nhân,duyên, pháp?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

ngusi
Bài viết: 94
Ngày: 12/12/13 11:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: thưa thiên huế

nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi ngusi »

mình thấy trong nhà phật hay giải thích cái khổ của một người như:''đó là do nhân duyên của cậu hay là câu người ta giúp cậu hay hại cậu đều là do pháp duyên của cậu''. Vậy cho mình hỏi nhân là gì?cho ví dụ. Pháp là gì? Cho ví dụ? Duyên là gì? Cho ví dụ. Nhớ là lấy ví dụ trong đời sống cho dễ hiểu nha.


Những điều ngusi nói chỉ nên tham khảo, đừng vội cho là đúng, trước tiên phải suy xét kỹ càng, nếu thấy đúng thì mới làm theo.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

ngusi đã viết:mình thấy trong nhà phật hay giải thích cái khổ của một người như:''đó là do nhân duyên của cậu hay là câu người ta giúp cậu hay hại cậu đều là do pháp duyên của cậu''. Vậy cho mình hỏi nhân là gì?cho ví dụ. Pháp là gì? Cho ví dụ? Duyên là gì? Cho ví dụ. Nhớ là lấy ví dụ trong đời sống cho dễ hiểu nha.
à, thì nó là thế này:

Ví dụ cậu vào diễn đàn này (nơi của những người hiền thiện, giàu lòng từ bi và trí tuệ) dù là cậu mong cầu người khác chỉ giúp cho nhưng lại ăn nói cộc ngốc, hỏi người ta mà cứ như là yêu cầu học trò của cậu trả bài cho cậu. Thế là mọi người nghĩ cậu cầu pháp mà chẳng có lòng thành nên những vị giỏi chẳng thèm ngó ngàng gì đến câu cậu hỏi. Nhờ một quan hệ nào đó trong quá khứ chẳng biết được, nên câu hỏi của cậu được một gã lắm mồm vào trả lời sau khi thấy chủ đề chẳng có ai quan tâm.

Thế thì:
- Nhân: ăn nói cộc ngốc, hỏi người ta mà cứ như là yêu cầu học trò của cậu trả bài cho cậu.
- Quả: chẳng ai thèm ngó ngàng gì đến câu cậu hỏi.

- Nhân: một quan hệ nào đó trong quá khứ chẳng biết được
- Quả: câu hỏi của cậu được một gã lắm mồm vào trả lời
- Duyên (hoàn cảnh): sau khi thấy chủ đề chẳng có ai quan tâm.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

ngusi đã viết:mình thấy trong nhà phật hay giải thích cái khổ của một người như:''đó là do nhân duyên của cậu hay là câu người ta giúp cậu hay hại cậu đều là do pháp duyên của cậu''. Vậy cho mình hỏi nhân là gì?cho ví dụ. Pháp là gì? Cho ví dụ? Duyên là gì? Cho ví dụ. Nhớ là lấy ví dụ trong đời sống cho dễ hiểu nha.
Ôi cậu bé này, sắp thi đại học rồi, học đi! Hằng ngày, vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ quỳ dưới bàn thờ ngắm nhìn Phật mỉm cười sẽ có câu trả lời đúng nhất trong tâm em!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Nếu tin vào nhân thì ta sẽ tin có quả. Nhưng không thể nói có quả thì có nhân ấy được
Ví dụ:

Trời mưa(nhân) thì đường ướt(quả). Bây giờ, đường ướt(quả) nên trời mưa(nhân)
Bình luận:
Đường ướt chưa chắc là do trời mưa. Có thể là do tôi tưới nước ra đường

Một người nghèo cho rằng mình nghèo là do kiếp trước ở ác. Bạn có chắc không? Hay do người ấy lười học từ nhỏ, lớn lên phải làm một nghề ngỗng không như ý, đụng việc thì chán nản. Ở nhà, thì say sưa nhậu nhẹt, đánh vợ con, ra đường thì nhút nhát, thua thiệt, thường hay đỗ lỗi cho hoàn cảnh...Dù đi chùa, niệm phật, ăn chay nhưng tâm trí cứ cuồng loạn, không thể thanh thản được. Cái nhân của mình gieo còn không biết, sao có thể bàn đến nhân của người khác?

Càng bậy hơn, khi luận về duyên khi nhân chưa rõ ngọn ngành. Duyên còn phức tạo hơn nhân nhiều. Nếu ai cũng hiểu được nhân và duyên của mình thì không ai khổ cả. Vì ai cũng biết cách gieo trồng, biết đo đạc điều kiện thuận lợi nên ai cũng thành công

Pháp? Ai cũng cho rằng, pháp của mình theo là đúng nhưng chẳng có chuẩn mực nào là chung cả. Pháp đúng là do số đông thừa nhận đúng hay do chân lý thừa nhận?. Đơn cử là các diễn đàn tôn giáo thường có các tín đồ, họ tụ tập vào với nhau và cách ly những người khác; không phải là tín đồ tôn giáo họ. Một tôn giáo mang tình "đóng" như vậy thì không thể nào phát triển. Thẩm chí, tôi thấy phật tử ngày nay của ta cũng y hệt như thế, tự đóng cửa bảo nhau, ít trao đổi với bên ngoài thì làm sao Hoằng Dương Phật Pháp?. Trong khi đó, phần lớn xã hội lại chưa có cái nhìn thiện cảm với Phật Giáo, bị ảnh hưởng bởi trào lưu tôn giáo phương Tây quá nhiều, lệch lạc về nhận thức đúng sai và luận lý, dễ bị lôi kéo....Còn ta may mắn gặp giáo lý phật nhưng lại an phận thủ thường. Ngay cả, những trường pháp, pháp môn trong Phật Giáo, tôi nhìn qua cũng thấy nhức đầu. Kinh văn mỗi nơi mỗi khác, không biết phải dựa vào đâu, đành phải nhờ thầy của mình


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hư Danh đã viết: Bình luận:
Đường ướt chưa chắc là do trời mưa. Có thể là do tôi tưới nước ra đường
Hư Danh tưới nước ra đường là tạo nhân bất thiện, battinh đi bị té, vậy ra ai lãnh quả!?! Nhân quả, nghiệp báo dính liền theo hành động của thân và tâm người ấy.

Nhân của Hư Danh mà tôi lại bị lãnh nghiệp quả (té), do tôi ỷ y, phóng dật nên cũng bị nghiệp quả của tôi tạo ra. :D

Người này tạo nhân, người kia lãnh quả, ôi nhân quả nghiệp báo sao mà khó bàn cho thấu đáo!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: nhân,duyên, pháp?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thật hoan hỷ thay đạo hữu battinh
Trong phần trả lời, thiện hữu tri thức có đề cập đến: "Nhân của một người, nhưng người khác phải lãnh hậu quả". Điều này, Hư Danh có nghiên cứu qua...Song, Hư Danh vẫn tán đồng với quan điểm "Nhân của ai thì quả của người đó", việc này là phù hợp với giáo lý của Đức Thế Tôn; vị giáo chủ đáng kính của chúng ta

Trong phần này, Hư Danh đã có khởi lên ý niệm về nhân-quả mang tính một chiều. Đơn cử một thí dụ điển hình:
Trời mưa (nhân) thì đường ướt (quả). Không thể suy ngược lại, đường ướt (quả) là do trời mưa (nhân) được
Nếu mô hình hóa, thì sẽ mô hình hóa như sau:
Nhân---> Quả: điều này đúng
Quả--->Nhân: điều này sai
Bởi lẽ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đường ướt

Cũng trong phần trả lời, thiện hữu tri thức có đáp lại: "Hư Danh đổ nước ra đường là tạo nhân bất thiện, đạo hữu té. Từ đó suy ra, nhân của Hư Danh, quả của battinh". Nhận định này không đúng, vì đạo hữu vấp té là do không cẩn thận chỗ có nước
Nhân của đạo hữu là : "không cẩn thận chỗ có nước"
Duyên là: "Đúng lúc, Hư Danh đổ nước ra đường"
Quả là "Battinh vấp té"

Thành kính!


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách