Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Vô ngã của đệ nhất nghĩa đế , làm thế nào biết được .
Xin được ghi nhận đóng góp ý kiến thảo luận , học sâu hiểu rộng của các vị đồng tu .


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

hoasenmaimai đã viết:Vô ngã của đệ nhất nghĩa đế , làm thế nào biết được .
Xin được ghi nhận đóng góp ý kiến thảo luận , học sâu hiểu rộng của các vị đồng tu .
Vô ngã của tục đế chớ. Do bạn hiểu sai về Vô ngã, mà sở dĩ hiểu sai là do học hành mất căn bản mà ra :D

Muốn học sâu hiểu rộng thì phải học hẹp hiểu cạn trước, ham trèo cao thì té đau :))


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

doccoden đã viết: Vô ngã của tục đế chớ.
Hi bạn doccoden,

1. Lu đọc trong kinh A-hàm cũng như Paly thì thấy có đề cập Các pháp vô ngã.

2. Đọc trong Thằng Pháp Tập Yếu Luận thì đề cập pháp gồm Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế.

(Theo ý Lu hiểu trong Thằng Pháp Tập Yếu Luận, thì Tục đế là những sự thật thế gian như là: con người, sinh vật, yêu, ghét, ...., còn Đệ nhất nghĩa đế được nói đến như: Uẩn, Giới, Xứ, ....)

3. Từ (1) + (2) thì Tục Đế lẫn Đệ Nhất Nghĩa Đế đều Vô ngã.

Đạo hữu góp chút ý kiến (1) (2) và (3) nhé :) hoặc rộng ra hơn cũng được :) vì có vẻ ở mỗi tông phái thì Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng khác biệt :)!

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hoasenmaimai đã viết:Vô ngã của đệ nhất nghĩa đế , làm thế nào biết được .
Xin được ghi nhận đóng góp ý kiến thảo luận , học sâu hiểu rộng của các vị đồng tu .
1. Phải thực hành phật pháp thì mới được. Không thực hành mà đòi biết để làm gì? Dẫu cho người khác có chứng nhập tới cảnh giới đó nói cho mình biết thì mình cũng không thể hình dung đúng được, và cũng chẳng có lợi gì cho mình, mà còn là một chướng ngại lớn.

Như mình ở Saigon chưa đi Huế nên không biết Huế là như thế nào. Tại sao không bước đi để có ngày tới Huế thì tự rõ. Đứng tại Saigon không đi mà cứ suy nghĩ về Huế, hình dung nó ra thế nào để làm gì? mất thời gian vô ích. Dẫu cho có người từ Huế về Saigon nói rõ cảnh đẹp lạ ở Huế cho mình nghe, mình cũng không thể hình dung đúng được.


2. Vô Ngã theo đại thừa thì là không có trụ chấp bất cứ một thứ gì nữa cả, không trụ chấp ngã, không trụ chấp vô ngã.

Như Kinh Nikaya nói: "không đứng lại, không bước tới, ta vượt thoát bọc lưu".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:
doccoden đã viết: Vô ngã của tục đế chớ.
Hi bạn doccoden,

1. Lu đọc trong kinh A-hàm cũng như Paly thì thấy có đề cập Các pháp vô ngã.

2. Đọc trong Thằng Pháp Tập Yếu Luận thì đề cập pháp gồm Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế.

(Theo ý Lu hiểu trong Thằng Pháp Tập Yếu Luận, thì Tục đế là những sự thật thế gian như là: con người, sinh vật, yêu, ghét, ...., còn Đệ nhất nghĩa đế được nói đến như: Uẩn, Giới, Xứ, ....)

3. Từ (1) + (2) thì Tục Đế lẫn Đệ Nhất Nghĩa Đế đều Vô ngã.

Đạo hữu góp chút ý kiến (1) (2) và (3) nhé :) hoặc rộng ra hơn cũng được :) vì có vẻ ở mỗi tông phái thì Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng khác biệt :)!

Nam mô Phật.
Ấy chết :D Nhờ Lu nhắc làm tôi nhớ ra là như bạn nói: "có vẻ ở mỗi tông phái thì Đệ Nhất Nghĩa Đế cũng khác biệt". Bạn rành kinh sách hơn tôi nên hãy giải thích cho mọi người hiểu về Nhị đế, sự khác nhau giữa Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế. Tôi đồng ý với bạn khi cho rằng "Tục đế là những sự thật thế gian", còn Uẩn, Giới, Xứ là gì, sao lại thuộc Đệ Nhất Nghĩa Đế?

Tóm lại, điều căn bản cần biết trước tiên là phải hiểu Vô ngã là gì, Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế là gì. Sau đó là việc đơn giản: xem xét Vô ngã thuộc về Tục Đế hay Đệ Nhất Nghĩa Đế :)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

doccoden đã viết:sự khác nhau giữa Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế
Đầu tiên, theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận của HT. Thích Minh Châu, có ví dụ cho Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế như sau:
Ví dụ cái bàn chúng ta thấy là tục đế. Theo đệ nhứt nghĩa đế, cái gọi là cái bàn, sự thật gồm nhiều cơ năng và đặc tánh.
Như cách diễn đạt trên, và theo cách hiểu của Lu, Tục Đế là nói về các pháp ví như mặt ngoài, Đệ Nhất Nghĩa Đế là nói về các pháp ví như tính chất cốt lõi của Tục Đế, cụ thể hơn nữa ví dụ như nước là Tục Đế, thì các thành phần Hidro và Oxy là Đệ Nhất Nghĩa Đế chẳng hạn.

Đặc trưng cho Đệ Nhất Nghĩa Đế có đặc tính không thay đổi (nhưng không phải thường còn, vĩnh cửu). Ví dụ: Tâm sở Xúc thì đặc tính là sự xúc chạm của chủ thể đối với đối tượng vật chất hay tinh thần; và Tâm sở Xúc khác với Tâm sở Thọ là kinh nghiệm, thọ lãnh. Một cái là sự xúc chạm một cái là kinh nghiệm thọ lãnh.

Cũng theo tài liệu trên, Tóm gọn Đệ Nhất Nghĩa Đế gồm có Tâm, Tâm Sở, Sắc và Niết Bàn. Nói cụ thể hơn nữa Đệ Nhất Nghĩa Đế có khá nhiều, Lu không tập hợp được cụ thể con số :). Về sự tu tập, nhờ việc học tập Pháp Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế như trên, trước hết hành giả quán sát, nhận diện, phân biệt rõ ràng các Pháp, từ dây sẽ quán sát trong các Pháp vốn không có một tự ngã (linh hồn mà tự nó tồn tại), (việc nhận thấy có một tự ngã sẽ là mở đầu chi Vô minh trong 12 nhân duyên và tích tụ một khối khổ) và từ đó cũng thấy các pháp vô thường vì sinh rồi diệt tiếp nối liên tục. Thêm vào đó, hành giả quán sát rõ ràng một trong tam giải thoát môn hoặc cả 3 (Không, Vô Tướng, Vô Tác), từ đấy thẳng đến Niết Bàn. (Niết Bàn cũng vô ngã, theo ý Lu Niết Bàn giống như việc nhận thấy rõ ràng Vô ngã)

Còn theo truyền thống Trung quán tông và theo ý hiểu của Lu, Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không khác biệt vì đều Không tự tính, tức không có một bản chất nào độc lập, không phụ thuộc, làm cho nó tự tồn tại. Đệ Nhất Nghĩa Đế đề cập về Không tự tính, Tục đế có thể nhìn thấy trên bình diện nhân duyên - sự có mặt của thực thể, sự vật, hiện tượng,... nhân duyên và Không tự tính là như nhau; bởi vì nhìn vào nhân duyên sẽ truy cùng tận thấy hoàn toàn không có bất kỳ một bản chất nào độc lập làm cho nó tự tồn tại. Vì vậy, Nhân duyên và Không tự tính là hoàn toàn không khác biệt, Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không sai khác. Nói cách khác, khi hành giả quán chiếu về Duyên khởi thì sẽ thấy Không tự tính, mà khi quán Không tự tính cũng sẽ thấy Duyên khởi.

Theo truyền thống Duy thức, Đệ Nhất Nghĩa Đế là đề cập về Phật tính (Chơn Ngã như được đề cập trong Kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc hệ kinh Bắc Tông), Phật tính không sanh không diệt, không thường không đoạn, không tồn tại cũng như không phải tồn tại, ngoài sự suy lường của ngôn ngữ. Lu nhận thấy Phật tính chính là Tánh không mà khác tên gọi và phương pháp giảng giải , đức Phật khéo léo dụng "thuốc" cho phù hợp với người nghe khác biệt nhau :)!

Bạn doccoden đọc vào có thể hỏi "Vậy cuối cùng Tục Đế là thế nào? Đệ Nhât Nghĩa Đế là thế nào? Vô ngã của Tục Đế hay Đệ Nhất Nghĩa Đế hay cả 2?". Với cách hiểu của Lu theo Trung Quán Tông, thì Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không khác biệt, từ Duyên Khởi có thể thấy được Không có bất kỳ bản chất nào tự tồn tại, hoặc quán sát Không có bản chất nào tự tồn tại nên thấy Duyên Khởi.

:)

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

hoasenmaimai đã viết:Vô ngã của đệ nhất nghĩa đế , làm thế nào biết được .
Xin được ghi nhận đóng góp ý kiến thảo luận , học sâu hiểu rộng của các vị đồng tu .

Vô ngã ngay trong chính mỗi người chứ có ở đâu cao xa đến tận đệ nhất nghĩa đế vậy. Hễ có khoảnh khắc thấy, nghe, hay, biết mà không khởi tâm động niệm (vọng tưởng phân biệt chấp trước) thì tâm tại thời điểm đó chính là Vô ngã. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, hầu hết mọi việc, mọi sự, mọi cảnh, người ta đều luôn khởi tâm động niệm nên tưởng Vô Ngã là thứ quý báu nào đó, nên cứ phải cố công tìm kiếm hay gắng sức mà đạt.


Nam mô A Di Đà Phật
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:
doccoden đã viết:sự khác nhau giữa Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế
Đầu tiên, theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận của HT. Thích Minh Châu, có ví dụ cho Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế như sau:
Ví dụ cái bàn chúng ta thấy là tục đế. Theo đệ nhứt nghĩa đế, cái gọi là cái bàn, sự thật gồm nhiều cơ năng và đặc tánh.
Như cách diễn đạt trên, và theo cách hiểu của Lu, Tục Đế là nói về các pháp ví như mặt ngoài, Đệ Nhất Nghĩa Đế là nói về các pháp ví như tính chất cốt lõi của Tục Đế, cụ thể hơn nữa ví dụ như nước là Tục Đế, thì các thành phần Hidro và Oxy là Đệ Nhất Nghĩa Đế chẳng hạn.

Đặc trưng cho Đệ Nhất Nghĩa Đế có đặc tính không thay đổi (nhưng không phải thường còn, vĩnh cửu). Ví dụ: Tâm sở Xúc thì đặc tính là sự xúc chạm của chủ thể đối với đối tượng vật chất hay tinh thần; và Tâm sở Xúc khác với Tâm sở Thọ là kinh nghiệm, thọ lãnh. Một cái là sự xúc chạm một cái là kinh nghiệm thọ lãnh.

Cũng theo tài liệu trên, Tóm gọn Đệ Nhất Nghĩa Đế gồm có Tâm, Tâm Sở, Sắc và Niết Bàn. Nói cụ thể hơn nữa Đệ Nhất Nghĩa Đế có khá nhiều, Lu không tập hợp được cụ thể con số :). Về sự tu tập, nhờ việc học tập Pháp Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế như trên, trước hết hành giả quán sát, nhận diện, phân biệt rõ ràng các Pháp, từ dây sẽ quán sát trong các Pháp vốn không có một tự ngã (linh hồn mà tự nó tồn tại), (việc nhận thấy có một tự ngã sẽ là mở đầu chi Vô minh trong 12 nhân duyên và tích tụ một khối khổ) và từ đó cũng thấy các pháp vô thường vì sinh rồi diệt tiếp nối liên tục. Thêm vào đó, hành giả quán sát rõ ràng một trong tam giải thoát môn hoặc cả 3 (Không, Vô Tướng, Vô Tác), từ đấy thẳng đến Niết Bàn. (Niết Bàn cũng vô ngã, theo ý Lu Niết Bàn giống như việc nhận thấy rõ ràng Vô ngã)

Còn theo truyền thống Trung quán tông và theo ý hiểu của Lu, Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không khác biệt vì đều Không tự tính, tức không có một bản chất nào độc lập, không phụ thuộc, làm cho nó tự tồn tại. Đệ Nhất Nghĩa Đế đề cập về Không tự tính, Tục đế có thể nhìn thấy trên bình diện nhân duyên - sự có mặt của thực thể, sự vật, hiện tượng,... nhân duyên và Không tự tính là như nhau; bởi vì nhìn vào nhân duyên sẽ truy cùng tận thấy hoàn toàn không có bất kỳ một bản chất nào độc lập làm cho nó tự tồn tại. Vì vậy, Nhân duyên và Không tự tính là hoàn toàn không khác biệt, Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không sai khác. Nói cách khác, khi hành giả quán chiếu về Duyên khởi thì sẽ thấy Không tự tính, mà khi quán Không tự tính cũng sẽ thấy Duyên khởi.

Theo truyền thống Duy thức, Đệ Nhất Nghĩa Đế là đề cập về Phật tính (Chơn Ngã như được đề cập trong Kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc hệ kinh Bắc Tông), Phật tính không sanh không diệt, không thường không đoạn, không tồn tại cũng như không phải tồn tại, ngoài sự suy lường của ngôn ngữ. Lu nhận thấy Phật tính chính là Tánh không mà khác tên gọi và phương pháp giảng giải , đức Phật khéo léo dụng "thuốc" cho phù hợp với người nghe khác biệt nhau :)!

Bạn doccoden đọc vào có thể hỏi "Vậy cuối cùng Tục Đế là thế nào? Đệ Nhât Nghĩa Đế là thế nào? Vô ngã của Tục Đế hay Đệ Nhất Nghĩa Đế hay cả 2?". Với cách hiểu của Lu theo Trung Quán Tông, thì Tục Đế và Đệ Nhất Nghĩa Đế không khác biệt, từ Duyên Khởi có thể thấy được Không có bất kỳ bản chất nào tự tồn tại, hoặc quán sát Không có bản chất nào tự tồn tại nên thấy Duyên Khởi.

:)

Nam mô Phật.
=D> Không ngờ bạn Lu tinh thông Phật pháp quá cỡ. Vậy hóa ra trước đây Lu "giả khờ" làm tôi hiểu sai về bạn, định mời bạn giảng giải những điều căn bản về Phật pháp thôi. Ai ngờ bạn đi một bước lên trời , "tiết lộ huyền cơ" luôn rồi, tôi xin bái phục kinhle

Xét thấy phần đông Phật tử trong đây còn có trình độ thấp (xin lỗi trước và hy vọng tôi lại sai tiếp :D) nên tôi trình bày lại vô ngã thuộc Tục đế hay Chân đế:
_ PG nguyên thủy và Đại thừa có cách định nghĩa khác nhau về Nhị đế. Theo PG nguyên thủy thì Tục đế là nói về hiện tượng, còn Đệ nhất nghĩa đế là nói về bản chất. Theo PG đại thừa thì Tục đế là nói về sự thật tương đối của thế gian, còn Đệ nhất nghĩa đế là nói về sự thật tuyệt đối.
_ Do đó vô ngã thuộc Tục đế (theo PG đại thừa) hoặc thuộc Đệ nhất nghĩa đế (theo PG nguyên thủy) tùy theo cách phân loại.

Thành thật xin lỗi bạn hoasenmaimai nhé kinhle


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

MySweetLord đã viết:
Vô ngã ngay trong chính mỗi người ...
Bạn lại hiểu sai giống như TT :D

_ TT cho rằng Vô ngã nghĩa là không có cái ta. Nếu vậy thì Phật phải nói "mọi người đều vô ngã" mới đúng. Còn khi nói "vạn pháp đều vô ngã" thì phải hiểu rằng cục đá cũng vô ngã. Mà "ta" là ám chỉ đến con người, chứ vật vô tri giác như cục đá thì làm gì có cái ta. Do đó khi nói "cục đá vô ngã" thì không thể nào là "cục đá không có cái ta" :D

_ TT còn cho rằng Ta là Phật tánh, nói vậy lại mâu thuẫn với chính mình, vì trước đó cho rằng không có ta, giờ thì lại cho rằng có ta :))


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

doccoden đã viết:
MySweetLord đã viết:
Vô ngã ngay trong chính mỗi người ...
Bạn lại hiểu sai giống như TT :D

_ TT cho rằng Vô ngã nghĩa là không có cái ta. Nếu vậy thì Phật phải nói "mọi người đều vô ngã" mới đúng. Còn khi nói "vạn pháp đều vô ngã" thì phải hiểu rằng cục đá cũng vô ngã. Mà "ta" là ám chỉ đến con người, chứ vật vô tri giác như cục đá thì làm gì có cái ta. Do đó khi nói "cục đá vô ngã" thì không thể nào là "cục đá không có cái ta" :D

_ TT còn cho rằng Ta là Phật tánh, nói vậy lại mâu thuẫn với chính mình, vì trước đó cho rằng không có ta, giờ thì lại cho rằng có ta :))

Bạn doccoden,


Tôi lạm bàn về Vô ngã chỉ vì có chủ đề "Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?".

Nếu bạn có cao kiến gì khác, xin vui lòng trình bày.


Nam mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

doccoden đã viết: Xét thấy phần đông Phật tử trong đây còn có trình độ thấp (xin lỗi trước và hy vọng tôi lại sai tiếp :D) nên tôi trình bày lại vô ngã thuộc Tục đế hay Chân đế:
_ PG nguyên thủy và Đại thừa có cách định nghĩa khác nhau về Nhị đế. Theo PG nguyên thủy thì Tục đế là nói về hiện tượng, còn Đệ nhất nghĩa đế là nói về bản chất. Theo PG đại thừa thì Tục đế là nói về sự thật tương đối của thế gian, còn Đệ nhất nghĩa đế là nói về sự thật tuyệt đối.
_ Do đó vô ngã thuộc Tục đế (theo PG đại thừa) hoặc thuộc Đệ nhất nghĩa đế (theo PG nguyên thủy) tùy theo cách phân loại.
Bạn doccoden ở lại diễn đàn này lâu nhiều chút :)! Trong Văn, Tư, Tu, thì Văn và Tư là nền tảng tạo ra Chánh Tín ban đầu. Lu nghĩ rằng Văn và Tư trong Phật pháp là 2 vấn đề đau đầu của thời đại ngày nay. Tu thì không cần nói rõ hơn, Văn và Tư làm duyên cho Tu :). Lu nhận thấy trao đổi với người khác cũng là một cách để rèn luyện Văn và Tư :).
hoasenmaimai đã viết:Vô ngã của đệ nhất nghĩa đế , làm thế nào biết được .
Lu chưa hiểu ý bạn hoasenmaimai hỏi là nói về phương pháp tu hay là nói về dấu hiệu nhận biết chứng thấy vô ngã. Bạn có thể nói rõ hơn không :)?

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
bcbt
Bài viết: 7
Ngày: 26/09/12 01:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao biết mình đã đạt tới Vô ngã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi bcbt »

Luuuuuuuuuuuu đã viết: Bạn doccoden ở lại diễn đàn này lâu nhiều chút
Tôi cũng ủng hộ doccoden và VD ở lại tiếp tục thuyết Pháp :D Thật sự mà nói diễn đàn này rất cần hai bạn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách