Chánh niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

Hello các bạn, xin các bạn giải thích giùm cho mình chánh niệm là gì ? cám ơn các bạn .


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Theo dct hiểu là...

Chánh niệm hay còn gọi là vô niệm ... là đối với cảnh vật bên ngoài, tâm không bị động một niệm chuyển, không khởi niệm do vật ngoại cảnh tác động vào.

Giống như người niệm Phật thành tâm. Dù cảnh vật bên ngoài xấu tốt tâm vẫn an nhiên bình thản, chẳng hề bị dao động ảnh hưởng đến...
Khi hành giả đi vào địa ngục cũng không bị cảnh vật làm sợ hãy mà mất cái Niệm chánh của mình, vì chúng ta là người niệm Phật, nên được phật lực gia trì cái Chánh Niệm đó được liên hồi (Bà La Môn Nữ trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện).

Có gì sai sót mong chỉ bảo cho.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chánh niệm là một vấn đề hễ hiểu .
Có thể chia làm 2 phần :
1/ Luôn có tác ý nói thật
2/Luôn luôn biết bản thân mình muốn gì .

Ví dụ : Mọi chúng sinh đều thương bản thân mình là trước nhất . Tôi ,bạn ,các vị vĩ nhân ..v..v. làm điều gì cũng vì bản thân mình . Khi batnha nhận ra được điều này là đúng thì đó là chánh niệm . Còn anh có quan niệm tôi vì người ta , tôi làm điều tốt kô cần cầu đáp , hy sinh vì lý tưởng .....v....v... Xin thưa đừng dối lòng nữa .

Sự thật có mất lòng nhưng nó là như vậy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

Cám ơn dct87, và Zelda.

dct87-
nhưng làm cách nào để không bị khởi niệm do vật ngoại cảnh ?

zelda-
ý của zelda là...chánh niệm là khi mình sống và trở về với bản tánh thật sự của mình ?


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật.
Kính đạo hữu batnha.

dct nghĩ rằng mình nên niệm phật nhiều, dù trong mọi hoàn cảnh, cảnh xấu cũng không sanh tâm ghét, cảnh vui cũng không sanh tâm ham thích, bị người ta phỉ báng cũng không sầu bi, được người ta khen nhưng tâm vẫn dửng dưng. Cái đó thì phải có công phu tu tập từ từ. Như dct, bị ai làm bực bội là tâm khởi lên sân hận ngay tức thì lúc đó nếu "giác ngộ" nhanh thì quay sang câu phật hiệu, dùng câu phật hiệu ấy mà lấy tâm mình an trú vào, nương tựa vào, để cho tâm sân hận không còn tác dụng khởi lên nữa, cứ để cho ngoại cảnh có biến đổi gì đi nữa, nhưng tâm đã chân thành tha thiệt niệm thì sẽ không bị ngoại cảnh lay động.
Công phu như thế từ từ, từ từ sẽ có được chuyên nhất. Công phu niệm phật càng lúc càng sâu thì dù đi đứng nằm ngồi tâm vẫn nằm trong câu phật hiệu. Đó là đã được Chánh Niệm. Đây chẳng phải ai cũng có thể làm được.

A Di Đà Phật..
Nếu có gì sai sót mong chỉ bảo cho dct.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

ý của zelda là...chánh niệm là khi mình sống và trở về với bản tánh thật sự của mình ?
Bạn hỏi hay lắm .

MÌnh xin phân tích Chánh Niệm.
Chánh : Sự thật
Niệm: Nhìn nhận hay biết
Trong 12 nhân duyên
Lục căng - Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu
Lục căng và Xúc thì cho bạn được cái thức(cái được truyền vô bọ nảo để mà phân tích) rồi bạn có cái cảm thọ(cái đã được phân tích và nhận đinh) hay sự nhận biết . Đến đoạn này do sự cảm nhận vui buồn đó mà bạn khởi nên Ái và Thủ hay còn gọi là vô minh . Từ 3 cái đó cho bạn cái hành động hay là hữu.
Bạn thấy một bông hoa đẹp , bạn khởi nên tham ái và có sự thỏa thích hay ham muốn . Thì cái sự thỏa thích hay tham muốn này là Hữu .
Cũng như vậy khi bạn có một ý niệm hay sự toan tính xấu xa nào đó là Hữu kô phải là ái vì ái đã hoàn thành xong nhiệm vụ rồi . Và Hữu cũng là Nghiệp
Trong tiến trình vừa nêu bạn sẽ thấy từ lúc bạn nhìn vật đến khi bạn có cảm xúc chia làm 2 tiên trình . Lục Căng- xúc-thọ-ai-thủ là nhân và hữu là quả .
Do vậy những gì mà bạn khỏi nên kô thể dẹp bỏ , vì nhân quả là tính chất tự nhiên chân lý kô thể từ bỏ hay chối từ nó .
Việc duy nhất của bạn đó là nhìn ra nó có hay là không có mà thôi .
Ngay thời điểm đó bạn đã quay về hay nhìn thấy bạn đang có cái gì khơi nên trong tâm rõ ràng kô giả dối .
Chánh niệm kô ý như bạn nói là quay trở về sống với bản tánh của mình , như vậy thì sao mà giải thoát .
Mình chỉ có thể là nhìn ra bản tánh mình có gì mà thế nào mà thôi .
Vậy thì mình đoán là bạn hỏi : vậy chánh niệm sao chả có ích lợi gì cho giải thoát cả ?
Sự thật thì chánh niệm giúp ích rất nhiều , đó là căng bản của THiền Tứ Niệm Xứ con đường duy nhất dẫn đén giác ngộ .
Tứ Thánh Đế gồm : Khổ Tập Diệt Đạo
Bạn đừng hiểu lầm là 4 cái này nó khác nhau và thực hành từng cái , 4 cái này ví như là một cây đèn dầu khi bạn đốt lên thì ánh sáng tỏa ra, dầu trong bình bị mất , bóng tối bị đẩy lùi .
Ví dụ trên bạn thấy không 4 cái này nó gần như là 1 , là một tiến trính liên tực bắt đầu từ Khổ . Khổ đây là biết có sự khổ , mà muốn biết có khổ hay không bạn phải có chánh niệm . Chánh Tư Duy sẽ giúp cho bạn biết thế nào là khổ .
Do đó khi bạn vừa chánh niệm ra sự khổ ngay lập tức ban có một tiến trình chạy dài đến đạo diệt khổ .

Đây kô phải là phương pháp " đá đè cỏ" để rồi đá mất đi cỏ lại mọc đây. Đây là phương pháp nhổ tận góc kô còn đất hay phân bón cũng như rễ của cỏ nữa . Tựa như người anh hùng giết giặc phải nhìn rõ mặc kẻ thù mà chém , kẻ thù là nghiệp sinh từ tham ái để biết ta có tham ái.
Câu ví dụ của mình là một trong những sự thật mà Đức Phật đã nhận ra . Đó là sự thật kô thể chối bỏ ngay lập tức mà phải sống chung với nó để ngày nào đó di trên con đường của Đức Phật mà ta kô còn yêu bản thân ta nữa vì ta kô còn yêu . Khi còn yêu nhất định ta yêu bản thân ta nhất .
Do vậy nếu có ai đó nói là " sống vì người khác , yêu thương người khác hơn bản thân mình , làm điều tốt không cầu lợi ích " . Minh xin dám chắc họ chưa chánh niệm mà chỉ là bị ........... tham ái đánh lừa mà thôi .
Còn bạn an trú hay chui núp trong một đề mục nào đó thì chỉ mới định , đó là lấy đã đè cỏ mà thôi kô diệt tận gốc rễ được .


Đôi điều chia gửi đến bạn.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

batnha thành thật cám ơn hai bạn.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

nói chung tất cả những gì thắc mắc về đạo hễ kiến tánh là hiểu hết mà là hiểu chính xác, sự thực thì giải thích được chứ không phải không,. nhưng để làm được như chỗ hiểu khó lắm ! như Phật thuyết pháp là giải thích nhưng để làm được thì chúng ta phải thông cái im lặng của Phật ! cái im lặng Phật cũng giải thích rồi ! đó là Phât nói 49 NĂM TA KHÔNG NÓI LỜI NÀO . chánh niệm là niệm khởi mà không ở nhị nguyên ,đối đãi ! thấy mà không nói thì có lỗi với quý vị mà nói thi ngại quý vi lại có lỗi với pL ! thôi thì cười huề cả làng nghe !


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Chánh niệm có từ thô tới tế. Không nhất thiết phải cứ kiến tánh rồi mới có chánh niệm. Nếu phải kiến tánh rồi mới có chánh niệm thì người chưa kiến tánh không có chánh niệm sao? Không có chánh niệm làm sao có thể tiến tới vô niệm để gọi là kiến tánh?
Với người niệm Phật, trong tâm chỉ còn một câu Di đà, vẫn gọi là chánh niệm. Với thiền, làm việc gì chỉ biết việc đó, cũng gọi là chánh niệm v.v...
Những trường hợp đó không cần phải đợi kiến tánh mới làm được. Cũng không đợi phải kiến tánh rồi mới làm được.
Thông cảm, không thấy thì thôi, thấy thì cũng phải bàn vô ...


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

OK ,đúng vậy pL đồng ý pL có bác đâu chỉ có đôi lời nhăc nhở nhau thôi mà !
ở thô và tế chánh đó là đối với tà là còn nhị nguyên OK ? nó dễ dẫn hành giả tới chỗ nhận hóa thành làm bảo sở, ban đầu cũng phải thế thôi ! chẳng thế mà Phật phải để lại tam tạng kinh điển đó sao ? nhưng nói về kinh điển thì còn
một bộ kinh nữa HT chưa biết phải không ? pL nói cho biết nghe là kinh VÔ TỰ đó, cũng là chỗ Phật không nói lời nào đó ,chúng ta phải đọc được kinh đó ,nó cũng là mật mã trong kinh có chữ mà chỉ kiến tánh mới thông . Sách tấn nhau một chút thôi PL không có ý khen chê gì đâu !!! KÍNH


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

nhampl đã viết:nói chung tất cả những gì thắc mắc về đạo hễ kiến tánh là hiểu hết mà là hiểu chính xác, sự thực thì giải thích được chứ không phải không,. nhưng để làm được như chỗ hiểu khó lắm ! như Phật thuyết pháp là giải thích nhưng để làm được thì chúng ta phải thông cái im lặng của Phật ! cái im lặng Phật cũng giải thích rồi ! đó là Phât nói 49 NĂM TA KHÔNG NÓI LỜI NÀO . chánh niệm là niệm khởi mà không ở nhị nguyên ,đối đãi ! thấy mà không nói thì có lỗi với quý vị mà nói thi ngại quý vi lại có lỗi với pL ! thôi thì cười huề cả làng nghe !

Thật sự biển học rất rộng , nếu muốn hiểu hết phải dày công thực hành những gì đã hiểu và suy xét . Nếu nói rằng hễ kiến tánh thì có khả năng hiểu hết và hiểu chính xác thì đây phải thuộc về trí tuệ . Nếu thuộc về trí tuệ thì đúng như HT nói chẳng thể nào mà kô dùng phương pháp chánh niệm > Nhưng tôi không đồng ý với HT rằng Chánh NIệm để rồi vô niệm , nếu là vô niệm thì không trí tuệ , không còn biết gì cả . Như đa viết bài trên chánh niệm tức là nhìn đúng sự thật . Nhìn đúng sự thật đây chính là nhận định sự vật hiện tượng đó không theo chiều hướng cảm tính , nếu có cảm tính nhưng vẫn không đủ đề nhìn sai sự thật . Cũng như các nhà khoa học , các vị ấy cố gắng nhìn mọi sự vật hiện tượng dưới chiều hướng đúng sự thật , hạn chết mọi cảm tính , đây là chánh niệm.Đức Phật vẫn có niệm nhưng niệm của ngài luôn luôn là chánh và 100% kô lẫn tạp chất. Chúng sinh chúng ta đang trên đường tu tập nên thật sự khó mà lẫn tạp chất , tuy nhiên vẫn có khả năng hạn chế tạp chất đến mức thấp nhất để ta kô bị đến mức kô thấy gì cả . Đức Phật , chúng sinh , hay bất cứ thứ gì mà ở trên cỏi dục giới này đều có niệm vì bên trong chia làm" danh và sắc hay tâm và thân"
Thật chỉ khi nào Vô Dư Niếp Bàn lúc này mói là vô niệm , mà lúc đó còn gì nữa đâu .

Với người niệm Phật, trong tâm chỉ còn một câu Di đà, vẫn gọi là chánh niệm. Với thiền, làm việc gì chỉ biết việc đó, cũng gọi là chánh niệm v.
Phần này tôi lại tiếp tục không đồng ý kiến với HT . Trong tâm chỉ có một niệm hay chế định mọi cái khác chỉ để tồn tại một niệm ,có thể là hơi thở , câu niệm ADIDA , đây thuộc về định . Vì khi mà bạn niệm một điều gì đó mà chỉ có điều đó mà thôi , lúc này bạn ngừng quan sát , ngừng quan sát tức là không còn chánh niệm . Do đó nếu nói rằng niệm như vậy để thấy kiến tánh là sai lầm . Vì trong phần thiền định kô có chánh niệm và chánh niệm chỉ có trong Tứ Niệm Xứ.
Muốn thấy kiên tánh trước hết phải thấy rõ Thân trong thân , thọ trong thọ , pháp trong pháp , tâm trong tâm.Điều này hoàn toàn thuộc về Tứ Niệm Xứ .

Tứ Niệm Xứ gồm 4 chi pháp

Chi pháp hành Tứ niệm xứ
1- Niệm thân: Thân là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác.
2- Niệm thọ: Thọ là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác.
3- Niệm tâm: Tâm là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác.
4- Niệm pháp: Pháp là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác.

* Thân, thọ, tâm, pháp là đối tượng của pháp hành Tứ niệm xứ.
* Chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác, tinh tấn là chủ thể, hành giả tiến hành Tứ niệm

Có người nói với tôi muốn thấy phật tánh trước là phải tín tâm rồi sau này mới thật sự thấy, tín tâm cũng chỉ thấy ở phần ngọn kô thấy hết . Điều này là bất hợp lý , tín tâm chỉ xuất hiện khi thấy rõ mồn một mà thôi . Mà muốn thấy rõ được Phật Tánh này không phải chỉ nói suông vài ba câu công án hay là luyện lời nói cho sắc bén .
Do đó khuyên các bạn hãy thực hành Tứ Niệm Xứ thật hoàn hảo , đảm bào sau này sẽ thấy được điều các bạn mong ước , một cách thực tế và chứng được.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

pL đồng ý với Zelda muốn hiểu hết và là hiểu chính xac thí phải có trí tuệ mà tứ niệm xứ là một cách để có trí tuệ .mà muốn có thì chỉ có một cách duy nhất là hành mà thôi !KÍNH.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách