Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

- Thưa các bạn, phải chăng khi một người nói họ chấp, thì bạn sẽ cho rằng điều đó không nên ?
- Vậy nếu chấp vào việc nghe pháp, học Phật, thực hành Phật pháp thì có nên không ? Mọi người trả lời ra sao thì tự biết còn Chú Tiểu tôi thì có cách hiểu này, mời các bạn xem qua, nếu thấy chưa ổn gì thì xin góp ý giúp cho...

Như bản thân tôi, tôi tu học theo Phật pháp để mong kiếp hiện tại được vui nhiều hơn, cái khổ đau xảy ra hạn chế đi mức độ đau thương, để kiếp sau được tái sanh nơi tốt đẹp an vui hơn, và mong muốn nhất vẫn là về an trú chung với chư Phật.

- Tôi có chấp không ? Tôi cho là không, vì rằng tôi chấp mắc vào điều tốt lành, nếu bây giờ tôi không mong cầu, dính chặt vào ý nghĩ trên, ý nghĩ tốt đẹp trên thì con đường học đạo có lẻ ngổn ngang, bỏ lở mất rồi.

- Tôi được biết hầu như ai cũng cho rằng chấp cái gì cũng không tốt cả. Nhưng xin được nói thẳng rằng, ta chưa đạt quả thánh, chưa mở trí tuệ thì nếu không có cái trói buộc tâm (dùng từ trói buộc hay như là giới luật kiềm chế tâm) thì giữa đường tu học bao nhiều cám dổ vây quanh, bao nhiêu điều vui thú của thế gian rất dể dẫn dụ ta sang hướng khác, cái hướng mà tái sanh để hưởng thụ dục lạc thế gian vậy.

- Như có người học Phật lại cầu giàu sang, điều này đúng nhưng không đúng nhất vậy.
- Như có người học Phật cầu sức khoẻ lâu dài, điều này đúng như chưa đúng nhất vậy.
- Như có người học Phật để cầu được sự tôn vinh của mọi người, đúng, nhưng chưa đúng nhất vậy.
....
Vì rằng các thứ mong cầu mà còn hướng về thế gian để hưởng thụ thì rõ là cũng được đó, miễn sao nó không gây hại đến chúng sanh khác, cái này tôi được biết Phật gọi là Hạnh Phúc Thế Gian. Còn có cái hạnh phúc khác nữa làHạnh Phúc Niết Bàn nghĩa là ở cõi thiện lành, không tái sanh nữa, tâm được an vui thật sự.

Thiết nghĩ ngày này vì sự việc nhiều Học Giả truyền báo Phật pháp lại không rõ tuỳ duyên truyền đạo cho nên cái gì cũng cho là không nên nếu chấp, hoặc như chưa hiểu người nghe là như thế nào lại nói sự thật các pháp một cách cao cấp, gọi là cao cấp vì rằng như một đứa học lớp 1 mà lại đi nói lý thuyết lớp Cao Học vậy thì đứa lớp 1 dể hoang man, sợ hải bỏ dở cũng không trách được, phải không quý vị.

Tại sao tôi cho rằng chấp và các vấn đề trên là nên vì rằng theo ví dụ này vậy:
- Một đứa trẻ đi học lớp 5, cha mẹ thấy học yếu quá, sợ không học lên cao được , đứa con biết mẹ lo nên nói con có ước muốn sau này sẽ cố gắng học lên đại học theo ngành y dược... thì sự mong ước này có gì sai không ?
- Sau đó nó học lên đại học thật, nhưng lại mong tiếp, mong học xong đậu đại học lấy cái bằng để đi làm bác sỉ, mong ước này sai không ?
- Rồi ước nguyện cũng thành, ra làm bác sỉ thì lại mong ước sẽ có thể mở được phòng khám riêng, ước như vậy có được cho là tham không ?
- Sau 10 nằm nó mở được phòng khám riêng và mong ước sẽ mở được 1 bệnh viện, mong ước này cũng được kia mà....

Các vị nên thấy rằng cái chấp khi đạt được sẽ không còn chấp nữa, cái mong ước đã thành sẽ có mong ước cao hơn. Ở ví dụ trên là về mặt xã hội. Còn ở trong Phật dạo, hướng về tâm linh. Mong cầu điều cuối cùng cao thượng thì không thể gọi là chấp sai được, vì rằng khi đạt được những điều kiệm ban đầu để đến quả vị cuối cùng thì sự chấp chặt đó cũng đã tan biến khi nào rồi, vì rằng khi lên quả vị càng cao, sự tu tập đã chuyển biến rất nhiều thì sao gọi là chấp sai được, đúng không quý vị...?

Chấp vào sự thiện lành,vào điều tối thượng cao đẹp cũng giống như Ngũ Giới để ràng buộc chúng sanh không phạm giới mà phải đoạ lạc khổ ải luân hồi.

Vì rằng nếu sợ bị cho rằng chấp rồi không dám mong cầu gì, cứ tu, tu sao cũng được, vui là được thì rõ là không biết đích đến, không biết lối đi sẽ phải đi như thế nào để lên kế hoạch mà chuẩn bị.

Chú tiểu hiện đang trước cổng chùa. Đặt cái nick này cũng đang hị vọng có ngày bước vào sân chùa, rồi chánh điện....

.,., .,., .,.,


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Đạo hữu Chú Tiểu nói đúng, cứ nói không chấp thì làm gì có Phật để kính, lấy gì có Kinh để đọc, lấy gì có giới luật để hành, nếu không chấp có thân thì thử xem có nên mặc áo quần không......nói chung là chấp nhưng đừng có chấp dính, chấp mắc để rồi không thể buông xả,buông bỏ được.

Hiện nay nhiều đạo hữu hay chấp vào Pháp môn, Tông phái......thì không nên.

Kính.

(P/s :hình như NG- Chiếu và đ/hữu Chú Tiểu đã từng biết nhau hay sao ?)


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chào Nguyên Chiếu, chúng ta đã biết nhau thật, vì Chú Tiểu cũng hay lang thang nhiều diễn đàn và thấy nick của Nguyên Chiếu cũng xuất hiện ở nhiền diễn đàn.

Theo Chú Tiểu thấy Nguyên Chiếu cũng đã thay đổi nhiều, cái thay đổi mà Chú Tiểu thấy tiến bộ mặt này nhưng lại đi lùi ở mặt khác.

Chúc Nguyên Chiếu học hỏi Phật pháp không vì 3 điều sau ở internet:
- Tin điều đó vì rằng mọi người công nhận nó.
- Tin điều đó vì rằng không phải ai cũng phản bác nó.
- Tin điều đó vì rằng người nói ra là bậc trưởng bối là người quản lý diễn đàn.
À, chắc Nguyên Chiếu cũng biết có 7 điều không nên tin mà Phật đã dạy rồi.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h Chú Tiểu,

Xin đ/h hãy chỉ giúp những điểm lùi của Ng chiếu để Ng- Chiếu tìm cách khắc phục. Còn 7điều chớ vội tin mà Phật dạy Ng-Chiếu cũng nắm rõ. Nguyên Chiếu luôn luôn tuân theo quy tắc này : Văn -Tư -Tu ( học - hiểu - hành ) để chiêm nghiệm một vấn đề nào đó, trong đó có cả Kinh, cám ơn đ/h đã nhắc nhở.

Chờ hồi âm.

Kính.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chú Tiểu nhìn vào những bài viết của Nguyên Chiếu mà có nhìn nhận trên, tuy nhiên có ổn không thì mời Nguyên Chiếu xem qua bài này của Chú Tiểu, vì đây là cách nhìn cá nhân...
- Văn Tư Tu theo CT tìm hiểu thì nó là: Văn (nghe), Tư (tư duy, suy nghĩ cái mình nghe), Tu (thực hành, trải nghiệm những gì đã tư duy, suy nghĩ).
- Theo NC thì khi ta chia sẽ, trao đổi, truyền bá giáo pháp của Phật thì ta sẽ dựa trên mức độ nào để nói ra ? Nghĩa là chia sẽ cái NC biết đó là điều nên, điều cần thiết trong quá trình tu tập, cái NC đã biết, đã hiểu và tốt hơn là đã qua trải nghiệm thì mới nên nói ra...hay là ta sẽ dựa trên một cộng đồng số đông đã chấp nhận điều đó ?, dựa trên người NC tin tưởng nói ra thì NC cho là đúng ?, dựa vào kinh điển ghi lại như hiện nay ?
- Theo NC thì đạo Phật dựa trên những yếu tố nào để có thể phát huy tác dụng của đạo Phật đối với chúng sanh ?
- Theo NC thì đạo Phật đi vào đời sống thông qua những con đường nào ?

- Ở đây vì rằng chúng ta chỉ nhìn vào bài viết của nhau là chính để nhìn nhận một con người, một cái nick và lại thấy chúng ta hầu như viết bài đều dựa trên phương diện là giúp đở mọi người có phuơng thức tu học tốt hơn cho nên CT chỉ nói về phương diện này thôi. Vì ngoài ra cũng có biết gì đâu mà nói.
- CT đưa ra những câu hỏi như vậy để tự thân NC suy ngẫm lại quá trình mình chia sẽ với mọi người. Vì rằng CT cũng đã làm như vậy và sẽ rất lo lắng băng khăn với những gì CT nói ra mà không thật hiểu để rồi nếu điều chia sẽ đó lại có kết quả thật không phải như ý mình muốn giúp người khác mà chẳng may lại đi ngược lại thì quả báo này rất tệ hại cho người chia sẽ như là Chú Tiếu như là Nguyên Chiếu như là những vị hộ pháp, những vị muốn truyền bá chánh pháp vậy.
- CT cứ dạo khắp các diễn đàn thì có thể nói là những bài NC tự viết, viết về góc độ cảm nhận của chính NC thì hay hơn, tốt hơn, CT thích điểm này nên lưu tâm nick Nguyên Chiếu. CT rãnh nên lưu tâm cũng nhiều nick lắm...
- Còn các bài viết mang tính thảo luận chung thì có vẻ NC xem lại những vấn đề trên sẽ an toàn cho NC hơn trong con đường hoằng dương Phật Pháp.

Có câu hỏi nhỏ này: Nếu trong quá trình học tập kinh điển Phật giáo từ nhiều nguồn khác nhau: kinh sách, truyền miệng, internet mà NC thấy điều đó tuy rằng xưa nay đã là vậy nhưng xét ra thì thật không phải lắm lời Phật dạy theo cách hiểu của NC thì NC có dám từ bỏ nó không ?


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h Chú Tiểu,
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:Theo NC thì khi ta chia sẽ, trao đổi, truyền bá giáo pháp của Phật thì ta sẽ dựa trên mức độ nào để nói ra ? Nghĩa là chia sẽ cái NC biết đó là điều nên, điều cần thiết trong quá trình tu tập, cái NC đã biết, đã hiểu và tốt hơn là đã qua trải nghiệm thì mới nên nói ra...hay là ta sẽ dựa trên một cộng đồng số đông đã chấp nhận điều đó ?, dựa trên người NC tin tưởng nói ra thì NC cho là đúng ?, dựa vào kinh điển ghi lại như hiện nay ?
Muốn chia sẻ về Phật Pháp thì Ng-Chiếu dựa trên nền tảng là : Cái hiểu của mình về Phật Pháp , cái đúng của lời Phật, và cái trải nghiệm bản thân (Cảm nhận). Và luôn luôn dựa trên nguyên tắc là : Tùy Thuận Nhân Duyên.
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết: Có câu hỏi nhỏ này: Nếu trong quá trình học tập kinh điển Phật giáo từ nhiều nguồn khác nhau: kinh sách, truyền miệng, internet mà NC thấy điều đó tuy rằng xưa nay đã là vậy nhưng xét ra thì thật không phải lắm lời Phật dạy theo cách hiểu của NC thì NC có dám từ bỏ nó không ?
Với câu hỏi này thì câu trả lời rất đơn giản là : Bỏ liền

Kính.

P/S : Nguyên Chiếu không thích mê tín, hay lợi dụng Phật pháp truyền bá mê tín, trục lợi cá nhân......


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chú Tiểu cảm thấy hoan hỉ khi thấy Nguyên Chiếu trả lời như trên. Hi vọng đó cũng sẽ mãi là nguyên tắc khi Nguyên Chiếu chia sẽ chánh pháp với đại chúng. Và cũng mong chờ Nguyên Chiếu chia sẽ cái trải nghiệm hay trong quá trình học Phật.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h Chú Tiểu,

Cám ơn đ/h đã có lời khen, những gì Ng-Chiếu chia sẻ thì Ng-Chiếu thực hiện đúng quy trình trên,còn phương pháp tu mà Ng Chiếu chia sẻ chỉ là phương pháp Ng chiếu tự đưa ra trong quá trình học, nên có vài cái tô đỏ Ng-Chiếu chưa hành được , chắc sẽ là chuyện tương lai thôi nên Nguyên Chiếu muốn đính chính lại cho đ/h hiểu, kẻo Ng-chiếu mắc tội vọng ngữ.
Nguyên Chiếu viết :
....Cứ mỗi sát na, mỗi hành động thường ngày chúng ta hãy luôn quán chiếu tỉnh giác. Gặp việc thiện thì phát huy,gặp việc ác thì từ bỏ,luôn luôn giữ chánh niệm trong từng sát na. Trong lúc đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, sáng thì công phu khuya, tối thì tụng Kinh( hay trì chú), khuya thì dành thời gian ngồi thiền, quán chiếu các việc làm hằng ngày, luôn giữ giới(càng nhiều càng tốt), phá chấp ngã . Đó chính là phương pháp tu tập đúng nhất là ngừoi Phật Tử nên học.
Mong đạo hữu hoan hỉ.

Kính.


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Không phải cứ Chấp Mắc thì cho rằng đều là không nên...



Kính các chư đạo hữu;


CHẤP MẮC chính là một bước kề cận với Sinh tử luân hồi...

trong thập nhị nhân duyên.. nó cũng chính là Duyên "HỮU".

Để có thể giải thoát sinh tử luân hồi...

Lẽ ra chúng ta cần phải phá vỡ tất cả các duyên ...

từ Hữu -> Thủ -> Ái -> Thọ -> Xúc -> Lục nhập -> Danh sắc -> Thức

chứ không phải là gia cố và giữ chặt chúng.



Kính, kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách