Có khổ mới biết vui.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

thôi thế này , để chúng ta khỏi phải vướng vào vòng tranh luận vô bổ , tốn thời gian , mình nói rõ ra luôn là hiện nay khoa học suy luận chỉ dựa dẫm vào 5 giác quan là hết . Nói vậy cho rõ ràng :) Bạn bắt ông Stefen Hawking rùi nhốt zô 1 căn nhà bắt ổng suy ngẫm lẽ đời và chờ ổng đạt giải thoát xem thử coi sao :D Ổng không chạy trốn được đâu , yên tâm :))


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

e thấy mí anh chị cố tình bài xích phật giáo thì có. :(
đã sai rùi, mà còn cố cãi bướng nữa..thiệt là hết biết khungbo
đang nói chuyện phật thích ca ngồi dưới cây bồ đề, tự nhiên lôi chuyện của Stefen Hawking ra để là gì? có liên quan gì không?
Có kinh nào dạy rằng: không được suy luận, không được lý luận không? ~x(


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Mệt quá!
Các vị không lo tu sửa bản thân của mình mà lại đi lo cho thiên hạ làm gì. Chuyện các nhà khoa học có ngã mạn hay không, là chuyện của họ. Hơn nữa, làm sao các vị có thể biết chắc được "học đang ngã mạn"?. Người thì có người này người kia. Có một số nhà nhà khoa học xem phật giáo là một tôn giáo khai sáng, họ cũng tôn vinh và quý trọng giáo lý nhà phật đấy. Ví dụ như ông Anhxtanh(Albert Einstein) trong thuyết tương đối,...
Là người phật tử không nên chấp vào tri kiến của mình quá nhiều. Nếu chấp vào tri kiến thì người phật tử không khác gì người thiên chúa giáo. Khi xưa, người tiên chúa giáo đã chặt đầu những ai dám nói: "trái đất là hình cầu", và "mặt trời là trung tâm của thái dương hệ"
Sống ở thời đại này, chúng ta phải hoan hỷ vì sự tiến bộ của loài người. Mặc dù, chưa có cái gì là toàn vẹn tuyệt đối, nhưng 5 giác quan của con người đã có sự cải tiến và hơn hẳn thời cổ đại ngu muội :) Không nên đem tôn giáo để bài xích khoa học và không nên đem khoa học để bài xích tôn giáo. Vì mục đích của tôn giáo và khoa học đều đem đến kiến tức và giác ngộ cho chúng sanh
Đừng cứ khư khư ôm giữ quan điểm của mình mãi...vì chúng kỳ cục lắm :)
kinhle kinhle kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Nhưng người đang nếm hương vị Phật giáo thì biết rõ giá trị của đạo - còn những ai chưa biết mà đứng ngoài suy luận, lý giải thì đúng thật chưa có duyên.
Vạn sự tùy duyên vậy tangbong


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

hoangmoc1906 đã viết:Là một Phật Tử tôi biết rõ luôn giữ chánh niệm để tâm an lạc - tu để đoạn trừ khổ đau phiền não. Hôm đó có người nói rằng: Bản chất cuộc sống phải có 2 mặt không thể bỏ khổ để lấy vui.
Vì: Không khổ thì làm sao vui được, thương ắt phải có ghét (không ghét người thì không thể thương người được) nếu vậy thì tu Phật là vô tâm. Những người bạn tôi luôn tự hào về bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ... thành đạt nhưng lòng ganh tị ghen ghét thì theo đó mà tỉ lệ thuận. Họ thản nhiên coi đó là quy luật tự nhiên. Không chấp nhận Phật giáo vì cho là thụ động bởi tư tưởng KHÔNG.
Bạn tôi nói rằng bất kỳ 1 tư tưởng nào- một nền triết học nào cũng có giới hạn (mặt trái) của nó. Phật giáo cũng vậy!???
Kính thưa quý vị đạo hữu chia sẽ cùng tôi về vấn đề này - Chân thành biết ơn!
Chào Hoang Mộc,
Để chia sẻ với bạn trong chủ đề này không phải dễ, bởi vì đây là một việc lớn và khó. Đồng Nát chỉ xin nói trong phạm vi hiểu biết có giới hạn.

Đến với Phật Pháp là do nhân duyên có được gieo trồng với Phật Pháp từ trước hay không, thứ nhất là phải tự mình tạo nhân duyên với Phật pháp, thứ 2 hoặc do người khác gieo nhân, gieo một hạt giống Phật pháp vào trong tâm thức của họ, có như vậy khi hội đủ duyên thì nảy nở, điều thứ 2 này "hơi bị khó" bởi vì chỉ có người có đủ Định lực - Tứ Vô Lượng Tâm sâu rộng mới làm nổi việc gieo nhân (chủng tử) vào trong tâm thức (A-lại-da thức) của người chưa hề biết đến Phật pháp, làm điều đó chẳng khác nào chúng ta gieo một hạt giống lên một mảnh đất khô cằn, khô được cày xới, tới nước chăm bón phân thì hạt giống đó cũng chẳng thể nảy mầm...

Trường hợp của bạn thì Đồng Nát cũng có gặp nhiều, những người bạn của Đồng Nát cũng vậy thôi, cho nên Các bậc Đại giác đại trí huệ mới dạy chúng ta tùy duyên mà nói Pháp, tuy căn cơ mà nói pháp cao thấp khác nhau, tùy cảnh giới (môi trường, hoàn cảnh) mà nói Pháp, tùy phương tiện mà truyền Pháp, muốn làm dược điều này thì trước hết tự mình phải học giỏi Phật pháp để có đủ Định lực tự độ và độ tha (giúp người).

Đối với người sinh ra trong gia đình có theo đạo Phật thì họ không phủ nhận Phật pháp, họ chỉ nghĩ Phật dạy làm điều thiện điều lành lẽ phải là tốt, như vậy là hết, họ nghĩ rằng họ không giết người, không trộm cắp, lừa đảo...nói chung là không làm gì trái với lương tâm theo sự giáo dưỡng, cho nên với họ như vậy là đủ, còn việc ăn chay họ không quan tâm, việc sát sanh họ không quan tâm vì họ không hiểu nhân quả...
Đối với những người này tuy duyên trong câu chuyện có thể không dùng ngôn ngữ nhà Phật nhưng vẫn truyền Pháp được một cách tinh tế, vì pháp Phật không nằm ngoài pháp thế gian, vì vậy phải nói cái gì đem lại lợi ích mà họ có thể thấy được tốt cho bản thân, công việc kiếm tiền và gia đình con cái họ thì họ mới lắng nghe, mà không có gì ngoài Bố thí, cúng dường, lễ lạy Phật hoặc niệm Phật. Vì họ không tự gieo nhân duyen với Phật pháp thì khó mà nói gì cao hơn, ngoài ra phải có những câu chuyện thực tiễn (của chính bản thân mình, của người thân mình thì càng thuyết phục hơn) về sự linh ứng ...không nên trích dẫn trực tiếp kinh điển ra nói với họ sẽ bị phản ứng ngay, người lịch sự còn tôn trọng bạn thì họ tìm cách lãng tránh chủ đề Phật pháp, người không tôn trọng thì phản ứng gay gắt thậm chí phỉ báng Phật pháp thì vô hình trung mình là tác nhân làm họ mắc nghiệp quả phỉ báng giáo pháp thì tội cho họ, trong khi là do mình không đủ định lực độ tha.

Đối với người có trình độ học vấn cao, nên có những câu chuyện thật về mối liên hệ giữa khoa học và Phật pháp, chẳng hạn như câu nói của một người mà ai ai có trình độ học vấn đều không dám bài bác lời bạn: đó là Albert Einstein, ông có những câu nói nổi tiếng về Phật giáo chẳng hạn như:

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật."( Albert Einstein)

The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism. (Albert Einstein)


Ngoài ra, bạn nên tìm hiều về Dr. Matthieu Ricard, Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo và Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), Giáo sư Trịnh Xuân Thuận viết nhiều cuốn sách mang tính khoa học và Phật giáo như các cuốn:
-Hài hòa trong hỗn độn
-Lượng tử và hoa sen, dịch từ cuốn The Quantum and the Lotus
-Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ)...

A Brief History of Time (Sơ lược Lịch sử Thời gian) của stephen hawking, khoa học gia nổi tiếng nhất hành tinh.
cùng một tác giả trong cuốn Vũ Trụ Trong Một Vỏ Hạt (The Universe In A Nutshell) câu này Đồng Nát tìm thấy có một mối tương đồng trong Phật giáo:
"Càn khôn tận thị mao đầu thượng
Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung"

(Trời đất rút lại bằng đầu sợi lông; mặt trời, mặt trăng có thể nằm lọt trong một hột cải - thiền sư Huyền Giác trong chứng Ðạo Ca).

Bạn nên tìm hiều về thế giới vi trần trong kinh Phật mà Đồng Nát cũng thấy có sự tương đồng với thuyết hạt cơ bản hình thành nên vũ trụ bên Vật lý lượng tử, xem theo link sau:
viewtopic.php?f=35&t=5816

Đây là phương tiện để dẫn họ vào Phật pháp, làm cho họ tò mò muốn khám phá Phật pháp là gì mà mấy ngàn năm trước đã nói được cái mà Khoa học gia ngày hôm nay đang phải dò dẫm... :D

Không nên nói pháp với người chưa từng biết lạy Phật, thờ Phật, bố thí cúng dường..rất khó, rất khó! Tùy duyen vậy. :)

Ngoài ra do có một số loài, hoặc một số khác là từ cảnh giới trong tiền kiếp họ không có biết đến Phật nên họ không tin vào Phật, nhưng để biết được trường hợp này thì chỉ có ai biết được tiền kiếp căn mạng của họ...chuyện này chỉ mở rộng nói thêm chút để biết vậy thôi, chúng ta chỉ nên theo phương pháp thông thường...

Đồng Nát xin dừng ở đây để đi làm, hữu duyên sẽ nói tiếp... :D tangbong
Chúc an lạc và học Phật pháp giỏi, đủ định lực tự độ và độ tha.


Hình đại diện của người dùng
cusibui1710
Bài viết: 70
Ngày: 27/09/10 02:57
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội
Nghề nghiệp: Công nghệ thông tin

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi cusibui1710 »

Lâm Nghĩa đã viết:
hoangmoc1906 đã viết:Là một Phật Tử tôi biết rõ luôn giữ chánh niệm để tâm an lạc - tu để đoạn trừ khổ đau phiền não. Hôm đó có người nói rằng: Bản chất cuộc sống phải có 2 mặt không thể bỏ khổ để lấy vui.
Vì: Không khổ thì làm sao vui được, thương ắt phải có ghét (không ghét người thì không thể thương người được) nếu vậy thì tu Phật là vô tâm. Những người bạn tôi luôn tự hào về bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ... thành đạt nhưng lòng ganh tị ghen ghét thì theo đó mà tỉ lệ thuận. Họ thản nhiên coi đó là quy luật tự nhiên. Không chấp nhận Phật giáo vì cho là thụ động bởi tư tưởng KHÔNG.
Bạn tôi nói rằng bất kỳ 1 tư tưởng nào- một nền triết học nào cũng có giới hạn (mặt trái) của nó. Phật giáo cũng vậy!???
Kính thưa quý vị đạo hữu chia sẽ cùng tôi về vấn đề này - Chân thành biết ơn!
Hỏi họ xem, cái bằng mà họ cầm và kiến thức mà họ có cũng có 2 mặt đó thôi. Mặt tự cao và mặt biết nhiều pháp thế gian. Hỏi họ xem, tư tưởng Phật giáo và kinh điển giáo lý họ đã nghiên cứu gì chưa ? Đã thực hành qua, đã xem xét kĩ càng chưa mà nói xằng nói bậy ??? Hỏi họ xem, cái KHÔNG trong Phật giáo mà họ cho là thụ động đó, họ đã am hiểu và tường tận tất cả chưa ?

Đối pháp thế gian thì dù là tư tưởng cao siêu thế nào đi chăng nữa cũng có hai mặt của nó. NHƯNG, PHẬT GIÁO LÀ MỘT PHÁP XUẤT THẾ GIAN, LÀ TUYỆT ĐỐI, LÀ CHÂN LÝ NÊN KHÔNG CÓ 2 MẶT MÀ CHỈ 1 MẶT LÀ GIẢI THOÁT MÀ THÔI! Lấy cái tri kiến sai lầm của kiến thức mình có như giọt nước đi so với cái trí tuệ biển cả của Đức Phật thì làm sao so sánh được ???

Bảo họ về tìm đọc lại những bài viết khoa học về Phật giáo đó, bảo họ chỉ mới cầm cái bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ mà đã khoe khoang thì nhà bác học Albert Einstein kính ngưỡng Phật giáo vĩ đại đó lại không bằng họ sao ??? Lấy con mắt, cái miệng, cái lỗ tai, cái mũi mà cảm nhận, thấy biết mọi vật xung quanh, xem đó là chân lý tuyệt đối, là đúng như vậy, là tự nhiên như vậy rồi chấp vào. Như vậy là sai lầm, là ngu si, là tự mình tìm vào cõi khổ, cõi không có an vui thì làm sao thấy vui mà lại nói có vui, có khổ ???

"Xin chớ so đo khổ với vui
Có gì là khổ có chi vui ?
Vui trong tham ái vui rồi khổ
Khổ để tu hành khổ hóa vui
Nếu biết có vui thì có khổ
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui
Mong sao giữ tánh không vui khổ
Mới thoát ra ngoài cái khổ vui."

A Di Đà Phật!
Diễn đạt quá hay =D> ! A Di Đà Phật tangbong


[b][color=#0040FF]Om Mani Padme Hum [/color][/b]
[b][color=#0040FF]Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti Xoa Ha[/color][/b]
[color=#0040FF][b]Om A Ra Pa Sa Na Dhih [/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Thật khó chịu khi khoa học ngày nay nhồi nhét vào đầu con người bây giờ thêm suy nghĩ " đợi khoa học chứng minh , kiểm chứng lại về thiền , toàn bộ lời dạy của Đức Phật rồi mới nên tiếp tục thực hành " . Đợi thêm vài ngàn năm nữa hay sao . Lúc đó Tiểu Tam Tai tràn đến phá cho tan hoang hết . Thật sự rất quá đáng . Công lao của Đức Phật và hàng ngàn vị Tổ xưa phải chờ khoa học kiểm tra lại haha :)) Mình làm việc , kiếm ăn bằng khoa học máy tính mà có chấp gì vào nó đâu :)) Trò chơi cả thôi . Kiếm tiền với nó giống như người ngồi trên bè câu tôm cá của dòng thác Vô Thường :)) . Hệ thống phần mềm , phần cứng mới ra là y như rằng 1 thời gian ngắn sau bị quật cho sập . Và chúng ta lại bỏ tiền ra chạy theo thứ mới và giá để mua cũng ngày càng mắc :D Chúng sai trái là từ cái mà khoa học máy tính gọi là bảng logic , bảng sự thật Có - Không , 1-0 . Không biết nên gọi là bảng sự thật hay bảng dối trá đây :D


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Gửi bạn Đồng Nát!
Những lời trao đổi của bạn rất chân tình, cảm ơn bạn!
Chính vì có người này người khác (không thể như ý mình muốn được) - điều này dẫn đến những tư tưởng phản biện.
Những người không hiểu tí gì về đạo đôi khi hỏi những câu "ngớ" mất rất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi đó- Giá như họ đọc Phật Học Phổ Thông hoặc những tài liệu tương tự để đở mất thời gian nhỉ!!! :)


116
Bài viết: 14
Ngày: 07/10/11 08:35
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi 116 »

Có những chuyện lý thuyết nhiều nhưng ứng dụng thì không bao nhiêu - không gần gủi với đời thường thì .. chính người đó phải coi lại tự thân.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Kiến thức thế gian được xem là: tri thức vụn vặt. Nó cần được loại bỏ với một người tìm kiếm trí tuệ giải thoát.

-Làm sao có thể đặt cạnh nhau. ?? Vậy mà có một số kẻ điên cuồng đem so sánh với nhau.

- Trước khi có thể chứa nước sạch, nước dơ cùng cặn phải bẩn cần phải loại bỏ đầu tiên.

116 này, càng tìm hiểu về Chánh Pháp, niềm tin vào chân lý càng được vun bồi, chôn sâu thêm.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Có khổ mới biết vui.

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Duyên Khởi đã viết:e nghĩ đây chỉ là sự áp đặt của một số người lười biếng suy luận thui, suy ngẫm mục đích là tìm ra chân lý, sao có thể nói như vậy
ngày xưa, phật thích ca ngồi dưới cây bồ đề để làm gì? Có phải ngài cũng suy ngẫm về lẽ đời? sau khi giác ngộ thì ngài mới đi thuyết pháp.
Sao mí anh chị lại phủ nhận sự tư duy như thía được? tangbong
Phật ngồi gốc cội bồ đề Quán tưởng là nhập định của Thiền chứ không phải cái kiểu suy gẫm bằng đầu óc dựa trên nền tảng kiến thức thu thập do học thức mà có (cái này thì nhà Phật gọi là thế trí biện thông), một bên kiến thức đời thì tích lũy càng nhiều càng tốt nhưng lại là hữu hạn (rất hạn chế), còn một bên tu tuệ giải thoát là buông bỏ nhưng cuối cùng là biết tận cùng, thấy tận cùng chân lý của vũ trụ bao la khong giới hạn cho đến một hạt bụi nhỏ (vi trần) cỡ hạt cơ bản tạo nên vật chất mà vật lý luong tử hiện đại chứng minh. Do tu tuệ mà các giác quan trở nên tinh tường các vi tế mà khong phải do sự học kiến thức để có được, cái này gọi là "thông đạt", còn kiến thức đời thì học ngành nào biet ngành đó, trí tuệ của nhân loại của khoa học là phải chứng minh và bằng thực nghiệm (chứng minh bằng lý thuyết, bằng thí nghiệm), còn Trí huệ Bát Nhã khong phải do chứng minh thực nghiệm, khác nhau xa lắm... kinhle

Thế trí biện thông thì còn trong phiền não. Tại sao???
Vì là còn trong nhóm:
1/-Phiền não chướng.
2/-Sở tri chứớng.

Xin trích đoạn để giải thích cho tận tường nhằm không hiểu sai:

"Chính hai cái chướng này là nghiệp chướng, vì nó có năng lực trói buộc và sai sử mình theo định hướng của hai chướng ngại này. Phật học gọi đó là thế gian mê lầm điên đão. Những tri thức nào còn vướng mắc với hai chướng này, thì dù có biện luận thông suốt đến đâu thì cũng chỉ là thế trí biện thông. Thế trí biện thông là thứ tri kiến thông thái và lanh lợi nhưng còn mắc vào hai chướng là "Ngã chướng" và "Sở tri chướng". Vì vậy không rơi vào thế trí biện thông, thì mình phải biết rõ 10 thứ bệnh đang trói trăn và sai khiến hành xử của một sinh thể theo hướng của hai nghiệp chướng là Phiền não chướng và Sở tri chướng. Hai chướng ngại này là Ngã Chấp và Pháp chấp, mà một sinh thể thì phải bị ngăn che bởi hai cái chấp mắc này. Dù có lanh lợi và hùng biện đến đâu mà còn chưa thoát được 10 triền phược này thì cũng chỉ là thế trí biện thông, một tai nạn không có Phật Pháp, vì không đem lại sự giác ngộ tự tánh của sinh thể.

Ngã chấp thì có Phiền não chướng là:

1/- Ham muốn, còn gọi là tham dục và dâm dục.

2/- Nóng giận, còn gọi là sân nhuế.

3/- Đam mê si dại.

4/-Kiêu mạn, là lầm chấp về cái tôi.

5/- Nghi ngờ, không biết đúng sai nên luôn hoài nghi vì không có tín căn.. Năm cái chấp mắc này phát xuất từ một cái tôi của thân xác và tinh thần.

Pháp chấp còn được gọi là Sở tri chướng. Chính cái sở tri của kiến chấp làm thành sở tri chướng. Cái hiểu biết thành trở ngại ngăn che cho mình, vì nó là kiến chấp từ thế gian mà phát sinh. Kiến chấp sở tri này gồm có năm thứ là:

1/-Thân kiến, là cái thấy về thân. Sinh thể luôn có cái kiến chấp thân, nên thường bị dính mắc vào một cái thấy về thân. Bởi vì sinh thể có cái thân nên có cái thấy về thân.

2/- Biên kiến là cái thấy bên lề, mình dính vào một phía bên lề để thấy. Thí dụ như khi mình thấy con cọp và con nai thì thế nào mình cũng phải đứng về một bên mà thấy. Thấy con cọp ăn con nai để trừ đói là một bên hoặc thấy con nai là nạn nhân đau khổ của con cọp là bên kia. Mình luôn phải đứng ở biên kiến của một bên mà nhìn, vì vậy trước cái nhị biên thì mình thường có biên kiến thấy về một bên.

3/- Tà kiến thì thấy lệch, thấy không đúng. Thí dụ như nghe người chết rồi thì có tái sanh thì vội cho là có linh hồn bất tử, có một cái hồn chui ra cái xác mà nhập vào thai để sinh ra. Thấy con người có tinh thần hiểu biết thì cho cái hiểu biết này do vật chất có trước rồi sanh ra tinh thần. Có rất nhiều tà kiến vì thấy lệch , thấy cong queo đi chứ không đúng , nên gọi là tà kiến.

4/- Ác kiến là cái thấy có hại cho chúng sanh, hại cho mình, hại cho người và hại cả hai và nhiều ngừoi khác. Những cái thấy gây tổn hại thì đều là ác kiến.

5/- Giới cấm thủ kiến là bảo thủ cái thấy về giới phải giữ. Cố bão thủ cái thấy phải giữ giới mà không biết là giới đó có đem lại lợi ích hay không. Thí du giữ giới không nói láo, nên lúc nào cũng nói thật, nhưng không biết lợi hại của lời nói thật và dối, nên khi kẻ cướp nó hỏi cái gì thì cũng nói thật để nó làm hại người khác. Vậy là giới cấm thủ là một sai lầm từ cái thấy giữ giới mà không nhiêu ích hữu tình. Giới cấm thủ là đè nén và có cái thấy bị đè nén. Do vậy sự đè nén của giới cấm thủ đưa đến cái thấy bị đè nén do giữ giới. Cái đè nén này là sở tri chuớng có hại. Giới của Phật dạy là có động cơ của tình thương và vì sự lợi ích và hiểu biết của các chúng sanh. Vì vậy giới của Phật tử không do đè nén và đàn áp tao thành tri kiến ức chế. Có cái thấy ức chế khi giữ giới là giới cấm thủ kiến.

Do đó, nếu có thể biện thông bằng một cái trí rất thông minh lanh lợi, nhưng cái trí đó còn mắc kẹt trong ngã cấp và pháp chấp thì chính cái trí đó là thế trí biện thông, một tai nạn có hại cho mình và người khác nếu cho đó là chân lý và sự thật. Vì vậy tất cả ngữ ngôn đều là phương tiện đứng đắn để tỏ bày ý nghĩa cho một cái lý giả lập chứ không phải là chơn lý. Bởi vì chơn Lý thì chẳng thể là chơn nếu không có Sự. Vì chơn là cái thật có xảy ra như sự thật thì mới có thể gọi là sự thật. Tiêu chuẩn của chơn lý là sự thật. Vì vậy Lý và Sự phải có mặt cùng với nhau mới sự thật. Cái trí bị ngăn che bởi Ngã chấp và Pháp chấp thì chỉ thấy sự thật theo cái chướng mà sinh thể đeo mang, giống như người đeo cặp kiếng màu thì chỉ thấy theo màu kiếng mà nó mang. Hoăc tệ hại hơn như người bị hỏng mắt ôm con voi mà đoán mò, mò trúng chổ nào thì con voi là cái đó. Vì vậy còn dính mắc với Ngã chấp và Pháp chấp thì cái trí phàm phu đó, không thể nào mà không rơi vào thế trí biện thông.

Lý đáng mà nói thì cái gì cũng phải dựa vào cái có thể xảy ra hoặc đã và đang xảy ra, như một sự kiện có thật thì mới có tiêu chuẩn sự thật để lập luận. Nhưng mình lấy cái thực mà mình tưởng là thực đó để đã phá những cái không có thực như thi ca, như tiểu thuyết, như ngụ ngôn , như huyền thoại, như thần thoại, như chuyện liêu trai ma quái hồ đồ ủy mị v.v....nhưng mình không biết rằng những cái hoang tưởng thần thoại giả tưởng hư mị kia....chính là một ngụ ngôn để dùng ngôn ngữ hình thái không nắm bắt được mà biểu thị sự thật không nắm bắt được. Những ngụ ngôn như vậy thì mới chuyên chở được sự thật và lý vô ngại của Giác Tánh không ngăn ngại bởi những phạm trù của vật thể.

Vì vậy y kinh diễn nghĩa thì oan cho Phật, rời kinh mà một chử thì rơi vào ảo hóa của ma. Với những sinh thể còn trong ảo hóa của triền phược của Ngã chấp Phiền não chướng và trong Pháp chấp Sở tri chướng, thì tất cả ngôn ngử không thích hạp căn cơ và lý tánh của người đang mang nghiệp chướng trói buộc thì cũng không phải là Phật Pháp. Những cái không phải là sự thật, nhưng có thể làm cho mười triền sử bị tác động để bừng tỉnh thì đó lại là Pháp làm cho rơi rụng Phiền não và sở tri chướng.

Một sinh thể hứơng về hạnh phúc chân thật thì biết rằng mình có 10 nội kết để lên đường cùng 10 Pháp lữ này. Mình có tham thì biết mình đang có tham. Mình có sân thì biết mình đang có sân. Mình có đam mê thì biết mình có đam mê. Mình có kiêu mạn thì biết mình có kiêu mạn. Mình chưa có tín căn và còn nhiều nghi ngờ thì mình biết rõ mình đang có ngã chấp và phiền não chứớng ngại. Đây là sự thật của một cái tôi đang là. Tôi phải thấy cái đang là của tôi thì tôi mới ru tôi ngủ yên với nội kết được. Nếu tôi không biết cái tôi đang mang và đang bị chướng ngại thì tôi sẽ bị nội kết của tôi sai xử tôi như một nô lệ.

Cũng giống như vậy , nếu tôi không biết về cái tri kiến của tôi là thế gian sở chấp thì tôi sẽ trở thành nạn nhân của chính tri kiến của tôi. Bởi vì mình không biết bệnh của mình và giặc phiền não của mình, thì tình trạng của mình là một nô lệ không lối thóat. Nhưng khi mình nhận diện được giăc phiền não rồi thì mình có thể mỉm cừời với nội kết của mình và ru ngủ chúng. Mình phải ru cho chúng ngủ chứ không thể đàn áp và tiêu diệt chúng. Bởi vì chúng chính là mình và chúng sanh của mình. Nếu đàn áp và tiêu diệt chúng thì đã tự hủy diệt bóng ma là mình. Bởi vì phải hiểu chúng thì mới chuyễn hóa được chúng thành những chúng sanh hũu ích của mình, chứ không chịu chúng sai khiến mình như điều khiển nô lệ của Phiền não và tư kiến sai lầm của một sinh thể mê muội.

Muốn làm được công cuộc chuyển hóa này cần phải theo con đường Phật dạy trở về bằng Giới học , Định học, và Tuệ học. Nếu rời bỏ con đường Phật dạy thì trí tuệ mà mình có được chỉ là "Thế Trí biện thông". Có thế trí biện thông thì mình có thể viết những luận án nghiêm túc và lý luận tài tình. Nhưng mười nội kết thì không ngủ yên và chuyển hóa để đem lại hạnh phúc chơn thật cho mình và chúng sanh quanh mình. Như vậy thì trí tụê nào cũng có thể là thế gian trí, dù biện tài vô ngại trơn tru, nhưng ngã và pháp vẫn là triền phược. Lý và sự không viên dung thì không phải là phật pháp, dù có dẫn hết kinh điển ra để thuyết minh thì cũng chỉ là Ma Sự."

Nguồn: http://www.tangthuphathoc.net/nghiencuu ... nthong.htm


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.106 khách