Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

116
Bài viết: 14
Ngày: 07/10/11 08:35
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi 116 »

Tôi có nghe nói là thời Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.
Nếu tu đúng pháp Đức Phật là không phân biệt ăn mặn hay chay.
Kính xin quý đạo hữu cho lời khuyên có cần thiết ăn chay không ạ?


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

ĐH học Phật thì nên ăn chay.
Đức Phật khi xưa đều răn các đệ tử của mình không nên ăn thịt.
ĐH đọc Kinh Lăng Già, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Phạm Võng thì sẽ rõ.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thời đức Phật, chư Tăng phải đi khất thực, nên ai cho gì thì ăn nấy, không có sự lựa chọn.
Nhưng đức Phật khuyên : Nếu tránh được thì không nên ăn thịt. Vì sao ? Vì động vật cũng là con người đầu thai cả, chúng cũng biết đau đớn và cũng có cảm xúc như con người.
Hiện nay ở phuơng Tây, có nhiều người ăn chay vì họ thuơng loài vật, và ăn chay tốt cho sức khỏe hơn ăn thịt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

116 đã viết:Tôi có nghe nói là thời Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.
Nếu tu đúng pháp Đức Phật là không phân biệt ăn mặn hay chay.
Kính xin quý đạo hữu cho lời khuyên có cần thiết ăn chay không ạ?
Nếu ông có thể như Phật tâm tâm thanh tịnh không phân biệt thì dù ăn mặn hay chay, ngon hay dở v.v... tâm cũng không khởi phân biệt. Nếu có thể làm được như Phật như thế thì chẳng ngại ăn mặn hay ăn chay. Còn nếu không thể làm được như thế thì đừng nên làm. Bởi nhân quả không sai chạy, một mạng phải đền một mạng.

Phật và các vị Thánh Chúng là những vị có tâm Thanh Tịnh đã minh tâm kiến tánh nên họ không còn ở trong vòng sanh tử, không còn phàm thức, không còn khởi tâm động niệm phận biệt chap trước nên họ tự tại có thể ăn thì ăn uống thì uống mà một bề tự thanh tịnh an nhiên.

Phàm phu chúng ta làm không nỏi việc đó, trừ khi minh tâm kiến tánh mà thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

116 đã viết:Tôi có nghe nói là thời Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.
Nếu tu đúng pháp Đức Phật là không phân biệt ăn mặn hay chay.
Kính xin quý đạo hữu cho lời khuyên có cần thiết ăn chay không ạ?
Ngay trong câu hỏi của bạn đã bao hàm câu trả lời rồi.
Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.
Vậy đó, nếu bây giờ các vị tu sĩ đi khất thực thì ai cho gì ăn nấy, không nói. Còn nếu các vị tu sĩ không đi khất thực mà ở trong chùa tổ chức nấu nướng thì không có lý do gì để làm thịt, cá ăn cả. Còn Phật tử tại gia thì đương nhiên là không đi khất thực, thì cũng nên tập ăn chay để không sát sanh. Rõ ràng là vậy. Sao vấn đề này nhiều người không hiểu cứ nói tới nói lui hoài vậy cà


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kinh Lăng nghiêm có dạy, Phật và Thánh đệ tử vì lòng thương xót và từ bi vô lượng đối với chúng sanh muốn gieo duyên cho họ nên khất thực mà không phân biệt nhà nào cúng mặn nhà nào cúng chay. Điều này không có nghĩa là được phép ăn mặn. Điều này cũng hoàn toàn khác với nhiều người dựa vào luận điểm này mà tự cho mình cái quyền ăn mạng. Khác ở chổ: một bên vì muốn gieo duyên giải thoát cho người cúng dường mà đành chấp nhận ăn mặn, còn một bên vì ham thích xương thịt của chúng sanh mà ăn.

Thật vô lý khi miệng nói từ bi, tu hành độ sanh nhưng cũng chính cái miệng ấy xé nhai ngấu nghiến thân mạng chúng sanh.

Quay trở lại với giới học căn bản của cả hai hàng tại gia và xuất gia: có định rõ CẤM SÁT SANH. Từ đó suy ra các vị ăn sao thì ăn chay mặn tùy thích nhưng mà ĐỪNG SÁT SANH ĂN MẠNG KẺ KHÁC là được. :D

Có một vị thầy của các thầy khẳng định, ăn chay cũng chỉ là phước báu Nhơn thừa, ai ăn chay được cũng đừng tưởng là cái gì to tát lắm.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nếu chúng ta khó làm tốt cho người khác thì hãy giảm bớt sự sát hại đến mọi người. Hãy nhớ chúng ta là người Phàm, hãy làm tất cả mọi thứ để không còn là một chúng sanh mang nghiệp và phiền não.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

116 đã viết:Tôi có nghe nói là thời Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.
Nếu tu đúng pháp Đức Phật là không phân biệt ăn mặn hay chay.
Kính xin quý đạo hữu cho lời khuyên có cần thiết ăn chay không ạ?
Nếu thực sự Tâm chúng ta được như vậy, nếu đúng TÂM không-phân-biệt-mặn-hay-chay, thì mới nên so sánh với các đệ tử Phật khi xưa. Phật hay đệ tử Phật khi xưa, thọ thực chỉ để duy trì sự sống, chứ chẳng phải thèm muốn ham thích gì, nên cũng không sanh tâm phân biệt.

Còn chúng ta thì ăn vì duy trì sự sống thì ít, vì ham thích thì nhiều. Và tâm luôn phân biệt thức ăn mặn và chay, ngon và dở. Và nếu Tâm phân biệt như vậy, sao mà sử dụng cung cách ăn uống của người Tâm không phân biệt được chứ? Như vậy mà bảo đúng pháp thì hơi ít có lý, hjhjj.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
sulby
Bài viết: 87
Ngày: 08/12/12 21:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi sulby »

Bạn QN này nói hay ! tangbong =D>


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đức Phật là vị giác ngộ toàn triệt, dĩ nhiên là không còn tâm phân biệt này nọ. Cái tâm phân biệt đó chính là phàm phu BATKHONG1985 nè! :D


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Theo con thiển nghĩ, để đạt tới "Tâm-Chay", thì trước đó cần phải tập dần thói quen: "Thân-Chay" _ ăn chay theo cách hiểu phổ biến hiện nay, tức là không ăn thức ăn thịt cá...để "Thân" & "Tâm" quen dần với lối sống mới thánh thiện hơn lối sống trước đó.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Có phải Đức Phật không chủ trương ăn chay?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
116 đã viết:Tôi có nghe nói là thời Đức Phật không chủ trương ăn chay, vì đi khất thực thí chủ cho gì ăn nấy nên không phân biệt chay mặn.

Nếu tu đúng pháp Đức Phật là không phân biệt ăn mặn hay chay.
Kính xin quý đạo hữu cho lời khuyên có cần thiết ăn chay không ạ?
Ở đây, này Hiền hữu! sự cần thiết là ôn lại và học tập lời chư Phật giáo dạy:
- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

4. Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.

5. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn..

6. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.

7. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? - Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

Đáng chê hay không đáng chê? - Đáng chê, bạch Thế Tôn.

Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách? - Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

8. - Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.".

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!
Ðiều đã được nói lên, chính do duyên như vậy được nói lên.

9. Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!

10. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.

11. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.

12. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.

13. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? - Là thiện, bạch Thế Tôn.

Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê? - Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán? - Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

14. - Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú!
Ðiều đã được nói lên, chính do duyên như vậy được nói lên.

http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 3-0507.htm
Này Hiền hữu! Hiền hữu nghĩ thế nào, phải chăng do thực hành ăn chay mà một người đi đến đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si; Hiền hữu sống trện đời đã từng thấy người nào do ăn chay mà thành tựu như vậy chưa, hay là thấy họ vẫn còn khởi Tham Sân Si ??
(đây là câu hỏi để Hiền hữu quán sát thực tế và thực hành)

và ở đây, này Hiền hữu! có thể có quan điểm đánh đồng việc ăn thịt cá = Sát sanh (mà không xét rõ nhân duyên của sự việc) hoặc là có những "lý luận suy diễn, diễn giải tương tự..." đưa đến những quan điểm như vậy thời ở đây, này Hiền hữu! việc cần làm là hãy tìm kiếm và học tập ở trong tạng Luật, rằng: giới đó, điều học đó được Thế Tôn quy định trong trường hợp nào, do ai vi phạm, vi phạm vì nguyên nhân gì, để lại hậu quả như thế nào; như thế nào là phạm tội nhẹ, như thế nào là phạm tội nặng, đối với tội nhẹ thì xử lý thế nào, đối với tội nặng thì xử lý ra sao.. ???

như vậy, này Hiền hữu! chúng ta sẽ không giống như một đoàn người mù, người đi đầu không thấy, người đi giữa không thấy, người đi cuối cũng không thấy; như vậy, thời chờ đợi là sự mệt mỏi, sự tổn giảm đến với đoàn người mù.

ở đây, này Hiền hữu! tội "Sát sanh" được nói đến do duyên sự vi phạm của Sa-môn giả mạo Migalandika, làm tổn hại đến thanh danh và số lượng chư Tăng theo học với Thế Tôn; do nhân duyên sự việc này, Thế Tôn đã triệu tập chúng Tỷ-kheo và tuyên dạy giới bổn (Ngài dạy tỉ mỉ chi ly đến từng điều nhỏ nhặt), trong đó có đoạn:
“Vị tỳ khưu nào cố ý đoạt lấy mạng sống con người, hoặc tìm cách đem lại vũ khí cho người ấy, hoặc ca ngợi lợi ích của sự chết, hoặc xúi giục đưa đến sự chết: “Này người ơi, còn gì cho ngươi với mạng sống tội lỗi xấu xa này, sự chết đối với ngươi còn tốt hơn sự sống!” Vị có tâm ý và có tâm tư như thế rồi bằng nhiều phương thức ca ngợi lợi ích của sự chết hoặc xúi giục đưa đến sự chết, vị này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”
- http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-03.htm
hay :
"............
[196] Cái hố đào nghĩa là vị đào cái hố dành cho người (nghĩ rằng): “Người rơi xuống sẽ chết” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội thullaccaya (trọng tội). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội pārājika.

(Vị) đào cái hố không dành riêng cho ai (nghĩ rằng): “Bất cứ ai rơi xuống sẽ chết” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
(Nếu) con người rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội thullaccaya (trọng tội). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội pārājika.
(Nếu) dạ-xoa, hoặc ngạ quỷ, hoặc thú có dạng người rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội thullaccaya (trọng tội).
(Nếu) thú vật rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
............"
- http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-03.htm
"Sát sanh" là 1 trong 4 trọng tội mà vị Tỷ-kheo vi phạm sẽ bị trục xuất khỏi Tăng đoàn, Luật tạng ghi là tội Pārājika (không cho cộng trú); và tội này được quy định hẳn 1 Chương trong Luật Tạng bao gồm rất nhiều điều chi ly.

Này Hiền hữu! hãy tinh tấn học tập trong Pháp và Luật do Thế Tôn khéo thuyết, sẽ đến thời Hiền hữu đoạn tận các nghi hoặc, thành tựu chánh trí, tự mình bước đi mà không duyên với một ai khác.

Kính chúc Hiền hữu an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách