Trang 1 trên 2

TƯỚNG

Đã gửi: 01/09/09 07:01
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài này chỉ là cảm nhận của riêng tôi, không phải kinh Phật. Mong các đạo hữu mở rộng tấm lòng từ bi mà bỏ qua xem như chưa đọc nếu như thấy có gì không phải. Xin mạn phép!

Cho đến hôm nay, ta vẫn không có hình tướng, ta vẫn không vô hình. Ngàn kiếp sau, tỉ tỉ kiếp sau, cho đến khi ta là người, là súc sanh, là cây cỏ, là đất đá, ...là yêu ma, là quỷ thần, là tiên, là alahan, là bồ tát, là Phật và kể cả sau đó, ta cũng vẫn như thế. Tại sao? Ta mà giải thích được thì lời này sai hết.

Cho đến ngày hôm qua, ta không làm các điều ác, ta cũng chẳng làm các điều thiện. Đến ngày hôm nay,ngàn kiếp sau, tỉ tỉ kiếp sau, cho đến khi ta là người, là súc sanh, là cây cỏ, là đất đá, ...là yêu ma, là quỷ thần, là tiên, là alahan, là bồ tát, là Phật và kể cả sau đó, ta cũng vẫn như thế.Tại sao? Ta mà giải thích được thì lời này sai hết.

Trước đây, ta chẳng tin điều gì và không hề bát bỏ điều gì. Cho đến hôm nay, ngàn kiếp sau, tỉ tỉ kiếp sau, cho đến khi ta là người, là súc sanh, là cây cỏ, là đất đá, ...là yêu ma, là quỷ thần, là tiên, là alahan, là bồ tát, là Phật và kể cả sau đó, ta cũng vẫn như thế.Tại sao? Ta mà giải thích được thì lời này sai hết.

Phật dạy, thời mạt pháp (thời nay và tiếp sau đó) người ta giải thoát nhờ pháp môn niệm Phật. Ai không rõ điều này thì hãy đi tìm Phật mà hỏi, hỏi được rồi hãy bàn luận. Ai đã rõ thì còn gì mà không đi gặp Phật A DI ĐÀ bằng cách niệm Phật- nhất tâm bất loạn. kinhle kinhle kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 04/09/09 21:54
gửi bởi karakifun
lại kiểu viết cũ, lần này có bổ sung thêm phần chú thích "Bài này chỉ là cảm nhận của riêng tôi, không phải kinh Phật. Mong các đạo hữu mở rộng tấm lòng từ bi mà bỏ qua xem như chưa đọc nếu như thấy có gì không phải. Xin mạn phép!" ^^
Phật nào dạy cứ niệm Phật là giải thoát???, có chăng là những người hiểu sai kinh kệ, hoặc những người thích dụ dỗ mê tín, túm lại, hiễu theo cái nghĩa đó là trật lất, Phật nào cũng phải chịu nhân quả, và hiểu sâu nhân quả, nên các vị không bao giờ nói những câu thiếu nhân quả như thế, niệm Phật tâm gọi tên Phật, chỉ mang hình thức "vẹt", niệm Phật nhớ Phật và làm theo lời Phật, sống hết mình vì cuộc sống, hi sinh và tu trồng côi phúc, thì không cần hiểu đến nghĩa giải thoát, chỉ cân phúc của mình vượt qua khỏi kiếp người thì đã không được sống với người nữa rồi, đó là quy luật nhân quả, ai cũng tu và mong mỏi mình sẽ được về với Phật, nghĩ chi xa xôi vậy, cứ nhắm tới những bậc đạo đức gần nhất, như trở thành 1 người đạo đức, sống khiêm nhường, nhiêu đó thôi là thấy tự nhiên môi trường sống của mình bắt đầu được tách biệt bớt với điều xấu, và những người đến với mình toàn tâm thiện, góp phần làm tâm mình càng ngày càng thiện để sẵn sàng giúp đỡ những người yếu kém về tinh thần và vật chất trong xã hội mà có duyên với ta.
vậy thôi, qua kiếp sau duyên sống với người tốt vẫn còn, tiếp tục tu, khi phước đã hơn kiếp người, thi lên sống với thánh, thánh lại càng tốt hơn, tu tiếp lên sống với bồ tác, v.v...
cứ vậy ta đi hết các cõi đễ trải nghiệm lòng từ, càng đi càng mở rộng trí tuệ, vậy thì có gì sợ hãi khiến chúng ta cứ mãi hướng về 1 cõi niết bàn, chúng ta có xứng đáng không khi mơ ước 1 món quà mà nó là phần dành cho các vị a la hán???, hãy cứ là hạt cát, với những ước mơ thánh thiện bé bỏng, hãy làm nhưng điều đơn giản nhất, hữu ích nhất, bé nhỏ nhất, không ai muốn làm nhất (dọn nhà vệ sinh, lụm rác....), cứ như thế, hãy làm đất nằm dưới chân mọi người,hãy nâng bước mọi người, phần thưởng dành cho bạn, ko ai nói cho bạn biết đâu, nên cũng ko cần biết, hãy cứ là đất hiền lành...

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 05:39
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
-Cám ơn lời chỉ dạy của đạo hữu karafun!
-Karafun không muốn về cõi Niết Bàn thì thôi, hãy để cho người khác về, sự nhường nhịn nhỏ nhặt đơn giản như vậy karafun làm được không nè? Cõi thế gian và những việc nhỏ nhặt đã có karafun làm hết rồi, thôi thì nhường lại việc lớn "thoát ly sanh tử" và rủ người khác thoát ly sanh tử cho chúng con!

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 08:52
gửi bởi Thánh_Tri
karakifun đã viết: Phật nào cũng phải chịu nhân quả, và hiểu sâu nhân quả, nên các vị không bao giờ nói những câu thiếu nhân quả như thế, niệm Phật tâm gọi tên Phật, chỉ mang hình thức "vẹt",


Amitabha Buddha!

Chính vì có Nhân Quả nên mới Niệm Phật vậy. Niệm Phật là nhân, thành Phật là Quả. Niệm Phật thì tâm được an, được định. Không nghe Kinh Duy Ma nói "Tâm tịnh thời Phật độ Tịnh" đó hay sao? gieo nhân thanh tịnh thì cái quả sống nơi thanh tịnh. Nhân Quả rành rành có gì sai?

Tâm được định thì dễ sanh Trí Tuệ. Chánh Niệm trong từng câu Phật hiệu thì cảnh giác các việc ác không làm, mọi việc thiện đều đủ. Nhân không làm ác vì chánh niệm niệm phật thì cái quả chẳng có khổ. Nhân Quả rành rành có gì trái?

Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn phương tiện bậc nhứt của chư Phật. Đức A Di Đà Phật phát nguyện thành lập cõi Cực Lạc để tiếp độ những chúng sanh ở 10 phương. Nếu ai tín nguyện cõi nước Cực Lạc và xưng niệm danh hiệu của ngài thì ngài sẽ tiếp dẫn về cõi cực Lạc. Phật đã có lời nguyện tiếp dẫn, có có nguyện vãng sanh. Nhân tín nguyện niệm Phật thì Quả được vãng sanh. Nhân Quả rành rành có gì không đúng phép?

Nói sâu hơn dùng tâm vốn có Phật của mình để niệm Phật thì tâm mình và phật hợp nhứt chẳng hai. Nhờ danh hiệu của Phật đã thành giúp ông Phật chưa thành của mình sẽ thành cũng là hợp lý Nhân Quả. Không nghe Kinh Pháp Hoa nói:

Người nào tâm tán loạn,
bước vào nơi chùa tháp
Xưng niệm Nam Mô Phật
Đều Đã Thành Phật đạo

Chỉ gieo cái Nhân niệm "Nam Mô Phật" mà cũng sẽ thành Phật, huống gì là niệm trọn câu "Nam Mô A Di Đà Phật"? mà đức Phật Di Đà lại có lời nguyện hễ ai tin ưa muốn sanh về cõi ngài thì niệm danh hiệu của ngài, thì lâm chung ngài sẽ tiếp dẫn, còn lúc hiện tại sanh tiền thì ngài thường phóng quang nhiếp thọ người niệm phật như trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có dạy.


Karakifun: niệm Phật nhớ Phật và làm theo lời Phật, sống hết mình vì cuộc sống, hi sinh và tu trồng côi phúc, thì không cần hiểu đến nghĩa giải thoát, chỉ cân phúc của mình vượt qua khỏi kiếp người thì đã không được sống với người nữa rồi, đó là quy luật nhân quả,
Đáp: Tu hành Phật Pháp là vì giải thoát sanh tử luân hồi, trở về với bản tính Phật của mình vốn sẵn có, tức thành Phật. Trong quá trình tu thành Phật phải phát tâm Bồ Đề, vì chúng sanh mà ta phải gắng tu được giác ngộ giải thoát rồi sẽ dùng nhiều phương tiện cứu độ những chúng sanh khác. Hi sinh và trồng cọi phúc cũng chẳng qua chỉ là tu thiện, được quả báo trời người mà thôi. Không thể giải thoát sanh tử luân hồi.

Karakifun:ai cũng tu và mong mỏi mình sẽ được về với Phật, nghĩ chi xa xôi vậy, cứ nhắm tới những bậc đạo đức gần nhất, như trở thành 1 người đạo đức, sống khiêm nhường, nhiêu đó thôi là thấy tự nhiên môi trường sống của mình bắt đầu được tách biệt bớt với điều xấu, và những người đến với mình toàn tâm thiện, góp phần làm tâm mình càng ngày càng thiện để sẵn sàng giúp đỡ những người yếu kém về tinh thần và vật chất trong xã hội mà có duyên với ta.
vậy thôi, qua kiếp sau duyên sống với người tốt vẫn còn, tiếp tục tu, khi phước đã hơn kiếp người, thi lên sống với thánh, thánh lại càng tốt hơn, tu tiếp lên sống với bồ tác, v.v...
cứ vậy ta đi hết các cõi đễ trải nghiệm lòng từ, càng đi càng mở rộng trí tuệ, vậy thì có gì sợ hãi khiến chúng ta cứ mãi hướng về 1 cõi niết bàn, chúng ta có xứng đáng không khi mơ ước 1 món quà mà nó là phần dành cho các vị a la hán???, hãy cứ là hạt cát, với những ước mơ thánh thiện bé bỏng, hãy làm nhưng điều đơn giản nhất, hữu ích nhất, bé nhỏ nhất, không ai muốn làm nhất (dọn nhà vệ sinh, lụm rác....), cứ như thế, hãy làm đất nằm dưới chân mọi người,hãy nâng bước mọi người, phần thưởng dành cho bạn, không ai nói cho bạn biết đâu, nên cũng không cần biết, hãy cứ là đất hiền lành..

Đáp: Ông làm thiện kiếp nầy, kiếp sau có thể được quả báo vui sứong của trời người. Nhưng chưa chắc kiếp sau ông sẽ tiếp tục làm thiện. Nhìn xem nhưng người giàu sang có mấy ai chịu tu hành? chỉ lo hưởng thụ vật chất tạo nhiều ác nghiệp, hết đời nầy lại phải chịu cái quả khổ mà mình hiện đang gieo tạo,

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 10:16
gửi bởi karakifun
chúng ta nên hiểu 1 điều rằng, thời đức Phật còn sanh tiền, khi ngài giảng pháp, khai kinh, và những vị đệ tử lúc bấy giờ, trí tuệ của họ hơn chúng ta gấp triệu lần, khi phật nói NIỆM PHẬT SẼ THÀNH PHẬT, chữ Niệm lúc đó khi đức Phật nói ra, ý nghĩa của nó rất to lớn, mà chỉ có trí tuệ của những chúng sanh thời đức Phật mới có thể hiểu rõ, còn chúng ta, cho dù đắc được tâm ở bậc thánh quả thấp nhất cũng chỉ hiểu được vỏn vẹn vài %, huống chi là chưa khai thông trí tuệ.
Phật tử chúng ta bây giờ thật bất hạnh,nếu ngày xưa, để 1 phật tử tìm được 1 minh sư dễ dàng bao nhiêu thì bây giờ như tìm hạt bụi dưới nước, phật tử ta tự tìm đến chùa, tự thỉnh kinh sách, tự đọc kinh sách, nhưng để hiểu kinh sách thì chỉ có cách là nghe và tin, chứ không thể kiểm tra, suy luận, vì những người giải thích cho họ về kinh sách đều mặc áo nâu sòng, đều đầu không tóc, và là sứ giả của đức Phật. kinh pháp hoa, có 1 câu chết người được viết ở đầu kinh "ai tụng kinh này, công đức vô lượng", chúng ta hãy đặt mình vào vai trò của 1 phật tử, khi đọc câu này, họ sẽ nghĩ gì, có thể họ thắc mắc "sao lại được vô lượng công đức nhỉ?", họ quý sư, thì trong 100 vị, 98 vị bảo rằng, "đó là lời phật dạy, kinh này vô cùng quý báu, trì tụng là các cõi đều tụng theo ... v.v...", khi nghe thế, họ không dám nghi ngờ nữa, cứ thế mà trì tụng,mà 1 niềm tin không xuất phát từ trí tuệ thì gọi là Mê Tín, Phật khai thông pháp, trí tuệ chứ không làm lu mờ
chúng ta có quyền nghi ngờ lời Phật dạy, nhờ lòng nghi ngờ, thắc mắc, chúng ta sẽ tìm được chân lý của lời Phật dạy, mặc dù biết Phật chằng bao giờ nói ngoa, nhưng cách giải thích của thời sau đức Phật rất ngoa.

"Nói sâu hơn dùng tâm vốn có Phật của mình để niệm Phật thì tâm mình và phật hợp nhứt chẳng hai. Nhờ danh hiệu của Phật đã thành giúp ông Phật chưa thành của mình sẽ thành cũng là hợp lý Nhân Quả. Không nghe Kinh Pháp Hoa nói:

Người nào tâm tán loạn,
bước vào nơi chùa tháp
Xưng niệm Nam Mô Phật
Đều Đã Thành Phật đạo

Chỉ gieo cái Nhân niệm "Nam Mô Phật" mà cũng sẽ thành Phật, huống gì là niệm trọn câu "Nam Mô A Di Đà Phật"? mà đức Phật Di Đà lại có lời nguyện hễ ai tin ưa muốn sanh về cõi ngài thì niệm danh hiệu của ngài, thì lâm chung ngài sẽ tiếp dẫn, còn lúc hiện tại sanh tiền thì ngài thường phóng quang nhiếp thọ người niệm phật như trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có dạy.
"

không tranh cãi cái này, làm thử cái này, lúc bị ma đè, hãy thử niệm Phật, xem con ma có đi chỗ khác hay không nhé!!!


"Tu hành Phật Pháp là vì giải thoát sanh tử luân hồi, trở về với bản tính Phật của mình vốn sẵn có, tức thành Phật. Trong quá trình tu thành Phật phải phát tâm Bồ Đề, vì chúng sanh mà ta phải gắng tu được giác ngộ giải thoát rồi sẽ dùng nhiều phương tiện cứu độ những chúng sanh khác. Hi sinh và trồng cọi phúc cũng chẳng qua chỉ là tu thiện, được quả báo trời người mà thôi. Không thể giải thoát sanh tử luân hồi.
"

"Ông làm thiện kiếp nầy, kiếp sau có thể được quả báo vui sứong của trời người. Nhưng chưa chắc kiếp sau ông sẽ tiếp tục làm thiện. Nhìn xem nhưng người giàu sang có mấy ai chịu tu hành? chỉ lo hưởng thụ vật chất tạo nhiều ác nghiệp, hết đời nầy lại phải chịu cái quả khổ mà mình hiện đang gieo tạo,"

công đức và thánh quả luôn hỗ trợ nhau, muốn thành Phật chỉ 1 con đường Bát Chánh Đạo, không ai thành Phật mà ko đi đúng con đường đó,
còn về chuyện niệm Phật vãng sanh, cũng chỉ là tạm bợ, uy đức Phật A di đà có thể tiếp dẫn mọi chúng sanh về cõi của ngài 1 thời gian, nhưng tội lỗi người đó gây ra thì luật nhân quả ghi nợ, chỉ 1 thời gian ngắn sống nơi đất Phật chúng ta lại rớt xuống kiếp trần tục, để chuộc lại lỗi lầm xưa kia, và khi rớt xuống, liệu chúng ta có thoát khỏi niềm tin xưa kia "niệm phật sẽ thành phật", rồi cứ niệm theo kiểu cạn cợt đó...
hãy suy xét và mở rộng lòng, chúng ta đã bao nhiêu kiếp hiểu lầm kinh sách như thế, nếu có thể, sao không thử suy ngẫm lại tất cả, nếu nói trong toàn bộ giáo lý, để cho trí tuệ chúng ta có thể hiểu được nhiều % nhất thì đó chỉ có thể là Luật nhân quả, giáo lý cơ bản nhất, ta đi suốt kiếp cũng không thể hiểu được hết cái giáo lý căn bản này đâu, thì nói chi đến các pháp cao hơn, những câu nói ý vị của các vị Phật xưa kia "niệm Phật sẽ thành Phật"

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 11:40
gửi bởi Thánh_Tri
Amitabha Buddha.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ Phẩm Một Pháp có nói có pháp Niệm Phật mới là pháp sung mãn đưa ta đến an định, trí tuệ, niết bàn.

Chính vì thời mạt pháp nay không có Phật nên ta mới cần cầu sanh cõi Phật để gần phật nghe pháp tu hành. Người không muốn sanh về cõi Phật tức là người không muốn gần Phật, không muốn nghe pháp, không muốn tu hành. Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng là nghĩa gì? Không muốn thân cận phật thì làm gì còn quy y Phật căn bản? Kinh Hoa Nghiêm 10 hạnh nguyện Phổ Hiền dạy phải "thường theo Phật tu học". Chúng ta biết chư Phật ở các cõi Tịnh Độ như Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, đức Thích Ca Phật khuyên ta nếu tin ưa muốn vãng sanh về cõi đó phải niệm Phật A Di Đà cầu sanh Cực Lạc. Ta không chịu làm theo tức là chẳng quy y Phật, chẳng quy y Pháp. Đã không quy y Phật, pháp huống gì là nói Tự Quy Y Tam Bảo.

Tin mà không có Trí Tuệ là Mê Tín nói rất đúng. Nhưng nào biết Tin là cửa để vào đạo cũng là con đường để thành đạo. Không thấy 5000 tăng ni phật tử trong Kinh Pháp Hoa không tin liền rời khỏi pháp tòa mà mất lợi lớn được nghe Kinh nhiệm mầu sâu kính, mất đi lợi lớn giác ngộ giải thoát đó hay sao?

Hơn nữa người niệm Phật tin Phật mà niệm Phật thì chính là lòng Tin có trí tuệ chứ chẳng phải mê tín. Chúng ta là Phật tử đã quy y Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta không "niệm" (tưởng nhớ) Phật, Pháp, Tăng thì sao gọi là quy y Tam bảo? Chẳng lẽ phải niệm ma, niệm quỷ?

Tôi nói chính vì không niệm Phật, niệm Pháp, Niệm Tăng (nhớ phật pháp tăng) hằng ngày cho nên bị ma nhập, ma đè, ma dựa, ma làm khổ não sợ hải! Bởi vì không niệm Phật tức niệm ma. Hằng ngày niệm ma thì thử hỏi ma nào không theo?

Tôi rất tự hào mà nói rằng, do nhờ tôi niệm phật mà chưa từng bị ma đè, cũng chưa từng thấy ma. Trong lúc ngũ dù thấy ma cũng liền niệm phật, tất cả ma quái điều biến mất. Ông chưa niệm phật làm sao biết được? Tại ông niệm phật mà tâm nghi ngờ thì làm sao hiệu quả cho được! Ông cứ cho niệm phật là mê tín, thì lúc ông bị ma đè niệm phật không có kết quả là đúng rồi! Ông còn bảo tôi thử cách tà kiến của ông làm gì nữa.

Đúng việc tu phước và tu tuệ rất hổ trợ nhau. Cho nên ngoài việc tu tuệ thì ta cũng cần tu phước, nhưng chớ khá bảo rằng tu phước thì được giải thoát sanh tử luân hồi, giác ngộ thành phật. Bởi vì Phật là Giác, cho nên phải tu tuệ. Mà tu tuệ giải thoát thì có nhiều cách, tu thiền, tu Niệm Phật cũng được, tu bát chánh đao, tu 12 nhân duyên v.v.. tất cả đều được. Tùy theo cá nhân mỗi người thích hợp cái nào thì tu cái nấy.

Theo thiển ý của tôi thì Niệm Phật tức là tu trọn cả bát chánh đạo. Niệm Phật giúp ta được chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, nghiệp, mạng chánh niệm, định, huệ mà bát chánh đạo dạy. Tu thiền cũng được như thế.

Tuy ta còn mang nghiệp vãng sanh, nhưng nên nhớ rằng có Nhân chưa chắc gì có Quả là bởi vì phải nhờ vào Duyên. Thí dụ trồng hạt dưa chưa chắc ra cây dưa và quả dưa. Bởi vì nếu cái duyên không có như nước không có, đất không có, thời tiết lại lạnh nóng quá mức vv... thì cho dù cho gieo trồn hạt dưa, nhưng hạt dưa vẫn không có duyên nở mầm.

Cũng thế, tuy mang nghiệp vãng sanh về Cực Lạc. Nhưng cõi Cực Lạc là Tịnh độ của Phật, không có các sự khổ não, không có các duyên sấu, toàn là bật thượng thiện bồ tát, cho nên ta không có gập oan gia, không có duyên để làm ác, cũng không có duyên để quả báo khổ nẩy mầm, vì thế ta có thể tu hành đến khi thành Phật Bồ Tát. Rồi sao đó phân thân khắp 10 phương, trờ về cõi ta bà, sanh vào cõi ta bà nầy bằng nguyện lực chứ không phải bằng nghiệp lực cho nên ra vào tự tại. Và nhờ nhân đời trước còn nên có thể vui sướng mà trả nợ các nợ củ ở cõi ta bà, không một lòng oán trách, và cũng nhờ đó mà ta có thể cứu giúp chúng sanh ở cõi nầy đồng giải thoát và giác ngộ như chính mình không khác. Thật là việc đáng vui, đáng làm!

A Mi Đà Phật.

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 13:06
gửi bởi karakifun
uhm, mừng là vì bạn được lợi lạc như thế, mình đâu có chế pháp môn niệm phật đâu, mình cũng đâu nói bạn tu sai, nếu ai cũng đạt được lợi lạc như bạn thì mình ko cần nói nhiều như thế, cái mình nói, là làm sao để phật tử hiểu được kinh phật đúng nghĩa, và hiểu sâu sắc, cái đau đớn nhất là thế, còn về pháp môn, thì là điều phật dạy, không bàn cãi, nhưng để hiểu đúng lời phật dạy thì chúng ta vẫn hoài tranh cãi đó thôi, tâm bạn tịnh, có cách tịnh thì niệm phật được yên, còn người chưa tịnh càng niệm càng thấy bất an, mặc dù họ hết sức tin tưởng, bản thân mình, niệm phật tâm an, niệm phật thấy lòng nhẹ nhàng yêu thương mọi người, nhiều lợi lạc, bình an trong giấc ngũ, tác dụng niệm phật tốt như thế nên mình ko phủ nhận hiệu quả, nhưng mình được cái tâm như thế, là do nhân quả và phước của mình kiếp quá khứ va trong quá khứ mình đã tạo, công đức đó giúp tâm mình an, tâm an rồi thì dễ niệm, dễ tịnh, đó là những người có phúc, dễ dàng thực hành theo lời phật, nhưng với những người nghiệp nặng, bắt họ niệm như mình, tâm họ ko an, ích kĩ tăng, càng niệm càng sai, càng niệm càng tham, càng sân càng si, trường hợp này tin rằng bạn cũng đã gặp
ma hay phật là do trí tuệ mình định nghĩa, và nhận dạng, khi tâm thuần thiện, phật hiện ra, lòng biết nhưng không quá vui mừng, không biểu hiện thái quá, ma hiện ra, không quá sợ hãi, không quá ghét bỏ, và khi tâm mình tịnh đến mức chỉ còn 1 nụ cười thoảng, thì ma hay phật, niệm hay không niệm, cũng thanh thản như nụ cười đó thôi.
nên nhớ, hào quang của ma và phật tỏa sáng như nhau, phép thuật của ma và phật mạnh mẽ như nhau, nên trong câu niệm mà thiếu bát chánh đạo, thì dễ bị ma lực dẫn dụ, cộng thêm tâm mong muốn về cỏi cực lạc , là 1 tham, nên như thế dễ lạc đường và mất duyên với phật.
lối đi tắt ấy quá nguy hiểm, hãy cứ đi con đường chính,từng bước từng bước, từng kiếp từng kiếp, đừng vội vã trog 1 kiếp mà làm hư hao đạo tâm
thêm nữa, hãy biết cảm nhận cái khó khăn của những người phật tử, đừng dùng thành quả của mình mà áp đặt lên tất cả, đừng dùng qui tắc làm cứu cánh, nó chỉ là phương tiện, nó quá cứng nhắc và đôi khi vô lý, vô lý là do ta hiểu chưa tới, nên đừng quá cố chấp, hãy bình tĩnh , lật lại giáo pháp, chiêm nghiệm bản thân, trãi lòng để cảm nhận chúng sanh, sẽ hiểu thêm được gì chăng???

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 17:04
gửi bởi binh
Cầu đạo Vô Thượng mà dùng trí tuệ phàm phu để suy tính làm sao được.
Vì vậy ta nên noi theo con đường của những bậc giác ngộ đã đi qua, đã chỉ bảo nhất định sẽ đến. Noi theo các pháp môn mà Phật đã chỉ ra để đi. Pháp môn có nhiều loại, Đức Phật tùy theo căn cơ của từng loại người mà chỉ ra. Đi đường nào cũng tới. Có điều nếu hợp với mình thì đi mau hơn. Do đó mình nên tự đi theo con đường mình chọn, nhưng cũng không nên ép người khác phải theo con đường mà mình đi. Vì sao? vì nhân duyên của họ khác với nhân duyên của mình.

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 17:51
gửi bởi kimcang
nên nhớ, hào quang của ma và phật tỏa sáng như nhau, phép thuật của ma và phật mạnh mẽ như nhau,
Ma Có 2 Loại

Lý:

Đây Là Vọng Tưởng Phiền Não Và 5 Ấm

Sự:

Sự Chết
Thiên Ma

3 Thứ Ma Đầu Thì Gọi Là Nội Ma Chỉ Có Thiên Ma Mới Là Ngoại Lực.

Trong Tất Cả Các Ngoại Ma Thì Thiên Ma Mà Mạnh Nhất Bởi Vì Thiên Ma (Ma Vương) Là Chủ Cõi Trời Dục Tức Vua Trời Tha Hóa Tự Tại.

Tuy Thiên Ma (Ma Vương) Có Thế Lực Lớn Nhưng Vẫn Là Phàm Phu Chịu Sanh Tử Luân Hồi.

Vì Thiên Ma Là Phàm Phu Cho Nên Không Thể Nói Là Có Lực Như Phật Được.

Người Tu Đủ 10 Thiện Mà Không Phát Tâm Bồ Đề Thì Sau Sanh Về Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại Làm Ma Vương.

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 22:23
gửi bởi karakifun
mình chỉ nói đến tha lực, và uy lực của phép thuật thôi, chứ còn đạo lực mình không nói bạn ah`, tâm phật và tâm ma khác xa nhau, phật tận cùng thiện thì ma tận cùng ác, vì phép thuật của ma mạnh mẽ như vậy nên lúc đức phật tọa thiền tại tán bồ đề, ma vẫn không nể sợ mà đến quấy nhiễu, vì biết phép thuật của chúng không thua gì phật, nhưng cuối cùng lại rút lui, chỉ vì đức từ bi và trí tuệ siêu việt của phật mà thôi.

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 22:31
gửi bởi karakifun
"Cầu đạo Vô Thượng mà dùng trí tuệ phàm phu để suy tính làm sao được.
Vì vậy ta nên noi theo con đường của những bậc giác ngộ đã đi qua, đã chỉ bảo nhất định sẽ đến. Noi theo các pháp môn mà Phật đã chỉ ra để đi. Pháp môn có nhiều loại, Đức Phật tùy theo căn cơ của từng loại người mà chỉ ra. Đi đường nào cũng tới. Có điều nếu hợp với mình thì đi mau hơn. Do đó mình nên tự đi theo con đường mình chọn, nhưng cũng không nên ép người khác phải theo con đường mà mình đi. Vì sao? vì nhân duyên của họ khác với nhân duyên của mình."

đồng ý, nhưng ai sinh ra mà tâm lại không phàm phu, chính vì phàm phu nên phải tin theo, mà tin theo ko suy sét, ko trí tuệ thì chẳng khác gì người mù đi theo cây gậy, dù có đi đúng hướng cũng rất chậm, tuy thấy trước mắt dường như lợi lạc, nhưng thật chất lại đi rất chậm, pháp môn của phật dành cho chúng sanh hữu tình, ai phù hợp cái nào thì chọn cái đó, mình biết mà, nhưng muốn biết mình hợp với cái nào thì trước đó phải hiểu những gì cơ bản nhất (luật nhân quả chằng hạn), hiểu cho sâu sắc, mới thấy được trí tuệ của phật, thấy để mình tâm phục khẩu phục, lúc đó thả lòng mình hết vào đạo cũng chưa muộn, lúc đó pháp môn nào cũng hay, cũng đúng, và lúc đó mới thấy đằng sau tất cả những pháp môn, đều có 1 điểm chung, cũng giống như hàng trăm các giới luật của tu sĩ, chỉ gói gọn trong 1 câu, "không làm các điều xấu, chỉ làm thiện", nhưng lại phân ra như "không tà dâm, không uống rựu, không tham, ...."
sau 1 điều đơn giản nhất là những điều phức tạp nhất, và sau những điều phức tạp nhất, lại là 1 điều đơn giản nhất

Re: TƯỚNG

Đã gửi: 05/09/09 23:16
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
-"những người nghiệp nặng, bắt họ niệm như mình, tâm họ không an, ích kĩ tăng, càng niệm càng sai, càng niệm càng tham, càng sân càng si" : người có nghiệp ác nặng nhưng nếu có đủ thiện nghiệp- trong quá khứ thường thân cận Phật, tin sâu thì niệm Phật vẫn được vãn sanh. Nếu lòng tin không đủ (ác nghiệp lớn mà thiện nghiệp liên quan đến Phật không đủ) thì niệm Phật khó lòng vãn sanh, niệm không được nhiều và sớm sẽ rút lui. Phật không bỏ ai, huống gì Ai dám niệm tới cùng, kiên quyết sửa đổi tội lỗi thì Phật không bỏ.
-"tâm mong muốn về cỏi cực lạc , là 1 tham": chưa chắc là tâm tham, chớ nên quơ đũa cả nắm, phỉ báng Phật như vậy; hãy xem lại kinh A Di Đà rồi sẽ biết người ta đã phát tâm như thế nào. Chư vị đọc chưa?
-Karafun! Đây là diễn đàn trực tuyến-internet, không ai ép ai tu hay không tu. Có ai biết ai đâu.
-Lời của chư vị trên đây đâu có gì là mâu thuẩn nhau, chẳng qua là hổ trợ về những chỗ chưa nói.