lấy chân thành đối với giả dối

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

lấy chân thành đối với giả dối

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

1. Chân thành

Sinh sống trong thời đại ngày nay, chúng ta phải hiểu thật rõ căn cơ của chúng ta như thế nào, trong Phật pháp sâu rộng như biển cả làm thế nào lựa chọn đúng thuốc để đối trị với căn bịnh, đối trị tập khí của chúng ta, đây là nguyên tắc chính để lựa chọn; mười điều này là thuốc hay để chữa trị tất cả bịnh tật, tập khí của người thời nay.

Ðiều thứ nhất là chân thành. Người thời nay thường thường giả dối, hư ngụy. Hai chữ chân thành chính là thuốc hay cho căn bịnh này! Chúng ta là người thời nay, tâm chúng ta có chân hay không, có thành hay không? Không chân, không thành! Chúng ta cũng hư ngụy, cũng giả dối, cho nên phải lấy thuốc này chữa trị cho chúng ta trước; chữa cho chúng ta xong hết rồi thì chúng ta mới có đủ lòng tin để nói thuốc này hay lắm -- Bịnh của bạn giống y như bịnh của tôi, đại khái thì bạn cũng có thể uống thuốc này thử xem sao. Ðây là nền tảng thấp nhất. Mục đích chúng ta học Phật là muốn làm Phật; làm Phật thì đâu có lý nào làm Phật giả? Phật làm sao giả mạo được? Cũng giống như lời dạy của Thiện Ðạo đại sư: ‘Hết thảy đều phải bắt đầu từ tâm chân thật!’, trong ‘Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ’ bạn hãy coi Ngài lập đi lập lại câu này bao nhiêu lần, những gì mà cứ lập đi lập lại nhiều lần không có dụng ý gì khác ngoài [ý muốn nhấn mạnh] hy vọng khi bạn xem quyển chú giải này [nếu] không nhớ gì hết nhưng chỉ nhớ câu này thôi cũng được, đây là câu nói quan trọng nhất.

Cho dù người khác giả dối với ta, cho dù tất cả người trên thế giới này giả dối với mình, chúng ta vẫn phải chân thành đối với tất cả mọi người. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta muốn làm Phật. Tại sao họ giả dối? Tại vì họ muốn ở trong lục đạo luân hồi. Hiện nay tôi học Phật, tôi giác ngộ rồi! Giác ngộ là từ đây trở về sau tôi không còn muốn kẹt ở trong lục đạo luân hồi nữa, tôi nhất định phải vượt thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Lấy cái gì để vượt thoát? Lấy chân thành. Nếu bạn không ra sức từ chân thành, thì bất kể bạn tu hành ra sao, tu giỏi đến đâu, ngồi xếp bằng nhập định suốt cả năm thì cũng không hay ho chi cả, vẫn kẹt trong lục đạo luân hồi như cũ; cho dù bạn giảng kinh lưu loát tài giỏi đến mấy thì vẫn ở trong lục đạo luân hồi, điểm này rất quan trọng! Chúng ta dùng tâm chân thành đối xử với người, đừng sợ thiệt thòi, đừng sợ bị gạt. Nếu bạn sống đến một trăm tuổi, chịu thiệt thòi hay bị gạt thì nhiều lắm cũng chỉ thiệt thòi, bị gạt một trăm năm mà thôi. Thời gian một trăm năm trôi qua rất nhanh! Chỉ cần thoát ra khỏi lục đạo luân hồi thì phước báo này quá lớn, một trăm năm chịu thiệt thòi hay bị gạt này rất đáng giá, xứng đáng vô cùng!

Sau khi hiểu rõ thì tại sao bạn còn không chịu bị thiệt thòi? Tại sao không chịu bị gạt? Huống hồ bạn đều biết ‘sanh không mang đến, chết không mang đi’. Rốt cuộc thì bạn đã chịu thiệt thòi những gì? Bị gạt những gì? Người ta gạt bạn để lấy danh tiếng, lợi dưỡng của bạn, bạn chẳng đem đến những thứ danh tiếng lợi dưỡng này lúc bạn sanh ra, đến lúc bạn chết thì cũng đem theo không được. Vì vậy nếu nhìn thấy rõ ràng thì đâu có gì gọi là chịu thiệt thòi hay bị gạt nữa! Chịu thiệt thòi hay bị gạt đều là quan niệm sai lầm, đều không phải là sự thật. Thực sự thì ai chịu thiệt thòi và ai bị gạt? Những người hư dối thực sự là đã chịu thiệt thòi và bị gạt đó. Không những họ phải đi vào lục đạo luân hồi mà còn phải đọa tam ác đạo nữa. Giả sử toàn bộ tài sản trên thế giới đều là của tôi và đều bị bạn gạt hết trơn thì cũng không sao hết. Cho dù bạn lấy được hết trọi thì bạn vẫn phải đi vào sáu nẻo [luân hồi] và ba đường ác.

Pháp Sư Tịnh Không


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách