Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nhiều nhà nghiên cứu Phật học hiện nay, nhất là nghiên cứu sâu về tạng Nikaya khi giảng giải kinh điển Đại Thừa thường phân tích theo hình ảnh biểu tượng, tượng trưng chứ không xem đó là nghĩa thật.

Nói về kinh Kim Cang:

Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: "Các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loài thấp sanh, hoặc loài hóa sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà cũng chẳng phải không tư tưởng, thời ta đều làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vào nơi Vô Dư Niết Bàn. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thiệt không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ cả. Tại sao vậy ? Này, Tu Bồ Đề! Nếu vị Bồ tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải là Bồ tát.

Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng tất cả loài chúng sanh đó là những tâm sở bất thiện, ý nghĩa là phải hàng phục những vọng tưởng trong tâm.

Nói về kinh Pháp Hoa:

Cúng dường như thế đó rồi, từ tam muội dậy mà tự nghĩ rằng: "Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường". Liền uống các chất thơm; chiên đàn, huân lục, đâu lâu bà, tất lực ca, trầm thủy giao hương; lại uống dầu thơm các thứ bông chiên bặc v.v.. mãn một nghìn hai trăm năm, rồi lấy dầu thơm xoa thân, ở trước đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật dùng y báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân... Thân của Bồ tát lửa cháy một nghìn hai trăm năm, qua sau lúc đó thân Bồ tát mới hết.

Pháp sư Thích Từ Thông giảng Bồ tát đốt ở đây là đốt thân, thân chính là "cái ta", cái bản ngã to lớn, đốt thân là đốt cháy cái ta, không còn cái ta để đạt đến Vô Ngã Vị Tha.

Nói về kinh Tịnh Độ: Thượng Tọa Thích Nhật Từ giảng Vô Lượng Quang là ánh sáng trí tuệ không gì ngăn được, Vô Lượng Thọ là sự tinh tấn liên tục từ đời này sang đời khác để cầu quả Vô Thượng Bồ Đề... Còn nhiều ý khác.

Vậy qua lời giảng nghĩa của các vị Tôn túc, kinh điển Đại Thừa chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, không nên hiểu theo khía cạnh nghĩa đen mà phải quán xét rõ ý nghĩa thực ẩn chứa trong kinh. Quý đạo hữu suy nghĩ sao về vấn đề này ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đúng rồi. Kinh Điển Đại Thừa rất bóng bẩy theo văn học Ấn Độ thời xưa, tức là dùng nhiều ví dụ và ẩn dụ. Khi dịch ra Hán văn và Việt Văn mình lại đi chấp thật lời ẩn dụ ví dụ rồi hình dung bậy bạ về cảnh thần tiên hô phong quán vũ, nên hiểu lầm ý kinh.

Tôi từng nói, Kinh A Di Đà là Kinh Đại Thừa, có rất nhiều ẩn dụ và ví dụ. A Di Đà Phật là ví dụ cho Tự Tánh Di Đà, Cực Lạc là dụ cho Chân Tâm Tịnh Độ.

Chứ đừng hiểu theo nghĩa đen mà sai lạc.

Hãy xem Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ, người thì đem Kinh Niết Bàn ra hỏi, người thì đem Kinh Pháp Hoa ra hỏi.... họ toàn là hiểu nghĩa đen nên sai lầm, hỏi Tổ Huệ Năng, ngài giải thích rõ ràng cái nghĩa ẩn dụ ví dụ bên trong, liền sáng tỏ.

Lâm Nghĩa hỏi câu nầy là tốt rồi đó. Mặt dầu có lẽ vẫn không tin lời tôi nói, nhưng ít ra có nghi vấn về việc nầy thì cũng khá rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Thánh_Tri đã viết:Đúng rồi. Kinh Điển Đại Thừa rất bóng bẩy theo văn học Ấn Độ thời xưa, tức là dùng nhiều ví dụ và ẩn dụ. Khi dịch ra Hán văn và Việt Văn mình lại đi chấp thật lời ẩn dụ ví dụ rồi hình dung bậy bạ về cảnh thần tiên hô phong quán vũ, nên hiểu lầm ý kinh.

Tôi từng nói, Kinh A Di Đà là Kinh Đại Thừa, có rất nhiều ẩn dụ và ví dụ. A Di Đà Phật là ví dụ cho Tự Tánh Di Đà, Cực Lạc là dụ cho Chân Tâm Tịnh Độ.

Chứ đừng hiểu theo nghĩa đen mà sai lạc.

Hãy xem Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ, người thì đem Kinh Niết Bàn ra hỏi, người thì đem Kinh Pháp Hoa ra hỏi.... họ toàn là hiểu nghĩa đen nên sai lầm, hỏi Tổ Huệ Năng, ngài giải thích rõ ràng cái nghĩa ẩn dụ ví dụ bên trong, liền sáng tỏ.

Lâm Nghĩa hỏi câu nầy là tốt rồi đó. Mặt dầu có lẽ vẫn không tin lời tôi nói, nhưng ít ra có nghi vấn về việc nầy thì cũng khá rồi.
Thanhtri có tin cõi ta bà này cũng tự tâm mà ra không?
A Di Đà Phật là ví dụ cho Tự Tánh Di Đà.
Cực Lạc là dụ cho Chân Tâm Tịnh Độ.
Còn cõn ta bà này dụ cho ngũ trược phiền não Thanhtri có tin không?
Hãy cõi ta bà này là ngoài tâm?


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính chào Đạo hửu Thánh Tri

Đạo hửu Thánh Tri vẩn khỏe chứ? Công việc và Phật sự vẩn bình thường chứ?

Đạo hửu Thánh Tri giải thích rất hợp lý. Đạo hửu Lâm Nghĩa nay nghe pháp khá nhiều có tăng trưởng trong chánh pháp của Đức Phật. Đạo hửu Lâm Nghĩa chắc biết Thầy Thích Từ Thông nói pháp rất ít nói phương tiện không phải ai củng chịu nghe Thầy mặc dù Thầy nói theo chánh pháp của Đức Phật. Thành thật chúc mừng đạo hửu Lâm Nghĩa.

Kinh điển Bắc Truyền (dùng nhiều ví dụ, ẩn dụ, thi vị hóa) giống như Đạo Hửu Thánh Tri đã nói phần nhiều dùng biểu tượng để nói cái giáo lý thâm sâu của Phật Giáo, vô ngã, vô thường, khổ; người xưa hay nói là "Văn dỉ tải đạo" dùng cái bóng bẩy của văn chương mà nói lên ý nghĩa thâm sâu của Đạo Phật.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Kinh sách là theo thế gian mà lập , giác ngộ giải thoát thế gian chẳng lập được .
Vì vậy thuận theo thế gian mà có Phật pháp , vì vậy chỉ theo thế gian tạm gọi là Phật pháp .
Giác ngộ mới gọi là Phật pháp , chớ nói kinh sách là Phật pháp .


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Lâm Nghĩa đã viết:Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nhiều nhà nghiên cứu Phật học hiện nay, nhất là nghiên cứu sâu về tạng Nikaya khi giảng giải kinh điển Đại Thừa thường phân tích theo hình ảnh biểu tượng, tượng trưng chứ không xem đó là nghĩa thật.

Nói về kinh Kim Cang:

Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: "Các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loài thấp sanh, hoặc loài hóa sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà cũng chẳng phải không tư tưởng, thời ta đều làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vào nơi Vô Dư Niết Bàn. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thiệt không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ cả. Tại sao vậy ? Này, Tu Bồ Đề! Nếu vị Bồ tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải là Bồ tát.

Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng tất cả loài chúng sanh đó là những tâm sở bất thiện, ý nghĩa là phải hàng phục những vọng tưởng trong tâm.

Nói về kinh Pháp Hoa:

Cúng dường như thế đó rồi, từ tam muội dậy mà tự nghĩ rằng: "Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường". Liền uống các chất thơm; chiên đàn, huân lục, đâu lâu bà, tất lực ca, trầm thủy giao hương; lại uống dầu thơm các thứ bông chiên bặc v.v.. mãn một nghìn hai trăm năm, rồi lấy dầu thơm xoa thân, ở trước đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật dùng y báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân... Thân của Bồ tát lửa cháy một nghìn hai trăm năm, qua sau lúc đó thân Bồ tát mới hết.

Pháp sư Thích Từ Thông giảng Bồ tát đốt ở đây là đốt thân, thân chính là "cái ta", cái bản ngã to lớn, đốt thân là đốt cháy cái ta, không còn cái ta để đạt đến Vô Ngã Vị Tha.

Nói về kinh Tịnh Độ: Thượng Tọa Thích Nhật Từ giảng Vô Lượng Quang là ánh sáng trí tuệ không gì ngăn được, Vô Lượng Thọ là sự tinh tấn liên tục từ đời này sang đời khác để cầu quả Vô Thượng Bồ Đề... Còn nhiều ý khác.

Vậy qua lời giảng nghĩa của các vị Tôn túc, kinh điển Đại Thừa chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, không nên hiểu theo khía cạnh nghĩa đen mà phải quán xét rõ ý nghĩa thực ẩn chứa trong kinh. Quý đạo hữu suy nghĩ sao về vấn đề này ?
Này Hiền hữu! thật khó nói là những ý nghĩa này, không phải dễ nói là những ý nghĩa này; này Hiền hữu! ngay cả danh tự "Đại Thừa" ở đây được dùng không khế hợp, còn nói gì đến những vấn đề xa rộng hơn. Nội Quy Diễn Đàn có 27 điều, Hiền hữu là người sinh hoạt đã lâu năm + Thánh_Tri là ĐHV của DĐ còn không gìn giữ được, còn nói gì đến Giới pháp Phật dạy. kinhle

Này Hiền hữu! không phải chỉ Kinh văn hệ Bắc truyền mới dùng nhiều "ý nghĩa biểu tượng" mà cả Kinh văn hệ Nam truyền cũng dùng nhiều "ý nghĩa biểu tượng", không ít lần Hiền hữu đã trích dẫn "kinh biểu tượng" như thế (kinh về Người Cày ruộng, Chiếc bè chánh pháp...); thật khó tìm được chỗ nào thuộc kinh Bắc truyền mà không có dẫn xuất từ Nam Truyền, tìm ra được chỗ mâu thuẫn còn khó hơn (vì Nam Truyền tương ưng với tập kinh A Hàm - 1 bộ phận thuộc hệ Bắc truyền; nếu có mâu thuẫn, hóa ra trong "nội tại" Bắc truyền đã có sự mâu thuẫn :) ).

Về nội dung, này Hiền hữu! cđ xin giải nghĩa 1 đoạn kinh Kim Cang mà Hiền hữu trích dẫn theo tạng Nikaya.

Kim Cang:
"Các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loài thấp sanh, hoặc loài hóa sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà cũng chẳng phải không tư tưởng, thời ta đều làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vào nơi Vô Dư Niết Bàn. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thiệt không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ cả. Tại sao vậy ? Này, Tu Bồ Đề! Nếu vị Bồ tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải là Bồ tát."

Nikaya:
"Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh.
Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.

Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0406.htm
[lưu ý: "một số chúng sanh thuộc loài người" là thuộc về Hóa sanh chứ không phải là Thai sanh, ở các đoạn kinh khác Thế Tôn giải thích rõ là do chư Thiên đã hóa sanh thành những con người đầu tiên; điều này giải thích rõ vì sao Con Người xuất hiện và có nhiều loại sai khác mà không mắc chứng "Đồng Huyết" và diệt vong từ những thế hệ đầu tiên :) ]

"Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng." - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0406.htm

"II. Chúng Sanh (Tạp 6, Ðại 2,40a) (S.iii,189)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràdha bạch Thế Tôn:

-- "Chúng sanh, chúng sanh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là chúng sanh?

4) -- Này Ràdha, dục nào (chanda), tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh (sattà).

5-7) ... thọ... tưởng... các hành...

8) Dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, triền phược ở đấy, triền miên ở đấy, do vậy gọi là chúng sanh.

9) Ví như, này Ràdha, các đứa con trai hay các đứa con gái chơi với cái nhà bằng đất. Cho đến khi đối với những nhà bằng đất ấy, lòng tham chưa thoát ly, lòng dục chưa thoát ly, lòng ái chưa thoát ly, lòng khát chưa thoát ly, lòng nhiệt tình chưa thoát ly, lòng khát ái chưa thoát ly, thời chúng còn tham dính vào, thích chơi, chất chứa, và đắm trước những nhà bằng đất ấy.

10) Nhưng khi nào các đứa con trai hay các đứa con gái ấy đối với những nhà bằng đất kia, lòng tham đã thoát ly, lòng dục đã thoát ly, lòng ái đã thoát ly, lòng khát đã thoát ly, lòng nhiệt tình đã thoát ly, lòng khát ái đã thoát ly, thời với tay và với chân, chúng phá tan, phá vỡ, phá sập, không chơi với những căn nhà bằng đất ấy.

11) Cũng vậy, này Ràdha, Ông hãy phá tan, phá vỡ, phá sập, không chơi với sắc, chú tâm hướng đến đoạn diệt khát ái đối với sắc.

12-14) ... thọ... tưởng... các hành...

15) ... Ông hãy phá tan, phá vỡ, phá sập và không chơi với thức, chú tâm hướng đến đoạn diệt khát ái đối với thức.

16) Ðoạn diệt khát ái, này Ràdha, Niết-bàn."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-23.htm
như vậy, này Hiền hữu!

"bao nhiêu loài Chúng Sanh"(Kim Cang) là đồng nghĩa với Sắc Thọ Tưởng Hành Thức;
dầu là Noãn sanh/Thấp sanh/Thai sanh/Hóa sanh, dầu là Hữu sắc/Vô sắc, Hữu tưởng/Vô tưởng, hay Phi Tưởng/Phi Phi tưởng thì "biểu hiện" của chúng cũng là qua Sắc Thọ Tưởng Hành Thức;
Tam Giới = nhà 5 Uẩn.
"Tất cả loài Chúng Sanh" ấy đều do Ái-Thủ (Vô minh) làm cho tập hởi và lưu chuyển luân hồi.

Như vậy, "độ cho tất cả loài Chúng Sanh vào Vô dư Niết-bàn" là độ cho cái tâm "Ái-Thủ ấy vào Niết-bàn" mà kỳ thực "chẳng có Chúng Sanh nào được độ", tức cái tâm Ái-Thủ ấy do Duyên sinh chứ chẳng hề có chủ thể-Ngã (nghĩa này áp dụng cho cả Tự Thân và Tha Nhân :) ).

"4 Tướng"(Kim Cang): là đồng nghĩa với Ngã tướng, tạm dịch:
Ngã = "TA"
Nhân(Tha nhân) = "đối thể với TA"
Chúng Sanh = "TA + đối thể với TA"
Thọ Giả = "sự tồn tại cả 3 cái trên"

(P/s: đó là giải nghĩa trên khía cạnh Văn Tự (lấy Kinh đối Kinh), chứ theo cảm nhận của cđ thì đây là câu hỏi của một người có tâm Chứng, ít nhất là vị ấy chứng được Túc Mạng Thông, nhớ được nhiều đời sống Quá khứ - khi làm loài này khi làm loài kia, nhưng chưa dứt sạch các Lậu hoặc - chưa chứng Vô Sanh; vị ấy đánh giá (chấp thủ) các Pháp dựa trên kinh nghiệm "tâm Chứng" ấy mà thành ra Ngã-đối thể của Ngã(Thế giới) và rơi vào một trong 62 Tà Kiến. Lời Phật dạy như trên với ý nghĩa độ cái tâm Ái-Thủ ấy vượt hết 62 Tà Kiến là "Tâm được hàng phục" (Niết-bàn). Chư Hiền nào chuyên sâu về Nam Truyền thì hãy tham khảo Kinh Phạm Võng-Trường Bộ I để hiểu ý nghĩa 62 Tà kiến về Quá Khứ-Vị Lai, tham khảo Kinh Trạm Xe-Trung Bộ I để hiểu ý nghĩa "Vô thủ trước Hiện tại Niết-bàn")

Kính chúc Hiền hữu cùng các Chư Hiền an lạc và tăng thịnh Thánh Pháp của Thế Tôn !!!

:)
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 24/04/13 22:14 với 1 lần sửa.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính gởi Đạo Hửu Cục Đất tangbong

Không biết Đạo Hửu có thể giảng rộng ra ý nghĩa của câu "Vô thủ trước hiện tại Niết Bàn." cho mọi người cùng hiểu có được không? kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

cục đất đã viết:

Về nội dung, này Hiền hữu! cđ xin giải nghĩa 1 đoạn kinh Kim Cang mà Hiền hữu trích dẫn theo tạng Nikaya.

Kim Cang:
"Các vị đại Bồ tát phải hàng phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng sanh, hoặc là loài noãn sanh, hoặc loài thai sanh, hoặc loài thấp sanh, hoặc loài hóa sanh, hoặc loài có hình sắc, hoặc loài không hình sắc, hoặc loài có tư tưởng, hoặc loài không tư tưởng, hoặc loài chẳng phải có tư tưởng, mà cũng chẳng phải không tư tưởng, thời ta đều làm cho được diệt độ, và đưa tất cả vào nơi Vô Dư Niết Bàn. Diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh như thế, mà thiệt không có chúng sanh nào là kẻ được diệt độ cả. Tại sao vậy ? Này, Tu Bồ Đề! Nếu vị Bồ tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời chẳng phải là Bồ tát."

Nikaya:
"Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh.
Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.

Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0406.htm
[lưu ý: "một số chúng sanh thuộc loài người" là thuộc về Hóa sanh chứ không phải là Thai sanh, ở các đoạn kinh khác Thế Tôn giải thích rõ là do chư Thiên đã hóa sanh thành những con người đầu tiên; điều này giải thích rõ vì sao Con Người xuất hiện và có nhiều loại sai khác mà không mắc chứng "Đồng Huyết" và diệt vong từ những thế hệ đầu tiên :) ]

"Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng." - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0406.htm
Cảm ơn đạo hữu rất nhiều, cho tôi có cái nhìn mới mẻ về Phật giáo Nam Truyền :) Có vấn đề tôi muốn nêu ra và xin đạo hữu hoan hỷ chia sẻ. Đạo hữu có thể trích kinh nào Thế Tôn có nói loài người do chư Thiên hóa sanh ? Và học thuyết Đác Uynh thì lại đi ngược lại với những gì Phật nói.

tangbong tangbong tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Dạ, con kính chào Đạo Hữu Lâm Nghĩa,

Tình cờ đi dạo trong này, con đã đọc được nhu cầu của Đạo Hữu muốn tìm hiểu lời Phật dạy về nguồn gốc của loài người, nên con để lại đây một đường link đáp ứng theo yêu cầu của Đạo Hữu để trợ duyên.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-1 ... nguoi.html

Kính chúc Đạo Hữu an lạc

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh_Tri đã viết:Đúng rồi. Kinh Điển Đại Thừa rất bóng bẩy theo văn học Ấn Độ thời xưa, tức là dùng nhiều ví dụ và ẩn dụ. Khi dịch ra Hán văn và Việt Văn mình lại đi chấp thật lời ẩn dụ ví dụ rồi hình dung bậy bạ về cảnh thần tiên hô phong quán vũ, nên hiểu lầm ý kinh.
Tôi nói đúng rồi là ý nói là Kinh Điển Đại Thừa chứa đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chứ không phải tôi nói giảng như HT Từ Thông và HT Thanh Từ là đúng. Tuy rằng các ngài giảng thế thì cũng tạm được cho hàng sơ cơ. Nhưng các ngài không có tham Tổ Sư Thiền nên không hiểu và giải thích cho đúng được như các tổ đã minh tâm kiến tánh.

HT Từ Thông thì thường hay dạy người tư duy suy nghĩ về đối tượng thiền và dùng ý thức để phân biệt lãnh hội.
HT Thanh Từ thì thường hay dạy người ngồi tĩnh tọa quán biết vọng tưởng khởi diệt.

Hai lối tu đó không phải là Tổ Sư Thiền, chẳng qua chỉ là thiền giáo môn mà thôi, nên không đúng và hợp với lời dạy các tổ Thiền Tông.

Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng tất cả loài chúng sanh đó là những tâm sở bất thiện, ý nghĩa là phải hàng phục những vọng tưởng trong tâm.
Không kể là tâm sở bất thiện, mà cho dù là tâm sở thiện cũng phải quét sạch. Khi minh tâm kiến tánh rồi thì một tâm bình đẳng sáng suốt. Không thấy nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả. Do vậy mới gọi là Bồ Tát, Phật.

Hàng phục vọng tưởng trong tâm không phải là dùng đá đè cỏ, càng cố đè nén vọng tưởng thì vọng tưởng càng nỏi dậy. Cho nên nhiều pháp dạy cho hàng sơ cơ là đè nén vọng tưởng. Không hiểu rồi cho pháp ấy là cứu cánh thì sai lầm.

Tối thượng thừa thiền thì vọng tưởng hay không vọng tưởng không cần để ý tới, chỉ cần hướng tới thoại đầu miên mật thì vọng tưởng cùng không vọng tưởng thảy đều tự sạch, không cần tốn công phí sức quán tịnh đè nén chúng.

Pháp sư Thích Từ Thông giảng Bồ tát đốt ở đây là đốt thân, thân chính là "cái ta", cái bản ngã to lớn, đốt thân là đốt cháy cái ta, không còn cái ta để đạt đến Vô Ngã Vị Tha.
Kinh nói đốt thân đúng là ví dụ cho việc dẹp bỏ cái ta, chứ không phải bảo mình làm thiệt hủy thân tự xác. Cũng không có Bồ Tát nào đốt cháy thân mình trong bao nhiêu kiếp mà không cháy hết hiểu theo nghĩa đen cả, chỉ là biểu tượng mà thôi. Đừng chấp thật hay suy diễn bậy bạ.

Nói đốt thân tức là quét sạch mọi tướng tương đối chấp trước của ngã và pháp. Nói đốt cháy nhiều kiếp là bởi cái ngã pháp chấp khó trừ, phải dụng công miên mật mới sạch được. Thân là do nghiệp báo mà có, nghiệp do tâm mê hư vọng chấp trước mà tạo. Đốt cháy thân là dụng công miên mật tham thiền để sạch những tâm hư vọng chấp trước đối đãi. Tham từ từ và từ từ, từ đa tâm đến thiểu tâm, từ thiểu tâm đến nhứt tâm, từ nhứt tâm đến vô tâm, từ vô tâm vượt đầu sào trăm thước thì minh tâm kiến tánh. Tức đốt sạch cái thân tâm hư vọng. Đổi lại cái thân tâm mới tốt đẹp hơn đó là Pháp Thân Thanh Tịnh, Bản Thể Tuyệt Đối mà từ bấy lâu sẵn có mà không hay biết.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mặt dù tôi công nhận trong kinh Nikaya đôi lúc cũng có tư tưởng Đại Thừa, song không thể đem toàn bộ Nikaya mà so sánh với Kinh Đại Thừa như Kinh Kim Cang được. Hai tư tưởng, đối tượng giáo hóa và cách tu tập hoàn toàn khác nhau.

Không nên lấy sừng nầy gắm sừng kia. Nhưng nếu học thì có thể dùng cái đà nầy để nâng cái đà kia, dùng kinh Nikaya làm nền tảng để đứng mà học Kinh Đại Thừa.

Phải hiểu pháp Nhị Thừa rồi mới tiến lên mà hiểu pháp Đại Thừa.

Tôi vẫn thấy các vị tu theo Đại Thừa giảng Kinh Kim Cang hay Bát Nhã Tâm Kinh bằng tư tưởng Nhị Thừa. Đó là không hợp và làm mất đi ý chính hay ý nghĩa đại thừa được nói trong các kinh ấy.

Đó là do đâu? Đó là do vì không học hiểu và tham thấu Tổ Sư Thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý nghĩa biểu tượng trong kinh điển Đại Thừa.

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Thánh_Tri đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Đúng rồi. Kinh Điển Đại Thừa rất bóng bẩy theo văn học Ấn Độ thời xưa, tức là dùng nhiều ví dụ và ẩn dụ. Khi dịch ra Hán văn và Việt Văn mình lại đi chấp thật lời ẩn dụ ví dụ rồi hình dung bậy bạ về cảnh thần tiên hô phong quán vũ, nên hiểu lầm ý kinh.
Tôi nói đúng rồi là ý nói là Kinh Điển Đại Thừa chứa đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chứ không phải tôi nói giảng như HT Từ Thông và HT Thanh Từ là đúng. Tuy rằng các ngài giảng thế thì cũng tạm được cho hàng sơ cơ. Nhưng các ngài không có tham Tổ Sư Thiền nên không hiểu và giải thích cho đúng được như các tổ đã minh tâm kiến tánh.

HT Từ Thông thì thường hay dạy người tư duy suy nghĩ về đối tượng thiền và dùng ý thức để phân biệt lãnh hội.
HT Thanh Từ thì thường hay dạy người ngồi tĩnh tọa quán biết vọng tưởng khởi diệt.

Hai lối tu đó không phải là Tổ Sư Thiền, chẳng qua chỉ là thiền giáo môn mà thôi, nên không đúng và hợp với lời dạy các tổ Thiền Tông.

Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng tất cả loài chúng sanh đó là những tâm sở bất thiện, ý nghĩa là phải hàng phục những vọng tưởng trong tâm.
Không kể là tâm sở bất thiện, mà cho dù là tâm sở thiện cũng phải quét sạch. Khi minh tâm kiến tánh rồi thì một tâm bình đẳng sáng suốt. Không thấy nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả. Do vậy mới gọi là Bồ Tát, Phật.

Hàng phục vọng tưởng trong tâm không phải là dùng đá đè cỏ, càng cố đè nén vọng tưởng thì vọng tưởng càng nỏi dậy. Cho nên nhiều pháp dạy cho hàng sơ cơ là đè nén vọng tưởng. Không hiểu rồi cho pháp ấy là cứu cánh thì sai lầm.

Tối thượng thừa thiền thì vọng tưởng hay không vọng tưởng không cần để ý tới, chỉ cần hướng tới thoại đầu miên mật thì vọng tưởng cùng không vọng tưởng thảy đều tự sạch, không cần tốn công phí sức quán tịnh đè nén chúng.

Pháp sư Thích Từ Thông giảng Bồ tát đốt ở đây là đốt thân, thân chính là "cái ta", cái bản ngã to lớn, đốt thân là đốt cháy cái ta, không còn cái ta để đạt đến Vô Ngã Vị Tha.
Kinh nói đốt thân đúng là ví dụ cho việc dẹp bỏ cái ta, chứ không phải bảo mình làm thiệt hủy thân tự xác. Cũng không có Bồ Tát nào đốt cháy thân mình trong bao nhiêu kiếp mà không cháy hết hiểu theo nghĩa đen cả, chỉ là biểu tượng mà thôi. Đừng chấp thật hay suy diễn bậy bạ.

Nói đốt thân tức là quét sạch mọi tướng tương đối chấp trước của ngã và pháp. Nói đốt cháy nhiều kiếp là bởi cái ngã pháp chấp khó trừ, phải dụng công miên mật mới sạch được. Thân là do nghiệp báo mà có, nghiệp do tâm mê hư vọng chấp trước mà tạo. Đốt cháy thân là dụng công miên mật tham thiền để sạch những tâm hư vọng chấp trước đối đãi. Tham từ từ và từ từ, từ đa tâm đến thiểu tâm, từ thiểu tâm đến nhứt tâm, từ nhứt tâm đến vô tâm, từ vô tâm vượt đầu sào trăm thước thì minh tâm kiến tánh. Tức đốt sạch cái thân tâm hư vọng. Đổi lại cái thân tâm mới tốt đẹp hơn đó là Pháp Thân Thanh Tịnh, Bản Thể Tuyệt Đối mà từ bấy lâu sẵn có mà không hay biết.
Thanhtri thực sự chẳng biết gì về thiền cả
Không kể là tâm sở bất thiện, mà cho dù là tâm sở thiện cũng phải quét sạch.
Ngay cái cần phải quét sạch ấy đã là Tri kiến lập tri rồi Thanh trí có hiểu không?
Đúng cách là phải như Hòa thượng Thanh từ nói phải nhận biết cái vọng ấy rồi tự cái vọng nó dừng không cần phải quét.
Vì Thanhtri lạc vào hai thái cực
1, muốn dừng vọng(như thế gọi là chết)
2, theo vọng không có chánh niệm nhận biết vọng.
Theo phương pháp của Hòa thường Thanh Từ hơi khó vì ít người biết chính mình đang vọng.
Còn theo cách nghi tình của Thanhtri thì là lấy 1 niệm thay vạn niệm giống như niệm Lục tự Di Đà vậy.
Phương pháp nghi tình chẳng phải pháp tối thượng thừa của Tổ sư thiền.
Phương pháp của Hòa thượng Thanh Từ còn gần với Tổ sư thiền hơn Thanhtri có hiểu không?
Muốn tu tổ sư thiền phải không Thanhtri?
Muốn tu tổ sư thiền phải nhận được bản tâm đã nhé(biết được yếu chỉ). Chưa nhận được bản tâm thì đừng hòng tu tổ sư thiền.
Tối thượng thừa thiền thì vọng tưởng hay không vọng tưởng không cần để ý tới, chỉ cần hướng tới thoại đầu miên mật thì vọng tưởng cùng không vọng tưởng thảy đều tự sạch, không cần tốn công phí sức quán tịnh đè nén chúng.
Muốn đến thoại đầu ư Thanhtri! vẫn còn ôm cái nghi, chấp cái nghi thì làm sao mà đến thoại đầu cho được!
Khán thoại đầu là phải ở ngay chỗ đầu câu thoại ấy. Vậy đầu câu thoại là gì vậy Thanhtri! Sao lại phải ôm cái nghi để làm gì vậy!
Khán thoại đầu nhất định đúng tông chỉ của tổ sư thiền nhưng người đời nay thì ôm cái nghi mà bỏ thoại đầu.
Phương pháp của Hòa Thượng Thanh Từ cũng gần với thoại đầu.
Thanhtri à Đh chỉ ôm cái ngón tay mà chẳng thể nhận được mặt trăng là vậy đó.
Đh ôm cái chữ ký mà chẳng hiểu nó thì ôm làm gì!
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
Thanhtri à ôm nghi tình là lấy đá đè cỏ mà lấy đá đè cỏ thì chắc chắn là tri kiến lập tri


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.110 khách