Không Thể Tin Vào Tâm Ý Mình

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Không Thể Tin Vào Tâm Ý Mình

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Về Sự Không Thể Tin Vào Tâm Ý Của Mình

Hòa Thượng Tuyên Hóa



Hòa Thượng nói với một người phụ nữ trẻ: Không nên tin vào tâm ý của mình. Bởi vì cô chưa phải là Thánh, cô không thể tin vào những ý kiến của mình. Đó là lời của Đức Phật. Đức Phật dạy: ”Cần thận trọng, chớ tin vào tâm ý của các ông. Tâm các ông không đáng tin cậy. Chỉ sau khi các ông đã chứng được đệ tứ quả A La Hán, các ông mới có thể tin vào cái tâm này”. Một khi cô đắc được thánh quả này, cũng có nghĩa là khi cô đã chấm dứt được vòng sanh tử, lúc đó cô có thể tin tưởng vào những ý kiến và sự hiểu biết của mình.

Sáu tên giặc: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

Hòa Thượng Tuyên Hóa

GIẢNG thang 1 - 1983

Trích từ The Shurangama Sutra - The Fifty Skanda-Demon States, published by DRBA/DRBU/BTTS. p. 621 - 623 (Appendix # 40)

Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)

Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu và hiệu đính

 



Hàng ngày chúng ta nghiên cứu Phật pháp tại đây. Chúng ta cần nên "sáng cũng thế, chiều tối cũng thế", ngày ngày đều như thế. Nếu chỉ một ngày ta không như thế, thì ta đã bỏ lỡ một cơ hội. Ngay trong khoảnh khắc quý vị nghĩ không tiếp tục công phu nữa là quí vị đã đánh mất những điều lợi ích mà quý vị đã thâu đạt trước đó. Cũng giống như khi mèo rình chuột, nó đã ngồi đó chờ suốt mấy ngày, rồi lại bỏ đi vì không có đủ kiên nhẫn. Ngay khi mèo vừa bỏ đi, chuột xuất hiện và không bị bắt, điều kỳ lạ là ở đó. Cũng như người đi câu cá, thả câu suốt mấy ngày rồi mà vẫn không có cá nào cắn mồi. Bởi vì những con cá nhỏ thì bị cá lớn nuốt hết rồi, còn cá lớn thì đã no bụng nhờ ăn lũ cá nhỏ, nên không còn muốn ăn gì khác nữa. Chúng chỉ còn muốn ngủ, chẳng còn muốn ăn gì cả trong suốt vài ba ngày. Nhưng khi chúng bắt đầu đói bụng, thì người câu cá đã hết sức kiên nhẫn và bỏ đi, nên chẳng câu được con cá nào cả.

Đây vốn là những câu chuyện sát sinh, câu cá là việc sát sinh, mèo bắt chuột là việc sát sinh, người tu hành chúng ta cũng có chỗ sát sanh. Sát sanh cái gì? Đó là giết sáu tên giặc: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng ta canh chừng sáu tên giặc mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý này rất kỹ lưỡng trong vài hôm, thế là chúng không có được cơ hội hoạt động, nhưng khi chúng ta trở nên lơ là, thì sáu tên cướp lại tác quái, làm loạn. Thật là tai hại.

Đó là lý do tại sao khi tu hành chúng ta phải kềm giữ tâm niệm, không nên xao nhãng dù chỉ trong giây phút, nếu không thì ma sẽ đến ngay. Không phải chỉ có thời nay chúng ta tu đạo thì ma mới đến mà ma đã từng quấy nhiễu người tu hành khi Phật còn tại thế, thế nên người tu đạo thời ấy cũng rất thận trọng và luôn công phu tinh tấn.

Khi Đức Phật còn tại thế, có sự kiện gì chứng minh ma quấy phá người tu? Đó là khi kiết tập kinh tạng lần đầu tiên sau khi Phật nhập diệt, Ngài A-nan bước lên pháp tòa và ngồi vào vị trí chủ tọa của pháp hội bởi vì lúc kết tập kinh tạng cần phải có một người chủ trì pháp hội. Lúc ấy dung mạo của Ngài A Nan xuất hiện một vẻ đoan nghiêm viên mãn không thể nghĩ bàn. Các vị A-la-hán trong hội chúng bên dưới đều tự hỏi không biết việc gì sắp xảy ra?

- Điều gì vậy? Ngài A-nan thành Phật rồi hay sao?

Lại có vị nghĩ hỏi:

- Có phải là một Đức Phật từ nơi nào khác đến chăng?

Có vị A-la-hán lại nói:

- Đây là ma chăng?

Quý vị hãy nghĩ xem, nếu vào thời Phật còn tại thế, không có ma xuất hiện, tại sao các vị đại A-la-hán vẫn còn mối nghi ngờ như thế ngay sau khi Đức Phật nhập niết-bàn? Ma chắc hẳn là thường xuyên xuất hiện ngay khi Phật còn tại thế nên họ mới có những loại hoài nghi này.


Quí vị hãy suy nghĩ diều này, khi chúng ta dụng công vào việc tu hành, chúng ta không nên lơ là dù chỉ trong khoảnh khắc. Giờ giờ phút phút đều cần phải nhận thức rõ ràng, chân thật tu hành. Chúng ta đang tìm cầu chân lý, chỉ cần xao lãng công phu trong phút giây, thì nghiệp chướng của chúng ta sẽ xuất hiện ngay.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Không Thể Tin Vào Tâm Ý Mình

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Về sự thành tâm và tôn trọng quy củ

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Trong khi nghe thuyết pháp, quý vị đạt được lợi ích tùy theo sự thành tâm của quý vị. Nếu không có lòng thành, thì Phật pháp sẽ không có hữu dụng gì cho quý vị. Nếu quý vị dốc hết tấm lòng để tụng kinh, lạy Phật, không một chút lơ-là, xao-lãng, thì chắc chắn quý vị sẽ nhận được sự cảm ứng nhiệm mầu. Có một số người vừa tụng kinh vừa mơ màng, có thể họ nghĩ "Lát nữa đây mình sẽ có một tách trà." Điều này cho thấy họ hoàn toàn thiếu thành tâm.

Sau khi buổi lể tụng kinh chấm dứt và vị pháp-sư chuẩn bị thuyết pháp, có một số người đứng dậy, chạy loanh quanh đi làm những chuyện gì khác. Điều này cũng cho thấy một sự thiếu thành tâm. Những người như vậy sẽ không thể thọ nhận được Phật pháp. Nếu họ muốn đón nhận Phật pháp, thì làm sao lại có thể chạy loanh quanh khắp nơi như thế? Họ làm vậy để làm gì, tại sao không thể ngôi yên lặng một chút? Những người này không biết tôn trọng quy củ, có thể họ cho rằng những tập quán xấu này không có vấn đề gì, nhưng nếu họ đi đến các ngôi chùa lớn, thì họ không được phép hành xử như vậy. Ngay cả tại tu viện của chúng ta, chúng ta không nên cẩu thả và vô kỷ luật như vậy. Tại sao trước đó quý vị không sắp đặt mọi việc cho xong hết. Tại sao cần phải chạy vào nhà bếp ngay khi giờ tụng kinh vừa kết thúc? Nếu như quý vị có một chút thành tâm , thì đã không làm như vậy. Cho nên tôi hy vọng mọi người sẽ cải tiến hành vi của mình trong thời gian tới.

(Timely Teachings, trang 115).

Về sự đào tạo hổ có sừng

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Ở tại xứ này, Tôi khuyến tấn quý vị đồng tu cả hai pháp môn niệm Phật và tham thiền. Tại sao? Đó là vì tôi muốn rèn luyện “Hổ Có Sừng”, khiến cho mọi nguời nhìn thấy những con cọp này đều phải nể sợ. Con cọp vốn đã oai phong, nhưng nếu có thêm sừng trên đầu thì lại còn lẫm liệt hơn nữa. Trong tương lai, tất cả quý vị đây đều phải là “Hổ Có Sừng”. Nhưng đó không có nghĩa là để quý vị ra ngoài ăn tươi nuốt sống kẻ khác, mà là để đi truyền bá Phật pháp, khiến cho các ma vương nhìn thấy đều phải hành xử đúng đắn. Quý vị cần phải điều phục các loài thiên ma cùng những nguời theo tà đạo.

Trên đây chỉ là thí dụ, chớ cho rằng con cọp thật sự có mọc sừng trên đầu tung hoành trong rừng núi. Có câu kệ rằng: “Có Thiền có Tịnh độ, Như mãnh hổ mọc sừng…” Một nguời vừa tu thiền vừa niệm Phật cũng như cọp mọc thêm sừng. Đó chính là thí dụ này đây.



(Timely Teachings, trang 62).

Chú thích:

*Câu kệ đuợc Hòa Thuợng Tuyên Hóa nhắc đến là từ bài kệ của Vĩnh Minh Đại sư đời nhà Tống, cũng là tổ thứ sáu của môn Tịnh độ:

Có Thiền có Tịnh Độ

Như cọp mọc thêm sừng


Hiện đời làm Thầy người

Về sau làm Phật Tổ



Không Thiền, có Tịnh Ðộ,
Vạn tu, vạn cùng sanh,


Nếu được thấy Di Ðà,
Lo gì chẳng khai ngộ.

Có Thiền, không Tịnh Ðộ
Muời nguời, chín chần chừ
Ấm cảnh nếu hiện tiền
Chớp mắt đi theo nó.


Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giuờng sắt cùng cột đồng
Muôn kiếp với ngàn đời
Không một ai nương tựa.

Sáu Ðại Tông Chỉ Của Người Tu Ðạo

Kẻ tu hành phải có con mắt trạch pháp ("Trạch Pháp nhãn" hay "Dharma-selecting vision"), mới có thể chọn lựa thứ gì là chánh pháp, thứ gì là tà pháp. Chánh pháp là Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Ðây là sáu đại tông chỉ, người tu Ðạo noi theo sẽ có được chánh tri và chánh kiến. Ngược lại, tà pháp chính là tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Nếu có sáu thứ đó thì sẽ có tà tri tà kiến. Ðây là điểm then chốt, là đường phân ranh giữa hai phía, hướng tới phía trước là Chánh pháp, về phía sau là tà pháp. Chúng ta phải nhận cho rõ điểm này.

Giả như không có tà tri tà kiến thì chỉ cần giữ định lực kiên cố, ma vương sẽ không có cách gì quấy phá ta, không thể làm cho tâm ta lay động. Có câu rằng: "Phật đến giết Phật, ma đến giết ma". Câu này là nghĩa thế nào? Ðây chỉ là lời khuyên ta không nên quá chấp vào cảnh giới. Thấy Phật đến mà cũng không tiếp nhận hình ảnh này, huống chi là thấy ma! Tuy rằng trong nhiều trường hợp các cảnh giới đó là những tin báo trước, rất linh ứng, nhưng chúng ta cũng không nên tin vào. Ðiều mà chúng ta cần tin tưởng chính là sáu đại tông chỉ, chẳng tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng ích kỷ, chẳng tự lợi, chẳng nói dối. Ðó chính là lưỡi gươm chém ma, cái chầy hàng phục ma vậy.

Như có đủ chánh tri chánh kiến thì dầu có được chư thiên hiện thân đến cúng dường, và cung kính khấu đầu, người tu cũng không động tâm. Rủi có sự động tâm hay sanh tâm hoan hỷ, thì loại ma hoan hỷ sẽ thừa cơ đến phá, làm người tu phát cuồng. Rủi có tâm u sầu thì loại ma u sầu sẽ đến làm cho tâm nhiễm phiền não, hoặc có khi sanh tâm chấp trước, tâm ngã mạn. Tất cả những thứ đó đều do ma quấy phá, khiến cho tâm mất sự thanh tịnh.

Bởi vậy cho nên hễ gặp bất cứ loại cảnh giới kỳ quặc nào, người tu cũng không nên tin, không để cho tâm động. Chỉ nên tin vào trí huệ của mình, tin rằng tự tánh có thể sanh ra vạn pháp, tự tánh bổn lai là thanh tịnh, bổn lai không bị nhiễm ô, bổn lai không điên đảo. Như vậy thì còn cái gì để mong cầu nữa? Phàm có sự cầu mong là có sự nhiễm ô; có tranh, có tham, có ích kỷ, có tự lợi, có nói dối tức là có nhiễm ô. Gặp bất cứ pháp nào chúng ta đều có thể lấy sáu tông chỉ lớn đó làm thước đo, để quan sát, thứ nào hợp là Chánh pháp, thứ nào không hợp là tà pháp.

Sáu đại tông chỉ có thể phá tà tri tà kiến của thiên ma ngoại đạo. Tất cả những hành vi tạo tác của thiên ma ngoại đạo đều có tính cách sở cầu, chủ ý để tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối, cho chính mình chẳng phải cho tha nhân. Ðó là những tư tưởng thuộc về hàng bàng môn tả đạo.

Người tu Ðạo phải tích lũy công, bồi đắp đức hạnh, nhưng không được chấp trước những điều đã thực hiện, như câu thường nói: "quét sách mọi pháp, ly hết mọi tướng", chớ không thể nói rằng: "Tôi làm công đức này, tôi tu hành như thế kia" hay nói: "Tôi đã đạt tới cảnh giới này, tôi có pháp thần thông kia". Cho rằng có những thứ đó, nhưng xét kỹ chúng đều là hư dối, không nên tin, không thể bị mắc vào. Nếu tin vào nhưng điều kỳ dị, những pháp thần thông thì người tu không thể vào được chánh định, chánh thọ (tức Tam-muội). Nên hiểu rằng chánh định, chánh thọ không phải từ bên ngoài mà có được, nó phải từ trong tự tánh mà sanh ra. Bằng cách nào người tu đạt được? Ðó là do công phu hồi quang phản chiếu, quay lại nơi mình (phản cầu chư kỷ), chánh định chánh thọ mới thành tựu được.

Vạn Phật Thánh Thành là nơi tụ hội của muôn vạn bậc thánh. Tuy nhiên bốn phía xung quang Thành lại có những ma vương đương chờ cơ hội để nhập vào. Nếu như người tu mà tâm không thanh tịnh, trong đầu chỉ toàn là vọng tưởng thì ma vương sẽ thừa cơ lẻn đến xúi bẩy, tỷ dụ như chúng làm cho người tu tiên đoán chuyện này chuyện nọ. Nếu người tu lại tin rằng đó là thần thông mình đạt được, thì chính người đó đã bị cho vào tròng, thành kẻ quyến thuộc của Ma vương.

Cũng như khi nghe được một thanh âm nào, quý vị đã vội cho rằng đó là lời trong hư không. Thật ra hư không chẳng có tiếng nói, mà phải biết rằng: "lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm theo duyên". Giả tỷ nghe thấy thanh âm của hư không, đó chỉ là cảnh giới ma chớ không phải do "Ðại Viên Kính Trí" mang lại. Có xá gì một chút tin tức nhỏ nhoi không đáng kể!

Tâm tư của người tu phải thanh tịnh. Chớ tham cầu khả năng dự tri. Dự tri chẳng mang lại điều gì hay mà ngược lại chỉ gây thêm phiền phức, khiến cho chúng ta phân tâm, không tập trung được tinh thần, do đó vọng tưởng sẽ rối bời và phiền não thêm chồng chất. Nếu chẳng có dự tri, quý vị sẽ không có phiền não, tâm không bị chướng ngại. Tâm Kinh có nói: "Bởi không chướng ngại, nên không sợ hãi, ly hết mọi mộng tưởng điên đảo, Niết-bàn cứu cánh". Ðây mới chính là mục tiêu của hành giả trên con đường tu Ðạo.



“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách