Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:
khai nhụy đã viết:tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên tức là đang tiến dần tới thánh đạo thánh quả tức là kiến tánh. :)
+ Không cần suy nghĩ, không cố gắng thì chẳng khác nào sống y như cũ. Trừ khi đã diệt rồi mới không cần suy nghĩ. Thử hỏi các vị A LA HÁN khi chưa giải thoát lại không cần cố gắng, không cần suy nghĩ mà tu thành sao?

+ Kiến Tánh nghĩa là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc. Người Kiến Tánh không nhập Niết Bàn, không tham sanh tử. Nghĩa là đã ra khỏi ba cõi rồi, không còn mắc kẹt trong sáu đường mà hành Đạo không ngừng nghỉ cho đến khi trọn đủ Đức Tánh như Phật thì mới xong.

+ Phàm phu đều chưa Kiến Tánh. Giải Thoát luân hồi mà chưa khơi dậy cái dụng Tánh tự nhiên như đã nêu trên thì cũng chưa Kiến Tánh.
Kính đạo hữu khai nhuỵ,
Kính đạo hữu BATKHONG1985,
Kính các đạo hữu,

Cho phép alpha trình bày điểm này:

Đạo hữu BK không hiểu được ý của đạo hữu khai nhuỵ nên mới nói như vậy. Hai người dùng hai cái ống nhòm khác nhau, góc độ khác nhau nhìn vào một vấn đề nên mới như thế. Nhân duyên mỗi người mỗi khác, đạo hữu khai nhuỵ tuy giỏi pháp hành nhưng tiếng việt có phần khó khăn. Trong khi đạo hữu BatKhong1985 rành kinh điển nhưng pháp hành chưa tới.
khai nhuỵ đã viết: căn bản trung đạo làm gốc tức là đang đi trên con đường để chấm dứt khổ==Phải thực hành sống trung thực trên trung đạo tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên tức là đang tiến dần tới thánh đạo thánh quả tức là kiến tánh.
Hai chữ "trung thực" ở đây tức là liễu tri thực tại bằng cảm giác (trực tâm) lìa khỏi tư duy lý luận. Đây là bước định sau khi định tâm, hành giả buông bỏ cả đề mục, lúc này mới sống trên cảm giác mà liễu tri thực tại. Mà sống như thế, có nghĩa là không chú tâm bỏ tam độc mà tam độc tự bị bỏ.

Thực tế thì cứ cách này mà tiến, đến các tầng tuệ xả cho đến khi vào diệt tận, hành giả chẳng thể có cái gì gọi là trụ, chẳng có gì là đắc.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
battinh đã viết:Người hỏi còn chấp có thân sanh diệt, nên hỏi như vậy, chứ nghĩa Niết bàn là dứt các phiền não trong tâm, được thanh tịnh, an lạc thì đó là Niết Bàn
Này hiền hữu,

Đây gọi là tà kiến, tìm sách học đi!
Vâng lời bạn chỉ dạy, kẻ tà kiến này lật cuốn sách: "Đức Phật và Phật Pháp" của Hòa thượng Nàrada Maha Thera do cố cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch, bắt đầu từ trang 510 đến trang cuối cùng là trang 565, nói về Nghĩa Niết Bàn, Đặc Tánh của Niết Bàn và cả pháp tu Tam học: Giới, Định, Tuệ để đi đến Niết Bàn.

Mong rằng sau khi bạn đọc được những lời trong này hiểu biết thế nào là Niết Bàn, thì đừng nên cố chấp cho mình là đúng, buông lời phê phán "tà kiến"! Đọc bài kệ của Bồ tát Sumeda (phần tô đậm) nhé.

Kính mời bạn đọc phần này, những phần sau vì dài quá tôi không thể đăng vào, bạn tìm trên mạng đọc tiếp!

------------------------------------

CHƯƠNG 33
NIẾT BÀN

  • "Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng"
    Kinh Pháp Cú
Dẫu người ta có thể viết đầy đủ và rõ ràng như thế nào, dầu người ta có dùng danh từ bóng bẩy đến đâu để cố gắng mô tả trạng thái vắng lặng của Niết Bàn, văn tự không thể giúp nhận thức thế nào là Niết Bàn. Niết Bàn không phải là cái gì có thể miêu tả bằng giấy trắng mực đen hay nhận thức bằng lý trí. Niết Bàn là pháp siêu thế (lokuttara dhamma), chỉ có thể chứng ngộ bằng tuệ giác.

Không thể có sự hiểu biết Niết Bàn bằng lý trí thuần túy, vì Niết Bàn không phải là một vấn đề có thể dùng luận lý để thấu đạt (atakkavacara). Lời dạy của Đức Phật hoàn toàn hợp lý. Trí thức có thể lĩnh hội đầy đủ các Phật ngôn. Nhưng Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo, vượt ra khỏi phạm vi luận lý. Tuy nhiên, suy tưởng về các sắc thái tích cực của đời sống,ta sẽ đi tới kết luận hợp lý rằng, đối chiếu với hiện tượng tùy thế, hữu vi, sanh khởi tùy duyên, hiện hữu do điều kiện, phải có trạng thái bất tùy thế mà sự hiện hữu không tùy thuộc điều kiện, vô sanh, bất tử và không phiền não.

Chú giải Túc sanh truyện (Jataka) có ghi rằng trong kiếp làm nhà tu sĩ khổ hạnh, Bồ Tát Sumedha có suy niệm như sau:

  • "Cũng như, mặc dầu có cảnh khốn khổ đau thương,
    Vẫn có trạng thái an vui hạnh phúc.
    Cùng thế ấy, đã có hiện sinh,
    Tức nhiên phải có bất hiện sinh.

    Cũng như mặc dầu có Sức Nóng khó chịu,
    Vẫn có Sức Lạnh dịu dàng mát mẻ.
    Cùng thế ấy đã có sự hiện hữu của ba thứ lửa,
    Tức nhiên phải có Niết Bàn.

    Cũng như, mặc dầu có tội lỗi xấu xa,
    Vẫn có cái tốt cái đẹp.
    Cùng thế ấy, dầu quả thật có sự sanh
    Tức nhiên phải có sự không sanh"
    (1).
Định nghĩa

Danh từ Nam phạn "Nibbana" - Niết Bàn (Bắc phạn: Nirvana) gồm hai phần: "ni" và "vana". "Ni" là hình thức phủ định, không; "vana" là dệt, hay ái dục. Ái dục này xem như sợi dây nối kiếp sống nầy với kiếp sống khác.

"Gọi là Niết Bàn vì Niết Bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời - "Ni" - ra khỏi ái dục - 'Vana', sự thèm khát nhục dục".

Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới, và các nghiệp mới này phải trổ quả dưới một hình thúc nào,trong vòng sanh tử, tử sanh vô cùng tận. Đến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt, năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt, tức nhiên không còn tạo nghiệp nữa, và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sanh tử triền miên.

Quan niệm giải thoát trong Phật Giáo chính là trạng thái vượt qua khỏi vòng sanh tử triền miên vô tận, chứ không phải chỉ là sự trốn thoát ra khỏi tội lỗi, và địa ngục.

Cũng có nơi giải thích Niết Bàn là sự dập tắt lửa tham (lobha), sân (dosa), và si (moha).

Đức Phật dạy:

"Toàn thể thế gian nằm trong những ngọn lửa. Lửa gì đã nhúm lên những ngọn lửa ấy? Chính lửa tham, lửa sân, lửa si; chính lửa sanh, lửa già, lửa chết, lửa phiền não, lửa ta thán, lửa đau đớn, lửa khổ sở, lửa thất vọng, đã nhúm lên những ngọn lửa ấy."

Nhận định theo một lối, Niết Bàn là sự dập tắt các ngọn lửa ấy. Nhưng không phải vì thế mà có thể nói rằng Niết Bàn chỉ là sự dập tắt các ngọn lửa. Nên phân biệt phương tiện và mục tiêu. Ở đây, dập tắt các ngọn lửa tham, sân và si, chỉ là phương tiện để đi đến Niết Bàn.

Niết Bàn có phải là hư vô không?

Nếu chỉ vì ngũ quan không thể cảm nhận được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng. Trong ngụ ngôn "Rùa và Cá" được nhiều người biết, cá chỉ biết có nước nên khi nói với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất, bởi vì có những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời là "không".

Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ biết trong nước và không biết gì ngoại trừ nước. Một hôm, cá mải mê bơi lội trong ao đầm quen thuộc như mọi hôm thì gặp lại chị Rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà hèn lâu tôi không gặp?"

- Này chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng lên trên đất khô. Rùa trả lời.

- Đất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất làm sao khô được? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì mà khô. Đất khô chắc là không có gì hết.

Bẩm tánh ôn hòa, Rùa nhỏ nhẹ đáp:

- Được, tốt lắm, nếu chị muốn nghĩ như vậy cũng tốt. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.

- Nầy chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Đất khô mà chị nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?

- Không, đất khô không ẩm ướt.

- Đất khô có mát mẻ và êm dịu, dễ chịu không?

- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.

- Đất khô trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?

- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.

- Đất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy không?

- Không, đất khô không mềm mại dịu dàng, và mình không thể bơi lội trong lòng đất.

- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?

- Không, đất không di chuyển và trôi chảy thành dòng.

- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt kông? Cá rất bực mình với loạt câu trả lời "không, không, ..." của rùa.

- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.

Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:

- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa! Tôi đã bảo rằng đất khô của chị là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô và không ẩm ướt, không mát mẻ, không êm dịu và không trong suốt, và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dễ chịu để mình có hể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan rã thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?

Rùa đáp:

- Được, tốt lắm. Nầy chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thật ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, hư vô. Nói là hư vô bởi vì chị không bao giờ biết.

Đến đây, rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác trên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô...

Câu chuyện lý thú nầy ngụ ý tuy rằng đã có sống trong nước và trên khô, rùa không giải thích cho cá bản chất thật sự của đất vì cá chỉ biết nước mà cá cũng không thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi. Cũng thế ấy, tuy chư vị A La Hán đã từng biết thế nào là thời gian và trạng thái siêu thế là sao, nhưng các ngài không thể dùng ngôn ngữ của thế gian để mô tả trạng thái siêu thế mà người tại thế cũng không thể nhận thức trạng thái siêu thế là sao, bằng sự hiểu biết của thế gian.

Niết Bàn là hư vô, tức nhiên Niết Bàn phải trùng hợp với không gian (akasa). Cả hai, Niết Bàn và không gian, đều vĩnh cửu và không biến đổi. Không gian là vĩnh cửu vì nó là hư vô. Thật ra, Niết Bàn ở ngoài không gian và thời gian. Về sự khác biệt không gian và Niết Bàn ta có thể tóm tắt rằng, không gian là Không, nhưng Niết Bàn là Có.

Khi đề cập đến những cảnh giới khác nhau mà chúng sanh có thể sanh vào, Đức Phật có nhắc đến cảnh "Vô Sở Hữu Xứ" (akincannayatana), cảnh giới có quan niệm về hư không.

Niết Bàn là một Đạo Quả. Có thể chứng ngộ Niết Bàn như một đối tượng tinh thần (vatthudhamma). Sự kiện nầy rõ ràng chứng tỏ rằng Niết Bàn không phải là một trạng thái hư vô. Nếu Niết Bàn là hư vô, Đức Phật đã không mô tả bằng những danh từ như "Vô Tận"(Ananta), "Bất Tùy Thể" (Asamkhata), "Vô Song" (Anupameya), "Tối Thượng" (Anuttara), "Tối Cao" (Para), "Vượt Ra Ngoài" (Pàra), "Chỗ Nương Tựa Tối Thượng" (Paràyana), "Châu Toàn" (Tana), "An Toàn" (Khema), "Hạnh Phúc" (Siva), "Duy Nhất" (Kevala), "Bất Khả Diệt" (Akkhara), "Tuyệt Đối Trong Sạch" (Visuddha), "Siêu Thế" (Lokuttara), "Vĩnh Cửu" (Amata), "Giải Thoát" (Mutti),"Vắng Lặng" (Santi) v.v...

Trong kinh Udana và Itivuttka, Đức Phật đề cập đến Niết Bàn như sau:

- "Nầy chư tỳ khưu, có một trạng thái không sanh (ajata), không khởi phát (abhuta), không được cấu tạo (akata) và không tùy thế (asamkara). Nếu không có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, ắt không thể có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế (hữu vi).

Do sự kiện có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế, nên mới có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát, có cấu tạo, và tùy thế"(2)

Kinh Itivuttaka ghi:

"Cái có sanh, trở thành, khởi phát, được cấu tạo,
và như thế là không bền vững, trái lại phải chịu sanh và tử.
Một sự cấu thành, một ổ bệnh hoạn, mỏng manh.
Một sự sống nhờ vật thực, một sự trở thành,
Không đáng để cho ta thích thú trong đó chút nào.
Thoát ra ngoài trạng thái ấy, dẫn đến thực tế,
ngoài phạm vi luận lý, bền vững.
Không sanh, không khởi phát, không phiền não.
Con đường không ô nhiễm.
Con đường chấm dứt mọi thống khổ, thoát khỏi lo âu.
Để đến vắng lặng và hạnh phúc"
(3).

Vậy, Niết Bàn không phải là hư vô. Cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Niết Bàn không phải là thế nào thì ta có thể nói một cách quả quyết. Nhưng nếu mô tả chính xác Niết Bàn là thế nào thì ngôn ngữ của thế gian không thể thích hợp, vì Niết Bàn là tuyệt đối, duy nhất, phải tự mình chứng ngộ (paccatam veditabbo).

Chú thích:

(1) Warren, Buddhism in Translations, trang 6.

(2) Theo bản Chú giải, bốn danh từ đó đồng nghĩa. Ajata có nghĩa là phát sanh mà không tùy thuộc nguyên nhân hay điều kiện (hetupaccaya). Abhuta (sát nghĩa là "không trở thành") có nghĩa là không phát sanh. Bởi không phát sanh từ một nguyên nhân, và không trở thành, tức nhiên không cấu tạo (akata). Trở thành và phát sanh là đặc tánh của những vật tùy thế -- hiện hữu do nguyên nhân hay điều kiện, tùy duyên -- như tâm và vật chất, danh và sắc. Niết Bàn trái lại, không tùy thuộc nguyên nhân hay điều kiện để có, là bất tùy thế (asamkhata).

Xem Woodward, Verses of Uplift, trang 98 - "As it was said", trang 142.


(3) Woodward, "As it was said", trang 142.

------------------------------------------------------------

Niết Bàn là một Đạo Quả. Có thể chứng ngộ Niết Bàn như một đối tượng tinh thần (vatthudhamma).


Câu trích dẫn trong bài viết trên, với câu trích dẫn của tôi viết, có gì sai không nhỉ? Niết bàn ở đâu? Bạn viết: "Người bị bọn cướp đuổi bắt trên núi tuyết băng đi tìm nước...", mà không biết rằng trong tuyết băng có nước, lại khổ nhọc đi tìm nước, chứng tỏ bạn không có sống trong hoàn cảnh đó mà "hư cấu" một cách vô lý.

Người hỏi còn chấp có thân sanh diệt, nên hỏi như vậy, chứ nghĩa Niết bàn là dứt các phiền não trong tâm, được thanh tịnh, an lạc thì đó là Niết Bàn
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 01/05/12 11:19 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

tangbong
Kính chào quý đạo hữu,

Xin cho phép hh được góp vài lời mộc mạc,
Theo sự nhận biết của hh qua các bài hỏi và đáp trên coi như đã quá đầy đủ rồi, không cần phải viết thêm, pháp học và pháp hành cũng nên song song, nếu lời bàn đi quá pháp hành, thì các bài bàn sẽ thiếu đi sự trung thực, không khác chi vô tình phạm phải giới luật (thiếu trung thực), chúng ta cũng nên tùy duyên coi như đã đủ để dừng lại kịp thời.

kính,hh,


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

DH alphatran và DH khainhuy vẫn chưa hiểu ý BK. Sở dĩ BK viết như thế kia là vì DH khainhuy phát biểu là "Kiến Tánh = Thánh Đạo".

Điều này từ xưa đến nay chưa ai nói và chứng minh Vì nó nhảy từ ruộng dưa sang ruộng cà.

BK viết bài với ý là : Chư vị hiện tại đã hết khổ chấm dứt tái sanh, không có nghĩa là chư vị Kiến Tánh.
alphatran đã viết: Thực tế thì cứ cách này mà tiến, đến các tầng tuệ xả cho đến khi vào diệt tận, hành giả chẳng thể có cái gì gọi là trụ, chẳng có gì là đắc.
Chỉ cần trả lời câu hỏi này là rõ ngay: Diệt khổ xong rồi kế tiếp ra sao?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:
alphatran đã viết:
battinh đã viết:Người hỏi còn chấp có thân sanh diệt, nên hỏi như vậy, chứ nghĩa Niết bàn là dứt các phiền não trong tâm, được thanh tịnh, an lạc thì đó là Niết Bàn
Này hiền hữu,

Đây gọi là tà kiến, tìm sách học đi!
Vâng lời bạn chỉ dạy, kẻ tà kiến này lật cuốn sách: "Đức Phật và Phật Pháp" của Hòa thượng Nàrada Maha Thera do cố cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch, bắt đầu từ trang 510 đến trang cuối cùng là trang 565, nói về Nghĩa Niết Bàn, Đặc Tánh của Niết Bàn và cả pháp tu Tam học: Giới, Định, Tuệ để đi đến Niết Bàn.

Mong rằng sau khi bạn đọc được những lời trong này hiểu biết thế nào là Niết Bàn, thì đừng nên cố chấp cho mình là đúng, buông lời phê phán "tà kiến"! Đọc bài kệ của Bồ tát Sumeda (phần tô đậm) nhé.

Kính mời bạn đọc phần này, những phần sau vì dài quá tôi không thể đăng vào, bạn tìm trên mạng đọc tiếp!

Niết Bàn là một Đạo Quả. Có thể chứng ngộ Niết Bàn như một đối tượng tinh thần (vatthudhamma).


Câu trích dẫn trong bài viết trên, với câu trích dẫn của tôi viết, có gì sai không nhỉ? Niết bàn ở đâu? Bạn viết: "Người bị bọn cướp đuổi bắt trên núi tuyết băng đi tìm nước...", mà không biết rằng trong tuyết băng có nước, lại khổ nhọc đi tìm nước, chứng tỏ bạn không có sống trong hoàn cảnh đó mà "hư cấu" một cách vô lý.

Người hỏi còn chấp có thân sanh diệt, nên hỏi như vậy, chứ nghĩa Niết bàn là dứt các phiền não trong tâm, được thanh tịnh, an lạc thì đó là Niết Bàn
Này battinh,

Cái tật đọc mà không hiểu, nói mà chẳng hiểu mình đang nói gì mà cũng dám nói là cái tật đã ăn sâu vào ông rồi.

Thật là tội nghiệp ông.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:DH alphatran và DH khainhuy vẫn chưa hiểu ý BK. Sở dĩ BK viết như thế kia là vì DH khainhuy phát biểu là "Kiến Tánh = Thánh Đạo".

Điều này từ xưa đến nay chưa ai nói và chứng minh Vì nó nhảy từ ruộng dưa sang ruộng cà.

BK viết bài với ý là : Chư vị hiện tại đã hết khổ chấm dứt tái sanh, không có nghĩa là chư vị Kiến Tánh.
alphatran đã viết: Thực tế thì cứ cách này mà tiến, đến các tầng tuệ xả cho đến khi vào diệt tận, hành giả chẳng thể có cái gì gọi là trụ, chẳng có gì là đắc.
Chỉ cần trả lời câu hỏi này là rõ ngay: Diệt khổ xong rồi kế tiếp ra sao?
Alpha chỉ trở lại ngay bước đầu tiên mà đạo hữu hỏi Khai Nhụy để giải thích ngay từ đầu.

Nếu không tìm hiểu về pháp hành mà cứ bám chấp câu từ mà bắt bẻ thì cải nhau cả đời không xong. Ông không hiểu cái câu Y kinh giảng giải tam thế Phật oan hay sao. Câu này chính là chỉ cho kẻ hiểu văn tự mà không hiểu pháp hành.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

vanphapquitam đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
khai nhụy đã viết: Ah vậy là đ/h chưa hiểu nghĩa trên, Cái diệu của khổ đế là sống hiện tai đang là nơi thân và tâm từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ, làm với một cái tâm trực nhận đâu cần phải suy nghĩ gì thêm (không khởi niệm), làm vì khổ, tâm độc lúc đó đâu có đâu mà cần trừ !? tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên (dụng Tánh tự nhiên)

có phải giống câu của đ/h : là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc.?
Làm với tâm diệt khổ là cũng tốt. Nhưng đó cái tâm công phu, còn vướng nơi công phu. Không phải Vô Công Dụng Hạnh.

Người Vô Công Dụng Hạnh: diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc nên không nhập Niết Bàn mà biết chỉ xong phần khổ não chưa phải là rốt ráo tức sum la vạn tượng chưa hiển bày Chân Tướng.

Đạo hữu BK nói rất đúng; Nếu thấy có Niết bàn tức là có chỗ chứng đắc, tức vẫn còn vọng tưởng, chưa thể giải thoát hoàn toàn ( đây là trường hợp của các vị Alahan ) tangbong
kinhle


Thứ nhất : đ/h vanphapquytam cũng đã hiểu và đã đồng ý với BK câu này :
Đạo hữu BK nói rất đúng; Nếu thấy có Niết bàn tức là có chỗ chứng đắc, tức vẫn còn vọng tưởng, chưa thể giải thoát hoàn toàn ( đây là trường hợp của các vị Alahan )

tức là đồng với câu của đ/h BK hỏi đ/h Alphatran :
Chỉ cần trả lời câu hỏi này là rõ ngay: Diệt khổ xong rồi kế tiếp ra sao?

Tôi đã nhiều lần giải thích rõ điểm này, nhưng xem ra hai vị vẫn chấp ngã đem lời phỉ bán Đức Phật và chư Thánh tăng trong đó bao gồm
chư Thánh tổ sư.


Tôi xin hỏi hai vị : theo sự hiểu biết trên của hai tức là khi đã thành Phật rồi còn phải tiếp tục luân hồi trong tam giới ! ?

nếu hai vị nói là không thì tại sao đ/h Bk lại bắt bẻ câu này:
alphatran đã viết: Thực tế thì cứ cách này mà tiến, đến các tầng tuệ xả cho đến khi vào diệt tận, hành giả chẳng thể có cái gì gọi là trụ, chẳng có gì là đắc.
cho nên Bk mới đặc ra câu hỏi :

Chỉ cần trả lời câu hỏi này là rõ ngay: Diệt khổ xong rồi kế tiếp ra sao?


trên đây cũng đã chứng minh hai vị đọc bài của người khác vọng tưởng sanh khởi bị tam độc Tham, sân, si quay cuồng sanh tâm ngã mạng,
đã không hiểu nghĩa văn người khác viết nên đã không ngần ngại phỉ báng, nếu không phỉ báng tại sao lại viết như vầy ???

Dưới đây là nguyên văn của BK:
DH alphatran và DH khainhuy vẫn chưa hiểu ý BK. Sở dĩ BK viết như thế kia là vì DH khainhuy phát biểu là "Kiến Tánh = Thánh Đạo".

Điều này từ xưa đến nay chưa ai nói và chứng minh Vì nó nhảy từ ruộng dưa sang ruộng cà.

BK viết bài với ý là : Chư vị hiện tại đã hết khổ chấm dứt tái sanh, không có nghĩa là chư vị Kiến Tánh.[/b]


Sở dĩ BK viết như thế kia là vì DH khainhuy phát biểu là "Kiến Tánh = Thánh Đạo".
BK viết bài với ý là : Chư vị hiện tại đã hết khổ chấm dứt tái sanh, không có nghĩa là chư vị Kiến Tánh.[/b] [/quote]

Tức là BK đã tuyên bố Đức Phật và chư Thánh đệ tử A La Hán chưa bao giờ kiến tánh ( thánh đạo, thánh quả A La Hán tức là thành Phật, và đây là sự học và hiểu của Kn ),
Qua lời trên cũng đủ hiểu đ/h BK đã học theo một bà tự xưng là Thanh Hải vô thượng sư trên cả Đức Phật Gotama.

Và đ/h BK đã tuyên bố : Điều này từ xưa đến nay chưa ai nói và chứng minh,
câu này có nghĩ là Đức Phật và chư Thánh đệ tử của Ngài, trong đó có chư Thánh tổ chưa từng giảng dạy hay viết ra.

và câu: Vì nó nhảy từ ruộng dưa sang ruộng cà. là theo sự hiểu của BK khi đọc bài của người khác vọng ngã nên tự phỏng đoán ,
trong khi BK viết bài ở topic Thiền giáo môn và Tổ sư thiền là hai hay một?
BK đã viết :Khi nào thấy BK và DH bản Tánh không khácvẫn rõ BK vẫn là BK, DH vẫn là DH. Như thế mới gọi
là trực nhận Bản Lai Diện Mục.

cho biết câu : Vì nó nhảy từ ruộng dưa sang ruộng cà. là từ vọng ngã chấp văn tự của BK viết ra nên thấy có khác biệt, có cái riêng biệt,
chẳng đồng, cho nên tại sao kn phải nghe theo lời của BK chứ ? có nghĩa là Bk đã chứng và sở đắc cái riêng tư gì đó vượt bựt mọi người ?

Những gì kn đã trả lời đ/h tudragon và nêu lên ví dụ cho dể hiểu đủ để chứng minh Tứ Thánh đế từng tự như thế nào, kn nhận thấy Bk không
hiểu nghĩa văn lại còn cố chấp nên không dám viết thêm, vượt quá tầm hiểu biết của đôi bên, phạm phải giới luật: tức là nó quá sự hiểu biết
đồng nghĩa thiếu chơn thật phạm vào giới thứ tư, khi giới đã không vững thì là sao định được, khi định bị lay là gì tuệ sanh ?

có một lần kn đã viết rõ chia là 3 giai đoạn : minh tâm, kiến tánh, thành Phật,
tức là trước hết phải minh tâm tức là nhận rỏ tự tánh, không dùng văn tự ( phóng,khởi niệm) tức niệm niệm chẳng nhiễm trước,
kế tới kiến tánh tức là nhận thấy Bản lại diện mục, tức là thấy chơn thật tự (bổn) tánh vốn vô sanh có nghĩa là sau khi đạo quả thánh đế sanh
lên, tâm thanh tịnh vắng lặng, chẳng bị lai động khi tiếp cảnh, dù là cảnh xấu hay phiền não chẳng làm lai chuyển, đồng nghĩa Bồ đề vốn
vô sanh diệt, chơn như tự tánh hay Nhất chơn nhất thiết chơn vạn cảnh tự như như, cũng có nghĩa là vô phân biệt trí.
giai đoạn ba tức là từ kiến tánh đến thành Phật tức là phải 4 lần kiến tánh (4 lần đạo quả), khi đã thành Phật rồi Phật tánh cũng phải bỏ,
cho nên mới nói : vô vô minh diệt, vô vô minh tận (tâm kinh) tức là khi đã thành Phật rồi không còn gì để học hay phải hành nữa vì đã hoàn
toàn tận diệt vô minh rồi (vô minh tận) tức là vị ấy đâu còn vô minh nửa mà cần phải diệt nửa (vô vô minh tận), ví như một người đã là kỷ sư
hay bác sĩ rồi không cần phải vào tiểu học bất đầu học lại, trong khi lời của BK thì ngược lại, dù đả thành Phật (A La Hán) còn phải tiếp tục
học lại nửa, thật là vô lý đi ngược lại kinh văn.

sở dĩ Tổ sư la rầy vị thiền sinh ấy đang vọng tưởng chấp là hành để thành Phật hay tự cho đã thành Phật, nên tổ nói không có Phật để phá chấp nơi tâm vị thiền sinh ấy, hoặc là nói không niết bàn, không chứng đắc tức là nói tâm vị thiền sinh ấy đang chấp tâm vắng lặng làm tâm bị ô nhiễm mà không hay, đây cũng tùy duyên đốn ngộ vị thiền sinh ấy.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

DH khainhuy khoan hãy kết luận:

Những điều mà BK nói, căn cứ vào khẳng định của DH như sau:

+
khai nhụy đã viết:kiến tánh=thánh đạo
Điều này: Tổ Thiền Tông nào nói hay vị A LA HÁN nào nói hãy trích dẫn cho BK và mọi người cùng xem?
Còn nếu DH nói DH nghiệm chứng được thì DH vừa là một vị Tổ Thiền Tông vừa là một A LA HÁN!

+ BK chỉ hỏi, các DH hãy trả lời thoải mái theo những gì mà các DH đã biết.
Sở dĩ BK hỏi "diệt khổ xong rồi tiếp nữa ra sao? vì DH khainhuy viết là
khai nhụy đã viết:thành Phật (A La Hán)
vị A LA HÁN nào đã nói : Thành Phật = A LA HÁN? DH hãy cho BK biết xem?
Nếu DH nói DH nghiệm chứng điều đó thì DH tự xưng là Phật. Nếu là Phật thì ít nhất phải có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào chư vị đạo hữu,
Chào DH BK,
Này DH BK đừng vội nóng, trước khi trả lời ở trên , KN hỏi ĐH vài câu hỏi liên quan những gì sẽ giải đáp, việc này rất quan trọng để thống nhất sự hiểu và để tránh sự hiểu lầm của đôi bên qua văn tự :

1) Xin hỏi DH BK học cả Bắc truyền và Nguyên thủy, hay chỉ học Bắc truyền và không biết chi về văn tự Nguyên Thủy ?

2) DH BK đồng với KN là giáo lý TÚ DIỆU ĐẾ, Bát Chánh đạo, 12 nhân duyên do Đức Phật tuyên giảng, và đều có trong giáo lý Nam, Bắc truyền ?

_Và DH đả hiểu từờng tận và thông suốt giáo lý này ?
3)Theo sự hiểu biết riêng của BK hoặc qua kinh văn A LA HÁN không phải là Phật ? và Phật không phải là A LA HÁN ? xin cho KN biết vị Tổ Thiền Tông nào viết nếu không phải là ý riêng của BK ?

4) DH BK cho biết kiến tánh là thành Phật ? chưa thành Phật ? sẽ thành Phật ?
_Ngài Mã tổ và Ngài Huệ Năng đã kiến tánh hay chưa kiến tánh ?

BK cho mọi người biết DH đã Kiến tánh rồi hay chưa ?
Vì DH BK đã viết :
BK đã viết :
Xong phần khổ não, sạch hết tham sân si mà tự cho là đủ, là rốt ráo viên mãn thì đó chính trụ đắc, không phải Vô Sở Đắc
BATKHONG1985 đã viết:Người Vô Công Dụng Hạnh: diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc nên không nhập Niết Bàn mà biết chỉ xong phần khổ não chưa phải là rốt ráo tức sum la vạn tượng chưa hiển bày Chân Tướng. Khi tịch ở đây, liền đến nơi khác tiếp tục Đạo Pháp mà mình đã thọ lãnh, không ngưng nghỉ
DH cứ từ từ thong thả và thoải mái trả lời KN xong những câu hỏi trên, KN cùng đại chúng xin lắng nghe, sau đó KN sẽ đưa chứng cứ theo kinh văn Nam, Bắc truyền.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nóng vội hay không, BK tự biết mà, DH đừng quá lo! BK Kiến Tánh hay chưa đó là việc của BK (Chắc muốn Ấn chứng cho BK?)!

BK đã nói rồi, BK bắt đầu topic này căn cứ vào lời của DH mà BK đã trích dẫn trên, cái gốc là ở những lời nói đó của DH, DH trả lời ổn thoã thì BK tự sẽ biết im thôi hà, BK xin nhắc lại chỗ BK cần DH trả lời đây:
BATKHONG1985 đã viết:DH khainhuy khoan hãy kết luận:

Những điều mà BK nói, căn cứ vào khẳng định của DH như sau:

+
khai nhụy đã viết:kiến tánh=thánh đạo
Điều này: Tổ Thiền Tông nào nói hay vị A LA HÁN nào nói hãy trích dẫn cho BK và mọi người cùng xem?
Còn nếu DH nói DH nghiệm chứng được thì DH vừa là một vị Tổ Thiền Tông vừa là một A LA HÁN!

+ BK chỉ hỏi, các DH hãy trả lời thoải mái theo những gì mà các DH đã biết.
Sở dĩ BK hỏi "diệt khổ xong rồi tiếp nữa ra sao? vì DH khainhuy viết là
khai nhụy đã viết:thành Phật (A La Hán)
vị A LA HÁN nào đã nói : Thành Phật = A LA HÁN? DH hãy cho BK biết xem?
Nếu DH nói DH nghiệm chứng điều đó thì DH tự xưng là Phật. Nếu là Phật thì ít nhất phải có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

khai nhụy đã viết:Chào đạo hữu vanphapquytam,
Chào quý đạo hữu ,
diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc
kn đã viết ở phần trên rồi, không có người khổ hay ai khổ, tức là phải hiểu không có người hay ai đắc cả, cho nên đọc kinh suy nghĩ,
tư duy cho kỷ, kẻo hiểu lầm không nên, tức là chưa hiểu mà tự cho là hiểu, chưa hành mà vọng tưởng không có chi để hành,
sanh tâm lười biếng không tu tập hay thực hành vì vẫn còn là một chúng sanh, tức là vẫn còn khổ, cho nên kn không bàn đến niết bàn là vậy.

kn chỉ duyên theo bài viết của đ/h mà viết ra, nếu không khẻo có những đ/h căn trí còn yếu sanh hiểu lầm chấp pháp thì khổ lắm !
Vả lại chấp hay không chấp chỉ suy xét tâm của người đó mới biết được, Chớ không nhắm vào đ/h, xin chớ hiểu lầm.
Này đh KN, ông nói ko có người khổ hay ai khổ, tức là phải hiểu ko có người đắc hay ai đắc cả; rồi ông còn nói chưa hành mà vọng tưởng ko có chi để hành, này đh ông nói chuyện sao ngược ngạo vậy
Đã ko có ai khổ tức là cái khổ ko sinh, đã ko có khổ thì ông còn hành làm gì, ông tu để đạt đến cái gì khi ko có khổ; ông ở nơi ko có khổ mà tự lập ra tu hành để thoát khổ, vậy có phải do cái vọng tưởng điên đảo, cố chấp của ông sinh ra chăng; ông còn dám nói những đạo hữu căn trí yếu sanh hiểu lầm, mà ko sợ những đh đó đọc lời lẽ của ông sẽ chấp mê theo ông sao
Ở trên tôi có nói là ko có hành chăng, chúng sanh do vọng tưởng mà thấy có khổ, nên cần tu hành để thoát khổ, nhưng khi thoát khổ rồi thì thấy bản tâm mình xưa nay vốn lặng trong, sáng suốt, ko có khổ nên tự biết do vọng tưởng mà sanh ra khổ, những gì xưa nay mình hành vốn cũng cũng nương theo vọng tưởng có khổ mà có, nên nói "diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc"
Tôi nói như vậy nếu ông còn ko hiểu thì tôi cũng pó tay, và với người ngu muội như ông thì có bàn luận cũng chẳng ích gì


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng đều gồm trong Giới uẩn
Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định đều gồm trong Định uẩn;
Chánh Kiến, Chánh Tư Duy gồm trong Tuệ uẩn.

tangbong

Nhân ngày lễ kỷ niệm Đức Phật đản sanh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách