NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi Tổ Ca Diếp truyền y bát lại cho Tổ A Nan, ngài nói kệ :

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

Câu thứ ba : “Hà ư nhất pháp trung”
Câu này tôi nghĩ chữ đầu tiên không phải là chữ HÀ, mà là chữ NHƯỢC
Lý do :
Nếu là chữ Hà thì ý nghĩa của câu này là : Tại sao trong một pháp.
Nếu là chữ Nhược thì nghĩa của câu này là : Nếu trong đó có một pháp.

2 câu đầu ý nghĩa là ;
Các pháp xưa nay
(vốn) chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp.

Trong Như Lai tạng hết thảy đều bình đẳng, không một pháp có thể được, cho nên không có pháp mà cũng chẳng có phi pháp.

2 câu sau nếu bắt đầu bằng chữ Hà thì có nghĩa :
Tại sao trong một pháp
Có pháp có phi pháp.

Dường như không liên quan gì đến 2 câu đầu.

2 câu sau, nếu bắt đầu bằng chữ Nhược thì ý nghĩa của nó là

Nếu trong đó có một pháp
Thì sẽ có pháp và phi pháp.

Điều này cũng phù hợp với ý của các tổ :
Nhất hoa khai, thế giới khởi
Nhất trần cử, đại địa thâu.

(Một đóa hoa nở, thế giới bừng dậy)
(Một hạt bụi dấy lên, đại địa hiện tiền)

Có thể là do tam sao thất bổn, từ chữ Nhược ( ) chép lại thành chữ Hà ( )

Toàn bài sẽ là

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Nhược ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp.
Nếu trong có một pháp
Có pháp, có phi pháp.

GHI CHÚ :
Đây chỉ là ý kiến riêng thôi.
Không có ý sửa bản chính.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:Khi Tổ Ca Diếp truyền y bát lại cho Tổ A Nan, ngài nói kệ :

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

Câu thứ ba : “Hà ư nhất pháp trung”
Câu này tôi nghĩ chữ đầu tiên không phải là chữ HÀ, mà là chữ NHƯỢC
Lý do :
Nếu là chữ Hà thì ý nghĩa của câu này là : Tại sao trong một pháp.
Nếu là chữ Nhược thì nghĩa của câu này là : Nếu trong đó có một pháp.

2 câu đầu ý nghĩa là ;
Các pháp xưa nay
(vốn) chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp.

Trong Như Lai tạng hết thảy đều bình đẳng, không một pháp có thể được, cho nên không có pháp mà cũng chẳng có phi pháp.

2 câu sau nếu bắt đầu bằng chữ Hà thì có nghĩa :
Tại sao trong một pháp
Có pháp có phi pháp.

Dường như không liên quan gì đến 2 câu đầu.

2 câu sau, nếu bắt đầu bằng chữ Nhược thì ý nghĩa của nó là

Nếu trong đó có một pháp
Thì sẽ có pháp và phi pháp.

Điều này cũng phù hợp với ý của các tổ :
Nhất hoa khai, thế giới khởi
Nhất trần cử, đại địa thâu.

(Một đóa hoa nở, thế giới bừng dậy)
(Một hạt bụi dấy lên, đại địa hiện tiền)

Có thể là do tam sao thất bổn, từ chữ Nhược ( ) chép lại thành chữ Hà ( )

Toàn bài sẽ là

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Nhược ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp.
Nếu trong có một pháp
Có pháp, có phi pháp.

GHI CHÚ :
Đây chỉ là ý kiến riêng thôi.
Không có ý sửa bản chính.
A/

Nếu trong có một pháp
Có pháp có phi pháp


--> dựng lên 1 cái đầu ( vì dùng chữ "nếu" <--> giả lập/vọng kiến/ đoán mò), lại mọc thêm 2 cái đầu nữa là 3 cái ( 1 pháp, có pháp, phi pháp). Trong khi câu đầu tiên nói "các pháp", bây giờ lại nói là 1 pháp rồi thêm 2 pháp nữa. Vậy là có mấy pháp!!!!!!. Một pháp này qui về đâu thì chưa biết nhưng đã sinh thêm 2 cái pháp. Rõ ràng là "nhất ba tài động vạn ba tùy", khởi vọng liền bị ngăn ngại. Không rõ đầu mối nên nói sai 1 chữ thành ra trái lý.

---> Hãy đọc phần trong ngoặc, tức là phần ghi chú thêm của Viên Ngộ trong tắc 2 , Bích Nham Lục. ( bản này là bản gốc, các bản dịch thường hay lược bớt phần này vì nói cho cùng nó cũng không quan trọng với những người có đủ căn cơ). Tôi lấy từ wiki.

.....

"Chí đạo không khó"—Không khó và không dễ!

"Chỉ đừng phân biệt chọn lựa."—Cái gì đang ở ngay trước mắt? [Đáp: Chẳng gì khác hơn là "phân biệt chọn lựa", thiện và ác, yêu và ghét!]—Ông ta nói tương tự như trường hợp chính Tam tổ đang có mặt tại đây! [Nghe qua như chế diễu nhưng lại là sự thật.]

"Chỉ nói đến một chút thôi thì đã: đây phân biệt chọn lựa, đây rõ ràng minh bạch."—Hai đầu với ba gương mặt! [Từ "Chí đạo" xuất phát ra một hiện tượng quái gở: từ một thành hai, và cái Một lơ lửng phía trên! Và cái đó lại là "Không khó"!] Ông ấy lại sa lạc vào những việc nhỏ nhặt!—Cá bơi nước đục, chim bay thì rụng lông. [Triệu Châu cũng quấy nhiễu thanh tịnh nhất vị với lời bình phẩm của mình; chẳng ai tránh được sự kiện này khi đá động đến nó.]

B/

Tại sao trong một pháp
Có pháp có phi pháp ?


--> vì vậy cho nên mới không pháp không phi pháp, bởi vì cái một pháp này lại chẳng phải là pháp cũng chẳng phải là phi pháp. Vì có pháp nên mới có phi pháp, là 2 đối đãi ( giống như vì có mê nên mới có ngộ) trong khi cái pháp này lại vượt ra ngoài (chẳng dính dáng gì) sự đối đãi của pháp và phi pháp. Rõ ràng phù hợp với 2 câu đầu.

Ví dụ:

b1:

Thùy thị ( tắc 47 Bích Nham Lục): Trời nói gì đâu? Bốn mùa lưu chuyển. Đất nói gì đâu? Vạn vật sinh nở. Nơi bốn mùa lưu chuyển có thể thấy thể. Ở chỗ vạn vật sinh, có thể thấy dụng. Song thử nói xem, phải ở đâu mới thấy được nạp tăng? Lìa khỏi ngôn ngữ hành động, đi đứng nằm ngồi, bóp chặt yết hầu miệng lưỡi, có thể phân biện được chăng?


b2:
--> Buổi sáng mặt trời lên, buổi tối mặt trăng lên.

--> 5 ngày 1 cơn gió, 10 ngày 1 cơn mưa chính là thời tiết thiên hạ thái bình.

--> mặt trời mọc ở phương đông, lặn ở phương tây.

--> Xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàn.

--> Theo mùi cỏ thơm đi, lần vết hoa rụng về.

Chính là trong một pháp có pháp có phi pháp, nhưng lại không phải pháp cũng không phải phi pháp. Có những đối đãi nhưng lại vượt ra ngoài đối đãi. Phải như vậy mới là Như Lai Tạng. Cho nên "trúc biếc xanh xanh là Pháp thân, hoa vàng rợp rợp là Bát-nhã", lại nói "trúc biếc, hoa vàng cảnh đâu khác"; " Chí đạo không khó", lại nói "không khó cũng không dễ" !

Phải "thấy" được "thể" của những câu trên thì mới "hiểu" được "dụng" của "Nhất hoa khai, thế giới khởi, Nhất trần cử, đại địa thâu".

Nếu không thể như thế thì lúc nào cũng sẽ phân biệt , thiên kiến. Nếu không chấp vô thì lại chấp hữu, không chấp hoa thì chấp thế giới, nếu không chấp đại địa thì lại chấp bụi, chẳng thể nào thấy được cái "đại dụng hiện tiền, không còn qui tắc", cái "bình đẳng" giữa hạt bụi vs thế giới, cái "vô sự" của những việc kinh thiên động địa.

b3:

Cho nên không được hiểu chữ vô theo cách phủ định "có", vì phủ định có (hiện hữu)<--> không (hiện hữu), mà phải hiểu chữ vô theo cách phủ định "chẳng phải là". Chú ý rằng bài kệ dùng từ ngữ rất phân minh để hiển bày khi dùng những chữ "vô", "phi", "hữu".

Hiểu như vậy mới phù hợp với nền tảng lý nhân duyên. Phù hợp với " sắc chính là không , không chính là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc...." của lý bát nhã tánh không. Phù hợp với "Không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu" của nghĩa Như Lai. Thấu suốt được sự "bình đẳng" giữa các đối đãi cũng như sự hiện hữu của tâm.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong bài Kệ ý nghĩa súc tích, phải giải cả bài mới rõ nghĩa, chứ chẳng phải chấp vào 1 câu, một chữ.

Bài kệ như vầy

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Nhược ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

2 câu đầu ý nghĩa như vầy :
Các pháp xưa nay
(vốn) chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp.

Trong Như Lai tạng hết thảy đều bình đẳng, không một pháp có thể được, cho nên không có pháp mà cũng chẳng có phi pháp.
cho nên cả bài có ý nghĩa như vầy

Xưa nay trong Như Lai Tạng các pháp không thật có.
Nếu trong Như Lai tạng (trong tâm) mà có một pháp
Thì sẽ có hết thảy các pháp (pháp và phi pháp)

Dễ hiểu thôi. Nếu tâm khởi ra chỉ một niệm nhỏ (có một pháp) thì cả pháp giới sẽ hiện ra. (trùng trùng duyên khởi)
Cho nên nói

Nhất hoa khai, thế giới khởi
Nhất trần cử, đại địa thâu.

(Một đóa hoa nở, thế giới bừng dậy)
(Một hạt bụi dấy lên, đại địa hiện tiền)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

đ/h binh kính,

cụm từ "hà ư" cũng có thể hàm ý "tại sao lại phải" tức là gạt đi thôi; nếu hiểu như vậy thì hai câu sau có nghĩa:

tại sao (lại phải) là có một pháp (nhất nguyên), và từ đó có (sự cố) pháp và phi pháp

và mạch lạc với hai câu đầu?

:)


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

- Chân Như Bổn Tánh không có pháp hay là phi pháp , Có pháp hay Phi pháp là tâm phân biệt vọng tưởng. Ví như: chiếc gương soi muôn vật, mà thật sự trong gương không có vật nào. Vật trong gương ta thấy là ảo ảnh huyễn hóa, có hay không có đều không quan trọng.
- ''Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?''
- Trong một pháp thật không có pháp nào cả. ''Có pháp,có phi pháp'' chỉ do ta vẽ lên, là do Tâm biến hiện. Tâm biến hiện có hai loại:
1. Chân Tâm (Phật tánh) biến hiện.
2. Vọng Tâm biến hiện.
- Chân tâm biến hiện ra Tịnh Độ, an lạc Niết Bàn, giải thoát. Vọng Tâm biến hiện ra lục đạo luân hồi: Nhân, Thiên, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
- Vọng Tâm là lớp vỏ của Chân Tâm, ví như: viên minh châu bị lớp bùn nhơ che mất vẻ đẹp và ánh sáng, giá trị của viên ngọc. Vì vậy '' kiến tánh'' là thấy viên minh châu thật sự của mình.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

1. Tại sao tôi bắt bẻ từng câu chữ? bời vì lời nói thể hiện tâm. Cho nên bắt buộc phải lưu loát. Lời kẹt tức thể tâm chấp trước, dụng tâm ngăn ngại.
Trong Như Lai tạng hết thảy đều bình đẳng, không một pháp có thể được, cho nên không có pháp mà cũng chẳng có phi pháp.

Xưa nay trong Như Lai Tạng các pháp không thật có.
Nếu trong Như Lai tạng (trong tâm) mà có một pháp
Thì sẽ có hết thảy các pháp (pháp và phi pháp)

Dễ hiểu thôi. Nếu tâm khởi ra chỉ một niệm nhỏ (có một pháp) thì cả pháp giới sẽ hiện ra. (trùng trùng duyên khởi)
Cho nên nói
Nếu hiểu như vậy thì lại chấp "không". Kẹt vào đầu không.

Cho nên bài kệ đã đầy đủ ý nghĩa, không cần phải bẻ cong nó làm gì.

Nghĩa:
Các pháp từ trước tới giờ
Đều chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp ( anhhipga: vậy phải là cái gì?)
Thế sao trong mỗi pháp này
Lại có "đầy đủ" pháp và phi pháp?

Ý nghĩa quan trọng ở câu thứ 2, khẳng định "chẳng phải có, chẳng phải không". Tức là không phân biệt đối đãi sai khác, tức là bình đẳng trước sự hiện hữu của vạn vật.

2. Về:

Nhất hoa khai, thế giới khởi
Nhất trần cử, đại địa thâu.

1 đóa hoa nở, thế giới (từ đây) hiện ra --> trùng trùng duyên khởi.
1 hạt bụi dấy lên, cả đại địa thâu trọn nó. ---> nghĩa lại khác hẳn

Tại sao 2 câu có 2 từ đối đãi " khởi" (mở ra) và "thâu" ( tóm vào) ? ý nghĩa thì tôi đã nói ở trên. Còn nếu không thấy được thì 2 câu lại là 1 công án/ quan ải. Chỉ tại ông không thấu thoát được ( vượt được quan ải) nên cố ý dịch bẻ cong nó đi mà thôi.

Cho nên Tuyết Phong dạy chúng rằng: “ Gom cả trời đất lại, chỉ lớn bằng một hạt gạo. Ném xuống trước mặt, nếu vẫn mê mờ không hiểu tôi sẽ đánh trống mời tất cả mọi người đến xem."

Nếu không chấp vào hoa thì cả thế giới ông cũng mặc kệ, lúc đó thì mới thấy được cái "bình đẳng".

Nếu vẫn cứ chạy trên các đầu đối đãi mà suy diễn ( tức là bị chấp rồi khởi vọng) thì kết quả đều đẩy ông vào chỗ cùng đường của "có" và "không". Vừa bỏ cái "có" thì lại lọt vào cái " không", vừa bỏ cái "không" thì lại chấp vào cái "có". Cố gắng xoay sở đều chẳng thoát ra được. . Lại khi bỏ cả "có" và "không" cùng lúc thì lại lọt vào cái "một" mà vạn pháp qui về. Nếu cứ tin như vậy, ôm trọn cái cái kiến giải này không buông bỏ thì bị quở là ngồi yên ở chỗ "đầu sào trăm thước". Trong khi đại đạo thì "chẳng lấy cũng chẳng bỏ"

Ông nên nghiên cứu kỹ về Bát Nhã tánh không. Hàng bồ tát phải thâm sâu thứ này mới có cơ hội để thấu thoát.


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

- Chân Như Bổn Tánh không có pháp hay là phi pháp , Có pháp hay Phi pháp là tâm phân biệt vọng tưởng. Ví như: chiếc gương soi muôn vật, mà thật sự trong gương không có vật nào. Vật trong gương ta thấy là ảo ảnh huyễn hóa, có hay không có đều không quan trọng.
- ''Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?''
- Trong một pháp thật không có pháp nào cả. ''Có pháp,có phi pháp'' chỉ do ta vẽ lên, là do Tâm biến hiện. Tâm biến hiện có hai loại:
1. Chân Tâm (Phật tánh) biến hiện.
2. Vọng Tâm biến hiện.
Vẫn là lời nói hóa môn.

Tại sao biết nói "Trong một pháp thật không có pháp nào cả." nhưng khi nói về Tâm lại thành ra 2 thứ chân và vọng ? Nếu ví như gương soi: vọng thì hiện vọng, vậy chân thì hiện chân chăng ?
Chân tâm biến hiện ra Tịnh Độ, an lạc Niết Bàn, giải thoát.
Thành ra vọng tâm rồi.


tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

Kệ này là.."Kệ Truyền Pháp"
" Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp "
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
"Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ? (lại có Pháp Hữu vi & Pháp Vô vi.)


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Đó là Thánh Nhân tạm mượn phương tiện: ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, vật chất..... có sẳn trong thế giới vật chất để tùy duyên, tùy theo trình độ căn cơ mà giáo hóa người đời ....


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tốt nhứt mình nên giữ lại nguyên văn của cổ đức khi xưa. Bởi người xưa đã minh tâm kiến tánh nên cách nói của họ mình không thể suy lường. Vả lại trải qua hơn mấy ngàn năm mà câu đó không ai sửa được một chữ, thì mình làm sao mà dám? Chư tổ như Bồ Đề Đạt Ma, Bá Trượng vv... họ cũng biết bài kệ đó mà đâu nghe họ sửa một chữ nào.

Tôi nghĩ giữ lại chữ "Hà ư" hay "Tại sao" rất có ý nghĩa cho người tham thoại đầu/công án bây giờ. Kỳ thật mình cũng có thể dùng câu đó để tham thiền: "Các pháp xưa nay không pháp không phi pháp, Tại Sao trong một pháp lại có pháp và phi pháp?" Hãy tham!

Bây giờ tôi đọc Kinh gì thì đều thấy trong kinh ấy Phật đều dạy tham thoại đầu. Dù đó là Kinh A Di Đà, Phật cũng dạy mình tham thoại đầu.

Kinh A Di Đà nói: "Phật A Di Đà kim hiện tại thuyết pháp" Vậy ngay nơi đó là thoại đầu rồi, bởi mình chẳng biết hiện tại ngay đây Phật đang thuyết pháp gì. Thì hỏi "Phật hiện đang thuyết pháp gì? pháp gì?" Mình chẳng có cách nào biết được. Đó là thoại đầu.

Còn câu Thoại đầu chư tổ khi xưa cũng dùng danh hiệu A Di Đà để làm thoại đầu rằng: "Ai đang niệm Phật?"

Trong Bát Nhã Tâm Kinh với tựa đề là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" nghĩa là bờ bên kia hay trí tuệ cứu cánh. Ngay tựa đề của bộ Bát Nhã thôi thì cũng là thoại đầu rồi bởi "Bờ bên kia như thế nào? rốt ráo nó ra làm sao?" mình chẳng có cách nào biết được ngoại trừ thật chứng bát nhã đến bờ kia. Vậy đó là câu cho mình tham.

Mọi người giảng Kinh Thuyết Pháp giỏi nhiều như cát sông hằng. Song, đối với tôi tựa đề Kinh Bát Nhã vẫn chưa giải quyết xong thì dù giảng nói huyên thuyên về kinh ấy cũng chẳng lợi ích nhiều và nói không trúng vào đâu tất cả.

Bát Nhã Ba La Mật Đa, vậy Bát Nhã Ba La Mật Đa ra sao? như thế nào? (không được dùng tâm ý suy lường, không được im lặng giây lâu, không được ú ớ ngập ngừng, nói một câu xem? nếu chưa thể mở miệng thì hãy tham! hãy miên mật tham!)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trích trong sách Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của ngài Đại Châu Huệ Hải dưới tòa của Mã Tổ Đạo Nhứt:

"Có vài vị Pháp sư đến hỏi:

- Định hỏi một câu, Thầy có vui lòng đáp chăng?

Sư bảo:

- Bóng trăng dưới đầm sâu, mặc ý mò bắt(1).

- Thế nào là Phật?

- Hồ nước trong đối diện, chẳng phải Phật là gì(2)?

Các vị ấy đều ngơ ngác, không biết gì cả. Giây lâu có vị lại hỏi:

- Thầy nói pháp gì độ người?

- Bần đạo chưa từng có một pháp gì độ người.

- Thiền sư nhà tối như thế?

- Đại đức nói pháp gì độ người?

- Giảng kinh Kim Cang Bát-nhã.

- Giảng được bao nhiêu lần?

- Hơn hai mươi lần.


- Kinh này ai nói?

Pháp sư tằng hắng lên giọng gắt:

- Thiền sư khéo nói đùa, há không biết Phật nói sao?

- “Nếu nói Như Lai có nói pháp là chê bai Phật, người ấy không hiểu nghĩa ta nói” (kinh Kim Cang). Nếu nói kinh này không phải Phật nói tức là phỉ báng kinh. Thỉnh Đại đức nói xem?

Pháp sư im lặng không đáp được.


Chốc lát, Sư lại hỏi:

- Kinh nói: “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai.” Đại đức hãy nói cái gì là Như Lai?

- Đến chỗ này tôi mê hẳn.

- Từ trước đến giờ chưa từng ngộ nói cái gì là mê?

- Thỉnh Thiền sư vì tôi nói.

- Đại đức giảng kinh hơn hai mươi lượt, lại chưa biết Như Lai?

Pháp sư lễ bái cầu xin chỉ dạy.

Sư bảo:

- Như Lai là nghĩa Như của các pháp, đâu thể quên được.

- Phải là nghĩa Như của các pháp.

- Đại đức nói, phải cũng chưa phải.

- Văn kinh rõ ràng đâu thể chưa phải?

- Đại đức Như chăng?

- Như.

- Cây đá Như chăng?

- Như.

- Đại đức Như, đồng cây đá Như chăng?

- Không hai.

- Đại đức cùng cây đá đâu khác?


Pháp sư không đáp được. Lại khen: “Đây là thượng nhân khó đối đáp được.” Giây lâu lại hỏi:

- Thế nào được đại Niết-bàn?

- Chẳng tạo nghiệp sanh tử.

- Thế nào là nghiệp sanh tử?

- Cầu đại Niết-bàn là nghiệp sanh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.

- Thế nào là được giải thoát?

- Vốn tự không phược (trói buộc) chẳng cần cầu giải thoát, dùng thẳng, hành thẳng là Vô đẳng đẳng (Phật không ai so bằng gọi là vô đẳng, chư Phật đồng nhau gọi là đẳng. Vô đẳng đẳng là chỉ cho Phật).

Pháp sư khen:

- Thiền sư như Hòa thượng thật là ít có.

Khen xong, Pháp sư lễ tạ lui ra."
Đây cho thấy dù có thể giảng Kinh Bát Nhã 20 lần, mà một câu hỏi của vị Thiền Sư lại đáp không được.

Do vậy, ngài Hương Nghiêm dưới tòa của Tổ Bá Trượng là bậc Trí Thức hỏi một đáp mười, nhưng bị Tổ Quy Sơn hỏi một câu, ngài Hương Nghiêm tìm khắp kinh sách cũng không thể đáp được.

Vì sao thế?

Bởi chưa thật chứng Bát Nhã, chưa Minh Tâm Kiến Tánh, nên giảng kinh thuyết pháp toàn là dùng phàm thức suy diễn giảng nghĩa ra, hoàn toàn trái với đạo.

Chẳng biết bất đắc dĩ phương tiện mà Phật, Tổ mới thuyết pháp, kỳ thật pháp Tối Thượng Thừa nầy không thể dùng ngôn từ diễn tả hay dùng tâm ý phàm phu mà suy lường được nỏi, không những tâm thức phàm phu mà ngay cả thanh văn duyên giác cũng không thể đến được. Do vậy Kinh Pháp Hoa, Phật nói ngài Xá Lợi Phất
"Dù cả thế giới có nhiều vị chứng quả A La Hán như và trí huệ đệ nhứt trong hàng Thanh Văn cũng không thể so lường Phật Trí".
Lại như Phật đóng cửa thất ở nước Ma Kiệt Đà khi thành đạo.

Lại như Phật không nói gì chỉ mỉm cười đưa cành hoa "niêm hoa vi tiếu" khi truyền tâm pháp.

Lại như ngài Duy Ma ngậm miệng ở thành Tỳ Da Ly khi giảng Pháp Môn Bất Nhị.

Lại như Tổ Đạt Ma diện bích 9 năm ở Thiếu Lâm, vì không ai hiểu đạo, nói với Vua Lương Võ Đế đều ngơ ngát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
manhdung1105
Bài viết: 1
Ngày: 17/08/18 20:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: NGHI VẤN VỀ MỘT BÀI KỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi manhdung1105 »

Thánh_Tri đã viết:Tốt nhứt mình nên giữ lại nguyên văn của cổ đức khi xưa. Bởi người xưa đã minh tâm kiến tánh nên cách nói của họ mình không thể suy lường. Vả lại trải qua hơn mấy ngàn năm mà câu đó không ai sửa được một chữ, thì mình làm sao mà dám? Chư tổ như Bồ Đề Đạt Ma, Bá Trượng vv... họ cũng biết bài kệ đó mà đâu nghe họ sửa một chữ nào.

Tôi nghĩ giữ lại chữ "Hà ư" hay "Tại sao" rất có ý nghĩa cho người tham thoại đầu/công án bây giờ. Kỳ thật mình cũng có thể dùng câu đó để tham thiền: "Các pháp xưa nay không pháp không phi pháp, Tại Sao trong một pháp lại có pháp và phi pháp?" Hãy tham!

Bây giờ tôi đọc Kinh gì thì đều thấy trong kinh ấy Phật đều dạy tham thoại đầu. Dù đó là Kinh A Di Đà, Phật cũng dạy mình tham thoại đầu.

Kinh A Di Đà nói: "Phật A Di Đà kim hiện tại thuyết pháp" Vậy ngay nơi đó là thoại đầu rồi, bởi mình chẳng biết hiện tại ngay đây Phật đang thuyết pháp gì. Thì hỏi "Phật hiện đang thuyết pháp gì? pháp gì?" Mình chẳng có cách nào biết được. Đó là thoại đầu.

Còn câu Thoại đầu chư tổ khi xưa cũng dùng danh hiệu A Di Đà để làm thoại đầu rằng: "Ai đang niệm Phật?"

Trong Bát Nhã Tâm Kinh với tựa đề là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" nghĩa là bờ bên kia hay trí tuệ cứu cánh. Ngay tựa đề của bộ Bát Nhã thôi thì cũng là thoại đầu rồi bởi "Bờ bên kia như thế nào? rốt ráo nó ra làm sao?" mình chẳng có cách nào biết được ngoại trừ thật chứng bát nhã đến bờ kia. Vậy đó là câu cho mình tham.

Mọi người giảng Kinh Thuyết Pháp giỏi nhiều như cát sông hằng. Song, đối với tôi tựa đề Kinh Bát Nhã vẫn chưa giải quyết xong thì dù giảng nói huyên thuyên về kinh ấy cũng chẳng lợi ích nhiều và nói không trúng vào đâu tất cả.

Bát Nhã Ba La Mật Đa, vậy Bát Nhã Ba La Mật Đa ra sao? như thế nào? (không được dùng tâm ý suy lường, không được im lặng giây lâu, không được ú ớ ngập ngừng, nói một câu xem? nếu chưa thể mở miệng thì hãy tham! hãy miên mật tham!)
Huynh! Duyên số cho đệ gặp huynh! Huỵnh đang ở Việt Nam không? Email của đệ [email protected]
0938843738


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách