chẳng tranh với người chẳng cầu với đời

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

chẳng tranh với người chẳng cầu với đời

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

4. Công phu niệm Phật (Buổi sáng 26-01-95)

Có thể vận dụng lý luận của kinh Kim Cang vào trong pháp môn Tịnh Ðộ chính là câu ‘phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’ trong kinh Vô Lượng Thọ. Cả bộ kinh Kim Cang dạy chúng ta phát Bồ Ðề tâm, Bồ Ðề tâm là căn bản, các pháp môn Ðại Thừa đều được xây dựng trên cơ sở của Bồ Ðề tâm. Chỉ cần phát được tâm Bồ Ðề thì bất luận tu học pháp môn nào cũng sẽ thành tựu, người niệm Phật cũng sẽ nhất định vãng sanh. Lý do chính niệm Phật chẳng thể vãng sanh là vì chẳng phát Bồ Ðề tâm, cho nên tuy có ‘một hướng chuyên niệm’ cũng chẳng thể vãng sanh. Người xưa nói: ‘Một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao chẳng được? Tại vì ‘Tâm tịnh thì cõi tịnh’, tâm phải tịnh thì mới vãng sanh được.

Ngẫu Ích đại sư nói rất hay: ‘Phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn, chẳng phải là Phật hiệu nhiều hay ít’. Sâu hay cạn là nói về cái gì? Là nói đến tâm thanh tịnh. Công phu niệm Phật có thể chia thành ba tầng –


Tiêu chuẩn của kinh Kim Cang tức là tiêu chuẩn của Lý Nhất tâm bất loạn. Nhưng Lý Nhất tâm bất loạn cũng có sâu cạn khác nhau. Kinh Kim Cang nói: ‘Hết thảy hiền thánh đều do Vô Vi pháp mà có chỗ sai khác’. Hết thảy hiền thánh là tam hiền, thập thánh, tức là bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ nói trong kinh Hoa Nghiêm, họ đều đạt đến Lý Nhất tâm. Tuy cùng đạt đến Lý Nhất tâm bất loạn, công phu vẫn còn sâu cạn khác nhau, nhưng đến khi cứu cánh viên mãn thì đều thành Phật.

Những thứ này đều là nói về ‘Tự phần’ – công phu của tự mình, chưa nói đến sự gia trì của A Di Ðà Phật. Nếu luận về sự gia trì của A Di Ðà Phật thì mọi người đều bình đẳng. Ðây là sự khác biệt giữa Cực Lạc thế giới và tha phương thế giới, Cực Lạc thế giới có Phật lực gia trì. Nếu tự mình chịu nỗ lực, công phu của mình đã đắc lực, phẩm vị tăng lên, đến Tây phương Cực Lạc thế giới thành Phật sẽ nhanh hơn; người vãng sanh mà phẩm vị Tự phần hơi thấp tuy cũng được Phật lực gia trì nhưng sẽ viên mãn thành Phật chậm hơn. Cũng tức là thời gian đạt đến viên mãn Bồ Ðề có sự nhanh chậm khác nhau.



5. Xung đột (Buổi sáng 26-01-95)

Xung đột giữa người với người ở tại chỗ nào? Ở chỗ lợi hại (quyền lợi). Chúng ta đối với người chẳng có lợi hại thì sẽ rất dễ tiếp xúc, đối đãi lẫn nhau, thiệt có thể làm được ‘chẳng tranh với người, chẳng cầu với đời’. Trong kinh Kim Cang có hai câu: ‘Chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’, làm được vậy thì mới giống một người tu hành.

Mọi người tụ lại ở một chỗ nhất định phải có một mục tiêu phương hướng chung để cùng nhau nỗ lực, đây là một khái niệm cơ bản. Ngoài ra còn phải đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vì Phật giáo, vì chúng sanh, nhất định phải xả bỏ lợi ích cá nhân. Chẳng kể là xuất gia hay tại gia đều nên buông xuống, nếu buông xuống chẳng nổi thì đây sẽ là một chướng ngại to lớn. Ðương nhiên chướng ngại nghiêm trọng nhất là chướng ngại tự mình, không những tự mình không thể thành tựu, cho đến việc vãng sanh, khai ngộ, thậm chí đến việc đạt được niệm Phật tam muội cũng không chắc, bởi vậy nên nhất định phải buông xuống.

Tu hành thiệt ra chẳng phải là một việc dễ dàng, người chân chánh muốn tu hành trong một đoàn thể phải tập tánh khiêm nhượng, học khách sáo, học nhẫn nhường. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta phải giữ lễ, lễ là gì? Lễ là tự ty [hạ thấp mình] và tôn trọng người khác. Phải giảm bớt sự xích mích, giảm bớt xung đột, luôn luôn nhẫn nhường, như vậy mới có thể thành công, lập đại nghiệp.

Người quá nổi danh sẽ bị đố kỵ, đây cũng là hiện tượng thông thường vì con người là phàm phu, đố kỵ và sân hận là tập khí từ vô lượng kiếp đến nay, nếu chẳng có những tập khí này thì họ đã là Phật, Bồ Tát tái lai rồi.



6. Tâm Phật (Buổi sáng 26-01-95)

Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Thường thường dùng tâm này để kiểm điểm và phản tỉnh; chúng ta có tâm này hay không? Có tâm này tức là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, mới có tư cách vãng sanh.

Trong lúc xử sự, đãi người, tiếp vật, tu hành phải nắm giữ những nguyên tắc này: nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, phải niệm Phật. Nếu có thể giữ chặt những nguyên tắc cơ bản này thì sẽ chẳng sai lầm. Thật sự có thể nắm lấy thì hết thảy sự việc của mình đều giao cho Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp an bài. Ðây là lời
Chương Gia đại sư dạy tôi lúc trước: ‘Một người chân chánh muốn học Phật, chân chánh là người muốn hoằng pháp lợi sanh thì đừng lo lắng suy nghĩ về tương lai, sanh hoạt của mình, chư Phật sẽ hộ niệm, thần hộ pháp sẽ chiếu cố, lo lắng cho bạn’ Việc gì cũng chẳng cần phải suy nghĩ, một lòng một dạ làm theo lời dạy trong kinh điển, Phật pháp coi trọng thực hành, nếu có thể làm được thì sẽ tương ứng, làm chẳng được thì sẽ chẳng có tương ứng (cảm ứng).



7. Chấp tướng (Buổi sáng 29-01-95)

Tâng bốc, khen ngợi mình, hạ thấp người khác trong Du Già Giới Bổn là một giới nặng nhất -- giới tự tán hủy tha. Trong Phạm Võng Giới Bổn thì thấp hơn bốn giới trọng. Tại sao lại nặng như vậy. Vì chấp tướng. Tiêu chuẩn của kinh Kim Cang nói chấp bốn tướng thì chẳng phải Bồ Tát. Nếu cống cao ngã mạn, cứ nghĩ mình đúng, cứ nghĩ mình hạng nhất thì tiêu tùng rồi, cho dù làm được rất nhiều việc tốt thì cũng là phước báo hữu lậu của thế gian, đối với việc liễu sanh tử, xuất tam giới chẳng có liên quan gì hết.

Chúng ta học Phật, đặc biệt là người xuất gia, một lòng một dạ phải muốn thoát ly tam giới, đây là phương hướng, mục tiêu chung. Hết thảy danh văn lợi dưỡng, vinh hoa phú quý trong thế gian đều phải xả bỏ sạch sành sanh từ trong tận đáy lòng, phải niệm niệm vì Phật pháp, vì chúng sanh, vì muốn tương ứng với bổn nguyện của A Di Ðà Phật và mười phương chư Phật. Nếu niệm niệm vẫn còn một cái ‘Ta’ tồn tại thì sẽ tương ứng với ma. Chỗ khác nhau của ma và Phật tức là niệm niệm của ma đều vì tự mình.


Pháp Sư Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách