Tất Cả Mọi Thứ Đều Là Phật Pháp

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Tất Cả Mọi Thứ Đều Là Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Tất cả mọi thứ đều là Phật Pháp!

Burlingame , ngày 1 tháng 3, năm 1992



Cái gì là Phật Pháp? Cái gì không phải là Phật Pháp? Tất cả mọi thứ đều là Phật Pháp!



Chính cống Phật Pháp thì xa rời lời lẽ, ngôn từ. Hễ còn lời lẽ thì chẳng có thật nghĩa. Nên Phật Pháp thì quét sạch mọi thứ, rời xa danh tự, tách lìa nhân duyên. Phật Pháp là thứ “có sẵn như vậy”, chẳng cần mình tìm kiếm bên ngoài xa xôi.


Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ở đời, vinh hoa phú quý, tiền tài, sắc đẹp, thanh danh, ăn uống, hưởng thụ, ngủ nghỉ, mới nhìn thì chúng đúng là thứ thiệt đấy. Song kỳ thật, chúng chẳng có thật tại gì cả. Hà huống là:



Nhà rộng ngàn gian,

đêm ngủ nào quá 2 thước

Ruộng vườn ngàn mẫu,

ngày ăn chẳng quá 3 phiên.



Ở mà quá xa xỉ, ngủ nghỉ mà quá mực thì chỉ làm người thêm phiền, chẳng tự tại. Thế nên mình phải biết ngừng lại đúng lúc, chớ nên quá tham lam.



Năm 1979, hai vị Hằng Thật và Hằng Triều phát tâm đi ba bước lạy một lạy từ Los Angeles đến Vạn Phật Thành đảnh lễ kinh Hoa Nghiêm. Hai vị lạy như vậy để cầu hòa bình cho thế giới, mất đến 2 năm 9 tháng. Tôi dạy hai vị (đó) rằng đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tư lợi, đừng nói dối. Sáu tông chỉ này hữu dụng vô song nhưng người thường chẳng ai thực hành. Họ chỉ biết bỏ gốc theo ngọn, bỏ cái gần kề chạy theo cái xa xăm. Thật là đáng đau lòng thay.



1. Không tranh: Không tranh giành với ai cả.



Có người nói: “Ai cũng cần tự lập, tự cường, vì sao ta không được tranh giành?”



Ngày nay thế giới, nước này đánh nước nọ, nhà này đấu nhà kia, người này tranh người nọ, thậm chí chính mình tranh luận với chính mình. Tất cả mọi tranh chấp ấy, gốc gác chỉ tại nơi một niệm phân biệt hơn thua, thắng bại và do đó đi ngược với Đạo. Bởi Đạo là zero, chẳng có phân biệt. Khi lòng phân biệt nổi lên thì sản sinh bốn tâm thái hay thái độ: rằng có ta, có người, có chúng sanh, có thọ mạng (ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng). Song le, kinh Kim Cang dạy: “Chẳng có ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng.” Tu tánh thanh tịnh chẳng có bốn tướng này. Bốn thứ này sản sanh là vì ta đi ngược với đạo tâm. Khi có tướng ngã thì mình chấp trước rằng có cái ta. Có tướng người thì lòng sanh phân biệt rằng có tôi, có anh. Có tướng chúng sanh nghĩa là chấp trước nơi sự phân biệt rằng có chúng sanh. Có tướng thọ mạng thì muốn trường sanh bất lão. Hễ có chấp trước tùm lum như vậy thì làm sao chứng đắc Tam-muội?





Tam muội là tiếng Phạn, ý nghĩa là chính định, chính thọ. Chính định là khác với tà định, tà thọ. Khi dùng tâm tham lam mà tu thiền định, chưa chứng mà nói chứng, lừa gạt người đời, đó đều là tà định. Những thứ tà tri tà kiến, quan điểm sai lệch, không chính đáng đều là tà thọ. Tri kiến của Phật gọi là chính tri, chính kiến. Tri kiến của mình thì gọi là tà tri tà kiến.



Trên thế giới này, Phật có quyến thuộc của Ngài, bọn ma quỷ cũng có bè đảng của chúng. Quyến thuộc của Phật là kẻ siêng tu Giới, Định, Huệ; dập tắt tham, sân, si. Bè đảng của ma thì tăng trưởng tham, sân, si, diệt mất Giới, Định, Huệ. Thật là tương phản. Hễ tham hưởng tiện nghi sung sướng, tham thần thông mà nhập định đều là thứ tà định tà thọ. Khi công phu chưa tới nơi mà tham cầu thì tham cách mấy cũng chẳng khi nào đắc được chính định chính thọ. Hễ công phu chín muồi thì tự nhiên thành tựu.



“Khi nhân trồng không chân thật

Quả ắt biến thành cong vạy.”




Khi tu mà tâm niệm không chân thật thì sau này sẽ gặp đủ thứ chuyện phức tạp phiền hà rắc rối lắm đấy.



Hễ có đạo thì mình chẳng tranh với người.



“Đạo, nói một bề

Lý, luận hai mặt.”



Chỉ cần mình làm sao hết lòng với đạo, không cần người phải theo đạo. Kẻ chân chính có đạo tâm thì không những chẳng tranh mà còn chẳng nóng giận nữa. Gặp chuyện gì y cũng:



Lỗi lầm thật tại tôi,

Thôi đừng kiếm lỗi người,

Lỗi người là lỗi tôi,

Đồng thể mới Đại Bi.


Hòa Thượng Tuyên Hóa


2. Không Tham: là không tham danh, không cầu lợi. Đối với vật chất, hễ dùng đủ là được rồi. Kẻ tục ở đời chỉ vì một chữ tham này mà suốt đời bôn ba bận bịu, rồi đến cuối đời, ngoảnh đầu nhìn lại, vẫn hai tay trắng, chẳng xách theo thứ gì. Thật đáng thương lắm.



3. Không cầu: là không hướng tâm ra ngoài, truy đuổi bất kỳ thứ gì. Mình phải quay tâm lại cầu nơi chính mình, quan sát xem mảnh đất bình lặng sáng suốt (chân tâm) của mình ra sao. Song phải nhớ rằng: chớ nên sanh tâm cống cao, ngã mạn, khi tâm ngã mạn sanh ra thì làm oai làm điệu. Hoàng đế thì có cái oai cái dáng của hoàng đế, ông quan thì có cái cách cái vẻ của ông quan. Thậm chí đến kẻ ăn mày cũng có cái bộ tịch của thằng ăn mày.



“Hoát xuất nhất thân khóa

Cảm dũ hoàng đế đá”

“If one can sacrifice one’s body to be slaughtered,

One can even fight with the king.’



Thái độ đó chẳng tương ứng với đạo đâu.



4. Không ích kỷ: tức là không có lòng riêng tư vị kỷ. Kẻ ích kỷ thì rất đau khổ, suốt ngày chẳng bao giờ có phút giây khoái lạc.



5. Không tự lợi: tức là xả mình vì người. Chẳng nên chỉ có mình, chẳng đếm xỉa đến kẻ khác. Chẳng nên chỉ biết tính toán cho mình mà thôi.



6. Không nói dối: tức không có lòng dối gạt kẻ khác. Kẻ vì cầu lộc cho chính mình mà gạt gẫm nói dối kẻ khác thì kiếp sau ắt thành câm ngọng.



Đạo thì ở nơi bình thường mà cầu. Sáu tông chỉ trên nghe thật giản dị lắm. Song làm nó thì không dễ đâu. Nhưng nếu suốt đời thọ trì, thực hành nó thì lợi ích không ít đâu.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách