Nhân dịp Vu lan. Nói Chuyện Báo hiếu

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thongtue
Bài viết: 5
Ngày: 16/08/09 22:34
Giới tính: Nam
Đến từ: TDM

Nhân dịp Vu lan. Nói Chuyện Báo hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi thongtue »

Tình mẹ, ơn cha được ví như trời biển. Đó là công dưỡng dục, sinh thành.
Bất cứ một người con có giáo dục, ai cũng hiểu và công nhận điều đó.
Ngày xưa, thời phong kiến còn ràng buộc bởi hệ thống giáo dục Nho gia. Chữ Hiếu được xem trọng và được đề cao hàng đầu:
" Bách ác dâm vi thủ, vạn thiện hiếu vi tiên". Trăm cái ác, dâm đứng đầu. Vạn cái thiện hiếu đứng trước tiên.
Người con trong gia đình phải tuyệt đối nghe theo cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy: " Áo mặc sao qua khỏi đầu?", hoặc : " Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" ...
Hai nhà Khổng, Mạnh và hàng trăm nhà hiền triết khác đã tạo dựng nên một xã hội Phong kiến khá thành công trong công việc giáo dục đạo hiếu. Hầu như hàng ngàn năm, rất ít có vụ án con cãi cha mẹ, hoặc ngược đãi cha mẹ. Nếu có một đứa con bất hiếu lập tức sẽ bị xã hội đào thải và xét xử rất nghiêm khắc.
Chữ hiếu được đề cao làm cho phong trào hiếu kính rộng khắp và có rất nhiều tấm gương hiếu thảo tạo thành những tên tuổi trong lịch sử. " Mạnh mẫu dạy con, Thầy Tăng Tử khóc vì bị cha đánh nhẹ, Thầy Tử lộ gánh gạo nuôi mẹ, Thập nhị tứ hiếu..."
Con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ dạy bảo bất luận đúng sai.
Ngày nay, Nho gia đã trở thành lạc hậu so với đại đa số các tư tưởng, hình thuyết xã hội.
Quan điểm hiện đại cũng xem trọng chữ hiếu nhưng dường như đã thất bại trong việc giáo dục con người theo đạo hiếu.
Mối quan hệ cha mẹ và con cái dường như kéo nhau gần lại bởi cái gọi là bình đẳng hay quyền của trẻ em.
Xã hội xuất hiện hàng loạt các hiện tượng cha mẹ ngược đãi con cái:
Đánh đập con cái và bắt chúng phạm pháp. Ở Phú Yên có Ông Thuận đánh đập tàn nhẫn hai con, và bắt chúng đi ăn trộm
Chuyện cha ruột lạm dụng làm chuyện dâm loàn với con gái trở nên là chuyện bình thường. Ông Vũ Văn Dược ở Thanh Hóa đã dâm loàn cùng con gái suốt ba năm.
Cha mẹ ruột bắt con cái nghỉ học đi ăn xin.
Một bà mẹ giết chết cả 2 đứa con ruột vì ghen tuông. Nguyễn thị Thúy ở Hậu Giang đã treo cổ hai đứa con ruột của mình.
Và hàng loạt các vụ ngược đãi với nhiều hình thức đa dạng khác nhau khiến cho đạo đức xã hội bị vi phạm nghiêm trọng.
Song song đó, các vụ án con cái ngược đãi cha mẹ cũng xuất hiện nhiều và đa dạng không kém.
Con cái bỏ đói không nuôi dưỡng cha mẹ.
Con cái đánh đập và hành hạ cha mẹ dã man.
Con cái giết chết cha mẹ.
Ngày 15/08/2008, vào ngày lễ vu lan, tại Đà lạt có Nguyễn Tấn Đức giết hại cha mẹ.
Và hàng loạt các vụ giết bố hoặc giết mẹ vì một lý do gì đó rất đơn giản, buồn cười, vô lý đến nẫu lòng.
Cái nhìn của đạo Phật và lý giải về các hiện tượng vi phạm đạo đức, luân lý xã hội trên thế nào?
Trong lá thư tịnh độ gửi cho cư sĩ Lâm Giới Sanh, Đại sư Ấn Quang đã diễn giải hết sức rõ ràng và sâu sắc. (http://www.quangduc.com/tinhdo/21lathu3 ... ioi%20Sanh)
Xin được trích dẫn nguyên văn của ngài: "
Con cái có bốn nhân: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ. Báo ân là con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất, cúng tế. Cho đến hoặc con làm những việc giúp nước an dân, danh nêu thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng cả cha mẹ như các ông: Tăng Lỗ Công, Trần Trung Túc, Vương Quy Linh, Sử Đại Thành... Đời nay những con thảo cháu hiền đều thuộc về hạng ấy.
Báo oán là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngỗ nghịch, lớn lên lại gây họa làm lụy cho cha mẹ; khi song thân còn sống, không cung phụng, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu tuyền. Thậm chí có khi, con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa nát tan, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng, để thiên hạ đời sau nhân thóa mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ, như bọn Vương Mãng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tần Cối...
Trả nợ là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con, nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít hoặc đến nửa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới được lợi bỗng lìa trần.
Đòi nợ là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành lập, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết sự sản của cha mẹ mới thôi."
Vậy theo cách kiến giải hết sức thuyết phục trên cùng với các ví dụ song song so le về hiện tượng cha mẹ ngược đãi con cái và ngược lại cho thấy:
Cha mẹ ngược đãi con cái kiếp trước, kiếp sau bị con cái ngược đãi.
Con cái ngược đãi cha mẹ kiếp này, kiếp sau bị cha mẹ ngược đãi.
Luân hồi nhân quả như bánh xe quay vòng khó thể kết thúc. Làm sao kết thúc?
Cho nên, người tu học biết lý nhân quả, sợ tội. Tin vào nhân quả không dám bất hiếu, hoặc ngược đãi con cái để gieo nhân lành, trồng quả ngọt. Có thể chấm dứt được vay trả nghiệp báo luân hồi.
Nhân dịp Vu Lan, Xin nhắc nhở, phận mình làm con không phải vì sợ tội mà kính hiếu với cha mẹ. Mà việc hiếu kính phải xuất phát từ tận đáy lòng tri ân vô lượng đối với các bậc sinh thành!
Nếu không thực hành điều này kính cẩn thì đến khi Vu Lan, đeo bông hồng trắng mà khóc cũng đã muộn màng.
A di đà Phật!


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: Nhân dịp Vu lan. Nói Chuyện Báo hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Bạn thongtue đưa chủ đề bàn luận rất hay. Chữ Hiếu ngày nay cơ chừng dễ loạn!
Trong đạo pháp của chư Phật, chữ Hiếu vốn được đặt lên đầu. Chính vì thế, những thời đạo Phật là quốc đạo (Đời Đường của Trung Quốc, đời Lí, Trần của Đại Việt, ...) nền gốc Gia đình-Gia tộc được đề cao. Trong thời nay, những trọng yếu của hạnh báo hiếu là gì?! Giáo Đoàn Phật giáo cần có những hoạt động thiết thực nào cho việc lưu chuyển, xiển dương phẩm hạnh này trong dịp lễ Vu Lan năm nay!
Các bác trong ban trị sự, điều hành có chủ ý gì chăng!
Trân trọng tangbong


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Nhân dịp Vu lan. Nói Chuyện Báo hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

a di đà phật, a di đà phật!
Hông biết con thuộc dạng con nào đây ta?
Khi nào ta lìa đời.........?
Hahahaha Nhưng con phải công nhận trùm thong tue viết hay...hơi ngạc nhiên! hahahhaha


khà khà
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Nhân dịp Vu lan. Nói Chuyện Báo hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Báo hiếu rốt ráo viên mãn là giúp cha mẹ giải thoát sanh tử luân hồi tương lai chứng Vô Thượng Bồ Đề.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách