Chánh niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

vuive
Bài viết: 30
Ngày: 24/03/09 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: annam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi vuive »

là luôn nhẹ nhàn


vuive
Bài viết: 30
Ngày: 24/03/09 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: annam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi vuive »

Thanh trong suy nghĩ .Thanh trong mọi hành vi .Thanh trong ngôn ngữ .


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hình như chuyện xưa kể rằng: một người bị một trúng một mũi tên. Lúc này, người đó nên chữa trị vết thương? hay là truy tìm mũi tên đó " nó được làm bằng gì, ai bắn ta,..."?

Người học đạo là để thoát ly sanh tử vĩnh viễn. Pháp môn là đã có đủ hết rồi. Tùy ý mà chọn, chọn rồi thì hành trì cho tới nơi tới chốn. Phật chẳng nói một lời. Nếu chưa chọn được, quả thật còn nhiều chướng ngại. Pháp môn còn chưa chọn được, tức là chưa thể "hạ thủ công phu" thì đừng nói chi đến liễu sanh thoát tử hay hiểu Đạo, chứng Đạo, người như vậy gian nan trong gian nan.

Được làm người đã khó. Gặp Phật pháp lại càng khó. Gặp rồi mà tin nhận là càng khó. Hạ thủ công phu đến nơi đến chốn lại càng ít hơn. Được liễu sanh thoát tử đều là bậc nhất trong những người học Đạo ở ta bà này.

Không biết thì không nói làm gì.
Biết rồi thì hành trì.

Nên nhớ "niềm tin vô tướng". Niềm tin Phật pháp bất khả tư nghì. Người không biết cho rằng niềm tin mù quáng. Vì sao? Vì người đó chưa được niềm tin ấy vậy.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chánh Niệm nghĩa là luôn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng.

Niệm Phật tức là Niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật".
Niệm Pháp tức là Tụng Kinh như Kinh A Mi Đà.
Niệm Tăng tức là Niệm danh hiệu Bồ Tát Tăng "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát"

Niệm Phật:
Hằng ngày nên Niệm Phật A Mi Đà vì ngài có lời nguyện tiếp dẫn ta có nguyện vãng sanh. Khó lắm mới có thể nghe được danh hiệu Phật A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ bảo dù tam thiên đại thiến thế giới có cháy rực, cũng phải gắng vược qua để nghe được danh hiệu Phật A Di Đà.

Nếu thường niệm Phật thì các nghiệp chướng, trần cấu từ nhiên tiêu trừ, bớt đi vọng niệm, bớt đi tâm phan duyên bên ngoài mà chỉ nắm giữ câu Phật hiệu, căn lành cũng từ đó mà sanh.

Niệm Pháp:
Tụng Kinh không phải chỉ là lúc thời khóa gỏ mỏ tụng kinh mới gọi là tụng kinh. Mà Tụng kinh nghĩa là thuộc lòng kinh. Không cần đến thời khóa thì tâm mình câu kinh tiếng kệ cũng phát sanh. Nhưng trước phải có thời khóa đọc tụng cho nhiều, cho thuộc. Ngoài thời khóa ta có thể đem kinh để trên bàn mà ngồi đọc, đọc tới đọc luôi quyển kinh mà mình thích, người Tịnh Độ nên đem Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Lăng Nghiêm Chương Đại Thế Chi Niệm Phật Viên Thông, Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện v.v... ra đọc tới luôi. Thì khi thuộc rồi lâu ngày trong tâm minh khởi lên những lời kinh mà không cần mình phải niệm. Cũng giống niệm Phật vậy, niệm nhiều, lâu dày tự nhiên sẽ khởi niệm phật trong tâm mà không đợi đến thời khóa.

Nên tìm đọc bài kinh đã dịch ra tiếng việt, tôi thấy HT Trí Tịnh dịch nhiều kinh lắm, nên chọn kinh ngài đã dịch ra đọc tụng. Mình là người việt, tiếng việt hiểu nên đọc tiếng việt cho dễ hiểu mà theo nội dung hiểu biết đem ra áp dụng. Còn đọc chữ hán việt, không hiểu thì không giúp nhiều cho việc hiểu đem ra áp dụng.

Niệm Tăng:
Niệm chư hiền thánh tăng tức là Bồ Tát Tăng như Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát, Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Nghĩ nhớ những công hạnh của các ngài mà nguyện lớn của các ngài mà nôi theo làm.

Tu hành pháp môn nào cũng lấy "Chánh Niệm" làm việc chính, không để tâm buông lung, phan duyên theo trần cảnh mà sanh đau khổ. Nếu có chánh niệm thì biết rỏ thân và tâm đang nghĩ gì, làm gì, ác thì tránh, thiện thì làm. Ngăn ngừa được liền khi có chánh niệm. Nếu không có chánh niệm thì thân tâm phan duyên buông lung tạo nghiệp.

Mong đại chúng tinh chuyên Chánh Niệm mà Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng luôn luôn.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Bộn hạ là kẻ sơ cơ, vào trong chốn này mạo muội xin góp ý vài lời, nếu có gì đúng sai xin cũng mong nhận được sự chỉ giáo. Hoan hỷ! Hoan hỷ!
Thưa quý đạo hưu! Theo tôi, muốn hiểu được chánh niệm là gì thì điều đầu tiên chúng ta phải hiểu được nghĩa của Niệm. Niệm là gì? Sau đó ta đi vào đãcos chánh ( tức là chính) thì phải có tà.
Niệm là từ Hán Việt, nó có nhiều nghĩa như sau:
1.参观: giám sát sự thi hành cái gì, (xem) phụ trách (bảo đảm)...
2.反映 1: ...là hiện thân của, tượng trưng cho (cái gì)… 2: ...nghĩa bóng) hình ảnh trung thực (của cái gì), phản chiếu, phản ánh… câu châm ngôn… 3, dâng, nộp, trao, đưa ra, nêu ra, làm, làm cho, biểu hiện, diễn tả, diễn, đóng ... 召集: xu hướng, khuynh hướng (mà mình cho là đúng), nghề nghiệp; họp, được cho là được, được cho là xứng đáng, tập họp, tập trung
3.呼叫 (gọi là) có cái gì…phục vụ gọi (ai), làm em nhỏ phục vụ,
4.喜欢 ao ước, khao khát (làm gì)…không phản đối gì; không đòi hỏi gì hơn…nghĩa cổ) không còn cách nào khác hơn là…nuôi (súc vật) làm cảnh, trồng (cây) làm cảnh….tin cái đó mới ... tỏ ra có lợi cho (ai); làm dễ dàng cho, làm thuận lợi cho, (thông tục) trông giống...
5.看见 giám sát sự thi hành cái gì, (xem), tôi sẽ phụ trách (bảo đảm)...
6.图象 là hiện thân của, tượng trưng cho (cái gì…
7.看 trên ai, đi nước trước ai, nhằm cái gì, nhìn quan sát, nhìn trừng trừng, chọn, lựa, để ý đợi chờ (một cái gì sẽ xảy đến), xem xét, kiểm tra, tha th...
8.翻版 là hiện thân của, tượng trưng cho (cái gì…tái sản xuất, làm sinh sôi nẩy nở; tái sinh, mọc lại, sa...
9.考虑: ngẫm nghĩ; nghĩ ra, (triết học) tạo khái niệm, sự nghĩ ra, (triết học) sự tạo khái niệm, lưu ý đến, xem như, coi như, có ý kiến là…để ý, lưu ý, lưu tâm đến (việc gì), có liên quan tới, dính dấp đến, dính... v.v….
Như vậy nếu chắt lọc lại thì Niệm có mấy nghĩa sau:
1, Đó là việc hành giả chuyên tâm nghĩ tưởng về một tấm gương ( có thể là tốt mà cũng có thể là xấu) để noi theo, học tập.
2, Miệng luôn luôn lấy danh hiệu của một nhân vật nào đó mà mình tôn sùng, ngưỡng mộ muốn noi theo để niệm .
3, Lấy đức hạnh của vị nào đó mà hành giả cho là cao cả để học tập noi theo. v.v...
Bằng những thủ pháp này hành giả luôn luôn chú tâm vào hình ảnh Phật để không còn một vọng niệm nào đó khởi lên , chỉ có tâm ta hòa cùng tâm Phật là môt, Phật là ta, ta là Phật cứ vậy thực hành 1 giây thì ta 1 giây ấy là Phật, 1 phút thì phút đó ta là Phật, 1 giờ, một ngày, một tháng, một năm và mãi mãi ta là Phật, ta trở về cái bản tánh Phật vẫn thường hằng của mình. Đây mà pháp Quán tưởng niệm Phật mà đức Đại-Hạnh Phổ Hiền Bồ-Tát dạy
Cũng tương tự như thế, hành giả có thể miệng luôn luôn niệm Phật, tai lắng nghe danh hiệu Phật mà mình niệm và cứ như thế niệm danh hiệu Phật không ngừng đến lúc danh hiệu Phật đó chảy mãi không ngừng, không còn ta và mọi cái xung quanh vào cảnh mà gọi là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm đó gọi là Niệm Phật Viên Thông mà đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dạy.
Lại cũng có thể ngồi yên lặng nghĩ về đức hạnh của một vị Phật rồi tự noi theo lập nguyện làm theo đó gọi là Hạnh nguyện niệm Phật.
Tóm lại: tất cả các phương pháp đó đều là để giúp chúng ta dời bỏ mọi vô minh phiền não để tâm thanh tịnh trở về với A-Di-Đà tự tánh của chính mình. Lấy chí nguyện và lòng từ bi của Phật làm hạnh nguyện của mình, noi theo Ngài vì chúng sinh mà hoằng pháp, giúp đỡ họ, lại đem những giáo lý cơ bản Phật dạy, những Kinh Phật để mọi người làm theo. Đó là Chánh niệm, Niệm như vậy gọi đó là Niệm Phật Ba-La-Mật.
Ngược lại mồm niệm mà tâm không niệm, ngồi đó hai tay chắp lại nhưng nghĩ về toàn chuyện linh tinh, tâm để ngoại cảnh đi cùng khắp thì đó là tà niệm. Hay miệm niệm Phật mà tâm chẳng theo gương Phật, làm theo lời Phật dạy, chẳng lấy gương Phật để làm, chẳng biết đem Kinh điển giáo lý của Phật mà chia sẻ cho người thì đây là tà niệm.
Kính chúc các đạo hữu thân tâm an lạc, niệm Phật càng thêm thành tựu.
Nam mô A-Di-Đà Phật.
Trân trọng :
Quảng Tịnh.


Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Vì bài nói hôm qua chưa hết, tôi xin có đoạn kết sau đây:
Khi xưa để giúp hành giả đi vào chánh niệm, các bậc tiền bối đã lấy mười điều dăn của Phật sau đây làm điều dăn chính mình, gọi đó là
MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM
1) Nghĩ đến thân thể, không cầu không bệnh hoạn, vì không bệnh hoạn thì tham dục dễ sanh.
2) Ở đời không cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy
3) Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học dễ vượt bực, sai lệch.
4) Sự nghiệp đừng mong không chướng ngại, vì không chướng ngại thì chí nguyện không kiên cường.
5) Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng xem thường, kiêu ngạo
6) Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7) Với người đừng mong chiều chuộng, vì được chiều chuộng thì dễ sanh kiêu căng.
8) Thi ân đừng cầu đền trả, vì cầu đền trả là có ý mưu toan
9) Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhứng tay thì tâm trí mờ ám.
10) Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ thì hèn nhát, mà trả thù thì oan oan tương báo kéo dài.
Thế mới biết đi vào giữ cho tâm được chánh niệm rất khó cho nên phương pháp tốt nhất chính là Niệm Phật như đã nói ở trên. Chúng ta sống trong cõi này chẳng khác gì người đang nặn ngụp giữa biển khơi, sóng to gió lớn. Chúng ta đang phải đương đầu với cuộc sống như đồ ăn thức uống, quần áo, nhà cửa, cha mẹ, vợ con, nghè nghiệp v.v...Làm sao chúng ta có thể tâm an phặng lặng được? Liệu đang lặn ngụp trong sóng to gió lớn ấy mà có chiếc tầu lớn sừng sững tiến đến và người trên tầu quăng phao, dây để chúng ta bám lấy mà kéo lên tầu vào bờ an toàn vậy chúng ta có nắm lấy hay không hay lại bỏ qua, vứt ra không nhận và tự nói rằng: tôi tự bơi vào bờ kia?
Chiếc tầu lớn đầy ánh sáng đó là để ví cho Phật A-Di-Đà và 48 lời thệ nguyện của Ngài sẵn lòng cứu vớt chúng ta về Tây phương Cục-Lạc thoát ly bể khổ luân hồi, rốt ráo một đời tu hành thành Bồ-Tát Bất-Thối, thành Phật. Nhưng con tầu vẫn luôn đến cứt vớt chúng ta, chỉ có điều ta có sẵn sàng mong muốn được cứt vớt không? Có tha thiết mong được về Tây phương không? Hãy trì niệm danh hiệu của Ngài, một lòng tha thiết cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực-Lac, ra sức làm công đức lành. Bàn tay Phật A-Di-Đà sẽ chắc chắn nắm lấy tay ta đưa ta về đó, còn không cầu nguyện, chẳng trì danh hiệu Ngài, hay miệng cầu mà tâm chẳng cầu thì điều này không bao giờ thành sự thật.
Tâm này chỉ có một niệm mong
Được Phật Di-Đà mở rộng lòng
Tiếp dẫn Tây Phương Cực-lạc quốc
Sinh trên sen báu-ngát trời hương!
Kính chúc các đạo hữu thân tâm an lạc, niệm Phật càng thêm thành tựu.
Quảng Tịnh


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam mô A Di Đà Phật

Tôi không hiểu biết nhiều, nhưng được nghe qua lời dạy của Cư sĩ Diệu Âm. Trong đó có một câu lặp đi lặp lại nhiều lần mà tôi thấy có ý nghĩa: Niệm phật để rồi dần có chánh niệm, để được nhất tâm.
Nếu nói phải có Chánh niệm mới niệm phật thì sợ rằng thời nay số đó ít lắm. Vốn cuộc sống đã bộn bề rồi sao có được ngay Chánh niệm để niệm phật đây?

Trong kinh đã nói: đọc tụng kinh điển, niệm phật... lâu ngày thì thân tâm an lạc, nhìn thấu sự việc, tâm trí khai mở ( vô mình mất dần). Vô minh chính là cái nhân đầu tiên gây ra tất cả ( Nó đứng đầu trong 12 nhân duyên gây ra sanh tử luân hồi ở cuối cùng. Nhưng khi cái lý của sự Vô minh khi đã được thông đạt thì lại là nhân của tất cả sự giải thoát). Vấn đề ở đây là nếu biết Vô minh là gốc của vấn đề, nó là bắt đầu của các Quả, nhưng như vậy đâu phải là chúng ta cứ cố gắng nhấn mạnh mãi vào cái vô minh này mà coi nhẹ 11 nhân duyên kia để đả thông tất cả. Cái này có phải chăng tất cả chúng ta đang phạm phải cái lý sai lầm vì nhìn thấy cái gốc dây chuyền của sự luân hồi là Vô minh nên đã quá chú tâm vào nó.

Lý của 12 nhân duyên mà Phật nói chính là căn cơ của tất cả. Nhưng khi tu tập thì chúng sanh lại nên sửa từ 11 nhân duyên kia trờ ngược về cái đầu là Vô Minh. Đây là một quá trình. Nếu như bỏ qua được tất cả cái nguyên nhân gây ra vô minh để đạt được tất cả thì các bậc Alahan, duyên giác... cho đến các vị Bồ tát, Đại bồ tát đã thành Phật cả rồi, nhưng sao các vị đó vẫn còn đang tiếp tục trên con đường đến Chánh đẳng chánh giác.

Hãy cứ niệm Phật, tưởng nhớ tới Phật, tới Tây Phương và nguyện vãng sanh về đó. Mỗi ngày một tinh tấn hơn, lỗ lực hơn rồi sẽ đạt đến cái đích cuối cùng.
Đừng mong trên đường tu tập không bao giờ mắc lỗi chỉ mong có lỗi thì nhận ra kịp thời để sửa lỗi rồi tiếp tục tu tập tinh tấn tiếp. Con đường đi có va vấp, nhưng cái đích cuối cùng là đạt đến niệm phật được để vãng sanh về Tây Phương, được Nhất tâm không được lung lay, đó là điều trọng yếu.
- Đừng sợ mình không được nhất tâm nên không niệm phật.
- Đừng sợ mình chưa có được đầy đủ chánh niệm mà không niệm phật.
- Đừng đợi đến khi có được sự nhất tâm, có được chánh niệm rồi sẽ niệm phật. Vô thường không đợi đâu.
Hãy:
Niệm phật để được chánh niệm để được nhất tâm, khi có chánh niệm, nhất tâm rồi lại càng niệm phật tinh tấn hơn nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

Để có thể đi đến thấu tột chủ đề này, bổn hạ nghĩ không gì hơn chúng ta hãy nghe đức Quán Thế Âm Bồ-Tát dạy:
QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG
Lúc bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu hớn hở vui mừng được nghe pháp yếu của Như-Lai qua lời dạy của ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, bèn tiếp tục thưa thỉnh

- “Kính bạch đấng Thiên Nhân Sư tối tôn, tối thắng ! Kính bạch Đại-sĩ đại từ, đại bi ! Con cũng thường nghe chư vị trưởng lão trong tăng già luôn luôn nhắc nhở rằng chỉ có Tứ-niệm-xứ là con đường độc nhất giúp chúng sanh diệt trừ ưu bi khổ não, chứng ngộ Niết-bàn. Nay được Thế-Tôn mở bày pháp Niệm Phật, khiến hằng ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di đều phân vân, do dự. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Đâu mới là pháp chân thật, rốt ráo ? Đâu là pháp phương tiện, quyền biến ? Đâu là pháp tối hậu mà Như-Lai thường ban cho các chúng sanh ở vào thời kỳ Chánh pháp cuối cùng ?”

Đức Phật mỉm cười lặng yên. Ngài Phổ-Hiền an nhiên nhập vào Niệm Phật Tam-muội. Thân tâm bất động.

Khi ấy, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát liền từ bảo tòa đứng dậy, trịch áo phơi bày vai bên hữu, cung kính nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi Ngài hướng về bà Vi-Đề-Hy mà bảo rằng:

- “Nay tôi nương uy thần vô hạn của đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn, và tùy thuận Bản-nguyện-lực vô biên vô lượng của đức Phật A-Di-Đà, mà tuyên dương năng lực vô cùng tận của danh hiệu Phật, tức là Pháp Môn Niệm Phật Tam Muội.

- Nầy Vi-Đề-Hy, hãy nhận rõ như thế nầy, đừng rơi vào nghi lầm nữa.

Đúng như ngươi vừa mới trình bày, Tứ-niệm-xứ là pháp diệt khổ, là pháp đối trị tham dục, ưu bi khổ não, là pháp đắc Niết-bàn vắng lặng. Còn pháp Niệm Phật Tam-muội lại là pháp thành Phật, là pháp chứng Vô-thượng-giác, là pháp thâm nhập cảnh giới bất tư nghị của chư Phật, là pháp mở bày tỏ ngộ Tri Kiến Như-Lai, là pháp cứu độ tất cả mọi chúng sanh, là pháp siêu việt trên hết thảy hí luận cùng thiên kiến của nhị thừa. Tại sao vậy ?

Trước đây, đức Thế-Tôn vì những người ghê sợ hiểm nạn sanh tử, mà nói pháp Tứ-niệm-xứ, chánh niệm tinh tấn nhiếp phục tham sân si, để thoát khổ và đắc A-la-hán.

Nay vì những người tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ-đề chí hướng mong cầu Phật đạo, phát khởi đại bi tâm mà thực hành hạnh nguyện Bồ-Tát thì đức Thế-Tôn chỉ dạy pháp môn Niệm Phật Tam-muội.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì một niệm bất giác nổi lên, che mờ Bản-thể Thường-trụ, nhận vật bên ngoài làm tâm. Luôn luôn bỏ mất TÂM chân thật, nên bị cảnh vật xoay chuyển. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, cao hạ ... Nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì thân tâm sẽ sáng suốt, trạm nhiên, trọn đầy, tức thời đồng với Như-Lai không khác.

Muốn xoay chuyển ngoại vật, thì không chi bằng sử dụng diệu lực vô úy của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó không còn bị ngoại cảnh chi phối, điều phục thân tâm. Và chẳng còn mống khởi tâm phân biệt. Lúc ấy, tuy không rời pháp hội mà biến hiện khắp mười phương quốc độ; trong một lỗ chân lông vẫn chứa đựng cả Hoa-tạng Thế-giới-hải.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy ... nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.

Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở ... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.

Do đó, phải nói rằng Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị vô số tư tưởng điên đảo làm khuất lấp tánh Viên-giác. Như kẻ ngủ mê chợt thức giấc giữa ngã tư đường cái, chẳng rõ phương hướng, lẫn lộn chính tà, thấy cong nhìn ngược, bất phân thiện ác. Tư tưởng điên đảo ấy nẩy sanh thân và tâm, rồi nhận thân tứ đại giả hợp làm thân, chấp cái tư tưởng vô minh điên đảo kia làm tâm. Cứ thế mà sanh tử, tử sanh nối nhau không dứt, tạo vòng lẩn quẩn luân hồi.

Nhưng cái vô minh điên đảo ấy cũng chẳng thật. Như hoa đốm, như bóng nước, như ảo tưởng nơi sa mạc, như người ngủ chiêm bao, thấy những sự việc, cảnh vật rõ ràng, nhưng khi thức dậy, thời không còn gì hết. Nếu chuyển hóa vô minh điên đảo thời thân và tâm sẽ thành Giác-ngộ. Hoặc không phát tâm tu trì thời vẫn ở mãi trong sanh tử huyễn mộng ấy mà tự vui. Chỉ có danh hiệu Phật là đầy đủ năng lực nhiệm mầu để chuyển hóa sanh tử trở nên Niết-bàn, chuyển hóa giả huyễn trở nên chân thật.

Vì sao vậy ?

Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng ... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.

Dùng pháp nào để Tri ? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?

Không cần phải hủy diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết “nhứt thiết pháp là Không” khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.

Tiếp tục xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu suốt mười phương.

Bởi vậy, phải nói rằng niệm Phật là pháp môn đệ nhất, sử dụng danh hiệu Như-Lai mà thâm nhập Như-Lai-Tạng, mà chuyển biến huyễn hóa, hư dối trở nên Viên-giác-tánh. Các hạng chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí, Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có mừng có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục ... nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với chư Phật không hai không khác.

Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lương, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm tương ứng với Đại-địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng sanh khắp mười phương vi trần bằng hà sa thế giới"

Nam mô A-Di-Đà Phật.
Nam ô Quán Thế Âm Bồ-Tát.
Kính cẩn


Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

Bổn hạ trong ba ngày qua có chút lời trao đổi với quý đạo hữu, nếu có gì chưa hoàn thiện xin các bậc minh sư chỉ giáo. Bổn hạ cũng học được ở quý đạo hữu nhiều ý kiến hay. Nay tạm chia tay quý vị để ngày mai rằn vào lễ và ngày 19 tới đây mừng vía đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, xin chúc quý vị thân tâm an lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh tắng tiến. Cầu Phật-A-Di-Đà và đức Quán Thế Âm Bồ-Tát, Đại Thế Chí Bồ-Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-Tát gia trì cho quý vị chóng thành viên mãn.

Trân trong :
Quảng Tịnh


Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

8->


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách