Trang 1 trên 1

Phương Diện Sinh Thái của Thực Hành Tịnh Độ

Đã gửi: 08/05/09 09:09
gửi bởi laitutran247
Phương Diện Sinh Thái của Thực Hành Tịnh Độ

Bài nói chuyện của Sư Cô Hằng Âm vào ngày 21 tháng 12, 2006 trong khóa Thất A Di Đà tại Vạn Phật Thánh Thành

Varja Bodhi Sea Feb. 2007 p. 45-48



Trong khi chúng ta niệm danh hiệu Phật và cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta cũng có thể cố gắng xây dựng Tịnh Độ ngay trên trái đất này.

Có bao nhiêu người đã xem phim “An Incovenient Truth” (Một Sự Thật Phiền Phức) ? Phim này được cựu Phó Tổng Thống Al Gore sản xuất. Dường như đa số những người ở đây chưa xem phim này. Chúng ta sẽ chiếu phim này tại Phật Điện vào ngày 27 tháng 11. Và sẽ có phần dịch sang Hoa ngữ nữa.

Phim nầy chú trọng về vấn để địa cầu bị nóng lên. Phim cho thấy cách sống hiện tại của chúng ta đang phá hủy thế giới như thế nào – các mỏm băng tan chảy, nước biển sẽ dâng cao 20 bộ và gây lụt nhiều vùng đông dân – nếu chúng ta không thay đổi cách sống của mình. Đây chắc chắn là thế giới Ta Ba chứ không phải là Tịnh độ.

Al Gore đề nghị mười điều quý vị có thể làm để ngưng lại việc địa cầu bị nóng lên và làm giảm thiểu lượng khí CO2:

Thay bóng đèn

Ít lái xe

Tái chế biến nhiều hơn

Kiểm tra bánh xe

Dùng ít nước nóng

Tránh dùng những sản phẩm có bao gói nhiều

Điều chỉnh nhiệt kế (mở lò sưởi)

Tắt những máy móc điện tử

Trồng cây

Trở thành phần tử giúp giải quyết vấn đề

Nhưng thật ra khí carbonic (CO2) có thể không phải là nguyên nhân chính của việc địa cầu bị nóng lên. Nhiều loại khí khác của nhà xanh còn giữ nhiệt mãnh liệt hơn nhiều, khí quan trọng nhất là methane, mạnh hơn khí CO2 đến 21 lần. Nguồn sản xuất khi methane nhiều nhất trên khắp thế giới là kỹ nghệ chăn nuôi súc vật, sản xuất 100 triệu tấn khí methane hàng năm, và đang tăng thêm nữa bởi vì việc tiêu thụ thịt trên toàn thế giới đã gia tăng gấp năm lần trong vòng 50 năm qua. Kết luận: Trong cuộc đời của chúng ta, cách tốt nhất để làm giảm thiểu việc địa cầu bị nóng lên là làm giảm thiểu hoặc loại trừ việc tiêu thụ các sản phẩm động vật bằng cách trở thành người ăn chay hoặc người ăn chay nghiêm ngặt (vegan – không dùng trứng sữa). [1]

Dĩ nhiên việc yêu cầu con người trở thành người ăn chay thì khó khăn hơn vì rất khó thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta. Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu lý lẽ, và sau đó chúng ta có thể thay đổi hành vi. Cũng như trong Kinh Hoa Nghiêm được giảng trước đây, trong đó để cập rằng bốn giai đoạn (tu tập) là tin tưởng, hiểu rõ, thực hành và chứng đắc, thì phần kinh văn về về giai đoạn hiểu rất dài, trong khi giai đoạn thực hành chỉ nói đến trong một phẩm.

Làm thế nào triết lý Phật giáo có thể đem lại sự thay đổi trong cách suy nghĩ và nếp sống đối với địa cầu?

Trong khi thái độ của người Thiên Chúa Giáo Tây Phuơng là con người thống trị thiên nhiên và thiên nhiên hiện hữu để phục vụ các mục đích của con người, thì Đức Phật lại dạy rằng nhân loại cũng là sự tái sanh từ các hình thức sống khác (như động vật), và chúng ta nên tôn trọng các hình thức của sự sống bởi vì chúng đều có tiềm năng trở nên giác ngộ. Hơn nữa, tất cả sinh vật về căn bản đều có liên hệ lẫn nhau; và gây hại cho bất cứ sinh vật nào, chưa nói đến toàn hệ sinh thái, là gây hại cho chính mình.

Các giới luật của Phật giáo có thể áp dụng cho hoàn cảnh sinh thái, như là:

Giết hại: Thải độc tố vào không khí, nước, hoặc đất đai là giết hại chúng sanh một cách chậm chạp.

Trộm cắp: Đốn rừng hoặc phát triển những vùng thuần khiết là cướp đi chỗ ở và sanh mạng của nhiều chúng sanh.


Tham dục: Đào xới và tiêu thụ khối lượng khổng lồ về dầu hỏa, than đá và các khoáng sản cùng tài nguyên khác, là cướp đi những kho tàng từ trái đất đã phát triển qua nhiều thiên niên kỷ và có thể những kho tàng này chính yếu là dùng để nuôi dưỡng những thế hệ tương lai. Với mức độ sử dụng của chúng ta hiện nay, chúng ta sẽ xài hết trong vòng vài chục năm nữa. Những vết sẹo trên mặt đất do việc khai thác mỏ có thể so sánh với những vết sẹo để lại do những bạo hành do dao gây ra trên cơ thể con người. Có những người đã gọi đạo luật vừa được ban hành gần đây mở rộng Vùng Ân Náu Cho Sinh Vật Hoang Dã Quốc Gia Vùng Cực để khoan dầu là luật “Hãm hiếp Trái đất”.

Nói dối: Một số nhà chính trị, được ủng hộ bởi những nhóm có quyền lợi riêng tư đặc biệt hoặc các công ty thương mại lớn muốn khai thác thiên nhiên, sẽ tạo nên những điều dối trá và quên đi sự thật về sự phá hủy môi trường khi họ thông qua những đạo luật cho phép bỏ qua, giảm thiểu hoặc vi phạm những tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh. Điều này có liên quan đến lừa gạt trái đất.

Chất độc hại: Các chất độc hại làm chận đứng chức năng bình thường của tâm trí và cơ thế chúng ta. Do đó, theo định nghĩa, những thực phẩm bị biến đổi di truyền hoặc những thực phẩm pha trộn nhiều chất kích thích tố và hóa chất có thể xem là những chất gây độc. Những chất độc đổ xuống hồ, sông rạch, và nguồn nước ngầm dưới đất có thể xem như những chất độc hại thật sự giết hai chúng sanh và gây thương tích cho sức khỏe hệ sinh thái.

Hòa Thượng đã so sánh trái đất với cơ thể con người, sông rạch như là mạch máu, cây cối là tóc, nhiệt trong đất là sức nóng cơ thể, và các động đất, thiên tai như là triệu chứng bệnh. Nếu loài người xem trái đất như là một chúng sanh hay một hệ thống sống động, thì chắc chắn họ sẽ đối xử trái đất với sự tôn kính và tránh những hoạt động gây hại cho trái đất.

Khi con người chấp nhận hệ thống giá trị Phật giáo và tiếp cận với cuộc đời, con người sẽ tránh các hành động nói trên và không tìm cách lấy đi những tài nguyên thiên nhiên để kiếm lợi. Thay vào đó, họ sẽ sống đơn giản và hài hòa với thiên nhiên cùng với tất cả các chúng sanh. Để bảo về hệ sinh thái, họ sẽ ưa thích các kinh tế địa phương có cơ sở trong cộng đồng sử dụng thực phẩm và tài nguyên sản xuất tại địa phương.

Như thế Vạn Phật Thánh Thành cũng giống như cõi Tịnh Độ trong đó chúng ta có nông trại hữu cơ thiên nhiên không những trồng ra các thực ăn hữu cơ mà còn giúp duy trì động vật hoang dã, chúng ta không cần phải lái xe trong khuôn viên chùa, chúng ta cố gắng tái dụng và tài chế biến hầu như mọi thứ.

Quan trọng nhất, mọi người ở đây đều cố gắng thanh tịnh hóa tâm của mình.

Đến đây tôi muốn chia sẻ vài câu chuyện về những thú vật tu hành – để quay về lại chủ điểm là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Vào năm 1980, tai Phúc Kiến có một cậu bé chăn trâu nói với con trâu rằng: “Ngày mai mày sẽ bị bán cho người làm thịt.” Con trâu lập tức chảy nước mắt và quỳ hai chân trước xuống. Cậu bé chăn trâu nói cho cha mẹ và mấy người quan chức địa phương đến xem, sau đó trâu quỳ xuống và xin được tha mạng. Mọi người đều thương xót, quyên góp một số tiền để mua con trâu đó và đưa trâu đến một tu viện để phóng sanh. Sau khi trâu đến tu viện, trâu rất thích nghe giảng kinh và lạy Phật. Mỗi khi thấy những người tại gia đến tu viện, trâu thường lạy cảm ơn họ. Vào cuối cuộc đời, trâu biết trước giờ mất, nó đi chậm chạp ra đồng và nằm xuống. Sau nữa ngày thì trâu vãng sanh. Đó là vào ngày 13 tháng 10 âm lịch năm 1993. Trâu được chôn tại chỗ nó mất.


Hình ảnh


Vào năm 1987, một con két lông xanh, mỏ đỏ tử Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên được mang đến Chùa Bảo Đậu ở Nội Mông. Bởi vì con két này ngu si không nói tiếng người được, và mổ cắn vào những người tìm cách huấn luyện nó, nên là con két này ít được ai ưa thích. Cuối cùng con két được đem cho Lão Cư Sĩ họ Vương để nuôi. Cả nhà Cư Sĩ họ Vương đều là Phật tử thuần thành, ưa thích đủ loại động vật và thú vật nhỏ. Họ nuôi trong nhà nhiều chó, mèo, dê, bồ câu bị người ta ruồng bỏ. Sau khi con két vào gia đình này, nó nghe băng niệm danh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bỏ Tát được mở suốt ngày, và tánh tình của nó trở nên dịu hiền hơn. Nhiều tháng sau, con két mà trước đây không học nói được gì cả, nay bắt đầu niệm danh hiệu Phật! Nó niệm “Nam Mô A Di Đà Phật! A Di Đà Phật, Phật, Phật! Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát! Quán Âm Phật!” v.v… Giọng của nó rất rõ ràng và dễ nghe.Thường nó nói thêm “Niệm Phật lẹ lên! Anh niệm Phật! (Anh là tên riêng của nó), A, Niệm Phật đi!”

Mỗi ngày khi chủ của nó tụng kinh sáng và tối, con két thường đi theo. Bất cứ khi nào có người tụng kinh hay niệm Phật trong Phật đường của nhà họ Vương, nó đều tham gia. Ngay cả khi chủ của nó niệm thầm trong tâm, con két cũng biết và niệm lâu giống như chủ. Điều kỳ lạ nhất là ngoài việc niệm danh hiệu Phật, không ai có thể dạy nó nói điều gì khác. Gia đình họ Vương đón tiếp nhiều người đến nhà cùng tụ tập với nhau, và hàng ngày có nhiều tiếng nói chuyện trong nhà. Tuy nhiên con két không bao giờ học những câu thông thường như “Ông khỏe không? Xin mời ngồi.” Là những câu người ta cố gắng dạy nó. Nó chỉ nói “Niệm Phật đi! Nam Mô A Di Đà Phật!”

Một ngày nọ vào tháng 5 năm 1998, con két bị cái gì đó làm cho sợ sệt và sau đó ngừng ăn. Nó bị tiêu chảy liên tục cho đến ngày hôm sau. Khi gần cuối cuộc đời, nó cùng niệm danh hiệu Phật với chủ, và người ta có thể nghe tiếng niệm yếu ớt “Nam Mô A Di Đà Phật” từ trong cổ họng của nó. Sau khi vãng sanh, cơ thể nó vẫn mềm mại và lông vẫn sáng giống như đang còn sống. Cư sĩ họ Vương và cả gia đình ông niệm cho nó suốt 12 giờ đồng hồ. Họ mời một vị Lão Pháp sư từ Ngũ Đài Sơn đến chủ trì lễ hỏa táng, hơn một trăm người cư sĩ nghe biết và đến tham dự. Đó là một buổi lễ trang trọng. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy lưỡi của con két vẫn còn nguyên vẹn và hơn 20 xá lợi trắng như ngọc với những đốm đỏ li ti, cùng nhiều chục xá lợi tử.

Hình ảnh

Hình ảnh

Câu chuyện này, cùng với nhiều câu chuyện khác về những con vật trong Phật giáo, cho thấy rằng từ sinh vật khôn ngoan nhất đến sinh vật ngu si nhất tất cả đều có thể được lợi ích của việc niệm danh hiệu Phật. Câu chuyện này cũng cho thấy rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể trở thành Phật.




Chú thích:

1 “Mohr, Noam “ Chiến Lược Mới Làm Nóng Toàn Cầu: Làm Thế Nào Những Nhà Môi Sinh Bỏ Sót Việc Ăn Chay Là Dụng Cụ Hữu Hiệu Nhất Chống Lại Sự Thay Đổi Khí Hậu Trong Cuộc Đời Chúng Ta” , tháng 8, 2005 Báo Cáo của Earthsave International (Quốc Tê Cứu Vãn Địa Cầu).(PDF file)