Trang 2 trên 2

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 21/01/09 03:34
gửi bởi zelda
hlich đã viết:>Chưa định nghĩa được thế nào là Pháp Phật mà bàn Chấp hay không Chấp thì làm sao được?

rất đúng

pháp trong "chấp pháp" thường chỉ đến các pháp phân tích tâm thức của a tỳ đạt ma; các môn đệ của a tỳ đạt ma có khuynh hướng cho rằng các pháp này thường hữu, rơi vào chấp có

cho nên có lời khuyên không chấp pháp là vậy

còn Pháp Thượng thì qua bờ kia mới nên Ưng Xả nhen :)
Tại sao hlich lại cho rằng "các môn đệ của a tỳ đạt ma có khuynh hướng cho rằng các pháp này thường hữu" ? Xin Xin được dẫn chứng là vị nào .
Vì bản thân tôi cũng là môn Đệ của Thắng Pháp Tạng . Nhưng cho đến nay tôi vẫn không cho bất kì cái gì là trường cữu . Thậm chi dựa vào Thắng Pháp tôi còn minh chứng được Phật Pháp phủ nhận DUy Tâm và bổ sung sự thiếu sót của DUy Vật Biện Chứng , nhưng không phủ nhận Duy Vật Biện Chứng . Hay là do tôi tu chưa tới nên chưa chấp thường ?

hlich đã viết:>Còn trường hợp cứ cho là chỉ có kinh Tiểu Thừa mới nên dùng và không nhìn nhận kinh Đại Thừa, thì có phải là chấp Pháp chăng?

không phải là chấp Pháp mà là sân :)
Tại sao ?

Và :
A:Chào 2 anh ! Cho tôi hỏi : Các anh nghĩ gì về Pháp Luân Công .
Đại Thừa : Về quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy tôn giáo này là tà giáo, bản thân các bạn theo PLC luôn có cách truyền bá rất phản cảm.
C:Tôi cho rằng đó không phải do Phật Thuyết . Dùng hay không thì chúng ta hãy dùng trí tuệ suy xét . Cái gì mắt thấy , tai nghe , kiểm chứng mới tin .

Vậy theo bạn anh Đại Thừa sân hay anh C sân ?

Thân Mến !

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 21/01/09 09:47
gửi bởi hlich
>Xin được dẫn chứng là vị nào

đó là "nhất thiết hữu" phật giáo phái trong lịch sử phật giáo, họ tin các pháp trong thắng pháp là thường hữu


>anh Đại Thừa sân hay anh C sân ?

cách đặt thí dụ này dễ gây sự bất thiện, tại sao zelda không nói là anh B mà phải đặt thí dụ là anh Đại Thừa :)

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 21/01/09 21:40
gửi bởi zelda
hlich đã viết:>Xin được dẫn chứng là vị nào

đó là "nhất thiết hữu" phật giáo phái trong lịch sử phật giáo, họ tin các pháp trong thắng pháp là thường hữu


:)
Nhất thiết hữu bộ có quyển sách tiêu biểu nhất đó là Atiđatmacauxaluan , do ngài Thế Thân .
Nhưng trường phái này khác xa với AtiĐạtMa của Thượng Tọa Bộ (Phật Giáo Nguyên Thuỷ). Phật GIáo NGuyên Thủy cũng là môn đệ của Atiđạtma và Nhất Thiết Hữu Bộ cũng vậy . Nhưng 2 tư tưởng khác nhau . Nếu như bạn nói thì hóa ra là gôm đũa cả nắm , và quả thật tôi không biết Nhất Thiết Hữu Bộ dạy thế nào nên không tiện góp ý .
Tuy nhiên chúng ta lưu ý rằng : Vi Diệu Pháp được Đức Phật thuyết ra không phải để chúng ta biết chơi , để tranh cải thắng thua . Mà nắm được Vi Diệu Pháp để minh chứng được trong thân và tâm này không có cái gì gọi là "chân tâm , chân ngã , linh hồn , tự tánh ..v.v." .


>anh Đại Thừa sân hay anh C sân ?

cách đặt thí dụ này dễ gây sự bất thiện, tại sao zelda không nói là anh B mà phải đặt thí dụ là anh Đại Thừa :)
Anh C là tôi , và anh Đại Thừa là một Phật Tử theo truyền thống này . Đã trả lời y như vậy trong diễn đàn vietlyso .
Cách đặt ví dụ này tôi biết là sẽ gây nên sự bất thiện . Nhưng có bất thiện bằng cách gọi "xem người là tiểu , tự xưng mình là đại" không ?

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 22/01/09 10:51
gửi bởi hlich
>gôm đũa cả nắm

zelda nóng nẩy nên thấy vậy vì mình nói "các môn đệ" chớ không phải "tất cả môn đệ", mình nói "có khuynh hướng" chớ không phải "luôn luôn"; xin lỗi nếu làm zelda ngộ nhận

>anh Đại Thừa là một Phật Tử theo truyền thống này . Đã trả lời y như vậy trong diễn đàn vietlyso

chuyện ở diễn đàn khác thì làm sao mình biết được; vả lại khi trả lời tre gai, mình chỉ muốn phân biệt "chấp pháp" (chấp thường hữu) với "sân" thôi

tangbong

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 22/01/09 20:15
gửi bởi zelda
hlich đã viết:>gôm đũa cả nắm

zelda nóng nẩy nên thấy vậy vì mình nói "các môn đệ" chớ không phải "tất cả môn đệ", mình nói "có khuynh hướng" chớ không phải "luôn luôn"; xin lỗi nếu làm zelda ngộ nhận

>anh Đại Thừa là một Phật Tử theo truyền thống này . Đã trả lời y như vậy trong diễn đàn vietlyso

chuyện ở diễn đàn khác thì làm sao mình biết được; vả lại khi trả lời tre gai, mình chỉ muốn phân biệt "chấp pháp" (chấp thường hữu) với "sân" thôi

tangbong
Ý của tôi đơn giản chỉ nói lên 2 ý :
1/Sợ rằng sẽ có người nghĩ rằng những vị học VI Diệu Pháp sẽ chấp thường.
2/Chỉ ra vấn đề: tránh miệt thị một giáo lý , tôn giáo nào đó là Tiểu. Rồi tự treo cờ tự xưng là Đại.

Thân Mến !!!

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 24/01/09 04:38
gửi bởi tre gai
Nam Mô A Di Đà Phật

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 24/01/09 18:33
gửi bởi naicon
Mô Phật! Cái này gọi là tùy vật mà sử dụng pháp đây ...

Tại bạn chưa hiểu về Zelda thôi. Giờ hiểu rồi ... thôi :) .

Thảo luận với mấy vị khác vậy. Bạn thấy Chanhientam không tranh luận với Zelda là vậy.

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 24/01/09 19:19
gửi bởi zelda
tre gai đã viết:Này tên Zelda mất dạy. Ngươi ngu dốt đến nổi Ngài Di lặc mà còn dám phỉ báng và xúc phạm cả chư Tổ Đại Thừa. thế thì ngươi biết mẹ gì, mà cứ ba hoa thuyết giảng thế.
Chết chưa tôi gặp người "chứng đạo" rồi ^^

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 24/01/09 22:40
gửi bởi Chanhientam
Zelda, yêu cầu bạn về lại bõ Nam Truyền, không nói linh tinh ở những box này nữa. Nếu không ban điều hành sẽ khóa nick của bạn.

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 24/01/09 22:50
gửi bởi zelda
Chanhientam đã viết:Zelda, yêu cầu bạn về lại bõ Nam Truyền, không nói linh tinh ở những box này nữa. Nếu không ban điều hành sẽ khóa nick của bạn.
Oki !

Re: có nên chấp vào Phật Pháp không?

Đã gửi: 07/05/09 09:14
gửi bởi thichtambinh1985
Hãy làm người tuân theo quy củ. Nếu quý vì không theo quy củ, quý vị sẽ chịu quả báo bị bất bình thường trong tương lai

– Hòa Thượng Tuyên Hóa

Trong Kinh Lục Tổ Lược Giảng, Hoa Thường nói:

Quý vị nói: "Tôi không muốn bị bám chấp. Thật ra, tôi không muốn theo quy củ. Cuối cùng, các quy củ chỉ là một sự bám chấp.” Sai lầm! Nếu quý vì có thể liệng bỏ tâm nắm bắt của quý vị và trở nên không bám chấp, thì quý vị nên không bám chấp vào những điều sai, nhưng đừng nên không bám chấp vào điều đúng. Ví dụ, nếu quý vị theo quy củ, quý vị có thể thành Phật. Nhưng nếu quý vị nghĩ rằng "Tôi không bám chấp. Tôi không phải theo quy củ.", như thế thì quý vị không thể thành Phật.

Đi theo con đường đúng,
Xa lánh con đường sai.


Đừng bám chấp những nguyên tắc ngược với Đạo, nhưng phải nắm giữ thật chặt những nguyên tắc phù hợp với Đạo.

kinhle