Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Bạn tu tập nhiều pháp môn hay chuyên nhất một pháp môn ?

Bình chọn này sẽ kết thúc vào ngày 31/10/15 02:03

Tôi tu theo một pháp môn mà tôi tin tưởng.
1
20%
Tôi tu theo nhiều pháp môn.
1
20%
Tôi tu theo pháp môn nào mà nhiều người tu.
0
Không có bình chọn
Tôi tu theo pháp môn mà sư phụ tôi kêu.
0
Không có bình chọn
Tôi tu theo pháp môn nào tôi thích, có thể thay đổi.
1
20%
Tôi tu không theo pháp môn nhất định nào.
2
40%
 
Số lượt bình chọn: 5

chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Đạo hữu Kiến An kính !
Lúc này khoẻ chứ ? ĐH cứ đem chuông đi đánh xứ người mà không chịu về Box NT viết bài gì trơn trội, lâu gặp ĐH nhưng phong thái vẫn hơn xưa , vài hàng kính thăm cafene


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chú Tiểu vài ngày không vào diễn đàn, thấy chủ đề mình tạo ra có nhiều phong ba sóng gió. Tuy nhiên gió mát thôi cũng không gì. Thôi thì Chú Tiểu xin được vài lời cuối ở chủ đề này nha:
1. Các bạn bàn luận 1 hồi đi xa cái chủ đề ý chính:
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:Kính thưa các vị, ngày nay tôi thấy quá nhiều pháp môn tu tập. Người thì cho rằng cái này tốt, cái kia không... Mỗi người đều có lý do riêng để bảo vệ pháp môn của họ. Vậy theo các bạn, nếu các bạn đang muốn dẫn nhập một người ngoại đạo hoặc mới tính chưa theo đạo nào về với đạo Phật mà họ cũng ở trạng thái lưỡng lự không biết nên theo pháp môn nào thì bạn sẽ có phương pháp nào để đưa họ vào đạo một cách an toàn không ?
Gọn lại: Các bạn sẽ dẫn người mới tinh vào đạo sao cho an toàn.

Chú Tiểu thấy nói 1 hồi thì tranh nhau pháp môn nào đúng nhất, cái mà Chú Tiểu đã nói là mỗi người đều có lý lẻ riêng bảo vệ pháp môn của họ. Cải chi cho mệt, mất lòng...

2. Chú Tiểu mới chính thức tham gia diễn đàn này thấy được một người tuy rằng lý lẻ nhiều nhưng gặp nhiều sự chấp vấn thì không đáp được và vẫn giữ cái mình cho rằng vậy là đúng nhất rồi thì với hạng này Chú Tiểu cố gắng tinh xảo hơn trong giao tiếp để giữ hoà khí.

3. Nói chung là thấy các vị ở đây đa phần đồng nhất quan điểm con đường học Phật. Tương đồng với tư duy của Chú Tiểu, thật là vui.

4. Với những ai cho rằng tu sao thì tu, cuối cùng cũng về một chổ thì rõ là tu chùm, tu đại, chẳng quan tâm đến sự hiểu biết mà chỉ nương vào niềm tin là chính thì các vị nên xem lại. Chú Tiểu không nói gì thêm vì nói nữa thế nào cũng cải nữa cho coi :))

Vậy nhé, Battinh đã nói Ai Về Nhà Nấy rồi nhé. Nếu muốn trò chuyện hiểu nhau hơn xin đi qua chủ đề khác để chánh ĐI QUÁ XA CHỦ ĐỀ CHÍNH là gây nhau nữa đấy.

Chào nhau thân ái !!! baibaibai baibaibai baibaibai baibaibai baibaibai


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Thánh_Tri đã viết:Người Phật Tử tại gia nên sống đúng với Nhân Quả là tốt nhất rồi, chứ còn tìm kiếm pháp nào nữa.

Hihi, đạo hữu nói nên sống đúng với Nhân Quả là nhân quả nào? nhân quả của Kỳ-na Giáo hay là của Ấn giáo (đạo Bà-la-môn) ?
b. Đạo Bà La Môn:

Đạo Bà La-Môn (Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là guru.

Tôn giáo này chủ trương đa thần (polytheism). Trời hay Thượng đế của Ấn giáo là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn), và Shiva (đấng hủy diệt).
Các bộ kinh chính viết bằng tiếng Sanskrit: Vedas (Phệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca)…

Vũ trụ quan. Thực tại tuyệt đối sinh thành và bảo tồn vũ trụ, vạn vật được gọi là Brahman, có thể xem như tương đồng với khái niệm Đạo của Trung Hoa, hay Logos của Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ 5 trước Công nguyên.
Nhân sinh quan. Con người bị ràng buộc trong vòng vô minh (ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chúng.

Đời người có 4 mục đích: dharma (hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo); artha (mưu sinh và thành đạt trong xã hội); kama (thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ); moksa (giải thoát khỏi vòng luân hồi) bằng cách giải trừ hết các nghiệp (karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là luân hồi (samsara).

http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nga ... anism.html
Cơ sở chung của các nhánh Ấn Độ giáo
Vì xuất phát từ những truyền thống tương quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng liên tục lẫn nhau và phát triển lâu dài trong một môi trường, dưới những điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế gần như giống nhau nên tất cả những nhánh tôn giáo Ấn Độ đều mang những điểm tương đồng rất rõ.

Luân hồi
Thuộc về những điểm căn bản chung là quan điểm luân hồi, là thừa nhận hiện tượng thành, trụ, hoại và diệt của thế giới hiện tượng theo chu kì. Cùng với nó, người ta thấy một sự đánh giá rất cao của cội nguồn, được xem là thanh tịnh và toàn hảo. Từ đó lại phát xuất một cách đánh giá đạo đức ngược dòng: Thế giới không tiến bộ theo thời gian mà chỉ suy đồi cho đến lúc một vị thần xác định một khởi điểm mới. Trong giai đoạn ở giữa, luân lí suy đồi, trí huệ hạ giảm. Loài người hiện đang sống trong thời mạt thế (sa. kaliyuga), thời kì cuối của bốn thời kì của kiếp này (sa. kalpa). Quan điểm này lại khởi phát một sự tôn kính truyền thống. Kiến thức truyền thống được tôn kính và gìn giữ vì tuổi tác mặc dù thực tế nó đã được thay thế bằng những kiến thức mới. Qua đó người ta có thể hiểu được vì sao tất cả tín đồ Ấn Độ giáo tôn kính các bộ Phệ-đà (veda) mặc dù thực tế họ gần như không biết chúng và cũng chẳng cần chúng trong giáo lí hoặc quá trình tu tập của họ.

Đi cùng với thuyết luân hồi là thuyết tái sinh (sa. punarjanman) và thuyết nhân quả (sa. karman). Tất cả những truyền thống tôn giáo cao cấp xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ - kể cả Phật giáoKì-na giáo - đều thừa nhận thuyết này mặc dù có một vài điểm trong đó được biến đổi. Thuyết này đòi hỏi học thức nên chỉ ảnh hưởng đến những giai cấp trung lưu và thượng lưu: Trong giai cấp thấp hoặc ở những bộ tộc - như vậy là phần lớn của dân số Ấn Độ - thì thuyết này chỉ có ít, hoặc không có ảnh hưởng gì.
..........
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4 ... _gi%C3%A1o
đạo hữu nói "nên sống đúng với Nhân Quả" thì không biết là nhân quả nào? :D

Trong Tăng Chi Bộ Kinh - Phẩm KHÔNG HÝ LUẬN đức Phật đã từng dạy như sau:
(VII) (77) Không Thể Nghĩ Ðược

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

-Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
ví dụ, có người suy nghĩ và đi đến kết luận về hiện tượng Nhân Quả như sau:
"đừng có giết cá bằng cách đập đầu chúng, nếu không kiếp sau sẽ tái sinh làm cá cho người ta đập đầu lại"
không biết các đạo hữu có suy nghĩ về Nhân Quả giống như vậy không? :D

(nêu ra câu hỏi này ngu tôi thấy có 1 chút nguy hiểm, tại vì sa lầy vào những câu hỏi loại này rất dễ dẫn đến "cuồng loạn và thông khổ"; thôi kệ, nếu có ứng nghiệm thì xem như ngu tôi được trải nghiệm lời Phật dạy trên diễn đàn :D )
Nên theo bài kệ nầy mà tu:

Những việc ác chớ có làm
Những việc lành cần nên làm
Tự giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời dạy chư Phật
- Kinh Pháp Cú
đạo hữu đang hướng dẫn người khác tu theo đạo gì vậy? có giống với cái đạo này không??
Bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Jaina giáo. Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động cho nên Tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:
Cẩn trọng trong ngôn từ.
Cẩn trọng trong suy tư.

Thận trọng khi đi đứng.
Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
Mặc đồ khác biệt với xã hội.
Ăn chay tuyệt đối.

Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều:
Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
Không nói dối (satya).
Không trộm cắp (asteya).
Không tà dâm (brahmacarya).

Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).
Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Jaina_gi%C3%A1o
những dòng màu xanh trong câu nói của đạo hữu có tương ưng với những chữ màu xanh trong giáo lý Kỳ-na giáo không?
những lời dạy màu xanh ấy phải nói là rất tốt, nhưng gán vào cho nó câu màu đỏ Đó là lời dạy chư Phật là rất "cạn" về mặt học thuật và tu tập. kinhle

Thuốc đắng dã tất, sự thật mất lòng.

Hy vọng bài viết này của tôi không làm ai cảm thấy "đắng lòng" :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Nguyên Chiếu đã viết:Chào đ/h Kiến An,

Với câu trích dẫn lời Thầy Mộng Giác:
........Chúc mọi người có mắt trạch pháp để có thể nhìn thấy đâu là chánh pháp và đi trọn vẹn trên con đường giác ngộ.
Nguyên Chiếu thấy vẫn còn thiếu câu trả lời, hay là do bạn trích còn thiếu. Bây giờ là lúc Ng-Chiếumọi người cần một vị minh sư chỉ dạy, nói thẳng đâu là Kinh Phật, đâu là Kinh do các Vị Tổ thuyết, vì thực ra NG chiếu vẫn chưa có trạch pháp để phân biệt.

Mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.
Câu này lẻ ra để cho Đh Kiến An hoặc thầy Mộng Giác trả lời cho đạo hữu. Nhưng nếu đạo hữu hỏi tôi thì ngu tôi có thể trả lời trực tiếp cho đạo hữu (không cho mọi người) nhé! :D

vấn đề "đâu là Kinh Phật, đâu là Kinh do các Vị Tổ thuyết" thì đây là một vấn đề lớn và nhạy cảm; tôi mà làm cho rõ trắng rõ đen thì tôi nghĩ là mình sẽ bị ban nick trong vòng 30 giây :D

đạo hữu tham khảo ở đây:
http://chuagiacngo.com/media/phap-thoai ... hoan-.html
bắt đầu từ 34:15 (audio) trở đi thầy Nhật Từ có nêu ra phương pháp minh định "kinh tổ kinh phật" bằng Văn Bản Học liên hệ đến: "niên đại học, tác giả học, văn phạm học, từ vựng học". VÍ DỤ: :D

đọc phần trích dẫn của Đh nhà báo về câu trả lời của HT. Chơn Thiện:
"... Khéo tu tập Bát Thánh đạo, làm sung mãn Bát Thánh đạo, thời Tứ niệm xứ được tu tập đi đến viên mãn, Tứ như ý túc..., Ngũ căn..., Ngũ lực..., Thất giác chi..., được tu tập đi đến viên mãn". (Tương Ưng V, Sđd. tr. 49-50)
thì tôi biết ngay là nó không được dẫn xuất từ nguyên bản Pali do HT Minh Châu việt dịch:
"Tỷ-kheo tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành, bốn niệm xứ được tu tập đi đến viên mãn, bốn chánh cần... bốn như ý túc... năm căn... năm lực... bảy giác chi được tu tập đi đến sung mãn."
http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45b.htm

tại sao tôi lại biết?
tại vì trong suốt cả tạng kinh Pali tôi không thấy chỗ nào HT Minh Châu dùng từ "Bát Thánh đạo" thay cho "Thánh đạo Tám ngành" cả, tương tự như vậy cho những từ khác. Đó là một ví dụ nhỏ ngay trên diễn đàn để mô phỏng các phương pháp vừa nêu (lưu ý là tôi không có khảo cứu về mặt ý nghĩa; tôi đang khảo cứu về mặt "văn phạm, từ vựng" thôi nhé :D )

nghiên cứu Phật pháp theo hướng này đạo hữu rất dễ trở thành "thạc sĩ, tiến sĩ" Phật học; còn giác ngộ giải thoát hay không thì... chưa biết :D

Đh Nguyên Chiếu thân mến! Đh hãy lưu ý kỹ rằng:
Trạch Pháp chứ không phải Trạch Kinh đh nhé

tiếp cận Phật pháp theo hướng này có thể giúp đh vượt thoát khu rừng Kinh điển mà hướng về ánh sáng (khu rừng Kinh Điển rậm rạp và nhiều gai góc không kém khu rừng Vô Minh đâu đh :D )

nào, bây giờ tôi sẽ Trạch Pháp cho đh thấy nè. Đh kiên nhẫn nhé!
65.- Các Vị Ở Kesaputta

1-17

1.- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà.

Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về Sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp cao diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy".

2.- Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn:

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

4. Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

5. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn..

6. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

7. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Đáng chê hay không đáng chê?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.


8. - Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.".

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

9. Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!

10. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

11. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

12. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

13. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

- Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.


14. - Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

(Phẩm Lớn - TĂNG CHI 3 PHÁP)
hihi, Đạo hữu thấy không? giữa cả rừng tri kiến và giáo điều khác nhau, những người Kàlàmà đã rơi vào "mê hồn trận" và không biết được đâu là lẽ thật, đâu là hư ngụy :D
nếu là Đh, đh sẽ trả lời những người Kàlàmà ấy như thế nào? Đây là sự thật, đây là hư ngụy chăng?
đức Phật đã không trả lời theo cách đó, ngài quét sạch các tri kiến đã làm loạn tâm các người Kàlàmà bằng điệp khúc "Chớ có tin.. Chớ có tin.." (thế mà vẫn có lắm người tin) và đây cũng là trích dẫn từ "kinh Phật" có phải không Đh? :D
Trích lại đoạn kinh này tôi cảm thấy rất buồn vì có quá nhiều người lạm dụng và "cắt xẻo" kinh văn (cái đoạn điệp khúc "chớ có tin") để phục vụ cho cái ý riêng của mình mà cái bỏ qua một đoạn rất dài bên dưới. Đoạn quan trọng ấy đức Phật đã giảng trạch rất rõ là các pháp "Tham Sân Si" là nguồn cơn của Bất thiện và đưa đến bất hạnh khổ đau cho con người; ngược lại "không Tham không Sân không Si" là căn bản của Thiện, được người trí tán thán và nếu thực hành sẽ đưa đến an lạc hạnh phúc dài lâu.
Ngài có áp đặt không đh? hoàn toàn không thưa đh, Ngài hỏi để cho các người Kàlàmà tự dùng trí của mình phán xét rồi trả lời. Bởi vậy đạo Phật là đạo của tự do và trí tuệ, chứ không phải đạo của thần quyền và mê tín. :D

tiếp nữa nè Đh:
III. Vị Thuyết Pháp (S.iv,252)

1-2) ...

3) -- Thưa Hiền giả, những ai là những vị thuyết thuận pháp ở đời? Những ai là những vị khéo thực hành ở đời? Những ai là những vị khéo đến ở đời?

4) -- Này Hiền giả,
những ai thuyết Pháp để đoạn tận tham,
những ai thuyết Pháp để đoạn tận sân,
những ai thuyết Pháp để đoạn tận si;
những vị ấy là những vị thuyết thuận pháp ở đời.

5) Này Hiền giả,
những ai thực hành đoạn tận tham,
thực hành đoạn tận sân,
thực hành đoạn tận si;
những vị ấy là những vị khéo thực hành ở đời.

6) Này Hiền giả,
Những ai đoạn tận tham, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những ai đoạn tận sân, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những ai đoạn tận si, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai;
những vị ấy là những vị khéo đến ở đời.

Tương Ưng Jambukhàdaka - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH
nữa nè Đh:
55.- Niết-bàn

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

- Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Khi vị ấy, này Bà-la-môn,
cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn,
cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn,
cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn.

Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

(Phẩm Các Bà-La-Môn - TĂNG CHI 3 PHÁP)
nếu mà cảm thấy nhiều thì "giảm tải" bớt đi Đh, tu 1 pháp thôi nhé:
(I) (Ek I, 1) (It. 1)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các Tỷ-kheo, một pháp, các Thầy hãy từ bỏ! Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến:

"Với tham bị tham đắm,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí,
Từ bỏ tham ái ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lui tại đời này."


(chương Một pháp - Kinh Phật Thuyết Như Vậy - TIỂU BỘ KINH)
xác quyết lại nhé:
Dầu cho loại pháp nào, này các Tỷ-kheo, hữu vi hay vô vi, Ly Tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, tức là sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
kiểm tra tính xác thực của lời tuyên bố:
nếu hiểu "Tham" là sợi dây trói buộc, níu giữ chúng sanh trong 3 cõi luân hồi thì cơ chế cho sự giải thoát là như thế này:
"do sự Ly Tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt."
và đây là pháp hành:
Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo
sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
như vậy là rõ rồi Đh nhé, tất cả những gì là quan trọng, tất cả những gì là tinh túy ngu tôi đã tổng hợp trong bài viết này. Bắt rắn thì hãy bắt đằng đầu, bắt đằng đuôi hay đằng thân không khéo dễ bị rắn cắn. Đh hãy khéo lựa chọn phương tiện nhé, và nhớ là "Quy y Pháp chứ đừng có Quy y Kinh"! :D

cuối cùng, ngu tôi xin đúc kết bằng bài thơ rất hay của một thiện tri thức:

Thân tâm hiền hữu là Kinh tạng
Trải từ vô thỉ cũng ngàn trang
Hãy mau giác ngộ Chân Kinh ấy
Là khéo liễu tri, khéo Niết bàn.


phù, mệt quá. Làm xong một bài cũng mệt bở hơi tai. Có ai thương tình mời 1 tách trà âm ấm không nhỉ? :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Trong này không có trà thôi Đạo hữu uống 3 tách cà phê thay trà nhe cafene cafene cafene tangbong


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h không biết,

Khi Ng chiếu nghe lời chia sẻ của đh về giáo pháp, và Ng chiếu cũng nghe lời chia sẻ của đh khác về giáo Pháp, nói chung là cả hai người đều tưong phản, nhưng Ng chiếu học và hành theo cả hai thì thấy có lợi ích cho việc tu tập.Với lời khuyên của đạo hữu về đoạn trích Kinh chớ vội tin của Phật dạy, nếu vậy thì Nguyên chiếu sẽ làm sao trong trường hợp này, mong đạo hữu chia sẻ.

Kính.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách