chồng và người con ra chợ mua một con ngựa về để kéo xe ,khi ra tới chợ người bán nói ,con LA cũng kéo xe được ruột của nó nhỏ kéo xe nhanh hơn con ngựa .nghe vậy mua ,khi mua xong cả ba người ngồi trên lưng con LA,đi dọc đường người ta thấy lại nói đồ thứ ác độc ko biết thương loài vật ,con vật nhỏ bé vậy mà chất hết lên .
Vậy là vợ chồng đều xuống cho một mình đứa bé ngồi trên ,đi một đoạn lại bị mắng thằng con bất hiếu ,ngồi trên lưng cởi để cha già đi bộ thế là lại lôi thằng con xuống ,cuối cùng mua con LA ko cởi ,chỉ để dẫn đi ,người a lại mắng :đồ ngu ,bỏ tiền ra mua con LA vậy mà ko cởi ,cả ba đều lắc đầu .
Đạo pháp cũng tương tợ như vậy đó ,ba hồi tuột lên ,tuột xuống ,người tu phải cẩn thận hành sự ,cú tùy duyên chứ nghe lời người đời nói là tuột lên tuột xuống như câu chuyện của tôi ./.

Đạo và đời tuy hai nhưng lại là một ,người đã được xuất gia có một ý tưởng đã rời bỏ mọi phiền toái của đời ,nhưng còn ăn còn có những nhu cầu ,dù nhu cầu đó thuộc về tâm linh ,nó cũng bị trói buộc với đời ,bằng tiền tài vật chất ,nếu suy cho kỷ các đạo hữu cùng các phật tử có nghỉ ta tu đem tiền để cầu an ko??
Nếu như dễ dàng dùng tiền tài để cầu an thì thằng ăn cướp là tiền nhiều nhất ,người buôn gian bán lận ,làm chuyện mờ ám thì tiền nhiều nhất ,người tu đã nhận từng đồng tiền cầu an của bá gia là người phải có đủ đạo hạnh chuyển nghiệp ,có đủ khả năng cứu đời ,nhưng thử hỏi người đem tiền đến cúng dường đó liệu đồng tiền đó nặng NGHIỆP hay nhẹ NGHIỆP để cứu họ ra ko?nếu giả sử những mong cầu của họ ko như mong muốn thì họ nghỉ sao tôi cúng dường chùa làm phước vô tận vậy sao? tôi ko nhận được phước báo đó .
Tôi cho ví dụ :có người đem cả 10 triệu để làm một đại lễ để cầu siêu ,vậy mình có chắc cửu huyền có được cầu siêu ko??bằng chứng nào để biết cửu huyền được siêu ,người thầy đó có bảo đảm cửu huyền đó siêu ko??nếu như chưa siêu nói đại siêu ,tin là siêu ,vậy mình có giả dối ko??.
Vạn pháp do tâm sanh ở chổ này vì sự mong cầu của chúng sanh mà đạo sanh ra nhiều pháp nhiều môn ,cũng như ta đọc kinh nào cũng có nói vô lượng vô biên phước ,vì chúng sanh luôn có sự tham muốn trước nên phật dùng phương tiện để dụ ,nhưng phước đó có đó, nhưng mình tu ,tụng chơn lý kinh để hiểu ,để tu luyện ,có những bài kinh đúng hoàng cảnh hoặc ko đúng theo hoàng cảnh nên bình tỉnh đọc kinh đừng vội tham trước mọi phước báu vẽ trong kinh, mà quên mất chơn lý kinh có thuận theo hoàng cảnh ko??
VÍ DỤ :Có bài kinh nói ai đọc kinh này sẽ có phước ,sẽ hết bệnh ,sẽ giàu có ,buôn may bán đắt ,nhè người chuyên bán hòm mà mong cầu buôn may bán đắt ,chẳng lẻ cầu nhiều người chết để mình bán hòm .
Người bán thuốc chẳng lẻ cầu cho lắm người bệnh để bán nhiều thuốc sao??
Người chuyên làm bác sỉ chẳng lẻ cầu lắm người bệnh để bệnh viện đông sao??
Gặp người chuyên đánh bài cầu phước chẳng lẻ phước xuống để họ ăn nhiều tiền thắng cuộc ,
Người chuyên cướp cầu giàu có chẳng lẻ đọc kinh này họ cướp nhiều .
Vì vậy tùy theo hoàng cảnh,vậy mình phải hiểu đọc kinh ko phải để mong cầu mà đọc để thân tâm an ổn ,ko vọng động mà thôi .
phước báu ,may mắn tùy duyên tự có chứ ko phải do đọc kinh hay tu niệm ,mọi sự tùy duyên mà hiện ,quan trọng là thân tâm mình có chịu an tu ko?? hay còn tham sân si ,rất khó nói.
Có hai cách cầu an ,cầu cho thân tâm an ,thì khác mà cầu cho nghiệp trần được an lại khác ,khi mình thân tâm nhiều phiền não vướn mắc nên phải tụng kinh để thân tâm bình tỉnh ,an ổn .
Nhưng người lỡ tác tạo nghiệp ,khi hối hận đọc kinh cầu an thì là khác còn gọi là sám hối
Kinh đọc vốn để rọi lại thân tâm ,là gương rọi ,khi đọc kinh như mình đang đọc lại cái tâm của mình ,và sẽ chiếu ngay nếu tâm tà ắc ko chịu nổi lời kinh .Lời của kinh chiếu kiến minh sát thân tâm ,từng ngỏ ngách ,và kinh ko đem phước báu cho người chất chứa tâm mưu mô xảo quyệt ,hay thân tâm còn quỷ quái gian tà thì kinh sẽ tác tạo ngược với phước báu .
Kinh chỉ thuận theo duyên nghiệp mà luân chuyển ,chứ ko phải muốn mà được cả vì vậy người phật tử phải yêu kinh như yêu bản thân ,nhưng cũng phải có trí tuệ để quán sát kinh chứ đừng như con vẹt lập lại lời của chủ gia thì đường đạo mãi nằm trong bóng tối
________________________________________

Kết luận như sau:
-Khi ta đang tu người xuất gia cũng như tại gia ,ai cũng như ai ,đang đua chạy ba ra tông vậy tự bơi trong biển khổ ko ai biết được mình đúng hay sai ,ko biết mình ở trong ngôi vị nào ,địa vị nào giống như đang mò mẫm trong bóng tối ,kinh kệ ,các pháp chỉ là phương tiện để mình biết cách mò mẫm của người đi trước họ đã thắp sáng ngọn đèn bằng cách nào ,chứ đã là ở trong thế gian ai cũng như ai ,kể cả các đạo giáo dù tu cách nào đi nữa cũng đang ở trong nhà lửa ,đang bốc cháy ,và chúng ta đang ráo riết tìm mọi cách để chạy ra chứ ko thể nói ai tài hơn ai ,chỉ những ai nguồn gốc là bồ tát ,hay là phật từng từ trong nhà lửa chạy vào chạy ra để chỉ cho chúng sanh lối đi ra ,nhưng trong đó cũng có quỷ ,có tà ,nó cũng chỉ cho chúng sanh vòng vòng đến khi ngã gục trong nhà lửa mà thôi .
Vì vậy trong kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA đã dùng phương tiện để giúp chúng sanh biết lối đi ,nhưng chúng sanh mình quả là ngu muội tham ,mê chấp nên mới dụ xe báu ,dụ phước báu ,dụ xa hoa ,đài sen để chúng sanh nương vào lòng tin nơi đó có để đua nhau chạy ,khi đã thành tựu rồi ,cái thành quả vị đó quý còn hơn ,gấp ngàn lần cái xe báu ,hoa sen ,phước vô tận vô biên kia nữa ,v...v....vì lúc đó chúng sanh ko còn bị luân hồi trong nhà lửa nửa tôi nói vậy đúng ko???


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: Bài học cho người tu học

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Phàm đàm đạo , bàn luận về một vấn đề thì phải tuân thủ :
- Nội dung cụ thể vấn đề là gì : Đạo phật có 84.000 pháp môn, sẽ bàn về pháp môn nào? lĩnh vực gì?
- Các đạo hữu cùng tham gia đàm đạo phải có kiến thức cùng một hệ tạm gọi là quy chiếu : chẳng hạn : Kinh là do chư phật nói ra, được kết tập lại.
Còn kinh diễn nghĩa thì do tổ, tăng, học giả từ ý kinh mà giảng theo cái thấy của tông môn mình tu học : chẳng hạn giảng pháp hoa từ cái thấy của thiên thai tông, hoặc thiền tông, hoặc hoa nghiêm tông, hoặc lăng nghiêm,...
Chứ đàm đạo mà lan man không chủ đề thì e rằng không ổn, thì chỉ làm tâm thêm vọng động, chẳng ích lợi gì cho bản thân và cho người đọc.
Chúc đạo hữu an lạc.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tôi cho một thí dụ:anh làm nghành địa chất ,muốn tìm mạch nước để đào giếng ,đương nhiên phải thăm dò đất có mạch nước hay ko để đào ,khi thấy nơi đó có hơi nước ẩm mới cho máy khoang ,xem bao sâu có nước .tùy theo nơi ,tùy theo chổ ,và anh phải dùng cuốc ,cùng xẻng hoặc dùng máy móc để khoang xuống ,.
Vậy anh phải dùng cái trí tuệ nhận biết nơi đó có nước hay ko ?để khi đào uổng công sức ,mà do phương tiện có đào sâu hay đào cạn để lấy nguồn nước ,cái kết quả là đúng mạch nước ,để khai thát bền lâu ,.
Kinh điển cũng vậy chỉ là phương tiện để khai thác đạo lý ,mình phải dùng trí tuệ để nhìn nhận thức hiểu biết ,để tìm sâu đạo pháp thật tướng mà tu ,đâu cần biết cái dụng cụ kia do ai sản xuất ,hay của vị thầy tổ nào làm ra chi cho mệt ,mà mình coi nội dung nói gì ,dùng trí tuệ để khai thác xem nó có giúp ích cho mình ko ?phân biệt nhiều quá thêm rối đạo mà thôi
Kinh pháp hoa diễn nghĩa chương 1bao gồm :
1-Phẩm hạnh
2-ẨN dụ,
ẨN dụ có ba phần ,tổng cộng ,3 phần ẩn dụ
ẩn dụ thứ nhất là vượt qua đường rừng
ẨN dụ thứ hai là phương tiện đào giếng
ẨN dụ thứ ba là thuốc uống
đậy là là 3 liều thuốc quý phật phá kiến chấp
Những vị tâm ko thể thâm nhập đó là hạng người
1=tâm ngã mạn dù đó là xuất gia hay tại gia cư sỉ v,.....
2=thuộc tâm tà ,luôn chống đối
3=thuộc hạ căn
4=loạn tâm ,mất trí câm ,đui điếc
5=thuộc loại căn cơ quá yếu kém hàng thấp khó thâm nhập diễn nghĩa của kinh pháp hoa ,kinh pháp hoa hiện nay là phần phần phương tiện ,còn phần ,ẩn dụ ,và phẩm hạnh đã ko còn .vo-dinh sẽ diễn giải rõ ràng phần 1 của kinh pháp hoa đã mất .
Nguyên văn phẩm ẩn dụ thứ 1 như sau ,:
Có một vị trưởng giả dẫn các con đi qua rừng rậm ,nhưng các con nhìn vào rừng rậm mới nói :sao nơi đây ghê sợ quá ,các con của vị trưởng giả ko chịu qua .
Vị trưởng giả nghỉ nơi đây đã sát bờ rừng ko dụ các con e các con sẽ bị thú rừng ra ăn thịt ,nghỉ như vậy vị trưởng giả mới nói :bên kia bờ rừng ta để dành các con một xe báu ,vàng ròng ,sam hô mã não muôn màu muôn sắc tuyệt đẹp .
Nghe nói bên kia rừng có xe báu ,lọng vàng ,các con liền đứng dậy đi theo người cha dẫn ,người cha lo lắng sợ người con bỏ giữa chừng luôn miệng nói :sắp tới rồi các con mau đi .
mỗi khi các con mỏi mệt người cha lại nhắc sắp đến rồi .
Nên người chia ra nhiều giai đoạn như sau :giai đoạn thứ nhất giai đoạn thứ hai để người con có lòng tin là mình đã đi đến đâu luôn nghỉ mình sắp đến mà cố gắng ko ngừng .
-----------------------------------------------------------------------
VO-DINH giảng nghĩa như sau:người cha chính là đức phật ,các con chính là chúng sanh ,đi qua rừng rặm chính là bể khổ ,phiền não ,mỗi tiến bước của chúng sanh được chia từng cấp bực quả vị TU ĐÀ HOÀN ,A NA HÀM ,TƯ ĐÀ HÀM ,A LA HÁN ,để dìu chúng sanh từng nấc thang qua khỏi phiền nào triền miên


ẨN DỤ THỨ HAI NGUYÊN VĂN NHƯ SAU:
Người thợ đào giếng rành nghề muốn đào cái giếng cho thật tốt ,người đã đi tìm và coi đất thật cặn kẻ mặt đất bằng phẳng nơi nào cũng như vậy ,người ko sao phân biệt được nơi nào có mạch nước ,người dùng máy dò ,gạn bỏ lớp đất trên nơi nào có hơi nước người liền đánh dấu ,và dùng phương tiện cuốc xẻng để đào ,nếu như người đã có một kinh nghiệm sẽ biết nơi đào độ sâu bao nhiêu ,có nước .
Nếu người học ko kỷ dối trá ,nhiều khi đào xuống ko hề thấy mạch nước thì quả là công lao coi như buông bỏ .
--------------------------------------------------------
VO-DINH giải nghĩa như sau:người thợ đào giếng chính là chúng sanh ,kinh điển chính là bài học phương tiện ,máy dò là trí tuệ ,mật đất chính là pháp tánh của chúng sanh ,mạch nước chính là phật tánh mà hết thảy đang muốn tìm dò ,
ẨN DỤ thứ ba là thuốc uống
Nguyên văn như sau:
-Người cha có việc phải đi xa ,nhưng các con của người đang bị bệnh ,nhưng vì mình còn ở đây nên giải đãi ko chịu uống thuốc,lòng buồn vô hạn ,mới gọi người con trưởng lại dặn như sau:
-Nay cha có việc phải đi xa ,con ở nhà phải chăm sóc cho các em ,và người trong gia đình ,ta để dành cho con một số thuốc , thuốc này trị ho ,thuốc này trị cảm ,mỗi loại điều trị một loại bịnh khác nhau ,con nhớ nói cho chúng biết cha đã đi xa ,nay giao lại cho con những loại thuốc quý ,nhớ đốc thúc chúng uống . Nếu như cha quay về thấy các con ko được khỏe mạnh thì cha buồn lắm ,người con được giao nhiệm vụ đã y lời người cha đốc thúc các con uống ,nhưng chờ mãi vẫn ko thấy cha quay về ,người con cũng lại già đi ,sắp chết ,nghỉ đến nhiệm vụ người cha giao .
Đành lại truyền cho người kế để làm nhiệm vụ thay thế cho mình ,nhưng những người được thay thế ,có một số đã sanh tâm ko chăm sóc các em ,thế hệ sau như người cha căn dặn
VO-DINH GIẢI NGHĨA NHƯ SAU:người cha chính là đức phật lúc sắp nhập niết bàn ,thuốc uống chính là 48 vạn pháp môn tu ,người con trưởng chính là tăng sư ,và hết thảy các con đều là chúng sanh ,và người kế tục từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau
Kinh pháp hoa là kinh phá chấp ,người đọc kinh này phải dùng trí tuệ để đọc ,dùng tâm thành mà đọc ko phải để cải tranh luận kiến chấp của tâm phàm phu


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách