Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Có quan niệm rằng: Quy Y hay không, không quan trọng, quan trọng là "người tốt". Nếu Quy Y mà không tốt thì Quy Y không có ý nghĩa gì. Các bạn nghĩ gì về điều này?


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

hoangmoc1906 đã viết:Có quan niệm rằng: Quy Y hay không, không quan trọng, quan trọng là "người tốt". Nếu Quy Y mà không tốt thì Quy Y không có ý nghĩa gì. Các bạn nghĩ gì về điều này?
Xét về mặt lý, đúng. Nhưng nhìn vào mặt sự, hễ ai đó nói mình là Phật tử thì sẽ được hỏi Pháp danh, sau đó hỏi là quy y ở chùa nào, với ai. Nếu mình nói như quan niệm trên thì người ta không tin tưởng, vì quy y mới được gọi là Phật tử.

Quan niệm về người tốt là như thế nào ? Người thế gian cho rằng không vi phạm pháp luật là người tốt. Người có đạo tin rằng không vi phạm vào những điều giáo chủ mình dạy là người tốt. Người theo đạo Phật thì làm theo lời Phật dạy và giữ giới thì được gọi là Phật tử tốt, người tốt trong xã hội.

Xét cho cùng, năm giới của người tại gia rất là dễ giữ. Vì nó đều có quy định trong pháp luật, chỉ có mở rộng ra một số điều. Nếu người ngoài không có ý định quy y mà vẫn sống tốt thì mừng cho họ, còn là người đi theo dấu chân Phật, con Phật thì phải quy y, có hình thức thì sẽ nhớ được mình là ai, không quên điều mình đã thệ nguyện.

Có thọ giới hay không thọ giới, nếu ai phạm vào năm điều ấy cũng đều có tội cả, quan trọng là động cơ thúc đẩy và tâm mình lúc tạo tội thì tội đó sẽ là nặng hay nhẹ mà thôi.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hoangmoc1906 đã viết:Có quan niệm rằng: Quy Y hay không, không quan trọng, quan trọng là "người tốt". Nếu Quy Y mà không tốt thì Quy Y không có ý nghĩa gì. Các bạn nghĩ gì về điều này?
Tôi đưa vài ý để ông suy sét nhé:
1. Phải Quy Y Phật, Pháp, Tăng thì mới là Phật Tử chính thức được. Mà Quy Y Tam Bảo là tự nguyện chứ chẳng phải ép buộc. Phật giáo không có đi từng nhà gỏ cửa truyền đạo như Thiên Chúa Giáo.

Có hai loại quy y Tam Bảo:

a. Quy Y Hình Tướng Thế Gian Tam Bảo = Tức là nhờ một vị thầy đứng ra đại diện cho Phật, Pháp, Tăng mà chứng minh sự quy y Tam Bảo cho người đó. (Chớ đừng hiểu lầm là mình quy y chỉ một ông thầy đó thôi là sai đó nhé). Quy Y Tam Bảo là chung chứ không phải quy y một cá nhân riêng tư nào hết.

b. Quy Y Tự Tánh Xuất Thế Gian Tam Bảo = Tức là xoay trở về với Tánh Phật, Tánh Pháp, Tánh Tăng nơi chính mình. Nói ba mà thật chỉ là một. Bởi Thể Tánh Viên Tròn Cùng Khắp Mười Phương, Phật cũng là nó, Pháp cũng là nó, Tăng cũng là nó. Nó thường giác chiếu nên gọi nó là Phật, nó thường sáng suốt thông suốt các pháp chánh tà nên gọi là Pháp, nó thường thanh tịnh hòa hợp thì gọi là Tăng.

Tuy nếu có thể và chỉ cần quy y Tự Tánh Xuất Thế Gian Tam Bảo là được, nhưng muốn được trở về chân tánh Phật Pháp Tăng nơi chính mình thì trước cần ở trên hình tướng mà quy y, bởi mình là kẻ mê cần phải nương tựa, tham học với thiện tri thức, với chư Tăng, với pháp Phật.


2. Thế nào là người tốt? Phải định nghĩa rõ ràng, bởi mỗi người, mỗi nước, mỗi quốc độ, mỗi tôn giáo đều có định nghĩa riêng và đặc ra quy luật thế nào là người tốt. Tiêu chuẩn làm một con người bình thường là phải có 5 giới (không sát sinh, không trộm cấp, không tà dâm, không nói dói, không uống rượu và các chất làm mình mê). Do nhờ giữ năm giới mới được làm người. Nay dù có thân người mà không tròn năm giới thì cũng không đủ tiêu chuẩn để làm người.


3. Con người ai không từng lầm lỗi?

Hễ làm người, tức là còn sống bằng tâm ý thức trói buộc sai sử, tức còn sai lầm mà gây ra những tội lỗi. Người không quy y Tam Bảo cũng lầm lỗi, người có quy y tam bảo cũng lầm lỗi, bởi cả hai vẫn còn là người, sống bằng tâm ý thức. Đâu thể ép buộc hay tùy tiện cho rằng, hay gán nhãn hiệu cho người đã quy y tam bảo thì phải là người tốt, còn người không quy y tam bảo thì là người sấu hay ngược lại. Tốt hay sấu là tự do nơi tâm của mỗi cá nhân, không thể thấy họ trên hình thức là phật tử quy y tam bảo mà nói họ tốt sấu được bởi họ vẫn là người thì vẫn lầm lỗi.

Phật dạy trên đời có hai hạng người đáng kính. Một là người không làm gì nên tội lỗi (Thánh). Hai là người làm lỗi mà biết hối cãi sửa đổi.

Tuy đã Quy Y Tam Bảo để trở thành một đệ tử Phật chân chính thì phải nên đi đúng theo con đường chân chính tốt đẹp mà Phật đã dạy. Nhưng trong bao nhiêu ngàn triệu người quy y Tam Bảo, có mấy ai là đã hiểu đúng và đi đúng theo con đường Phật đã dạy đâu. Do vậy không thể tránh khỏi có người đã Quy Y Tam Bảo rồi mà vẫn còn tạo nhiều nghiệp bất thiện không tốt.

Và hãy nên nhớ, dù là quy y tam bảo, nhưng khi chưa giác ngộ giải thoát thì vẫn là một con người sống theo bản năng tham sân si vẫn còn, chỉ là nhiều hay ít mà thôi. Thế thì làm sao chúng ta có thể ỷ lại và gián nhãn hiệu cho những ai quy y tam bảo là người đã hết tham sân si rồi đâu? là người hoàn thiện, tốt được đâu?

Do vậy ở đây thấy là tu cái tâm nó quan trọng hơn là tu hình thức bên ngoài, bởi tu tâm thì mới hóa giải được tham sân si phiền não. Còn tu hình thức bên ngoài mà cái tâm thâm sân si phiền não còn nguyên vẹn không đổi thay được thì cũng không mang lại lợi ích chân thật. Xong, chính do nhờ quy y tam bảo hình tướng bên ngoài mình mới có thể nhớ lại rằng "à tôi là đệ tử Phật, tôi đã quy y Phật Pháp Tăng, tôi cần phải nghe theo lời dạy của Phật mà xoay về với tâm tánh Phật nơi mình" mỗi khi trong tâm tham sân nỏi lên thì nhớ là mình đệ tử Phật thì có cơ hội cải đổi liền. Chứ nếu không quy y thì tâm phóng tung cuồn loạn, tham sân si nỏi lên thì hành động tham sân si cũng làm luôn mà không cần phải đắng đo suy nghĩ chận lại kiệp thời.

Thôi, nói hoài không hết ý...

An vui nhé.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Quy y là quay về nương tựa Tam Bảo.
Người có quy y khác với người không quy y là:
Người có quy y: biết được Nhân Quả Báo ứng, có sự nhìn nhận chánh kiến về thế gian pháp, nếu kiếp này tu không thành thì kiếp sau có thể tiếp tục tu nữa cho tới khi thành Phật và được sự hỗ trợ của Bồ Tảt, chư thiên, thiện tri thức.
Người không quy y: không biết rõ Nhân Quả, mê lầm cho cái thấy cái biết đã học hành qua sách vở là đúng nên chánh tà, thiện ác không phân biệt rõ ràng.
Người tốt của thế gian không hẳn là tốt, vì Tâm mới là quan trọng, hình tướng chỉ là phụ.
- Một số người quy y nhưng theo dạng phong trào, thấy quy y để có pháp danh, được mang danh Phật tử cũng hãnh diện. Những người này nếu không tu hành chân chánh giữ 5 giới vẫn bị đọa lạc. Họ chỉ reo duyên với Phật Pháp.
- Phật Pháp chẳng thể nói trên đầu lưỡi mà phải dụng công không cho gián đoạn, giữ gìn giới cấm, thực hành theo đúng như kinh Phật dạy theo tông chỉ mình tu là người PHẬT tử chân chánh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Tất cả các pháp đều do một niệm sanh ra, tâm sanh chủng chủng pháp sanh, tâm diệt chủng chủ pháp diệt. Một niệm sanh ra này pháp giới theo đó xuất hiện có đối đãi, chỉ cần một niệm đều không sanh lấy đâu ra sanh tử luân hồi. Nếu hiểu rõ đạo lý này thì phải dụng công đến chỗ '' Vô niệm' '' Vô niệm' thì '' vô tác'', '' vô tác'' thì '' vô tướng'', '' vô tướng'' thì không có chúng sinh, không có Phật, không có này, không có kia, không có đắc cũng không có chứng..'' Chân không xét cũng một màu thế thôi''.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Thán phục- những ý rất hay.
"Người có quy y: biết được Nhân Quả Báo ứng, có sự nhìn nhận chánh kiến về thế gian pháp, nếu kiếp này tu không thành thì kiếp sau có thể tiếp tục tu nữa cho tới khi thành Phật và được sự hỗ trợ của Bồ Tảt, chư thiên, thiện tri thức.
Người không quy y: không biết rõ Nhân Quả, mê lầm cho cái thấy cái biết đã học hành qua sách vở là đúng nên chánh tà, thiện ác không phân biệt rõ ràng.
Người tốt của thế gian không hẳn là tốt, vì Tâm mới là quan trọng, hình tướng chỉ là phụ."

Phật tử đã Quy Y nhưng không chắc là hiểu rõ nhân quả hơn những người chưa Quy Y - bằng chứng là các học giả phương Tây, những nhà nghiên cứu Phật học, dù chưa Quy Y nhưng hiểu về Đức Phật họ rành hơn chúng ta nhiều.
Các nhà nghiên cứu tiếp cận PG bằng con đường logic, học thuật, hiểu biết, bằng chứng ....
Trong khi các "tín đồ" tiếp cận bằng con đường niềm tin là chủ yếu. Đây là điểm yếu của Phật giáo, về lâu dài niềm tin không vững chắc, vì những mong cầu ước vọng không đáp ứng theo sở cầu sẽ bỏ đạo - hiện tượng thường thấy trong các Tôn giáo.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hoangmoc1906 đã viết: Phật tử đã Quy Y nhưng không chắc là hiểu rõ nhân quả hơn những người chưa Quy Y - bằng chứng là các học giả phương Tây, những nhà nghiên cứu Phật học, dù chưa Quy Y nhưng hiểu về Đức Phật họ rành hơn chúng ta nhiều.
Các nhà nghiên cứu tiếp cận PG bằng con đường logic, học thuật, hiểu biết, bằng chứng ....
Trong khi các "tín đồ" tiếp cận bằng con đường niềm tin là chủ yếu. Đây là điểm yếu của Phật giáo, về lâu dài niềm tin không vững chắc, vì những mong cầu ước vọng không đáp ứng theo sở cầu sẽ bỏ đạo - hiện tượng thường thấy trong các Tôn giáo.
1. Dù cho có hiểu rõ ràng tam quy theo học thức, mà không thực hành thì cũng không có lợi ích chân thật. Bởi thế giáo pháp của Phật không phải là Triết Học mà là Đạo Học. Giảng cho nghe để mình thực hành, chứ không phải học cho thỏa mãn sự hiểu biết rồi thôi. Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật quở ngài Anan "Ông học rộng nghe nhiều trong nhiều kiếp không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".

2. Tin có hai loại:

a. Tin bằng vọng thức mà không qua sự kiểm chứng trãi nghiệm bằng thực hành. Đây gọi là mê tín cuồn loạn.
b. Tin thông qua sự mắt thấy tai nghe và trãi nghiệm bằng sự thực hành của chính mình. Do nhờ thực hành Phật Pháp mới thấy rõ mà tin chắc.

Vậy hiểu rồi thì phải thực hành, thực hành, và thực hành Phật Pháp mới mang lại sự lợi ích chân thật.

An vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

Thánh_Tri đã viết:
hoangmoc1906 đã viết: Phật tử đã Quy Y nhưng không chắc là hiểu rõ nhân quả hơn những người chưa Quy Y - bằng chứng là các học giả phương Tây, những nhà nghiên cứu Phật học, dù chưa Quy Y nhưng hiểu về Đức Phật họ rành hơn chúng ta nhiều.
Các nhà nghiên cứu tiếp cận PG bằng con đường logic, học thuật, hiểu biết, bằng chứng ....
Trong khi các "tín đồ" tiếp cận bằng con đường niềm tin là chủ yếu. Đây là điểm yếu của Phật giáo, về lâu dài niềm tin không vững chắc, vì những mong cầu ước vọng không đáp ứng theo sở cầu sẽ bỏ đạo - hiện tượng thường thấy trong các Tôn giáo.
1. Dù cho có hiểu rõ ràng tam quy theo học thức, mà không thực hành thì cũng không có lợi ích chân thật. Bởi thế giáo pháp của Phật không phải là Triết Học mà là Đạo Học. Giảng cho nghe để mình thực hành, chứ không phải học cho thỏa mãn sự hiểu biết rồi thôi. Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật quở ngài Anan "Ông học rộng nghe nhiều trong nhiều kiếp không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".

2. Tin có hai loại:

a. Tin bằng vọng thức mà không qua sự kiểm chứng trãi nghiệm bằng thực hành. Đây gọi là mê tín cuồn loạn.
b. Tin thông qua sự mắt thấy tai nghe và trãi nghiệm bằng sự thực hành của chính mình. Do nhờ thực hành Phật Pháp mới thấy rõ mà tin chắc.

Vậy hiểu rồi thì phải thực hành, thực hành, và thực hành Phật Pháp mới mang lại sự lợi ích chân thật.

An vui.
ĐH Thánh_Tri nói nghe vui wa' nhỉ... hì.hì...
Như trong D.Đàn này có Ai là kog “trãi nghiệm Thực hành Phật Pháp thông wa Mắt thấy, tai nghe” như ĐH Thánh_Tri nói trên chăng ?
hì.hì...chắc chỉ trừ các Người đui & điếc...hic.
* Vọng Thức là gì ? Từ đâu mà sanh ra . Nếu kog phải cũng từ cái “Tâm Vô-thường, sanh-diệt. Do,..đối cảnh thông wa...cũng từ mắt thấy, tai nghe !!
* Một khi vẫn chưa Thấy-Biết đúng sai, Thật-Giả của tự thân, khi mà...Vẫn lầm Chấp cái “Biết Hư-vọng” mà ngỡ rằng là “cái Biết Chân Thật” của Mình. Như lấy cái Tâm Vô.thường làm “Mắt thấy, tai nghe” để trải nghiệm thực hành như nói trên... lấy đó làm ….kim chỉ ...mà tiến tu!...hì.hì..thì Ta sẽ ra sao ngày sau đây hỉ ? !
* Sự Thực hành Phật Pháp sẽ như thế nào đây .Khi Tâm Ta bị ...Mù... :(( !
Hì.hì..TT...đừng phiền !


Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: Là Phật Tử có cần Quy Y không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

Có quan niệm rằng: Quy Y hay không, không quan trọng, quan trọng là "người tốt". Nếu Quy Y mà không tốt thì Quy Y không có ý nghĩa gì. Các bạn nghĩ gì về điều này?

Hãy tự nhìn về mình thật kỷ xem mình có phải là hóa thân Bồ Tát không vì chỉ có Bồ Tát xuống thế mới tự tu tự Giải Thoát Giác Ngộ mà thôi.
Còn như là chúng sinh thì nên phải Quy Y Tam bảo (không thầy đố mầy làm nên) đó là câu nói mà thường nghe nhắc nhở .
Vài hàng thô thiển đóng góp đề trên nếu có sai sót xin quý ĐH phủ chính cho rất thành kính biết ơn.


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách