Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Hiện nay trong Thiền Thất, các hành giả dụng công nhưng là loại công phu hời hợt. Người ta coi thiền như là một cuộc đua, để tranh nhau về nhất. Anh có thể ngồi trong ba tiếng đồng hồ thời tôi sẽ ngồi trong năm tiếng, hơn anh một bậc. Nếu thiền mà còn mang tâm lý đó thì quý vị ngộ làm sao được? Cho dù quý vị ngồi tới tám vạn đại kiếp cũng không thể nào minh tâm kiến tánh được. Tại sao vậy? Chỉ vì quý vị có tâm hơn thua. Có câu rằng:

Tranh, do tâm hơn thua

Là đi ngược với Ðạo

Trong tâm sanh bốn tướng

Làm sao đạt tam muội?

Bốn câu kệ trên dùng để cảnh giác người tu không được sanh tâm tranh. Khi công phu đầy đủ, trí huệ hiển bày, tự nhiên sẽ có người khác phẩm bình đưa ta lên hạng nhất. Như vậy mới là hạng nhất thật sự. Còn như trong tâm quý vị tham đứng hạng nhất, thì đây là tâm hơn thua, đi ngược với Ðạo.

Người tu hành phải giống như nước. Tánh của nước là khiêm nhượng, không tranh công, không tham đức, cái gì tốt thì để cho người, cái gì xấu thì giữ lấy cho mình. Lão tử nói: Cái thiện tột cùng giống như nước. Nước đem lợi ích cho vạn vật mà không tranh. Nước ở nơi mà mọi người khinh rẻ, do đó nước hợp với Ðạo".

Thiện tột cùng chỉ những hành giả ưu hạng. Họ được ví như nước. Nước chảy tới những chỗ thấp, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà không tranh công tranh đức. Bất kể đối với loài nào, chim chóc, cá tôm, động vật hay thực vật, bất kể sanh ra do thai, do trứng, do khí ẩm, hay là hóa sanh, nước đều đối xử ngang nhau và cho đều tất cả. Người tu hành cũng vậy, đối với tất cả chúng sanh đều coi như cha mẹ của mình trong quá khứ, như các vị Phật trong tương lai. Người tu phải rải tâm từ bi, tìm các phương tiện để cứu chúng sanh ra khỏi bể khổ; trú ở những nơi mà chúng sanh không muốn trú. Có được những tư tưởng đó thì hành giả đã gần tới Ðạo. Còn như tâm hơn thua là không hợp với tông chỉ của kẻ tu hành, ngược lại với Ðạo vậy.

Người tu hành không nên có bốn tướng.

- Ai tu đó? Như tự cảm thấy là không có ai tu, tức là không có tướng ngã (vô ngã tướng).

- Tự mình không cảm thấy hơn thua với ai, tức là không có tướng của người (vô nhân tướng).

- Không thấy tướng mình, không thấy tướng người, tự nhiên tướng chúng sanh cũng không (vô chúng sanh tướng).

- Như đã không có tướng chúng sanh thì lấy đâu ra tướng của thọ mạng? Vậy là vô thọ giả tướng.

Như nếu còn tư tưởng muốn tranh hơn kém, tất nhiên sẽ có bốn tướng; có bốn tướng thì không sao đạt được tam-muội. Nghĩa lý đó chúng ta phải thực tập, mài dũa cho nhiều. Tóm lại, ai còn bốn tướng là phàm phu, ai không có bốn tướng là Bồ-tát.

Người tu phải ghi nhớ bốn câu kệ trong Kinh Kim Cang:

Hết thảy các pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, hình

Như sương, như điện chớp

Nên quán chúng như vậy.

Phàm cái gì có hình có tướng đều là pháp hữu vi. Pháp hữu vi cũng giống như một giấc mộng, một thứ huyễn hóa, một cái bọt nước, một cái bóng hình, một tia điện chớp, toàn là những thứ hư vọng không có thực chất. Hết thảy mọi thứ đều phải quán như vậy, mới có thể hiểu minh bạch lẽ chân thật, để chúng ta không chấp trước, không bị vọng tưởng quấy nhiễu.

Kinh Kim Cang còn nói: "Tâm quá khứ chẳng có được, tâm hiện tại chẳng có được, tâm vị lai chẳng có được". Tại sao tâm quá khứ chẳng có được (bất khả đắc)? Bởi quá khứ đã qua rồi, quan tâm tới nó làm gì nữa? Tâm hiện tại cũng chẳng có được, bởi cớ gì? Bởi trong hiện tại các niệm nối tiếp không ngừng. Quý vị bảo đây là hiện tại, nhưng khi nói xong thì cái hiện tại đó cũng qua rồi, thời gian chẳng chịu ngưng lại. Tại sao tâm vị lai chẳng có được? Bởi vị lai là chưa có tới. Cho nên quá khứ, hiện tại, vị lai, ba tâm này chẳng có được. Nếu quý vị theo đúng Pháp mà Phật chỉ dạy để tu hành thì ngay đó có thể đạt được cảnh giới Niết-bàn.

Người tu Ðạo phải y theo chánh tri chánh kiến, coi đó là mẫu mực để tinh tấn thực tập. Lúc tu là lúc "lìa tướng ngôn thuyết", bởi không còn gì để nói ra nữa; cũng là lúc "lìa tướng tâm duyên", vì không còn duyên nào để tâm theo đuổi; "lìa tướng văn tự", vì không còn chữ nghĩa gì để tả ra. Nếu đã không nói được ra, thì có gì để ghi nhớ? Còn cái gì mà chúng ta không buông bỏ được? Còn gì nữa để chúng ta quan tâm? Quý vị! Hãy dụng công ngay tại chỗ đó, thay vì dụng công hời hợt ở cái vỏ ngoài!

Có người nghĩ rằng: "Hôm nay tham thiền, chân mình không bị đau, lưng không bị mỏi, đến giờ khai tịnh mà cũng không hay". Nói như vậy tức là người đó đã ngủ quên, tất nhiên chẳng còn hay biết gì hết. Ðừng ngộ nhận cảnh giới đó, kẻo lại bị tẩu hỏa nhập ma!

Quý vị nên chú ý! Khi tham thiền gặp cảnh lạ, quý vị cũng đừng quan tâm, đừng chú ý, cứ để tự nhiên, đừng cho cảnh lạ lay chuyển. Kinh Lăng Nghgiêm giảng về điểm này rất rõ. Mong các hành giả tìm nghiên cứu phần "Ngũ Thập Ấm Ma" cho tường tận. Kinh Lăng Nghiêm là một tấm gương quý báu cho người tham thiền, do đó tất cả những ai tu phải nghiền ngẫm bộ Kinh đó.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Đạo có chỗ hơn thua để tranh nữa à!? :D


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đã được xóa!!!
Cửa thiền là nơi thanh tịnh, chẳng dung nạp những lời gây chia rẽ.
QuayDauLaBo!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Với căn bản giáo lý chung cho mọi tông phái:

1. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là vị giáo chủ lịch sử của đạo Phật.

2. Ba giáo lý căn bản và phổ cập của mọi trường phái hay tông phái: Bốn Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Tám Thánh Đạo.

3. Ba môn phổ cập: Giới, Định, Huệ.

4. Điều phục Tâm Niệm là vấn đề căn bản

Hơn nửa, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "tiểu thừa" phải được xóa bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v...

Các pháp môn của đạo Phật đều hiền thiện và đều có khả năng đưa hành giả đến con đường giải thoát, đem đến an lành cho mình và mọi người.
Thiết nghỉ chúng ta là Phật tử không nên có sự phân biệt mang tính cao thấp, hơn thua như thế nầy nửa.

Các tôn giáo khác trên thế giới đều có sự phân chia dòng phái. Và chính vì sự phân chia nầy như chúng ta đều thấy, đã đưa đến luận tranh, đấu tranh và thậm chí tiêu diệt lẩn nhau. Thánh chiến là 1 điều tệ hại lớn nhất trong lịch sử con người.

Đạo Phật với tinh hần Từ, Bi, Hỷ, Xã đã giúp người Phật tử có được cái nhìn bao dung, 1 tinh thần rộng mở,...và cũng vì thế chúng ta vẫn thường tự hào là không có vấn đề thánh chiến trong đạo Phật.

Là người Phật tử, mỗi người nên nhìn lại mình, trong suy nghỉ, lời nói và hành động, để "Kiến hòa đồng giải. Trân trọng.__(())__


Before and after there exist nothing
Why attachments?
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

Xin trích đoạn và tạm dịch, bạn nào thích sửa đổi tùy ý :)


The World Buddhist Sangha Council was first convened by Theravadins in Sri Lanka in 1966 with the hope of bridging differences and working together. The first convention was attended by leading monks, from many countries and sects, Mahaayaana as well as Theravaada.

The following, written by Ven. Walpola Rahula was approved unanimously.

Basic Points Unifying The Theravaada and the Mahaayaana
1. The Buddha is our only Master.
2. We take refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha.
3. We do not believe that this world is created and ruled by a God.
4. Following the example of the Buddha, who is the embodiment of Great Compassion (mahaa-karu.naa) and Great Wisdom (mahaa- praj~naa), we consider that the purpose of life is to develop compassion for all living beings without discrimination and to work for their good, happiness, and peace; and to develop wisdom leading to the realization of Ultimate Truth.
5. We accept the Four Noble Truths, nameley Dukkha, the Arising of Dukkha, the Cessation of Dukkha, and the Path leading to the Cessation of Dukkha; and the universal law of cause and effect as taught in the pratiitya-samutpaada (Conditioned Genesis or Dependent Origination).
6. We understand, according to the teaching of the Buddha, that all conditioned things (sa.mskaara) are impermanent (anitya) and dukkha, and that all conditioned and unconditioned things (dharma) are without self (anaatma).
7. We accept the Thirty-seven Qualities conducive to Enlightenment (bodhipak.sa-dharma) as different aspects of the Path taught by the Buddha leading to Enlightenment.
8. There are three ways of attaining bodhi or Enlightenment, according to the ability and capacity of each individual: namely as a disciple (sraavaka), as a Pratyeka-Buddha and as a Samyak-sam-Buddha (perfectly and Fully Enlightened Buddha). We accept it as the highest, noblest, and most heroic to follow the career of a Bodhisattva and to become a Samyak-sam-Buddha in order to save others.
9. We admit that in different countries there are differences with regard to the life of Buddhist monks, popular Buddhist beliefs and practices, rites and ceremonies, customs and habits. These external forms and expressions should not be confused with the essential teachings of the Buddha.
Source: Walpola Rahula; The Heritage of the Bhikkhu; (New York, Grove Press, 1974); pp. 100, 1137-138.


Hội Nghị Tăng Già Phật Giáo Thế Giới được triệu tập tại Sri Lanka năm 1966 bao gồm nhiều quốc gia và tăng chúng nhằm xóa bỏ các dị biệt.

Chín điều sau đây do Thượng Tọa Wapola Rahula biên soạn và được chấp thuận đồng loạt:

1. Phật là vị giáo chủ duy nhất.
2. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng.
3. Phật tử không tin vào một đấng tạo dựng và cai trị thế gian.
4. Theo bước chân Phật, một bậc Ðại Bi Ðại Trí Tuệ, mục đích sống của phật tử là phát huy lòng từ bi và mang bình an hạnh phúc đến muôn loài chúng sinh bất chấp mọi phân biệt, và phát huy trí tuệ đưa đến giác ngộ cứu cánh.
5. Phật tử tín nhận Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Thập Nhị Nhân Duyên.
6. Phật tử hiểu Phật dạy rằng các hành vô thường và khổ, và các pháp vô ngã.
7. Phật tử tín nhận Phật dạy Ba Mươi Bảy Giác Chi là những lối tu tập đưa đến giác ngộ.
8. Có ba con đường tu hành tùy khả năng và môi trường của mỗi phật tử, giác ngộ thành Thanh Văn, Ðộc Giác Phật, và Chánh Ðẳng Chánh Giác Phật. Phật tử tín nhận bồ tát hạnh là con đường cao thượng và uy hùng nhất đưa đến Chánh Ðẳng Chánh Giác Phật để cứu độ chúng sinh.
9. Mặc dù có những khác biệt giữa các quốc gia về sư tu tập của tăng chúng, các truyền thống, lễ nghi, và phong tục, những sự khác biệt này sẽ không bị nhầm lẫn với giáo lý cơ bản của đức Phật.

tangbong


thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Hỏi: Có 1 cư sĩ ở VN, tương đối thân quen với em, khuyên em theo phương pháp tu thiền. Người này trước đây đã tu tịnh độ rất lâu năm rồi, bây giờ chuyển sang tu thiền. Theo người này thì tu thiền là bước đi thẳng, còn tu tịnh độ mới chỉ về Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không? .
Theo người đó thì tất cả các Phật đều có thể bị giả? Kể cả Phật A Di Đà cũng có thể bị giả? Và nếu 1 ví dụ có 1 nhà sư đã nhìn thấy Phật A Di Đà hiện ra, nhưng sau đó thì phát hiện là giả. Theo anh nói thì Phật A Di Đà không thể nào bị giả được. Theo nào là đúng?

Trả lời: Tu Thiền, tu Tịnh, tu Mật, tu Hiển, tu Giáo... tu nào cũng có thể đắc đạo. Nhưng phải hợp với căn cơ mới được thành tựu. Còn tu mà không hợp căn cơ thì không thể nào thành tựu được. Tu không thành tựu thì tu làm chi cho uổng phí công sức để hưởng lấy kết quả trống không. Tệ hơn nữa, coi chừng bị trở ngại, bị chướng nạn, bị sập bẫy... tự mình chịu mất phần thiện lợi, đôi khi còn bị thiệt hại cuộc đời của mình nữa là khác!

Trong câu nói của vị nào đó, Diệu Âm chú ý mấy điểm:
1) Tu Tịnh độ lâu năm rồi;
2) Tu thiền là bước đi thẳng;
3) Về Tây-phương chưa thoát luân hồi.
4) Phật A-di-đà bị giả, một vị .....

Những điểm này thật đáng nên phân tích kỹ lưỡng. (vì vấn đề này lớn quá, sợ rằng một thư này mổ xẻ không đủ. Kiều Thanh cần kiên nhẫn nhé).

1) Tu Tịnh lâu năm:

Một người tự xưng là tu Tịnh độ lâu rồi. Nhưng xin hỏi, tu Tịnh thì đã tu theo kinh nào vậy? Hành trì như thế nào? Ai hướng dẫn vậy? Mà sao, khi nói ra thấy hình như chưa bao giờ tu qua Tịnh độ vậy? Đã gọi là tu Tịnh thì lý Tịnh độ phải thông suốt, nếu không thông suốt thì ít ra cũng hiểu phần căn bản chứ. Còn ở đây, qua lời thuật lại của Kiều Thanh, thì hoàn toàn không có một nét gì về Tịnh độ cả!?...
Trong Pháp môn Tịnh độ, có ba bộ kinh căn bản là: kinh Phật thuyết A-di-đà, kinh Đại thừa Vô lượng Thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, Kinh Quán Vô lượng thọ và cộng thêm một bộ luận nữa là Luận Vãng Sanh của Bồ tát Thiên Thân, gọi chung là tam kinh nhất luận.

Người tu Tịnh độ lâu năm, thì ba bộ kinh và 1 bộ luận này chắc phải tụng qua, không thuộc lòng thì ít ra cũng nắm được phần chính yếu. Xin hỏi, thực sự người đó đã đọc qua chưa? Nếu đã đọc qua, xin hỏi có hiểu lời Phật dạy trong đó không? Nếu nói hiểu, xin hỏi có hiểu rõ ràng không? Nếu nói đã hiểu rõ, xin hỏi tại sao lại nói những lời hoàn toàn trái ngược với lời Phật dạy trong kinh vậy!?...

Vì để cho chúng sanh thời mạt pháp này tin tưởng vững mạnh hơn vào pháp môn Tịnh độ hầu được viên mãn thành đạo, Tổ Ấn Quang cùng chư đại đức đã đưa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm và chương Đại Thế Chí Viên thông vào hệ thống Kinh luận Tịnh độ, thành ra có 5 kinh và 1 luận. Tất cả tông chỉ của pháp môn Tịnh độ đã gói trọn trong 5 kinh và 1 luận này.Một người tu Tịnh lâu năm, nghĩa là lâu năm phải đọc tụng kinh điển Tịnh độ, phải nghiên cứu kinh điển Tịnh độ, phải lý giải được lời Phật dạy trong pháp tu Niệm Phật. Như vậy, LÝ-SỰ Tịnh độ đã nhập vào tâm, một lời nói ra phải có âm hưởng Tịnh độ, phải hợp theo lời Phật dạy trong kinh điển Tịnh độ chứ. Ở đây, những lời nói, ý tưởng hoàn toàn trái ngược với kinh Phật, hoàn toàn sai lý Tịnh độ, thì xin hỏi rằng, suốt thời gian gọi là tu Tịnh đó, người đó đã tu như thế nào? Hành như thế nào? Y cứ vào kinh nào? Chứ còn tất cả năm bộ kinh và một bộ luận chính yếu chuyên công của pháp môn Tịnh độ hoàn toàn không có chỗ nào nói những lời như người cư sĩ đó nói, cũng không có một ngụ ý nào hàm chỉ đến những điều như người đó nói. Như vậy, thì làm sao dám tự xưng là tu Tịnh lâu năm được!?

Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, "Thời mạt pháp kinh đạo diệt tận", nghĩa là, kinh của Phật dần dần bị diệt, pháp của Phật dần dần bị tận. Chánh pháp càng ngày càng yếu, tà pháp càng ngày càng mạnh, cho đến hết pháp vận của Phật (tất cả 12 ngàn năm) thì đến thời diệt pháp, (có nghĩa là không còn pháp Phật nữa).

Tại sao bị diệt vậy? Chính vì chúng sanh mê muội chạy theo kiến chấp sai lầm, tạo nên nghiệp chướng sâu nặng, thế thì tự chúng sanh phải thọ báo nạn. Báo nạn này bắt nguồn từ chỗ chúng sanh không tu theo kinh Phật, không làm theo kinh Phật. Ngược lại con nghi ngờ lời Phật, nói sai lời Phật dạy trong kinh điển, không chịu y giáo phụng hành, mà còn tự vạch lấy đường riêng để đi. Nói cách khác dễ hiểu hơn, tu theo người khác, hành theo hướng khác, chứ không tu hành theo pháp Phật.
Xin chư vị đồng tu cần nên sáng suốt nhận định trong vấn đề tu hành, cần chú ý hiểu rõ những phương cách hành trì. Sự đạo, Lý đạo cần phải phân minh hầu tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc! Hiện nay, trong xã hội, có rất nhiều người tụ xưng là tu theo Thiền, theo Tịnh, theo Mật... nhưng thực ra, họ tu hành theo kiểu tự sáng chế ra, không theo một quy củ nào hết, cứ nghĩ sao làm vậy. Rất nhiều giáo phái hoàn toàn tự chế, tự hành, thật mới lạ, hoàn toàn theo tôn chỉ riêng của họ. Nếu quí vị chú ý một chút thì thấy ngay hiện tượng này, rõ ràng lắm chứ không phải úp mở gì đâu.

Ví dụ, chúng ta thường nghe có người tự xưng là tu Tịnh, nhưng thật ra họ không tu Tịnh. Trong cách hành trì, kinh Tịnh độ thỉnh thoảng một tháng có tụng qua đưọc một vài lần, còn suốt thời gian khác thì họ tụng đủ thứ, họ hành đủ thứ, ngay cả dùng bùa, dùng Ngải, pháp thuật, lên đồng, nhập xác... đều được cố tâm thực hành cả. Ấy thế mà tự xưng là Tịnh độ. Trong kinh Tịnh độ, có chỗ nào Phật dạy như vậy đâu?

Tu như vậy gọi là tu "Tạp" chứ không phải tu "Tịnh". Tu Tịnh là tu "Nhất", tu Tạp là tu "Loạn"! Nhất là "Nhất tâm bất loạn", Loạn là: "Loạn tâm bất tịnh". Nói chung, họ không tu theo Tịnh, không hành theo Tịnh. Ngược lại, họ hoàn toàn tu theo Tạp, hoàn toàn hành Loạn, mà vẫn hiểu lầm là tu theo Tịnh độ. Dù cho, đôi khi họ cũng đọc qua kinh Tịnh độ, nhưng xét cho kỹ, sự đọc tụng này cũng nằm trong cái tạp loạn mà thôi. Vì sao vậy? Vì họ hoàn toàn không nguyện vãng sanh, không tin vãng sanh, không tin A-di-đà Phật. Họ tụng kinh Tịnh độ chỉ để cầu phước, cầu pháp thuật, cầu thần thông, cầu công năng đặc dị nào đó... Những thứ này Phật cấm tuyệt mà họ lại thích. (Xin mở ngoặc, đây là nói chung chứ không nói riêng ai).
Cho nên, khi gặp một người tự xưng là tu hành chân chính, chúng ta cần nên âm thầm xem xét cho kỹ về cách hành trì và hướng đi của họ mới dám xác quyết, chứ không thể bừa bãi vội vã tin theo. Ví dụ, Phật dạy vãng sanh về Tây-phương để thành đạo Vô-thượng, vậy mà chúng sanh lại nói, về Tây-phương còn luân hồi sanh tử. Kinh A-di-đà, kinh Vô-lượng-thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng-nghiêm, kinh Đại-tập, v.v... và v.v... nhiều lắm, rất nhiều kinh điển của Phật đều nói điều này, bằng cách này hay cách khác đều khuyên chúng sanh phải nguyện sanh về đó để viên thành Phật đạo.
Có người không tin có cõi Cực-Lạc, có người nói sanh về Tây-phương là sanh qua nước Ấn-độ, (về Ấn độ nóng bức, nghèo khổ đói khát có gì vui đâu?), về Tây-phương là ích kỷ, là trốn đời, v.v...và v.v... Những lời này ngược với lời Phật dạy, ngược với lý đạo, sai Phật pháp. Ngũ kinh Tịnh độ hoàn toàn không có nói. Tam tạng kinh điển của Phật để lại, chắc chắn không có kinh nào Phật nói điều này. Chúng ta phải cẩn thận, chớ để những lời tà vạy trong tâm.

Tu Tịnh là chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người nào quyết lòng tu như vậy, trong kinh Vô lượng thọ Phật gọi là "Chánh định tụ"; tu Tạp nhạp, đụng đâu tu đó, không có hướng nhất định, hiếu kỳ, thấy điều gì lạ lạ đều muốn làm thử, Phật gọi những người này là "Bất định tụ"; Những người không tin pháp môn niệm Phật, bài bác pháp niệm Phật, phật gọi là "Tà định tụ". Phật dạy, chỉ có "Chánh định tụ", nghĩa là người chân chánh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, (Nghĩa là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác). Còn người "Bất định tụ" và "Tà định tụ" thì thời này nhất định không thể nào thành tựu đạo quả. Đây là Phật dạy. Trong kinh A-di-đà Phật, hai lần đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật thọ ký rằng, "người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ sẽ không còn thối chuyển cho đến khi chứng Vô thượng Bồ đề". Trong Kinh niệm Phật Ba la mật, Phật xác quyết rằng vãng sanh Tây phương thì sẽ thành Phật, cho nên Phật tuyên bố thẳng rằng, "Vãng sanh Tây phương tức là thành Phật". Vậy thì tại sao có người dám nói rằng về Tây-phương là còn chết, còn luân hồi sanh tử.

Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết! Nói sai kinh Phật tội lỗi vô cùng lớn, xin chớ vọng ngôn! Một người tu Tịnh, nếu đúng là Tịnh, thì chắc chắn Lý vãng sanh vững vàng, Sự vãng sanh vững vàng. Đã vững vàng lý sự, thì đâu có thể nói điều trái, ngược ngạo với kinh Phật được! Cần phải kiệt thành sám hối!!!

Còn người tu tạp, không thể tự xưng là tu Tịnh được.Tạp là loạn, đã loạn thì không tịnh. LOẠN và TỊNH là hai nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, xin chu vị đừng lầm lẫn!

Trong pháp tu Tịnh độ có ba điều cấm kỵ là: Hồ Nghi, Xen Tạp, Gián Đoạn. Hồ Nghi lời Phật thì không thể chấp nhận là người học Phật chân chính được, nhất là pháp môn Tịnh độ. Giáo pháp của Phật là khuyên nhắc chúng sanh "Đoạn nghi sanh tín", chứ có thể nào bảo chúng sanh đoạn tín sanh nghi đâu? Nhiều người vì thiện căn quá kém nên mới không tin lời Phật, vì cống cao ngã mạn cho nên cứ đề khởi mối nghi. Phật đại từ đại bi thấy vậy cũng phải tùy duyên mà giáo hóa, giảng giải cho chúng sanh mau mau phá mê khai ngộ, bỏ nghi sanh được tín tâm vững vàng để sớm được vãng sanh thành đạo Vô thượng.. Đáng tiếc! Thương cho chúng sanh cứ mãi mê mờ nghi ngờ lời Phật dạy!

Đã nghi ngờ lời Phật, là phạm điều kỵ thứ nhất. Phạm điều thứ nhất thì dẫn đến phạm tất cả các điều. Chính vì thế, dù cho nhiều năm sinh hoạt dưới hình thức Tịnh độ, hoặc xưng danh là Tịnh độ, chứ thực chất không phải là tu Tịnh độ. Không tu Tịnh độ nên Lý Tịnh độ không hiểu sâu, hoặc nhiều khi không biết gì cả. Từ đó, hình tuớng thì nói tu, nhưng tâm hồn thì chạy theo vọng tưởng, vọng cầu, những sự hiếu kỳ hư huyễn để sau cùng bị loạn, mất cả lý tưởng chân chánh. Khi đã mất lý tưởng chân chánh thì không còn biết đâu là chánh, đâu là tà. Điều này thấy được khá rõ ràng, vì người học Phật mà dám mạnh dạn nói sai lời Phật dạy, không lấy kinh điển làm tiêu chuẩn tu hành, bên cạnh lại chạy theo tư tưởng thế gian, lấy kiến giải của người thế gian mà tu hành theo. Thật sai lắm vậy!

Thời mạt pháp, Phât dạy chúng sanh phải theo "Tứ y pháp để tu" thì mới được thiện lợi. Tứ Y pháp là, "Y Pháp bất Y nhân, Y ý bất Y ngữ, Y liễu pháp bất Y bất liễu pháp, Y trí bất Y thức". (Tứ y pháp này có bàn kỹ trong bộ KNNP). Trong bốn điều y cứ này, đầu tiên Phật nhấn mạnh, chúng sanh phải "Y Pháp bất Y Nhân". Nghĩa là, nhất định phải y theo kinh điển tu hành, không được nghe theo bất cứ ai cả. Xin chư vị đồng tu nhớ lấy điểm này. Khi nghe một ngưòi nào nói điều gì liên quan đến Phật pháp thì phải xét lại cho kỹ rằng đìều này có đúng theo kinh hay không? Hễ đúng thì
theo. Không đúng thì nhất định không được làm theo, dù người nói đó là ai! Quyết định vững như vậy mới tránh khỏi lạc vào đường Tà, tránh tai họa vào thân, tránh điều khổ nạn cho vạn kiếp về sau.

Tu không chuyên nhất, lại "Xen tạp" đủ thứ là phạm điều kỵ thứ hai. Vì xen tạp thành ra nghiên cứu tùm lum. Hơn nữa lại không nghiên cứu chánh pháp, không chịu ngày đêm đọc tụng kinh Phật, suy nghiệm lời Phật trong kinh điển để thực hành cho chính xác, mà cứ để tâm chạy theo thế trí biện thông, những luận giải vô căn cứ, thành ra lời Phật dạy thì quên mất, lời chúng sanh dạy thì để trong tâm. Chính vì thế mà nói lên toàn là luận điệu sai trái, hoàn toàn không có trong kinh Phật, mà vẫn cứ yên chí làm theo không một chút giựt mình tỉnh ngộ! Nếu không mau sám hối, chắc chắn sẽ dẫn
tới chỗ tai họa!

Trong ba điều kỵ của pháp niệm Phật, xen tạp là điều tối kỵ trong các điều kỵ. Tu hành xen tạp quyết định khó phần thoát ly sanh tử luân hồi, nhất định đời này sẽ bị kẹt lại trong tam đồ lục đạo. Đáng thương lắm vậy!

Điều thứ ba là Gián đoạn. Gián đoạn, không phải chỉ cho vì công việc làm ăn làm trở ngại việc niệm Phật liên tục, mà chính là cách tu hành xen tạp. Tu xen tạp, suy cho cùng, vì lý đạo chưa thông, không đủ niềm tin vào pháp Niệm Phật, một đời thành Phật này. Tín tâm không đủ nên đứng đầu này trông đầu nọ, vay cách này cầu cách khác, tâm lao chao chẳng yên, gọi là "Tâm viên ý mã". Không có lòng chí thành chí kính y theo lời Phật, thành ra cơ hội liễu đoạn sanh tử có sẵn trước mũi bàn chân mà đành phải mất phần giải thoát. Đáng tiếc thay!

(Hôm nay trả lời điều (1). Các điểm, xin hẹn thư sau.

Diệu Âm
28/10/2008


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách