Chánh niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Kính gui nhampl:
Nếu Diễn Đàn có lòng muốn giúp đở chư ĐH tìm hiểu tu học. Thì phải nên rộng lượng, phải để cho người chưa biết học hỏi trao đổi bàn luận với nhiều quan điểm khác nhau. Chứ nếu cứ khen thì thích còn hỏi đạo nhiều thì khó chịu. Cứ ai trình bày quan điểm hơi khác với mình thì nổi sân và khó chịu thì mất vui đi!
Với tinh thần ây, nếu bạn cho phép thì từ nay Tre gai mới dám thảo luận với bạn về các vấn đề tu học. Còn nếu không thì thôi vậy.

KÍNH

Tuy:" tất cả đều trong thân mỗi người thôi sao phải tìm học ở ngoài mà than khó . . " nhưng vẫn có chư Tăng ngày đêm dạy đạo. Mình sơ căn chưa thể tự mình đi được, nên phải nhờ lực Phật gia hộ và chư Tăng Ni dạy bảo thì mới được. Lên Diễn Đàn này cũng cầu mong chư vị Thiện tri Thức chỉ dạy, nhưng chưa gì đã gặp khó khăn rồi đấy. . .hèhề. . .Có lẽ do cách trình bày vấn đề của mình còn chưa đúng phép chăng?


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

tre gai đã viết:Zelda đã viết:
Không cần phải chứng ngộ vẫn biết được
Tre Gai xin hỏi:
Biết mình đang: Tập trung, không say xỉn, không lưu luyến trước mọi trần cảnh, đang biết rõ trần cảnh là Khổ, đang bình tỉnh trong mọi tình huống nước sôi lửa bỏng. "Là Cái Biết Có Phán Xét" chứ không phải đơn thuần.
Như vậy lúc bấy giờ Tâm Trí mình là cái cân để cân đo đong đếm
. Thế mà mà mình chưa thành Phật thì cái cân ấy đang không chính xác. Vậy sao lại đem ra cân ? ! ! !

Zelda đã viết:
Quan sát tấm thân này, biết rõ mình thế nào . Khi quan sát tức là tỉnh .
Tre gai xin hỏi:
Quan sát Tâm Thân này thì lấy cái gì quan sát. "Cái gì ấy" nhất thiết còn đang bị "Ngã" điều khiển vì mình chưa thành A la Hán. Vậy chắc gì lúc mình đang quan sát là Tỉnh chứ!
Trước tiên tôi trả lời cái biết ấy chính là Thức Uẫn .
" đang bị các lý thuyết chính trị, ý thức hệ, tôn giáo, tập quán. . .v.v. . .làm cho không "như thị".
<--- Đoạn này bạn đã viết .
Vậy thì điều gì làm cho bạn tin chắc rằng Thức Uẫn lúc nào cũng bị ngã điều khiển ? Mà cái ngã bạn nói hình như ý là Tam Độc .
Bây giờ tôi nói Thức Uẫn khi đang kiểm soát không bị Tam Độc điều khiển bạn tin kô ?

Điểm đặc biệt ở đây Đức Phật chỉ nói đến của vào , còn tiếp theo là tự nó . Chánh niệm có nhiều cách nói , như Đức Phật hay dùng từ "biết mình" , trong các môn khoa học gọi là kiểm soát . Khi bạn đang kiểm soát thì lúc này chỉ đoan thuần là như vậy , không đòi hỏi bạn làm cái chuyện "Phán Xét hay cân đo đong đếm" .
Bạn chưa thành Phật nhưng không có lý do gì mà bạn không kiểm soát được thân tâm bạn cả . Kiểm soát được thân và tâm không cần phải là Phật mới được đâu .

Zelda đã viết:
Điều này được xã hội kiểm chứng , được ĐỨc Phật xác định . Không đòi hỏi tin .
Tre gai xin hỏi:
Chính cái "Con người xã hội này" đang bị các lý thuyết chính trị, ý thức hệ, tôn giáo, tập quán. . .v.v. . .làm cho không "như thị". Mà nay bạn lại cho rằng đã được xã hội kiễm chứng và tôn giáo thừa nhận. Hóa ra vừa đá bóng vừa thổi còi sao. . .!!!
Mô Phật, tre gai cho rằng ngày nào "Con người của đám đông", "Con người của tập quán bầy đoàn" còn chi phối, "Con người THẬT" của mình chưa sống dậy, thì nói giải thoát là hoang tưởng !!!
Đức Phật hay bất kì danh nhân đã thành dạt trên thế giới này bạn không cần tin . Nhưng tất cả họ đưa ra một nguyên lý chung đó là "kiểm soát" . Điều này thật đơn giản , khi bạn kiểm soát tức là biết rõ , mà thấy rõ tức là MInh mà Minh thì là diệt Vô Minh . Giống như trong một căn nhà tối , khi bạn bắt đầu kiểm soát nó bằng cách mở đèn ,dòm ngó thì bóng đen mất đi . Mà bóng đen mất đi thì sẽ không bị vấp phải cái tủ , cái bàn , cái ghế . Chảng có con người thật nào cả Tregai à . Điều gì làm bạn tin rằng có con người thật ? Tôi không thấy nó .
NHững lý thuyết ấy như tôi nói thì đã được kiểm chứng từ sự thành công của họ . Bất cứ chuyện gì xảy ra điều đầu tiên bạn làm gì ? Điều đầu tiên không phải là làm gì , nghĩ gì . Mà điều đầu tiên cần đó là "biết đã" xãy ra chuyện gì . Khi biết xảy ra chuyện gì rồi thì .................(hiểu thấu đáo rồi tôi sẽ nói tiếp)

Zelda đã viết:
Ở Việt Nam : Nhiều không kể xiết. . . .
Tre Gai xin hỏi:
Sao trong danh sách của bạn không có các vị Tăng Ni của ta mà toàn là người thế gian vậy! Hóa ra học tập theo các cách khác còn hay hơn Phật giáo sao?
Tôi lấy gương các vị Phật Giáo NGuyên Thủy ra bạn có tin không? Mà nếu tôi nêu ra thì vì ấy đơn thuần là một vị Đại Đức bình thường , không nổi trội , học không cao . Cái mà vị ấy có đơn thuần chỉ là tu chứng . Đó là mục đích vị ấy đạt được . Thật khó nói ra để ai tin .
Còn lấy các vị Thiền Tông thì xin nói thẳng là các vị ấy giới còn giữ không được thì đừng nói đến chuyện biết mình .
Những vị tôi nêu tên , điều gì làm bạn nghĩ rằng họ làm khác với Chánh Niệm mà Đức Phật đã giáo truyền ? Đâu phải cứ CMND ghi là Phật Giáo , cứ đâu phải mặc Tam Y gọi là là biết chánh niệm đâu .
Những vị ấy hoàn toàn sử dụng Chánh Niệm của Đạo Phật để thành công . Không hề sử dụng bất kì cách thức nào khác cả .

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Zelda đã viết:
Trước tiên tôi trả lời cái biết ấy chính là Thức Uẫn .
Zelda cũng đã viết:
. . . .không đòi hỏi bạn làm cái chuyện "Phán Xét hay cân đo đong đếm" . . . .

Tre Gai xin hỏi:
Nếu bạn nói "cái biết ấy là Thức Uẩn". Thì nhất thiết quá trình hình thành Thức phải qua phán xét cân đo đong đếm rồi không thể khác.
Bởi ban đầu tín hiệu từ giác quan đưa vào não, não sẽ so sánh với kinh nghiệm đã lưu trử trong Tạng Thức để hình thành một nhận thức. Đó là quá trình:sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức mà Duy Thức đã nói rất rõ.
Xin lổi tôi nói bạn đừng giận: Hình như bạn đã quên hay sao mà nói: Thức không hình thành qua phán xét cân đo đong đếm. . .

Zelda đã viết:
Điều này thật đơn giản , khi bạn kiểm soát tức là biết rõ , mà thấy rõ tức là MInh mà Minh thì là diệt Vô Minh
Tre Gai xin hỏi:
Khi kiểm soát là để làm gì. Có phải để thấy cái gì không ĐÚNG thì SỬA cho đúng thế mới gọi là tu.
Khi bạn kiểm soát tâm thức, kiểm soat hành động, kiểm soát ý nghĩ và lời nói, thì cũng là để phát hiện ra những điều chưa đúng để sửa sai không làm nửa chứ gì.
Thế thì lúc đó bạn chẳng phải đang so sánh với các Tiêu Chuẩn Chấp Trước của mình sao?
Đúng là đúng với các tiêu chí của bạn cho là đúng và Sai là khác với tiêu chí Đúng của bạn có sẳn trong tâm.
mà các tiêu chí ấy mỗi tôn giáo lại mỗi khác, mỗi thời kỳ lại mỗi khác, đều do xã hội và tôn giáo của bạn nhồi nhét . . .Sao bạn biết các tiêu chuẩn của bạn là đúng cho mọi người?

Zelda đã viết:
Chảng có con người thật nào cả Tregai à . Điều gì làm bạn tin rằng có con người thật ? Tôi không thấy nó .
Tre Gai:
Con người xã hội, tâm lý bầy đoàn, chỉ con người rời xa cái gốc của mình. Còn "Con người Thật" là con người luôn có cái biết đúng như thị. Đây là những khái niệm của Phân tâm Học, bạn không biết là phải !

Zelda đã viết:
Những vị ấy hoàn toàn sử dụng Chánh Niệm của Đạo Phật để thành công . Không hề sử dụng bất kì cách thức nào khác cả .
Tre Gai:
Mô Phật việc bạn nói họ dùng chánh niệm của nhà Phật để thành công là không có chứng lý thuyết phục!

Chào bạn và chân thành cảm ơn nghen!


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chư vị nói với nhau nhiều và dài quá rồi, tôi lại không theo dõi kịp. Thành chỉ xin nói về chữ TỰ TÁNH và TÁNH NGHE mà thôi.

Nếu hiểu TỰ TÁNH nói đó là bản thể, là tự tánh không của chính mình và TÁNH NGHE là tánh của cái nghe, thì tự tánh chính là tánh nghe. Còn nói TÁNH NGHE là muốn chỉ cho chính cái nghe đó, thì tự tánh nói đó không phải là cái nghe đó, nhưng không lìa cái nghe đó.

Theo tôi thì người được lục căn viên thông, dù có tai hay không tai, ông ta vẫn nghe được. Chỉ người mang nghiệp thức chúng sanh thì mới cần sự duyên hợp của nhiều thứ : nhĩ căn, nhĩ thức, khoảng cách có thể nghe v.v... Thân! kinhle


Tuan
Bài viết: 21
Ngày: 07/12/08 08:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tuan »

Zelda đã viết:Tôi lấy gương các vị Phật Giáo NGuyên Thủy ra bạn có tin không? Mà nếu tôi nêu ra thì vì ấy đơn thuần là một vị Đại Đức bình thường , không nổi trội , học không cao . Cái mà vị ấy có đơn thuần chỉ là tu chứng . Đó là mục đích vị ấy đạt được . Thật khó nói ra để ai tin .
Còn lấy các vị Thiền Tông thì xin nói thẳng là các vị ấy giới còn giữ không được thì đừng nói đến chuyện biết mình .
Những vị tôi nêu tên , điều gì làm bạn nghĩ rằng họ làm khác với Chánh Niệm mà Đức Phật đã giáo truyền ? Đâu phải cứ CMND ghi là Phật Giáo , cứ đâu phải mặc Tam Y gọi là là biết chánh niệm đâu .
Những vị ấy hoàn toàn sử dụng Chánh Niệm của Đạo Phật để thành công . Không hề sử dụng bất kì cách thức nào khác cả .
Ông ăn nói phải giữ lời đó.Người tu hành đầu tiên là phải biết khiêm cung mà ông lại.
Ai nó ăn thịt kô kiến tánh được hả ông Zellda ?
Người ta muốn đi xe lớn mà cứ nhét vào mấy thứ linh tinh rồi tự phĩ bán tông phái khác...thiệt tình.
tre gai đã viết:Trước khi trả lời câu hỏi của bạn. Chúng ta phải thống nhất các khái niệm mà bạn đã dùng thì mới đươc.
Trong câu bạn hỏi. bạn có dùng từ "TỰ TÁNH" và "TÁNH NGHE" vậy theo bạn thế nào là Tự tánh? Tự Tánh kiểu của bạn là gì? Thế nào là "Tánh Nghe"? Tánh Nghe kiểu của bạn là gì?
Tre Gai vào chùa thăm ông thiền sư,thấy Sư đang ngồi kiết già.
Tre Gai liền nhìn lên tường thì thấy treo hình Tổ duyên tịch từ lâu.
Tre Gai hỏi : Tổ xưa thì ở trên tường,vậy Tổ nay thì ở đâu?
1 lâu kô thấy Sư trả lời,nãn nên quay đầu đi.Vừa xoay đầu bỏ đi thì
Sư kêu : Tre Gai
Tre Gai liền quay đầu đáp : Dạ
Sư nói : Tổ nay đó.

*Vậy Tre Gai "dạ" đó là từ đâu ra vậy?

tre gai đã viết:Chánh niệm có phải là luôn trụ vào danh hiệu Phật, trụ vào giới luật, trụ vào các ý nghĩ chân chính trong sạch?
Kinh Duy Ma Cật lấy "vô trụ" làm gốc nếu ông chưa xem qua.
tre gai đã viết:Bạn bảo là: Tánh Nghe là Nghe mọi tiếng ở mọi nơi không hề lựa chọn. Vây nếu có một người do tinh tấn tu trì lâu năm đã thực chứng Tánh Nghe. Nhưng lở bị tai nạn điếc hai tai. vậy bậc tu chứng ấy có mất Tánh Nghe không?
Phật hỏi A Nan : Ngươi có con mắt mới thấy được ta.Ta có bàn ta mới làm nên nắm tay.Hai việc này có giống nhau chăng?
A Nan đáp : giống nhau
Phật nói : kô giống
A Nan hỏi : Tại sao?
Phật Nói : Nếu ta kô có bàn tay,thì cái năng làm đã mất nên kô thể làm ra nắm tay.Con Người kô có con mắt,vẫn còn cái năng thấy,như ngươi hỏi thử người mù trước mắt có thấy gì chăng.Thì người mù sẽ đáp rằng thấy đen tối.
A Nan nói : Thấy đen tối thì làm sao được gọi là thấy.

Phật vì muốn chứng tỏ sự thấy đen tối cũng là do cái tánh năng thấy nên ví dụ thêm cho A Nan được rõ.

Phật hỏi : Như người có mắt với người mù ở trong phòng đen tối cái thấy đen tối có khác nhau chăng?
A Nan đáp : Kô có khác
Phật nói : Vậy người mù bỗng đựơc mắt sáng liền thấy rõ sắc tướng trước mắt phải là mắt thấy chăng?
A Nan đáp : Phải
Phật nói : Vậy người có mắt ở trong phòng đen tối bỗng đốt lên cây đèn sáng cũng liền thấy sắc tướng trước mắt phải là cây đèn thấy chăng?
A Nan kô thể trả lời được.

Tre Gai mến!
Ông cũng nguyên cứu khác nhiều,hiểu biết của ông cũ nằm trong tương đối.Chưa tới được tuyệt đối.
Nay hãy tạm ngưng cái tìm kiếm nữa đi,mà nhìn vào nó(vô thỉ vô minh=hầm sâu đen tối)Đi,đứng,nằm,ngồi đều nhìn vào nó.Thì khi nhân duyên đến bỗng "Ồ" .Phát tan hầm sâu đen tối đó mà kiến tánh thành Phật.
Sửa lần cuối bởi Tuan vào ngày 22/01/09 20:21 với 1 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

>tự tánh chính là tánh nghe

đồng ý, chỉ là thể và dụng của một thứ

các "tự tánh", "phật tánh", "chánh niệm", "cái biết", ... là các kết luận của "con người phải có cái gì toàn thiện mới có thể dùng để cải thiện được"; bằng không lấy gì mà diệt tham sân si, làm sao giác ngộ như Phật?

"nhân chi sơ tính bản thiện" cũng tương tự như vậy

>lục căn viên thông

có thể đây là một khám phá về bộ óc vì các bộ phận tiếp thu dữ kiện trong óc có thể ăn thông với nhau vì kế cận nhau; chẳng hạn khi bạn nhắm mắt trong bóng tối và đồng thời nghe tiếng động, bạn sẽ thấy cái gì loé lên tuy nhắm mắt :)

tangbong


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Cảm ơn chanhientam dã trả lời

Chanhientam đã viết:
>Nếu hiểu TỰ TÁNH nói đó là bản thể, là tự tánh không của chính mình và TÁNH NGHE là tánh của cái nghe, thì tự tánh chính là tánh nghe.

Tre Gai:
Tự Tánh chính là Tánh vì là bản thể.
Còn trong từng sự vật thì không thể có Tự Tánh vì sự vật vốn do nhân duyên giả hợp mà thành. Bởi vậy NGHE cũng do nhân duyên giả hợp chứ không có TỰ TÁNH. Cho nên không thể có việc TỰ TÁNH chính là TÁNH NGHE.
Còn Tánh NGhe là Tánh khởi dụng ở cái Nghe.

Kính kinhle


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Cảm ơn Tuan đã trả lời:

Tuan đã viết:

Tre Gai vào chùa thăm ông thiền sư,thấy Sư đang ngồi kiết già.
Tre Gai liền nhìn lên tường thì thấy treo hình Tổ duyên tịch từ lâu.
Tre Gai hỏi : Tổ xưa thì ở trên tường,vậy Tổ nay thì ở đâu?
1 lâu không thấy Sư trả lời,nãn nên quay đầu đi.Vừa xoay đầu bỏ đi thì
Sư kêu : Tre Gai
Tre Gai liền quay đầu đáp : Dạ
Sư nói : Tổ nay đó.
Vậy Tre Gai "dạ" đó là từ đâu ra vậy?

Vì có Tre Gai ở đấy nên Tre Gai xin kể lại hết đầu đuôi câu chuyện hôm ấy như sau:

Tre Gai vào chùa thăm ông thiền sư, thấy Sư đang ngồi kiết già.
Tre Gai liền nhìn lên tường thì thấy treo hình Tổ duyên tịch từ lâu.
Tre Gai hỏi : Tổ xưa thì ở trên tường, vậy Tổ nay thì ở đâu?
1 lâu không thấy Sư trả lời, nãn nên quay đầu đi. Vừa xoay đầu bỏ đi thì
Sư kêu : Tre Gai
Tre Gai liền quay đầu đáp : Dạ
Sư nói : Tổ nay đó.
Tre Gai mỉm cười rồi chợt gọi:
- SƯ
Sư liền quở:
- Ngươi dám gọi thế sao?
Tre Gai cười:
- Tổ không phải mấy tờ sách mục!

Tuan đã viết:
Kinh Duy Ma Cật lấy "vô trụ" làm gốc nếu ông chưa xem qua.
Tre Gai:
Nếu lấy Vô Trụ làm gốc chẳng phải đang trụ vào Vô Trụ sao ?!

Tuan đã viết:
Tre Gai mến!
Ông cũng nguyên cứu khá nhiều, hiểu biết của ông cũng nằm trong tương đối. Chưa tới được tuyệt đối.
Tre Gai:
Tuan thân mến, đã gọi là tuyệt đối thì không cái chi với tới được. Nếu có một cái với tới được thì nó chẳng thể được gọi là Tuyệt đối nửa!!!
Cảm ơn ông đã có lời khuyên chân tình.

Kính kinhle


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Cảm ơn hlich đã trả lời

hlich đã viết:
tự tánh chính là tánh nghe.
đồng ý, chỉ là thể và dụng của một thứ.

Tre Gai:
Nghe chỉ là nhân duyên giả hợp không có Tự Tánh.
Do vậy Tự Tánh không phải là Tánh Nghe
mà Tánh Nghe chỉ là Khởi Dụng của Tánh.
Cón Tự tánh chính là Tánh vì bản thể chỉ có một không thể có 2.

> Lục căn viên thông:
Chưa chắc đã là 6 căn thông với nhau nên có thể dùng căn này thay căn khác.Phải chăng nó có nghĩa là: có cái nhận thức tổng hợp toàn diện của Thân và Tâm?

Kính kinhle


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

với mình thì bất đồng cũng được hoặc bất dị cũng được :)

nhãn nhĩ thông thương thì thấy như mình đã kể; còn lục căn viên thông thì mình không biết, một trạng thái thiền định chăng?

xin tre gai nói thêm về nhận thức tổng hợp toàn diện của Thân và Tâm tangbong


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

tre gai đã viết:Cảm ơn chanhientam dã trả lời

Chanhientam đã viết:
>Nếu hiểu TỰ TÁNH nói đó là bản thể, là tự tánh không của chính mình và TÁNH NGHE là tánh của cái nghe, thì tự tánh chính là tánh nghe.

Tre Gai:
Tự Tánh chính là Tánh vì là bản thể.
Còn trong từng sự vật thì không thể có Tự Tánh vì sự vật vốn do nhân duyên giả hợp mà thành. Bởi vậy NGHE cũng do nhân duyên giả hợp chứ không có TỰ TÁNH. Cho nên không thể có việc TỰ TÁNH chính là TÁNH NGHE.
Còn Tánh NGhe là Tánh khởi dụng ở cái Nghe.

Kính kinhle
Nói vậy là tự mình mâu thuẫn với chính mình rồi. Phần sau tre gai đã biết nói thể không rời dụng ... Nghe là dụng, thì thể của cái nghe ấy là gì, chính là tự tánh không chứ gì. Không có cái THỂ không ấy thì lấy gì để có duyên hợp?

Ai nói trong từng sự vật không có tự tánh? Nói không tự tánh là để hiểu : TƯỚNG mà vạn pháp đang có đó không phải là TÁNH của chính nó. Không phải vạn pháp không có tự tánh. Có mà tự tánh ấy không. "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" thì biết tâm không (tự tánh) chính là tánh của vạn pháp. Luận đại thừa khởi tín cũng nói như vậy.

Chính vì vậy, tôi mới phân ra hai trường hợp :
1/ Tánh của cái nghe (là muốn nói ở mặt bản thể).
2/ Chính cái nghe (là nói ở mặt hiện tượng, là mặt dụng) ...

Chịu khó nghiên cứu kỹ chỗ này chút nữa ... Thân!


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào tất cả các bạn , chào tregai !
Những điều sau đây tôi nói dựa theo kinh Đức Phật , khoa học và theo cách nhìn mắt thấy tai nghe . TÔi không muốn đi lòng vòng sẽ mất thời gian và chẳng đi tới đâu .

Thức:

Vạn vật trên thế gian này đều có những đặc tính khác nhau .
Tôi ví dụ : " n n " . 2 chữ n này hoàn toàn khác nhau . Tôi khoan xét đến thời gian nó xuất hiện . Nếu bạn nói nó giống thì sai rồi , vì có một "n" bên phải và một "n"bên trái . Khi nào bạn thây 2 chữ "n" này nó đứng trùng với nhau thì bạn mới nói là "chỉ có một chữ thôi" . Nhưng lúc này xét về mặt thời gian thì chữ "n" xuất hiện trước thì nó có đặc tính thời gian là trước .

Đây là vấn đề vật chất là khách quan nó không tồn tại tùy thuộc vào ý thức của con người . Ví như bạn chết hay sống thì con đường Hồ Chí Minh vẫn còn đó chứ nó không mất đi theo bạn . Đây là điểm đầu tiên tôi lưu ý .

Tiếp theo thì tôi nói đến thức . Ngày trước Đức Phật gọi nó là THức , nhưng giờ người ta gọi nó là biết . Thật ra ngày xưa Đức Phật cũng gọi nó là biết rồi .

Có một vài kinh điển cho rằng có một cái tâm linh dùng để biết . Nó được xem là linh hồn , tự ngã , chân tâm .v.v.v. mỗi thời kì người ta đặt cho nó 1 cái tên khác .

Nhưng thật ra không phải là như vậy đâu . Chúng ta có một bộ não , thông tin đi qua 5 cửa và đến với nó . Nếu nó đi bằng cửa con mắt thì người ta đặt tên là "nhãn biết" hay là "nhãn thức" . Thật ra cái tên không nói lên tất cả . Ví dụ như bạn tui là Kĩ Sư thì cái tên này có nói lên tất cả khả năng của bạn tôi không ? Vì ngoài tấm bằng này bạn tui còn có bằng C Anh Văn nữa mà .

Theo thực nghiệm tôi biết theo khoa học hiện hành và theo tư tưởng của PGNT thì xác nhận ở cỏi đời này không có cái gọi là ý thức tách lìa vật chất . Vật chất và ý thức nó dính liền với nhau . Ví dụ như "cái ly" thì cái "dùng để uống" gắn liền như vậy đó .

Vài giáo lý DUy Tâm phi Phật Giáo họ ví dụ là một con mắt khi bị mù thì vẫn còn thấy . NHưng lại ví dụ một bàn tay khi bị chặt khôgn nắm lại được . Và cho rằng 2 điều này là khác nhau .

Điều này hoàn toàn sai lầm . Theo Phật giáo và Khoa Học thì cho dù anh còn con mắt mà không có anh sáng thì xem như không có nhãn thức . Chứ không phải là thấy màu đen . Điều này cũng tương tự như , dù anh có bàn tay nhưng anh không chạm vào vật thì chẳng có xúc giác .

Điều này giống như nếu anh bị "cắt lưỡi , mù mắt , nghẹt mũi , da bị dị ứng , tai bị điếc" thì anh mất đi Thức qua 5 của . NHưng anh vẫn biết có sự tồn tại của anh , dù anh chẳng biết gì ngoài điều đó cả . Cái biết này cũng là Thức nhưng nó thuộc về Ý Thức , chứ chẳng phải là linh hồn gì đâu .

Để nhãn thức phát sinh cần có điều kiện sau :
1/Ánh sáng( vật chất)
2/Vật(vật chất)
3/Con mắt (vật chất)

Thì cho ra nhãn thức. Tức rằng Vật Chất có trước và ý thức có sau . Nếu không có vật chất thì cũng chẳng có nhãn thức .Dù thiếu 1 trong 3 vật chất nhãn thức cũng chẳng xuất hiện . Và tùy theo vật cho ta có một cái thức khác nhau . Và thức này diệt , thức kia sinh liên tục nó như vậy .

"Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có ở đây. Nhưng đối với cái còn lại ở đây, vị ấy biết cái gì có mặt ở đây là thật có. Này A Nan, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, và tối hậu chứng ngộ tánh Không "


*Các bạn có thấy rõ hay không ? Phật giáo quá rõ ràng chăng ? Phật Giáo vốn nó là vậy, nó chẳng có lòng vòng lý luận đâu . Nhưng nếu các bạn không tin mà chạy theo những giáo điều "không thấy mà tin" thì đó là do các bạn , tôi không thể chạy theo để níu kéo để rồi làm ảnh hưởng đến thời gian của tôi được .


Chánh Niệm :


Như qua nhiều ví dụ tôi nói đến sự kiểm soát . Thuế vụ đến kiểm tra một công ty . Điều họ làm là gì ? Họ làm thế này "đem sổ sách ra đây , thu, chi , xuất , nhập của anh thế nào?" .

Cũng giống như Thức , nó làm nhiệm vụ đúng của nó là quan sát . Mà quan sát cái gì hiện tại chứ không phải chạy theo mấy cái vớ vẫn .
Như đang nhìn cây viết rồi lại nhớ đến cây kem .

Đức Phât dạy đơn giản thế này :
"Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có ở đây. Nhưng đối với cái còn lại ở đây, vị ấy biết cái gì có mặt ở đây là thật có. Này A Nan, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, và tối hậu chứng ngộ tánh Không "

Nếu bạn nào đó muốn kiểm chứng thì mời xem tự truyện của các nhân vật tôi đã nêu . Tôi thấy là bổ ích , thay vì cứ ngồi đọc những kinh điển lỗi thời chẳng biết gốc gác ở đâu . Rồi tưởng tượng ra có một cái "tánh nghe, chân tâm , ngã tâm , linh hôn" thì nguy . Ở thời nay thì mấy cái đó quá lỗi thời rồi . Nếu mà các Tổ lỡ có chế ra để mà tế độ ai đó thì giáo lý của tổ đã quá lỗi thời ngay trong hiện tại này rồi . Và ngay trong hiện tại này nên xem Đức Phật dạy gì hơn là xem các tổ dạy gì .

Bản thân tôi đạt được hiệu quả từ Chánh Niệm . Nhưng tôi làm sao có thể diễn tả hết được ? Chỉ có thể nói đơn giản là:
Muốn đi điều trước tiên là phải nhìn , chứ không phải là đi .

Kẻ vọng thì cứ khoái đi chứ chẳng thèm nhìn .


Nếu 5 uẫn là vô ngã thời cái gì nhận biết?
Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo khác khởi lên suy nghĩ sau đây: "Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ... tưởng... các hành... thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã tạo ra, thời ngã nào lãnh thọ?"
15) Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết rõ suy nghĩ của Tỷ-kheo ấy, liền nói với các Tỷ-kheo:
-- Sự kiện này xảy ra, này các Tỷ-kheo, là có kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư, nghĩ rằng: "Nếu Ngài dạy rằng sắc là vô ngã, thọ... tưởng... các hành... thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã làm, các nghiệp ấy do ngã nào lãnh thọ?" Này các Tỷ-kheo, các câu vấn nạn đã được Ta khéo dạy cho các Ông, chỗ này, chỗ kia trong các pháp ấy.
16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
17-19) -- Thọ... tưởng... các hành...
20) Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Do vậy... thấy vậy... vị ấy biết: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".

(bài kinh tuy chỉ nhắc đến Thọ , nhưng chúng ta nên hiểu luôn cả Thức . Nếu 5 uẫn là vô ngã thì cái ngã nào "biết" ? Tiếp sau đó Đức Phật sẽ dạy .....Vì chấp bất kì một trong 5 uẫn nào cũng đều là kẻ ngu si, vô trí, chìm đắm trong vô minh, tâm bị khát ái chi phối, nghĩ rằng có thể vượt qua lời dạy bậc Ðạo Sư .)

Thân Mến !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách