Chớ Mong Cầu

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Chớ Mong Cầu

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Chớ Mong Cầu

Dù cho quý vị áp dụng phương pháp nào trong việc tu Đạo đi nữa –có thể là niệm danh hiệu Phật, trì chú, nghiên cứu giáo lý, giữ giới, thiền định, tu theo Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông v.v…quý vị không nên tham cầu đạt kết quả nhanh chóng. Nếu có lòng tham cầu thành tựu mau chóng, quý vị sẽ mắc phải sai lầm. Mong muốn được thành công nhanh chóng chung quy cũng từ tâm tham và sẽ ngăn che trí tuệ của quý vị ngay từ ban đầu (nhân địa). Nó cũng sẽ ngăn che ánh sáng tự tánh của quý vị bởi vì ánh sáng của tự tánh của quý vị đâu có bất kỳ sự tham lam nào trong đó. Từ xưa đến nay chưa hề có một cảm ứng nhiệm mầu nào xảy ra dựa vào tâm tham cả. Nếu quý vị vẫn giữ tâm tham trong khi tu Đạo, thì cũng giống như một miếng vàng bị che phủ bởi bụi bặm vậy. Vì vậy, chớ mong cầu được nhiều hay mau thành tựu, cũng đừng tìm đuờng tắt dễ dàng hầu tránh khỏi phải dụng công. Nếu quý vị không có tâm tham, quý vị có thể buông bỏ được. Khi buông bỏ được, quý vị có thể đạt được định, và chỉ sau khi đạt được định quý vị mới có thể khai mở đại trí tuệ.

Tất cả quý vị nên hiểu thấu đáo điều này. Chớ mong cầu mau thành tựu. Nếu quý vị cứ ấp ủ ý tưởng mong được đến nơi nào đó một cách nhanh chóng, quý vị sẽ không đến nơi quý vị muốn. Ví dụ, nếu quý vị muốn đi đến thành phố New York (Nữu Ước), và muốn đến đó nhanh chóng nhưng lại không làm những điều cần thiết để đến được nơi đó, chẳng hạn như không chịu đi bằng máy bay, hoặc tàu hỏa hay xe buýt –nhưng quý vị chỉ mơ ước: “Tôi sẽ đến đó bằng hai chân của chính tôi, và tôi sẽ đến đó nhanh chóng!”. Sau đó quý vị vội vàng đi, thì sẽ chết vì kiệt sức và không thể nào đến nơi được. Tu hành cũng giống như vậy. Quý vị hãy làm mọi việc một cách rất tự nhiên. Quý vị nên dụng công một cách rất tự nhiên, không nên nghĩ ngợi về việc là mình có thành tựu hay không thành tựu. Đừng lo nghĩ gì hết. Chỉ việc tinh tấn dụng công –tiếp tục công việc nỗ lực dụng công của mình.

Hơn nữa, mỗi ngày quý vị nên sửa đổi các lỗi lầm của mình -- điều này rất quan trọng. Nếu trong một ngày mà quý vị không nhận ra bất cứ lỗi lầm nào để sửa đổi, ttức là quý vị đã không đạt được sự tiến bộ nào trong ngày hôm đó. Người muốn dụng công tu đạo không nên nghĩ: “Tôi niệm danh hiệu của Bồ tát Địa Tạng và xin ngài hộ trì cho tôi.” Ngược lại, quý vị nên niệm danh hiệu Bồ tát vì mọi người trên thế giới mà niệm danh hiệu Bồ tát, để cho thế giới không còn tai ương hoặc tai họa nữa. Quý vị không cần phải niệm danh hiệu Bồ tát cho chính mình. Đừng giống như người nghiện thuốc phiện, tham muốn cảm giác lâng lâng bay bổng, nên anh ta hút á phiện. Lúc anh ta bay bổng rồi, anh ta sẽ lại rơi xuống và muốn làm một cữ hút nữa. Con người có thể phát sinh thái độ không lành mạnh tương tự như vậy trong khi tu Đạo. Nhưng nếu quý vị không có tâm tham muốn đạt được kết quả, thì chính đó là thể hiện quán niệm chân chánh, trong trường hợp này quý vị sẽ thật sự có thể dụng công được. Quán niệm chân chánh chính là chánh niệm tu tập – trong đó không có lòng tham . Đừng tham đạt kết quả dễ dàng. Quý vị không nên có tư tưởng rằng hôm nay tu Đạo thì ngày mai quý vị sẽ thành Phật ngay, bởi vì nguyên tắc này không có ở bất cứ nơi nào cả. Quý vị không thể vừa mới đào giếng là có nước liền được.

Theo “Listen to Yourself, Think Everything Over, Vol. 2 p.48”


Hòa Thượng Tuyên Hóa


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Chớ Mong Cầu

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Trong Long Thơ Tịnh Độ viết: “Người sinh ở đời luôn luôn mê chấp: nào cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn, cơ xưởng, cho đến áo quần, thân thể đều là của mình. Kho lẫm đã đầy vẫn cho chưa đủ, vàng bạc gấm vóc đã nhiều vẫn còn muốn thêm. Nhưng khi thần chết đến nơi, tất cả đều bỏ lại cho đời. Thân này còn không giữ được huống gì vật ở ngoài thân. Xét cho kỹ, đời người như giấc chiêm bao, nên người xưa nói:

“Một khi vô thường đến
Mới biết mình trong mơ
Muôn vật đều đi hết
Chỉ có nghiệp theo mình”.


Ngài Tử Thiên cũng có bài kệ:

“Muôn vật đều bỏ lại,
Chỉ có nghiệp theo mình,
Gắng niệm Phật Di Đà
Chắc về cõi Cực lạc”.

Đời người không khác bọt nước, sống chết vô thường. Ta chỉ thấy người già, đâu biết thân ta mỗi lúc mỗi già, đi lần vào cõi chết. Thế gian luôn luôn là cảnh khổ, những cảnh vừa ý có được bao lâu! Ta hằng ngày tạo nhiều ác nghiệp, khi xuôi tay nhắm mắt, phải theo nghiệp lôi đi trong trạng thái mờ mờ mịt mịt còn biết về đâu! Hoặc vào địa ngục chịu các điều khổ, hoặc vào súc sinh bị người giết hại, hoặc vào ngạ quỷ đói khát đốt mình, hoặc vào Tu la giận dữ ép ngặt. Dù có tạo được chút nghiệp lành sinh lên cõi trời, cõi người, song khi phước báo hết, quay lại luân hồi, chìm nổi xuống lên không bao giờ ra khỏi. Chỉ có cầu sinh về Tây phương là con đường tắt thoát khỏi luân hồi. Thân này như núi lửa âm ỉ, không chắc có được an lành, phải mau mau tìm phương cứu khổ. Được sinh về Cực lạc mới khỏi lo sợ thấy lại Diêm vương.

Hòa thượng Tử Tâm dạy: “Câu Nam Mô A Di Đà Phật thật dễ niệm, cõi Tịnh độ thật dễ sinh, nhưng người đời lại không chịu tin, chỉ biết tham sống, đâu ngờ phải chết. Đời người thường nói sống được trăm tuổi, nhưng ít có người sống quá bảy mươi. Khi thần chết đến rồi nào ai thoát khỏi. Như người nhiều công danh giàu có, của tiền như núi, thê thiếp đầy nhà, ngày đêm hoan lạc. Họ luôn luôn muốn sống lâu ở đời. Ngặt nỗi, đời người có hạn, mỗi lúc thêm già, mỗi lúc bước đi chân càng lụm cụm. Hằng ngày mắt thấy, tai nghe ở trước xóm sau nhà, biết bao nhiêu những bằng hữu, anh em tuổi hãy còn xuân mà đã vội biến thành người thiên cổ. Người xưa nói:

“Đừng đợi đến già mới niệm Phật
Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời”.


Vì thế, Tử Tâm tôi chân thành khuyên những người thanh thiếu niên, trong lúc khí huyết còn mạnh, sức lực chưa suy, đó là thời gian tốt nhất để tu hành. Còn người già suy yếu, rất cần phải tu hành, vì tuổi tác đã nhiều, tháng ngày rất ít, tóc bạc da nhăn, mắt mờ tai điếc, đầu cúi lưng còng, bước đi không vững, gần đất xa trời, còn chần chờ gì nữa mà không thành tâm niệm Phật!”.

Nếu người có con trai, con gái nhiều cần nên niệm Phật. Vì từ lúc thanh niên, cưới vợ nuôi con, kinh doanh sự nghiệp, chịu trăm cay ngàn đắng. Hôm nay, con cái đã lớn trọn thành gia thất, nên giao hết gia sản, quyết chí niệm Phật tu hành. Nếu không biết quay về, đâu phải người trí, vì khi hơi thở đã dứt, mọi vật đều không. May có con cháu hiếu thuận thì cúng dường trai tăng được bao nhiêu tăng, đọc kinh được bao nhiêu bộ, khóc được bao nhiêu tiếng, thương nhớ ông bà có được bao lâu. Không may gặp những đứa con bất hiếu, cha mẹ chết chưa lạnh trán, tranh nhau phân chia tài sản, bán hết ruộng vườn, xài phá vui chơi. Nếu biết rõ được điều ấy thì cần phải gấp gấp tu hành, vì “con cháu tự có phước của riêng nó, đừng vì con cháu mà quá lo xa”.

Người không có con, cần phải chí thành niệm Phật, cô đơn một thân, khỏi sự lo buồn. Không cần cưới dâu, không nhọc gả con, áo thô cơm hẩm, dễ được thanh nhàn. Nếu không tu hành sau ăn năn không kịp.

Người giàu sang niệm Phật càng tốt. Nhà cao cửa rộng, y phục đủ đầy, trăm vật đều vừa ý, do đời trước có tu. Người nghèo càng nên niệm Phật. Áo cơm không đủ, nghèo hèn hạ tiện, thường bị đói lạnh vì đời trước ít tu, nên đời này phải gặp ác báo. Nếu không quyết chí tu hành, sau khi chết rồi, như bèo rơi vào giếng thẳm, biết thuở nào ra.

Người tu thiền cũng cần niệm Phật. Nếu căn cơ còn độn, e rằng đời này chưa được đại ngộ, cần phải nhờ vào nguyện lực của đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh mà thoát sinh tử luân hồi, như người được chức quan ấm, khỏi lo mất chức, tước lộc dồi dào. Có những người không biết đạo, lòng mơ ước cao xa, không cần niệm Phật, đó là những tà kiến, làm loạn tâm ý người đời, cần nên tránh. Vì thế, cổ đức dạy:

“Đáng cười những kẻ giàu
Đời sống như tên bắn
Kho lẫm gạo sinh trùng
Trong tủ tiền rỉ sét.
Ban ngày quay con vụ
Đốt đèn tính thâu đêm
Hình hài như cây tăm
Như tơ căng sắp đứt
Đôi mắt vừa khép lại (chết)
Hối tiếc lúc nào nguôi”.

Lại còn dạy:

“Niệm Phật chẳng sinh Tịnh độ ngay
Lưỡi ta sẽ bị ngục trâu cày
Nếu ai được thấy hoa sen nở
Mới biết Ta bà niệm Phật hay”.


Trong Khô Lâu Đồ, ngài Liên Trì đại sư có nói:

“Lần lần da mồi tóc hạc
Run run từng bước lần dò
Dù cho đầy nhà vàng ngọc
Sao khỏi đau bệnh co ro.
Dù được muôn ngàn khoái lạc
Vô thường luôn ép ngặt ta
Chỉ có đường tắt tu hành
Chuyên niệm A Di Đà Phật”.

Ý chính của bài kệ trên cho chúng ta biết, muôn vật đều bỏ lại, chỉ có nghiệp theo mình. Tại sao muôn vật không đem theo được? Vì người đời có quan tước, vàng ngọc, lâu đài, vườn ruộng, ăn ngon, mặc đẹp, cho đến vợ đẹp con ngoan v.v… Nhưng khi tử thần đến thì không có một vật gì có thể đem theo được. Trái lại, người tạo ra ác nghiệp như tham, sân, si, phi lễ, dâm dục, ác ý, giết hại, làm con chống cha, làm tôi khinh vua, hại người lợi mình, ác độc hại vật… Các thứ nghiệp ấy khi vô thường đến phải mang theo hết và nhận lấy quả báo. Nếu chúng ta không mạnh mẽ thức tỉnh, bỏ dữ làm lành, hết lòng niệm Phật, để khỏi uổng phí được làm thân người, sống đời vô ích, nhận chịu khổ đau.

“Tôi (ngài Liên Trì) thấy mọi người đều có thể niệm Phật, đơn cử một vài người để chứng minh:

Nếu người có hoàn cảnh rảnh rang, phải nên niệm Phật không kể ngày đêm. Người làm việc, nên niệm Phật theo hoàn cảnh công việc, sau đó lại tiếp tục niệm Phật. Người không có giờ rảnh, có thể sử dụng khóa lễ thập niệm, sau đó vẫn tiếp tục theo từng hoàn cảnh công việc. Người giàu phước lộc đầy đủ cần phải niệm Phật. Người bần cùng vẫn an phận thủ thường dốc lòng niệm Phật. Có con cái đông, có người giúp đỡ, cũng nên niệm Phật. Người không con cái, khỏi bận lòng lo, rảnh rang niệm Phật. Người không bệnh, thân hình cường tráng, cần nên niệm Phật. Người thông minh hiểu rành kinh lý, cần phải niệm Phật. Người quê mùa không có tạp tri kiến cần nên niệm Phật… Dám khuyên tất cả mọi người khi thân thể chưa thành khô lâu, mau mau nhất tâm niệm Phật, đợi đến khi muôn vật đều bỏ lại, chỉ có nghiệp theo mình, chừng đó hối tiếc thời đã muộn”.

Trong Văn Khuyên Tu Tịnh Nghiệp, ngài Sư Tử Phong dạy:

“Người đời yêu mến sắc thân
Đâu biết thân là gốc khổ.

Tham hưởng khoái vui
Vui thật khổ thân.
Đời như bóng chớp qua mau
Không thể giữ lâu
Thân huyễn chẳng bền
Thoáng liền tan biến”.

Thân này do đất, nước, gió, lửa hợp thành, sao khỏi sinh, già, bệnh, chết. Cuộc sống như bọt nước, chốc lát liền tan, tai ách nối liền không bao giờ dứt. Người sống lâu được bảy tám mươi cũng phải chết, kẻ yểu mạng chỉ được vài mươi. Huống chi, độc trùng, gió xấu chết chẳng kịp đề phòng; nhà sập, xe lăn làm sao cứu kịp. Gò cao, vực thẳm phải chịu thọ ương; nước lửa, binh đao làm sao tránh khỏi. Việc ngày nay còn chưa biết được việc sáng mai, lên giường nằm chưa chắc mang lại giày cũ (có khi chết luôn). Khi hơi thở ra không trở lại mới biết mình vĩnh biệt cõi đời. Thật thân này vô thường huyễn mộng, có người nào thoát khỏi tử thần!

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=1967


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách