CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chúng ta hiện hữu trong hiện tại chớ chẳng hiện hữu ở thời điểm nào khác; cho nên "hãy sống với hiện tại" mình nghĩ có nghĩa "hãy sống trọn vẹn"

chúng ta sống không trọn vẹn vì đầu óc luôn bị ám ảnh hay chấp vào chuyện nào đó; sự ám ảnh/chấp này khiến chúng ta mất tỉnh giác, không thấy hết tất cả diễn biến đang xảy ra; trong Thiền Minh Sát tác giả Hòa thượng Henepola Gunaratana nói chúng ta chỉ chú trọng đến 1% của tất cả diễn biến, cho nên chúng ta chỉ sống vỏn vẹn 1% mà không thể sống trọn vẹn hơn

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
hlich đã viết:tangbong

chúng ta hiện hữu trong hiện tại chớ chẳng hiện hữu ở thời điểm nào khác; cho nên "hãy sống với hiện tại" mình nghĩ có nghĩa "hãy sống trọn vẹn"

chúng ta sống không trọn vẹn vì đầu óc luôn bị ám ảnh hay chấp vào chuyện nào đó; sự ám ảnh/chấp này khiến chúng ta mất tỉnh giác, không thấy hết tất cả diễn biến đang xảy ra; trong Thiền Minh Sát tác giả Hòa thượng Henepola Gunaratana nói chúng ta chỉ chú trọng đến 1% của tất cả diễn biến, cho nên chúng ta chỉ sống vỏn vẹn 1% mà không thể sống trọn vẹn hơn

:)
tangbong
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
bacgiacngo
Bài viết: 97
Ngày: 12/10/11 05:17
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi bacgiacngo »

Hỏi hue thong theo bạn thì mình nên làm gì tiếp theo, quy y xuất gia hay sao? tangbong


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL chẳng là cao nhân , lâu không vào diễn đàn , hôm nay vào thì thấy đề tài này nên trên tinh thần cùng trao đổi thế thôi , do đ/h bacgiacngo dường như muốn tham khảo cùng hành giả "Phật" về cái "ngộ" bởi chính đ/h đã nếm nó , theo cái sở học của PL thì nó chỉ là một trong những cái có tên là "hóa thành" mà thôi ! có nghĩa nó chỉ là hoa thơm cỏ lạ ven đường của người học Phật , nói tới ngộ thì nhiều thứ lắm mà đ/h đã nêm một trong những thứ ngộ ; Đối với Phật học thì cái ngộ tột đỉnh nó vẫn còn một bước nữa là "nhập" ; ngộ , nhập cái gì !!! đó là Phật Tri Kiến . Theo PL thì đ/h còn nhiều bước nữa mới đạt mục đích của Phật môn . Chào người bạn mới trên tinh thần học hỏi !


bacgiacngo
Bài viết: 97
Ngày: 12/10/11 05:17
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi bacgiacngo »

xin mod dong luon cai topic nay lai. cam on da chia se.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

bacgiacngo đã viết:Hỏi hue thong theo bạn thì mình nên làm gì tiếp theo, quy y xuất gia hay sao? tangbong
Y theo lời Đức Thế Tôn đã dạy, những lời dạy cũa người do các chư vị Thánh Tăng đã từng kếp tập và lưu truyền cho đến ngày hôm nay,
đó là Trung đạo, tức là thực hành cho thật đúng Tứ niệm Xứ, đễ thực hành cho thật đúng phải tìm học cho thật kỹ , đễ khỏi rơi vào chấp ngã và chấp pháp, khi đã thật hiểu rỏ,không còn bị rơi vào tâm trạng hoài nghi pháp, hoài nghi pháp đây có nghĩa là hoài nghi pháp bảo của Đức Thế Tôn,nếu không phải pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy,chúng ta có thể hoài nghi tất cã pháp khác mà không được gọi là hoài nghi pháp,
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch". (Câu 145)
Người Phật Tử không làm nô lệ cho một quyển sách hay một cá nhân, cũng không hy sinh tự do tư tưởng của mình khi bước theo dấu chân của Đức Phật. Người Phật Tử hoàn toàn tự do thực hiện ý chí, mở mang kiến thức và phát triển trí tuệ cho đến ngày chính mình đắc Quả Phật, bởi vì khả năng trở thành Phật nằm bên trong tất cả mọi chúng sanh.
Lẽ dĩ nhiên, người Phật Tử nhắc lại Phật ngôn như những chân lý bất di dịch, nhưng chính Đức Phật dạy phải nên luôn luôn suy gẫm, không nên nhắm mắt tin càng.
Sự chứng ngộ có thể có trong hiện tại không phải là tiêu chuẩn chân lý duy nhất trong Phật Giáo. Điểm then chốt là Chánh Kiến (samma-ditthi), sự hiểu biết thuần lý. Đức Phật khuyên dạy người đi tìm chân lý không nên chấp nhận điều gì chỉ vì một người đáng tin cậy đã nói như vậy mà phải suy luận kỹ càng và thận trọng xét đoán để biết rõ điều nào là đúng, điều nào sai.
"Hãy đến đây, người Kalama! Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại (tỷ như nghĩ rằng ta đã nghe điều nầy từ lâu). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì tập tục cổ phong truyền lại như thế (tỷ như nghĩ rằng điều nầy đã được truyền lại từ bao nhiêu thế hệ). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì có lời đồn đãi như vậy (tỷ như tin lời người khác mà không suy xét). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được ghi trong kinh sách. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình đã ức đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình suy diễn như vậy. Không nên chấp nhận điều gì theo bề ngoài. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hợp với thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được (tỷ như nghĩ rằng điều nầy phải được chấp nhận). Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra điều nầy ta đã được kính trọng từ trước (và như vậy, lời nói phải được chấp nhận). [15]
" Tuy nhiên, khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy không hợp luân lý, những điều nầy đáng được khiển trách, những điều nầy bị các bậc thiện trí thức cấm đoán, nếu thực hiện những điều nầy sẽ bị phá sản và phiền muộn -- thì hẳn các con phải từ bỏ, không nên làm điều ấy.
" Khi tự các con hiểu rõ rằng -- những điều nầy hợp luân lý, những điều nầy không đáng bị khiển trách , những điều nầy được các bậc thiện trí thức tán dương, nếu thực hiện những điều nầy sẽ được an vui hạnh phúc -- thì hẳn các con phải hành động đúng như vậy". [16]
Bạn nên xem Bốn Điều Tham Chiếu Lớn ở đây :
viewtopic.php?f=19&t=5484&p=50848#p50848

quy y xuất gia hay sao?


Điều cần tối quan trọng là phải chân thật với lòng, do chân thật thì giới hạnh được
trong sạch, học, hỏi và hành theo lời dạy của Đức Phật,Chánh pháp, của chư Thánh tăng là đã quy y rồi.
Tùy thuộc theo hạnh nguyện của mỗi người, mà xuất gia hay tại gia.
Bạn nên đọc cho thật kỹ, những hạnh nguyện này : 10 pháp Ba La Mật
xem tại đây : viewtopic.php?f=19&t=5484&p=50848#p50848
Nếu bạn thấy chán cho kiếp sống cứ mải trôi theo dòng sanh tử trong tam giới, chỉ sợ là phải đọa vào bốn đường ác :
A tu la, Ngạ quỷ, Bàng sanh và Địa ngục, thì bạn phải phát nguyện trong tâm, làm một vị Thánh thanh văn giác thường
(Phật thanh văn, duyên giác bậc thường) và suyên năng tiến hành thiền tuệ, thì bạn có khã năng thành Phật trong kiếp sống hiện
tại và kế tiếp, theo hạnh nguyện độ người nào có duyên với Đức Phật hiện tại (Thích Ca Mâu Ni).
Theo trong sách có ghi rõ rằng :
"Mỗi Đức Phật Toàn Giác (Chánh đẳng Chánh Giác) có khã năng tế độ một số lượng khoảng 24 a tăng kỳ 600 triệu chúng
sanh được cứu vớt ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài "
Đức Phật Gotama của chúng ta đã thuyết pháp tế độ chúng sanh suốt 45 năm, vẫn chưa đủ số lượng 24 a tăng kỳ 600 triệu
chúng sanh ấy. Cho nên ,khi Đức Phật nhập diệt Niết Bàn rồi, giáo pháp của Ngài còn lưu truyền trên thế gian đến 5000 năm, để
cứu vớt chúng sanh có duyên lành còn sót lại, có cơ hội học hỏi theo chánh pháp, rồi tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ
chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo ,Thánh Quả.

Những người Phật tử, chắc chắn không một ai có thể biết được ba la mật của mình đã tạo từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ cho
đến kiếp hiện tại này. Biết đâu rằng ! Người nào đó đã từng tạo pháp ba la mật, có khả năng dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh
đế, chứng đắc Thánh đạo ,Thánh Quả nào đó !
Nhưng trong kiếp hiện tại này, người ấy không chịu tin tấn tiến hành thiền tuệ , thì không chứng Thánh đạo ,Thánh Quả ấy.
Như vậy, người ấy đã bỏ lỡ cơ hội tố hiếm có, thật đáng tiếc biết dường nào !

Nếu chưa được chứng đắc Thánh đạo ,Thánh Quả, thì âu cũng là duyên lành hi hữu để bồi bổ ba la mật, hầu mong chứng đắc Thánh đạo ,Thánh Quả ở vị lai.

tangbong tangbong tangbong
Kính,ht


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Nếu bạn bacgiacngo ,biết chắc rằng những kiếp sống tới sẽ được sanh lên làm người hoặc làm chư thiên trên các cõi trời dục giới hay sắc giới, được mải sống trong nhàn cảnh mà không bị đau khổ, và không bị tái sanh vào bốn đường khổ là A tu la, Ngạ quỷ, Bàng sanh và Địa ngục, do những nhân bất thiện đã từng tạo trong quá khứ vô lượng kiếp, thì bạn cứ từ từ tu theo thệ nguyện là một vị Đại Bồ tát ,Tối ThượngBồ Tát hay Vô Thượng Bồ Tát .
Dù thệ nguyện như thế nào đi chăng nửa, bạn cũng phải tu tập ,tiến hành theo thiền tuệ tức là trung đạo và tứ niệm xứ,
giống như Bát nhã tâm kinh "Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã Ba La mật ... chứ không phải là Bồ tát Quán tự tại...
giống như "ăn chưa ?chưa ăn.
hữuhữu .
Sắc Không ( tâm không)Không (tâm không) sắc nhưng nhiều người hiểu lầm.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: CÓ CAO NHÂN NÀO CHO MÌNH HỎI?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

bacgiacngo đã viết:xin mod dong luon cai topic nay lai. cam on da chia se.

Thể theo mong muốn của đạo hữu, TTLL xin phép đóng chủ đề này.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.66 khách