Hiểu biết làm khởi sinh Từ Bi

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

sen hồng
Bài viết: 1
Ngày: 26/06/15 08:15
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Hiểu biết làm khởi sinh Từ Bi

Bài viết chưa xem gửi bởi sen hồng »

Hiểu biết là chất liệu nhờ đó ta chế tác được từ bi. Nhưng hiểu gì?

Đó là hiểu rằng người kia cũng đau khổ. Khi ta đau khổ, ta có xu hướng tin rằng ta là nạn nhân của người kia, và chỉ mình ta đau khổ thôi. Điều đó không đúng, người kia cũng khổ. Anh ta cũng có những khó khăn riêng, những sợ hãi, lo lắng riêng. Nếu ta có thể thấy được nỗi khổ trong lòng anh ta, ta sẽ bắt đầu hiểu anh ta. Một khi đã hiểu thì sẽ có từ bi.

Ta có đủ thời giờ để nhìn sâu vào hoàn cảnh của người kia không?

Người kia có thể là một tù nhân như chúng ta hay là một anh gác tù. Nếu ta nhìn sâu, ta sẽ thấy rất nhiều khổ đau trong anh ta. Có lẽ anh ta không biết làm thế nào để xử lý những khổ đau của mình. Có lẽ anh ta để cho khổ đau tràn ngập vì không biết cách xử lý nó, và điều này làm cho anh ta khổ và những người xung quanh anh ta cũng khổ. Với lòng từ bi trong tâm, bạn sẽ ít khổ - hay không làm cái gì - để cho người kia bớt khổ. Cách bạn nhìn hay mỉm cười với anh ta có thể giúp anh ta bớt khổ và đem lại cho anh ta niềm tin vào tâm từ bi.

Có thể nói rằng sự thực tập của tôi là thực tập nuôi dưỡng lòng từ bi. Nhưng tôi biết rằng từ bi sẽ không thể có được nếu không có hiểu biết. Và hiểu biết chỉ có thể có được nếu ta có thời giờ nhìn sâu. Thiền có nghĩa là nhìn sâu để hiểu. Trong tu viện tôi sống, chúng tôi có nhiều thời giờ để thực hành nhìn sâu. Trong một khám đường, ta cũng có nhiều thời giờ và cơ hội để thực tập nhìn sâu. Ở đấy là một nơi thuận tiện để thực tập nhìn sâu, để cho lòng từ bi có thể tăng trưởng thành một yếu tố giải phóng. Tôi nghĩ rằng nếu một người trong các bạn, hoặc mười hay hai mươi người thực tập nhìn sâu với tâm từ bi, thì các bạn có thể chuyển hóa nơi này ngay lập tức. các bạn có thể đem thiên đàng đến ngay đây.

Theo tôi, thiên đàng là nơi mà lòng từ bi có mặt. Khi bạn có lòng từ bi trong tâm, bạn chỉ cần thở vào, thở ra, nhìn sâu, và bạn sẽ hiểu. Bạn sẽ hiểu chính bạn, và có lòng từ bi với chính mình, bạn sẽ biết cách xử lý nỗi khổ của bạn và biết tự chăm sóc. Rồi bạn có thể giúp cho người khác làm như mình, và lòng từ bi sẽ lớn lên giữa các bạn. Như vậy, bạn trở thành vị Bụt, một vị bồ tát đem từ bi vào nơi chốn của mình và chuyển hóa địa ngục thành thiên đàng. Thiên đàng của thượng đế có được bây giờ hay không bao giờ. Điều này rất đúng. Có thể rằng các bạn có nhiều cơ hội để thực tập hơn chúng tôi. Bạn nghĩ sao?

Trích: Sống tự do bất cứ nơi nào và ở đâu
Nguyên tác: Thích Nhất Hạnh
Chuyển Việt ngữ: Chân Định Quả


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hiểu biết làm khởi sinh Từ Bi

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

sen hồng đã viết:Hiểu biết là chất liệu nhờ đó ta chế tác được từ bi. Nhưng hiểu gì?

Đó là hiểu rằng người kia cũng đau khổ. Khi ta đau khổ, ta có xu hướng tin rằng ta là nạn nhân của người kia, và chỉ mình ta đau khổ thôi. Điều đó không đúng, người kia cũng khổ. Anh ta cũng có những khó khăn riêng, những sợ hãi, lo lắng riêng. Nếu ta có thể thấy được nỗi khổ trong lòng anh ta, ta sẽ bắt đầu hiểu anh ta. Một khi đã hiểu thì sẽ có từ bi.
Đạo hữu Sen Hồng kính,
Hi :) , đọc hết bài của Thiền sư rồi, Có lẽ bài này thiền sư chỉ viết ra ở thiền đường và chỉ giảng cho các vị tăng nhân mà thôi, còn người phàm tục rất khó thực hành được.
Bởi người hiền lành hiểu biết mà còn thiếu trí huệ (phán xét, ngăn ngừa hậu quả) thì dễ bị quân lừa đảo gạt.
Quân lừa đảo hiểu biết cái điểm yếu (từ bi) của người hiền lành, nên mới dùng cái tư bi ấy đễ gạt lại người.
Mời quí vị xem các đoạn video dưới đây:
Ta có đủ thời giờ để nhìn sâu vào hoàn cảnh của người kia không?

Người kia có thể là một tù nhân như chúng ta hay là một anh gác tù. Nếu ta nhìn sâu, ta sẽ thấy rất nhiều khổ đau trong anh ta. Có lẽ anh ta không biết làm thế nào để xử lý những khổ đau của mình. Có lẽ anh ta để cho khổ đau tràn ngập vì không biết cách xử lý nó, và điều này làm cho anh ta khổ và những người xung quanh anh ta cũng khổ. Với lòng từ bi trong tâm, bạn sẽ ít khổ - hay không làm cái gì - để cho người kia bớt khổ. Cách bạn nhìn hay mỉm cười với anh ta có thể giúp anh ta bớt khổ và đem lại cho anh ta niềm tin vào tâm từ bi.

Có thể nói rằng sự thực tập của tôi là thực tập nuôi dưỡng lòng từ bi. Nhưng tôi biết rằng từ bi sẽ không thể có được nếu không có hiểu biết. Và hiểu biết chỉ có thể có được nếu ta có thời giờ nhìn sâu. Thiền có nghĩa là nhìn sâu để hiểu. Trong tu viện tôi sống, chúng tôi có nhiều thời giờ để thực hành nhìn sâu. Trong một khám đường, ta cũng có nhiều thời giờ và cơ hội để thực tập nhìn sâu. Ở đấy là một nơi thuận tiện để thực tập nhìn sâu, để cho lòng từ bi có thể tăng trưởng thành một yếu tố giải phóng. Tôi nghĩ rằng nếu một người trong các bạn, hoặc mười hay hai mươi người thực tập nhìn sâu với tâm từ bi, thì các bạn có thể chuyển hóa nơi này ngay lập tức. các bạn có thể đem thiên đàng đến ngay đây.

Theo tôi, thiên đàng là nơi mà lòng từ bi có mặt. Khi bạn có lòng từ bi trong tâm, bạn chỉ cần thở vào, thở ra, nhìn sâu, và bạn sẽ hiểu. Bạn sẽ hiểu chính bạn, và có lòng từ bi với chính mình, bạn sẽ biết cách xử lý nỗi khổ của bạn và biết tự chăm sóc. Rồi bạn có thể giúp cho người khác làm như mình, và lòng từ bi sẽ lớn lên giữa các bạn. Như vậy, bạn trở thành vị Bụt, một vị bồ tát đem từ bi vào nơi chốn của mình và chuyển hóa địa ngục thành thiên đàng. Thiên đàng của thượng đế có được bây giờ hay không bao giờ. Điều này rất đúng. Có thể rằng các bạn có nhiều cơ hội để thực tập hơn chúng tôi. Bạn nghĩ sao?

Trích: Sống tự do bất cứ nơi nào và ở đâu
Nguyên tác: Thích Nhất Hạnh
Chuyển Việt ngữ: Chân Định Quả
Trong bài này, Thiền sư Nhất Hạnh đã nói rõ sự hiểu biết đó trong khuôn khổ ngồi thiền, dùng pháp chỉ /Quán theo hơi thở ra, thở vào...
Nhưng không có chỉ dẫn tâm yếu cơ bản để ngồi thiền phải không quí vị, cơ bản ở nơi nào?

Nếu chúng ta không có thầy hướng dẫn chỉ đọc xong, ngồi hít/thở vậy là có 'Hiểu biết' thì lầm to. Dầu ngồi suốt ngày cũng chưa chắc. Khi đó Phật tử tại gia còn phải lo cho cuộc sống. Nếu ngồi mà không làm thì coi chừng vợ bỏ đói. Hi hi con gái mà ngồi hít thở như vậy thì chắc chắn bị ế 100%/100%.

Tóm lại nhiều lúc post bài của Tu sĩ mà đem áp dụng với người cư sĩ tại gia sẽ bị phản lại tác dụng và còn gây chuyện bất thường với người nhà, nhiều lắm bà con.
Nếu chúng ta đăng như vậy thì cũng nên trích yếu căn bản của bước khởi đầu đối với thiền sinh tại gia phải làm gì...!?
Xin nhường lời chia sẻ cho vị nào thích chia sẻ.

Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hiểu biết làm khởi sinh Từ Bi

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

sự hiểu lầm khác về hồi hướng là cho rằng công đức có thể định lượng. Làm sao ta có thể cân, đo sức nặng và sức mạnh của tình thương được? Quan niệm về định lượng tình thương chẳng qua là một phương tiện giải thích cho người thời xưa (thời phong kiến) để họ bớt lòng ích kỷ, biết quan hoài và chia sẻ những thứ mình ‘có’ với tha nhân. Trong con đường tâm linh, chúng ta không thể suy nghĩ theo kiểu buôn bán, lời lỗ, nhiều ít, hơn thua được.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách