Chữ Vạn của Phật giáo và Chữ Vạn của Hitler

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hippias
Bài viết: 38
Ngày: 23/06/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Chữ Vạn của Phật giáo và Chữ Vạn của Hitler

Bài viết chưa xem gửi bởi Hippias »

Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật và nó nằm ngay trước ngực của Ngài. Tuy nhiên, một số kinh điển khác thì lại nói đây là tướng tốt thứ 80 của Đức Phật Thích Ca. Dầu là tướng tốt thứ mấy đi chăng nữa thì không ai có thể chối cãi chữ VẠN chỉ là một ký hiệu, chớ không phải là văn tự, dùng để thể hiện cho người có công đức vẹn toàn.

Hình ảnh

Có những lúc chúng ta thấy chữ vạn xoay qua phía mặt và cũng có khi xoay qua phía trái. Từ đó có những lý luận cho rằng chữ VẠN của Phật giáo phải xoay hướng nầy thì đúng còn hướng kia thì sai.

Hình ảnh

Trước đệ nhị thế chiến có Adolf Hitler sanh ngày 20-04-1889 tại Áo quốc gần biên giới nước Đức. Vì nuôi tham vọng thống trị cả thế giới qua chiêu bài Phát xít Đức, Ý, Nhật nên đã chọn chữ Vạn như là biểu tượng của đảng Đức Quốc xã. Chính chữ Vạn này đã được bác sĩ Fridrich Krohn phác họa. Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ thì chữ Vạn của Hitler thì màu đen nằm nghiêng trong một vòng tròn màu trắng. Bởi thế chữ vạn của Hitler là tượng trưng cho sự tăm tối và chết chóc.

Hình ảnh

Hình ảnh

Vì thế cứ mỗi khi nghe đến tên Hitler thì cũng như màn đêm sắp xuống, bóng ma chập chờn, không khá nổi. Do đó chữ Vạn của Hitler không thể nào có thể đem so sánh với chữ Vạn của Phật giáo được. Một bên là trời cao xanh mước còn một bên thì thăm thẳm mù đen. Một bên thì thanh cao thánh thiện còn bên kia thì tội lỗi đau thương. Cũng vì sự tối tăm đó nên giấc mộng Đồ vương của Hitler biến thành mây khói và đưa đến cái chết cho hàng triệu người vô tội và dĩ nhiên cũng kết liễu cuộc đời của một tên bạo chúa.

Hình ảnh

Hình Đức Phật rất đẹp này lại mang chữ Vạn theo dấu ấn "của Phát Xít" quay về bên trái ngược với dấu ấn quay về bên phải của Phật thích ca?

Quý vị nào hiểu sâu có thể giải thích dùm

Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chữ Vạn của Phật giáo và Chữ Vạn của Hitler

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ Vạn trước ngực tượng Phật là để tượng trưng cho vạn hạnh, tức là ngài có đầy đủ các đức hạnh.

Chữ vạn của Hitler là tượng trưng cho mặt trời xoay.
Hitler tự nhận mình là chủng tộc thượng đẳng (Arien), chủng tộc này sẽ thống trị loài người, có trí tuệ hơn người nên dùng mặt trời để tượng trưng cho trí tuệ của mình, cho nên lấy hình tượng là mặt trời xoay (đang hoạt động).

Tất nhiên về hình tướng có thể giống nhau, nhưng về ý nghĩa thì khác nhau rất xa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Chữ Vạn của Phật giáo và Chữ Vạn của Hitler

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

63. CHỮ VẠN CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Chữ Vạn là nói một trong ba mươi hai tướng đại nhân của Phật, căn cứ kinh Trường A Hàm nói, nó là tướng đại nhân thứ mười sáu, nằm trước ngực dức Phật. Lại trong Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết Kinh quyển 6 nói, đó là tướng tốt thứ tám mươi của đức Phật Thích Ca. Trong Thập Địa Kinh Luận , quyển 12 nói: Bồ tát Thích Ca lúc chưa thành Phật, trước ngực đã có tướng chữ Vạn công đức trang nghiêm kim cương. Đây là tướng công đức trước ngực như người ta thường bảo. Song trong Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh, quyển 3 nói rằng, tóc của đức Phật cũng có năm tướng chữ Vạn. Trong Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự, quyển 29, nói Phật ở giữa hông cũng có tướng chữ Vạn. Thực ra, chỉ là ký hiệu mà không phải là văn tự. Nó biểu thị sự kiết tường vô lượng, gọi là kiết tường hải vân, lại gọi là kiết tường hỉ toàn. Do đó trong kinh Đại Bát Nhã, quyển 38 nói: "Tay chân và trước ngực đều có tướng kiết tường hỉ toàn để biểu thị công đức của Phật".

Ký hiệu chữ Vạn có cái xoay qua hữu, có cái xoay qua tả. Căn cứ theo Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển 21, Huệ Uyển Âm Nghĩa và kinh Hoa Nghiêm v.v... tất cả có mười bảy chỗ nói chữ Vạn xoay qua hữu. Song trong Đà La Ni Tập Kinh, quyển thư 10, có mô tả hình trời Ma Lợi Chi cầm quạt, trên quạt có chữ Vạn xoay về phía tả. Lại có tướng chữ dưới bàn chân của Phật Dược Sư ở Nại Lượng Nhật Bản cũng xoay về phía tả. Song theo ghi chép, phần lớn là chữ Vạn xoay về phía hữu. Những vị thần chủ yếu sớm nhất ở Ấn Độ như thần Tỳ Thấp Nô và Khắc Lợi Tân Na, trước ngực có tướng chữ Vạn. Theo truyền thuyết của Ấn Độ cổ, phàm là Chuyển Luân Thánh Vương có thể thống trị thế giới, đều có đủ ba mươi hai tướng đại nhân. Phật là vị Thánh vương trong các pháp, cho nên cũng có đủ ba mươi hai tướng đại nhân. Điều này có ghi trong Kinh Kim Cương Bát Nhã.

Trong thời cận đại, tướng chữ Vạn xoay qua hữu hay qua tả thường xảy ra tranh luận. Đại đa số cho rằng xoay qua hữu là đúng, xoay qua tả là sai. Nhất là vào thập niên 40 thế kỷ XX, Hittle ở Châu Âu cũng sử dụng chữ Vạn làm biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt của mình. Từ đó về sau càng có nhiều tranh luận hơn nữa. Có người bảo Hittle dùng chữ Vạn là xoay về bên tả. Có người bảo Hittle dùng chữ Vạn là xoay về bên tả, còn của Phật giáo là xoay về bên hữu. Thực ra vào đời Đường, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên đã từng sáng tạo ra một chữ Vạn đọc âm là nhật, ý tượng trưng cho mặt trời. Chữ đó xoay về phía tả. Hittle dùng là chữ nghiêng, còn Phật giáo dùng là chữ Vạn ngay thẳng. Còn như Ấn Độ giáo thì cho rằng chữ Vạn xoay qua hữu tượng trưng cho nam thần, xoay qua tả tượng trưng cho nữ thần. Còn Lạt Ma giáo ở Tây Tạng dùng chữ Vạn xoay về phía hữu, Bon-pa giáo dùng chữ Vạn xoay vể phía tả.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc trường đại học Quốc Sĩ Quán ở Nhật, chữ Vạn vốn không phải là văn tự, đến thế kỷ thứ VIII trước công nguyên mới thấy ghi chép trong Bà la môn giáo. Đó chính là lông trước ngực của thần Tỳ Thấp Nô. Ký hiệu đó gọi là vasta mà không phải là văn tự. Đến thế kỷ thứ III trước công nguyên, ký hiệu này mới được dùng trong kinh Phật. Đến thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, lại đổi tên là svastiko, vốn là tướng lông xoắn ốc trên đầu bò, diễn biến thành tướng lông xoắn trước ngực thần Tỳ Thấp Nô, về sau trở thành một trong mười sáu tướng đại nhân, rồi lại trở thành một trong ba mươi hai tướng đại nhân.

Tóm lại, trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ Vạn luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ vô hạn của Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, lan tỏa khắp bốn phương, vô cùng vô tận, không ngừng không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp, thắc mắc hình chữ Vạn nên xoay qua hữu hay xoay qua tả.

(Trích: PHẬT HỌC QUẦN NGHI, Tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm. Dịch giả: Thích Minh Quang, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Phật lịch: 2544 - Dương lịch: 2000).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.68 khách