Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính thưa các vị đạo hữu,

Có thể nói Pháp Phật đâu đâu cũng liên quan đến Tứ Diệu Đế cả. Alpha cũng biết Tứ Diệu Đế từ lâu, đọc văn tự hiểu rõ ràng, nhưng trong lòng hầu như không đọng lại được gì nhiều. Nghe nhiều nhưng cứ như đi trên nền dầu loang, trơn trợt mơ hồ chẳng hiểu gì. Gần đây có tham khảo nhiều nguồn tài liệu lại thấy đề cập rất nhiều đến Tứ Diệu Đế như một nền tảng, vì chẳng hiểu cái nền tảng này nên nhiều nội dung khác không tiếp cận được.

Xét về văn tự alpha hiểu Kinh này 2 điểm quan trọng:
1. Phật khuyên lìa bỏ cực đoan, đi vào trung đạo
2. Tuyên bố con đường giác ngộ giải thoát vi diệu mà chúng sanh chưa từng được biết đó chính là KHỔ -> TẬP -> DIỆT -> ĐẠO.

Như thế, Kinh này như là kim chỉ nam dẫn đường trên quá trình tu tập.

NHƯNG:

Alpha không tin chỉ có đơn giản là vậy, vì sao? vì nếu đơn giản như thế thì Tôn giả Kiều Trần Như sao vừa nghe đã giác ngộ? Vậy là sự sâu sắc, ý nghĩa và vi diệu của Kinh này là ở đâu? Có điều gì mà alpha chưa hiểu, chưa biết về kinh này? Alpha nghĩ những ai đang đi trên con đường này mới hiểu hết được sự vi diệu của Tứ Diệu Đế.

Khi viết những điều này, alpha mong được các vị đạo hữu từng kinh qua vấn đề này có thể từ bi chỉ giúp cho alpha. Xin hãy hoan hỉ! Những ai đã đang đi trên con đường này, cảm nhận và hiểu Tứ Diệu Đế như thế nào có thể giảng giải giúp alpha không! Hoặc có thể hoan hỉ chỉ giúp một nguồn tư liệu nào đó giảng giải chi tiết về Tứ Diệu Đế này.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Tham khảo:
1. Kinh Tứ Diệu Đế hay Kinh Chuyển Pháp Luân hay cũng là Bài Pháp Đầu tiên Phật dạy:

http://www.quangduc.com/Nghile/07nhattung02.html

2. Giảng Tứ Diệu Đế:

http://www.giacngo.vn/thuvien/2010/10/08/7FE418/


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Có thể nói Pháp Phật đâu đâu cũng liên quan đến Tứ Diệu Đế cả. Alpha cũng biết Tứ Diệu Đế từ lâu, đọc văn tự hiểu rõ ràng, nhưng trong lòng hầu như không đọng lại được gì nhiều. Nghe nhiều nhưng cứ như đi trên nền dầu loang, trơn trợt mơ hồ chẳng hiểu gì. Gần đây có tham khảo nhiều nguồn tài liệu lại thấy đề cập rất nhiều đến Tứ Diệu Đế như một nền tảng, vì chẳng hiểu cái nền tảng này nên nhiều nội dung khác không tiếp cận được.
Nghe nhiều nhưng cứ như đi trên nền dầu loang, trơn trợt mơ hồ chẳng hiểu gì. "Tức" (hiểu nhiều như Kinh Kim Cang giảng?)
Chào Alpha,

Cũng lâu rồi nay tn mới có dịp hầu chuyện cùng đ/h. Trước xin hỏi cho cặn điều thắc mắc, nếu có vi phạm cá nhân thì gởi email hoặc thị báo thì tn sẽ không tiến tới.

tn nghĩ là đ/h đã tâm đắc điều gì rồi ở Tứ Diệu Đế?

Hiện đ/h là người giữ tam quy, ngũ giới?

Tông phái tu trì của đ/h là...?

Bởi đ/h đã biết rất sâu về Tứ Diệu Đế mà tiêu đề của đ/h còn muốn hỏi thêm, các bạn có biết thêm gì nữa không...

Dầu Bắc hay Nam Tông, hay Tịnh hoặc Độ...Cũng phải lấy lý Tứ Diệu Đế làm căn bản. Nếu nói tôi không hiểu thì không có lý?

tn, thân, mong được hồi âm.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thien Nhan đã viết:
Cũng lâu rồi nay tn mới có dịp hầu chuyện cùng đ/h. Trước xin hỏi cho cặn điều thắc mắc, nếu có vi phạm cá nhân thì gởi email hoặc thị báo thì tn sẽ không tiến tới.
Đạo hữu vẫn mạnh giỏi chứ, hành trì có gì mới không, chia sẻ với alpha đi. Cứ tự nhiên đi, đừng khách sáo mà, ai lại dùng từ "hầu" alpha không dám nhận. Đạo hữu chỉ bảo là alpha mừng rồi, sao lại vi phạm này kia gì đâu.
Thien Nhan đã viết: tn nghĩ là đ/h đã tâm đắc điều gì rồi ở Tứ Diệu Đế?

Hiện đ/h là người giữ tam quy, ngũ giới?

Tông phái tu trì của đ/h là...?

Bởi đ/h đã biết rất sâu về Tứ Diệu Đế mà tiêu đề của đ/h còn muốn hỏi thêm, các bạn có biết thêm gì nữa không...

Dầu Bắc hay Nam Tông, hay Tịnh hoặc Độ...Cũng phải lấy lý Tứ Diệu Đế làm căn bản. Nếu nói tôi không hiểu thì không có lý?

tn, thân, mong được hồi âm.
Thực ra thì alpha không hiểu nên hỏi thôi, chứ tâm đắc thì cũng chưa dám nói, vì chưa hiểu hết thì sao đắc được. Chỉ cần là lời của từ phụ Thích Ca dạy thì alpha muốn học. Đơn giản vậy thôi.

Alpha chỉ tự quy y, tự giữ ngũ giới. Trong lòng alpha Phật giáo không có tông phái nào cả, chỉ có duy nhất một giáo pháp mà Bổn sư đã dạy mà thôi. Hành trì thì lấy 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật giữ giới, cũng là pháp định, và cũng là tuệ từ đó.

Thực ra alpha chẳng hiểu gì về Tứ Diệu Đế cả, cứ như đi vòng vòng ngoài cổng, chưa thâm nhập được gì.

Còn câu này thì alpha nhất trí: "Dầu Bắc hay Nam Tông, hay Tịnh hoặc Độ...Cũng phải lấy lý Tứ Diệu Đế làm căn bản.". Mọi pháp môn không ngoài trung đạo và Tứ Diệu Đế.

Mong đạo hữu Thien Nhan giúp alpha những thắc mắc ở bài viết đầu chủ đề nhé!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Xin phép chuyển Kinh Chuyển Pháp Luân trong đường link bác chủ topic vào đây để tiện theo dõi :
KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Thứ hai

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp đầu tiên tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng: O

- Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh xa. Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát.

- Này các Tỳ-kheo, vị hành giả có chánh trí phải loại bỏ hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và niết-bàn.

- Này các Tỳ-kheo, con đường Trung Đạo, chính là tám đường chánh: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiền định chân chánh.

- Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý vi diệu của cuộc đời:

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính là khổ. O

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. O

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước. O

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến niết-bàn, đó là tám đường chánh, là con đường Trung đạo. O

- Này các Tỳ-kheo, cần phải liễu tri về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ-kheo, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ-kheo, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. O

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sanh tử nữa.

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “pháp môn này thật là vi diệu ! Không có Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma vương hay Phạm thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý vi diệu vừa được Đấng Giác Ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc, hạnh phúc cho loài trời và loài người.” O

Lúc ấy các chư thiên ở các cõi trời Tứ Đại Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền và các chư thiên Phạm thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi nhiều lần như vậy. Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng pháp. Rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp này, tôn giả Kiều-trần-như đã giác ngộ và được Đức Phật xác chứng là A-nhã Kiều-trần-như. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần, xá 3 xá) OOO
- Chân lý thứ nhất : định nghĩa, chỉ rõ Khổ; phân loại thành 8 loại Khổ chung nhất, bao quát nhất. Ví như bác sĩ phải chẩn bệnh chính xác tuyệt đối mới có thể đưa ra phương thuốc trị bệnh hiệu quả nhất, và qua đó khẳng định cho con bệnh biết rõ như thật "Ngươi đang bị bệnh !". Đức Thế Tôn nói rõ toàn bộ chúng sanh hữu tình đều bị Khổ không chừa 1 ai, từ bậc Chí Tôn (theo quan niệm thời đó của Ấn Giáo) là Phạm Thiên cho đến tên ăn mày cùng khổ, từ bậc tu hành (chính là Tôn Giả Kiều Trần Như lúc đó) cho đến kẻ buông lung đắm dục. Tu hành không đúng Chánh Pháp vẫn không thoát khỏi Bát Khổ. Tia sét đầu tiên phá tan chấp kiến vào tư tưởng Ấn Giáo của Tôn Giả Kiều Trần Như !

- Chân lý thứ hai : nếu chỉ dừng ở chân lý thứ nhất chỉ rõ Khổ là gì thì người nghe chỉ thêm đau khổ và hoang mang, họ sẽ tự hỏi vậy cái gì làm cho họ khổ ? Khổ từ đâu đến ? Đức Thế Tôn lập tức nói về nguyên nhân cái Khổ. Khổ do vô minh và tham ái. Vô minh ví như cứ chất đá đầy lên lưng mà cứ tưởng là chất ngọc ngà châu báu, danh vọng. Tham ái ví như chất đủ nặng rồi mà vẫn cứ muốn chất thêm bất kể nó đè mình chết ngắc ! Tôn Giả Kiều Trần Như lập tức nhận ra kẻ xúi giục ta lẩn quẩn theo vòng vô minh và tham ái. Tia sét thứ hai soi rõ chính TA là kẻ nguy hiểm nhất đối với chính TA ! Không được đổ cho ai cả, không cần tìm loanh quanh bên ngoài ! Ta cứ nghĩ ngàn, vạn, triệu, tỉ thậm chí vô lượng kẻ thù bên ngoài làm ta KHỔ. Hỡi ôi ! Chính TA làm ta khổ ! Tha nhân chỉ là kẻ trợ duyên

- Chân lý thứ ba : thế làm sao đoạn tận được vô minh và tham ái để không bị cuốn vào vòng sanh diệt vô cùng tận củâ KHỔ (luân hồi) ? Chết chăng ? Đức Thế Tôn hiểu rõ nếu dừng ở chân lý thứ hai, người tu hành sẽ bị Ma Vương dụ vào Ma Đạo. Ngài nói ra chân lý thứ ba : chỉ có tu hành Chánh Pháp đạt Niết Bàn (tâm thanh tịnh tuyệt đối) mới đoạn tận được luân hồi. Ví như 1 chai nước đục 1 lỗ nhỏ dưới đáy, nước chảy ra ví như ta nhận quả báo để trả nghiệp nhưng đồng thời ta lại đổ vào còn nhiều hơn lượng nước chảy ra thì đến lúc nào nước trong chai mới hết ? Có câu hỏi vậy nếu ta không tu nhưng kham nhẫn trả hết nghiệp và không gây thêm nghiệp vậy ta vẫn đạt Niết Bàn vậy ? Ta có tu ta mới mở được trí huệ để biết thế nào là không gieo nhân để không trổ quả. Và phải tu đúng theo Chánh Pháp chứ không phải tu mò. Tia sét thứ ba phá tan chấp kiến vào tà đạo

- Chân lý thứ tư : thế tu theo Chánh Pháp là tu thế nào ? Con đường đã được chỉ ra nhưng phương hướng đi thế nào ? Đức Thế Tôn hướng dẫn Bát Chánh Đạo. Cứ theo đó mà đi sẽ đến Niết Bàn. Tia sét cuối cùng đánh vỡ tan mọi nghi hoặc về Chánh Pháp

Tôi nghĩ sỡ dĩ Tôn Giả Kiều Trần Như nghe lần 1 Tứ Diệu Đế đã đạt quả vị A La Hán là do Tôn Giả Kiều Trần Như cũng đã đặt câu hỏi như Đức Thế Tôn qua biết bao vô lượng tiền kiếp. Nhiều, rất nhiều câu hỏi rồi từ từ chúng cô đọng lại thành 4 câu hỏi lớn : Khổ là gì ? Tại sao ta lại khổ ? Có thể nào hết khổ ? Cách nào cho hết khổ ? Chí có cách đặt câu hỏi mới bắt đầu đi tìm câu trả lời. Và khi gặp câu trả lời đúng thì lập tức mọi việc sáng tỏ trong 1 sát na

Trên là nói cái hiểu vô cùng hạn hẹp của tôi. Mong các bác hoan hỷ góp ý tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thực ra thì alpha không hiểu nên hỏi thôi, chứ tâm đắc thì cũng chưa dám nói, vì chưa hiểu hết thì sao đắc được. Chỉ cần là lời của từ phụ Thích Ca dạy thì alpha muốn học. Đơn giản vậy thôi.

Alpha chỉ tự quy y, tự giữ ngũ giới. Hành trì thì lấy 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật giữ giới, cũng là pháp định, và cũng là tuệ từ đó.

Thực ra alpha chẳng hiểu gì về Tứ Diệu Đế cả, cứ như đi vòng vòng ngoài cổng, chưa thâm nhập được gì.
tn cũng như bạn thôi có khác hơn đâu. Hàng ngày cũng Lạy Phật, Niệm Phật, ít có đi chùa, nhưng hơn được đ/h là có qui y Tam-bảo ở Chùa, có Thọ Bát Quan Trai...

Thôi thì để tn ưốm lời cho các Hành giả hiểu xâu vào Tứ Diệu Đế. Hy vọng sự khai thác của mỗi Thành viên trên diễn đàn sẽ giúp chúng ta tìm được cội nguồn thâm nhập Giáo lý Phật Giáo.

Nếu nói về cội nguồn thì không ngoài Tam tạng kinh điển, Trong Kinh luật luận thì có Pháp lý, Pháp sự, Pháp thể, Pháp tướng.(Nhưng tất cả chỉ có hai là Hành giả học lý thuyết hay thuật hành.) Bắt đầu từ dể tới khó, Rồi với sự chịu khó, kiên trì, học tập thì mới thấy được cái Kỳ diệu của kinh (Là chữ Diệu).

Mặt dầu bạn có thiện tri thức (người thầy, hay giáo thọ, hoặc nghe băng giảng cũng phải xoay lại có hợp với kinh tạng không đó là cội nguồn.)

Khi Hành giả tâm đắc được một kinh nào, hay thấy được tánh giác (ngộ) từ trong kinh dạy, cũng gọi là diệu.

Còn hiểu sâu vào Tứ Diệu Đế, thì tới nay tn cũng chưa hiểu nhiều, Nhưng đợt sau này tn nhờ có sao chép lại toàn bộ Phật Học Phổ Thông, https://sites.google.com/site/layphat/i ... the-loai-1 thì có cái nhìn hơi khác một chút.

Nói về thể tướng.

Tứ Thánh Đế có Nhân quả ác, nhân quả thiện trong 3 đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai. mà trong thể tánh thì không có chổ để bàn, cũng như không chữ để diễn tả. Chỉ có người ở trong, hay thực hành thì mới biết cái Chơn không diệu hữu. Như thế nào.

Hiện nay, mình hiểu thì trong 37 phẩm trợ đạo. Tứ Niệm Xứ là mục tiêu chánh, còn các Pháp thì gọi là Trợ. Muốn hành trì Giới Định Huệ thì 37 phẩm này, phải thực hành viên dung với nhau. Cũng gọi là diệu. (Có nghĩa rằng cái gốc của đạo đế là Thân thọ tâm Pháp, và các Pháp khác như tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo. Là tai chân, bộ hạ của thân tâm vậy.)


Tới đây thôi, nhườn lại các đ/h khác cao hơn, hiện có nhiều Hành giả đang thực tu và có tham gia ở Diễn đàn này. Nếu vị nào đồng ý, thì tn sẽ thêm tên của Quí vị vô đây.

tn, kính
http://www.dharmasite.net/KinhADiDa.htm

(Nếu đi xâu vào Tứ Thánh Đế, tự nhiên hành giả sẽ tự Quy y Tam bảo. Tốt hơn qui y ở chùa. Có một lần tn đọc một tích truyện Thiền, có vị Thánh tăng (còn xác phàm) còn phải quy y Phàm tăng.)


minhphạm
Bài viết: 157
Ngày: 07/06/11 16:19
Giới tính: Nam
Đến từ: tôi đến từ nước mỹ

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi minhphạm »

Chào DH alphatran !

Câu hỏi của đạo hữu hỏi quá chung chung , không nhằm chỉ rõ vấn đề nào là trọng tâm ( vấn đề chính ) mà mình muốn hỏi , muốn chia sẻ, làm cho người muốn tham gia khó có thể đi sâu vào vấn đề rút mắc mà người hỏi muốn hỏi.
ĐH có thể hỏi ngắn gọn hơn và hỏi ngay điểm chính mà mình muốn hỏi , thì việc chia sẻ dễ dàng hơn .
TỨ DIỆU ĐẾ : là một chủ đề lớn có khi mất một vài năm , hoặc cả đời người , củng không sao biết hết , cho nên không thể nói chung chung là có thể nói hết được, bởi vì hỏi chung chung thì chỉ nhận được sự trả lời chung chung thôi !( không giải quyết được).

vài lời chia sẻ cùng đạo hữu ,không có ý gì khác !


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các đạo hữu,

Được các vị đạo hữu TuDragon76, Thien Nhan, minhpham quan tâm giúp đỡ thật may mắn!

Alpha vốn thẳng tánh và nhất là trong việc học pháp, nên nghĩ gì nói vậy, mong các vị thông cảm.

Về bài viểt của đạo hữu TuDragon76:

- Về phần giải thích 4 đế: Đạo hữu cũng có hiểu về tứ diệu đế. Nhưng nói cứ như theo quán tính, nói mà tâm mình chưa thể nhập hay nôm na là nói suông như các tổ thường nói. Tôi cũng như vậy, đó chính là nguyên nhân tôi không tiến xa hơn về tứ diệu đế. Cứ như trơn trợt, như đi trên dầu loang.

- Về phần giải thích tại sao Tôn giả Kiều Trần Như mới nghe tứ diệu đế đã ngộ: nhiều người cũng giải thích tương tự như đạo hữu, mới nghe có vẽ hợp lý nhưng đặt phản biện lại thì mất hết cái diệu liền. Vì sao?

+ Đã là pháp diệu mà tam giới chưa ai nói được, duy chỉ có bậc giác ngộ mới thấu mà nói, vậy mà mới nói ra có người hiểu vài điều như đạo hữu giải thích mà đạt cứu cánh, vậy thì sao có thể nói là diệu?

+ Hơn nữa, A La Hán là quả vị như thế nào, tu qua bước nào để đạt quả vị A La Hán, ngay cả pháp tu giờ Phật mới nói cho Tôn giả thì chưa tu đã đắc hay sao? Nếu nói Tôn giả đã tu vậy thì chắc chắn là chưa tu pháp do Thế Tôn nói, vì chưa biết lấy gì tu?

=> Cái diệu này phải là cái gì đó mà chúng ta chưa hiểu hết ý Phật, chỉ có ngài Kiều Trần Như hiểu được nó nên mới ngộ. Đây là thắc mắc thứ nhất của mình. Diệu ở chỗ nào?

Về bài viết của đạo hữu Thien Nhan thì đi xa qua nên alpha xin không bàn đến.

Về bài viết của đạo hữu minhpham:

- Có thể đạo hữu hiểu được gì đó về Tứ Diệu Đế nên nói là "lớn", phải không? Vì kinh này ngắn gọn, vắt tắt chỉ có mấy trang A4 thôi, thì sao có thể lớn mà nói rằng "một vài năm , hoặc cả đời người , củng không sao biết hết"?

- Nếu như đạo hữu chưa rõ điều thắc mắc ở trên, mình xin ghi rõ như sau:

+ Thắc mắc thứ nhất: sự vi diệu của Tứ Diệu Đế là ở đâu? (mà tam giới chưa ai nói được, mà tôn giả Kiều Trần Như mới nghe đã ngộ, mà bậc giác ngộ như Đức Thích Ca tuyên bố đó là pháp chân lý vi diệu...)

+ Thắc mắc thứ hai: tại sao tôi đọc Tứ Diệu Đế đã nhiều lần mà vẫn cứ như trơn trợt, chẳng thâm nhập được gì?

Về vấn đề thứ hai ở trên, tôi thấy được một nguyên nhân khiến tôi bị như vậy. Như thế này nhé:

+ Khác với Ngài Kiều Trần Như, có thể nói tôi như đứa chưa đi học mới vào lớp học đầu tiên liền nghe ông thầy nói về Trung Đạo và Tứ Đế. Hai khái niệm này trong đầu tôi là rổng không. Tôi đã đọc nhiều tài liệu giải thích về hai khái niệm này thì sao nói là rổng không? Vì đem vào thực hành không được:

--- Ví dụ: Phật dạy theo trung đạo, lìa bỏ cực đoan: "Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát.". Nhưng mà thế nào là "đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập" và thế nào là "tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát". Các vị có hiểu rõ không? Trong cuộc đời này biết bao nhiều cái dục, dục nào là dục thấp hèn thô bỉ theo ý Phật? xin lưu ý là theo ý Phật chứ không phải theo ý hiểu của chúng ta. Rồi nhé, thế nào là khổ hạnh ép xác, nếu như tôi tọa thiền mà chân đau quá, tôi cố để chế ngự cái đau này thì đó có phải là ép xác hay không?

--- Ví dụ: Phật dạy về tứ đế: KHỔ --> TẬP --> DIỆT --> ĐẠO. Các vị hầu như ai cũng hiểu văn tự hết, rõ ràng cả. Nhưng lấy bất kì một nội dung nào trong đó để hỏi các vị, ví dụ hỏi tại sao chấp thủ về cái ta là nguyên nhân đau khổ? Niết bàn là cái gì, nó ra làm sao? các vị sẽ không biết. Vì sao, vì đây là bản kinh đầu tiên.

+ Sở dĩ tôi biết được cái nguyên nhân nói trên là nhờ tôi nghe đoạn này trong Đường xưa Mây trắng - Thích Nhất Hạnh (Link: http://phatphap.wordpress.com/2007/12/2 ... may-trắng/). Cái câu quan trọng là: "Tôi sẽ hướng dẫn cho các vị từng bước từng bước trong con đường thực hiện này". Từ câu này có thể hiểu rằng Kinh Tứ Diệu Đế chỉ là bản đại cương toàn bộ giáo pháp của Phật. Vì đại cương nên chúng ta chưa thể hiểu chi tiết, mà chưa hiểu chi tiết thì đọc mà cứ như đi trên dầu loang, trơn trợt chẳng thâm nhập được gì. Hoá ra, muốn thâm nhập Tứ Diệu Đế tức là muốn thâm nhập toàn bộ giáo pháp đồ sộ của Phật. Hèn gì tôi chẳng thể nào thâm nhập Tứ Diệu Để với mỗi bản kinh Tứ Diệu Đế. Và tôi cũng đoán rằng, sự vi diệu của Tứ Diệu Đế là sự vi diệu của toàn bộ giáo pháp của Thích Ca Như Lai. Như thế nghe có vẽ dễ hiểu hơn đúng không các vị đạo hữu. Vấn đề bây giờ là:

+++ Phật nói chi tiết về Trung đạo trong Kinh nào,
+++ Phật nói chi tiết về Khổ đế trong các Kinh nào
+++ Phật nói chi tiết về Tập đế trong các Kinh nào
+++ Phật nói chi tiết về Diệt đế trong các Kinh nào
+++ Phật nói chi tiết về Đạo đế trong các Kinh nào

Dù gì thì mình cũng mới biết được một khía cạnh, mạo muội trình bày nhờ các vị chỉ dạy thêm cho alpha.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Buông xuống đi đạo hữu ! Xả đi đạo hữu !

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

TuDragon76 đã viết:Buông xuống đi đạo hữu ! Xả đi đạo hữu !

Nam Mô A Di Đà Phật !
Trời ơi, này hiền hữu

Sao tự dưng bảo tui buông, mình đọc kinh sách thì hiểu rốt ráo mới không phụ ân đức của Đức Bổn sư chớ.
Sao mỗi lần mình hỏi vấn đề gì gai góc chút là có người bảo mình buông. Ai dza!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Hi hi, tôi không có xúi bác buông bỏ Pháp, buông bỏ Kinh à nghen :D Đợi khi giác ngộ, chứng Vô Thượng Chánh Giác tự nhiên bác sẽ buông Pháp chẳng cần ai xúi tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Mong được các vị giúp mình.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn, chào đ/h Alpha, tôi định viết chủ đề này lâu lắm rồi, nay gặp lại tri kỷ. Mặt dầu sáng nay tôi thấy, nhưng không có ai, hoặc còn ngần ngại. Thôi tôi khơi lên một lần nữa. Nếu không có ai thì đ/h và tôi phải chia sẽ viết ra nhé.

+++ Phật nói chi tiết về Trung đạo trong Kinh nào: Kinh nào đem lại cho Hành giả an lạc và có thể chứng quả là "Trung đạo".

+++ Phật nói chi tiết về Khổ đế trong các Kinh nào: Có thể là Kinh Địa Tạng bồ tát.
+++ Phật nói chi tiết về Tập đế trong các Kinh nào: Kinh Di Đề Hi, A Xà Thế...Trong Kinh Quán Vô lượng Thọ.
+++ Phật nói chi tiết về Diệt đế trong các Kinh nào: Kinh Di Đà
+++ Phật nói chi tiết về Đạo đế trong các Kinh nào: Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Xin thưa cùng các bạn thành viên ở Diễn đàn này, đ/h Alpha ra chủ đề này, rất cao. Học kinh đúng ra là trên văn tự, nhưng đi sâu vào vấn đề. Thì ta phải hiểu rõ tận nguồn gốc của kinh thì mới làm tăng cho sự tín tâm.

Còn nhiều lắm, để các bạn trả lời trước đả, Chúc quí vị thuận duyên hoằng Pháp.


tn, kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]40 khách