Trang 1 trên 1

Bất cứ pháp môn nào không nói đến luật nhân quả là nguy hiểm

Đã gửi: 26/11/09 06:05
gửi bởi gioidinhtue
Thực tập sám hối



Sám hối là việc suy xét trở lại những gì mình đã làm, việc thiện sẽ tiếp tục phát huy và việc không thiện sẽ từ bỏ, hứa với lòng từ rày về sau không sai phạm nữa. Sám là sám những lỗi trước và hối là chừa những lỗi sau. Đây là cách tự đánh giá lại mình, tìm con đường chân chính mà đi. Trong doanh nghiệp, một nghiệp vụ nhân sự người ta hay dùng là đánh giá năng lực nhân viên, nhưng thường người ta cho trọng số hoặc cho điểm cao ở các hành vi công việc và các kỹ năng hỗ trợ cho công việc nhằm phát triển sự nghiệp và hoàn thành mục tiêu, hơn là giúp người được đánh giá phát triển về mặt tính cách và đạo đức. Sám hối làm công việc của đạo đức, xem mình đã làm những gì hợp với đạo đức, hợp với giới luật để giữ các công việc hay hành vi đó, đồng thời chia sẻ kinh nghiệp thực tập cho người khác, và dĩ nhiên những gì được cho là không hợp với đạo đức hay không hợp với giới luật thì ngưng lại, không làm nữa, và khuyến khích người khác từ bỏ hành động không thiện. Không sám hối, người không có cơ hội nhìn lại mình, mình đã làm gì, mình phạm sai lầm gì, mình phải sửa, thay đổi điều gì, và vì thế không biết sống bấy lâu, mình có phát triển hay không, hay già tóc già tai mà mình vẫn ngu muội, dốt nát và cằn cỗi, héo khô. Bên đạo Cơ đốc có hình thức xưng tội, tức là dám nói ra những tội lỗi mà mình đã sai phạm và cam kết từ bỏ, biết đổi mới, biết sửa sai. Tuy nhiên đừng tưởng sám hối hay xưng tội là hết tội, đó là một vọng tưởng. Điều này sẽ được đề cập ở những đoạn tiếp theo nhưng phải nhớ rằng, sám hối là để không còn mặc cảm và dằn vặt tội lỗi, người có thể đi tiếp đời sống trên con đường khác, con đường thánh thiện, không cho ám ảnh về tội lỗi lôi kéo, làm trở ngại cho việc thay đổi của bản thân.

Sám hối là một bài thực tập từ bi, trước hết là từ bi với mình, sau đó với người và muôn loài. Thông thường, người ta cho sám hối là một nghi thức hay một điều kiện của lễ nghi tôn giáo. Nó không chỉ đơn thuần như vậy, mà còn là pháp môn tu tập, chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau trong thân và trong tâm, từ bỏ ác đạo, hướng về đời sống yêu thương. Người phạm giới chắc chắn sinh về các đường ác đạo nhưng biết hối cải và làm mới, người thay đổi được số phận của mình. Rất nhiều người phạm giới hay gây ra tội lỗi nhưng không dám thừa nhận, chỉ tìm cách giấu nhẹm nó, thậm chí không chịu hối cải và cứ theo đuổi ý nghĩ, tôi có làm tội gì đâu, hồi nào tới giờ tôi rất trong sáng. Đây là kiểu suy nghĩ ngây thơ vì có bao giờ thực sự hiểu thế nào là tội lỗi, thế nào là không hay chưa. Nếu kiếp này không phạm giới, không gây tội, mình có chắc kiếp trước, kiếp trước nữa, mình không gây tội. Sám hối cho kiếp này đã đành, mình còn phải sám hối cho hằng hà sa số kiếp trước, những lúc mình không biết hay không nhìn thấy được. Sám hối là một vấn đề tối quan trọng, giúp tâm hồn thanh thản, hiểu rõ giá trị của khổ đau, biết trân quý hạnh phúc và thực hiện lời cam kết. Không cam kết và sửa đổi, người sẽ tiếp tục gây án và tội lỗi tiếp tục chồng chất. Phật giáo luôn nói đến Luật Nhân Quả, bất cứ pháp môn nào không nói đến luật nhân quả là nguy hiểm, vì cư sĩ phạm giới đã đành, tu sĩ vẫn phạm giới như ri nếu luật này không được nhắc tới và việc hành trì giới luật không được miên mật. Tu sĩ còn phải sám hối, nói chi cư sĩ, nhưng sám hối như thế nào mà sau đó người có sự thay đổi, tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn, chứ không xem đó là một trò chơi, cho hết thì giờ, cho có với người khác.

Thông thường, người có khổ đau và khổ đau đó làm cho người tả tơi, người mới biết sám hối và tìm đến sự thực tập. Trước đó, người quá hả hê với hạnh phúc mỏng manh, nên từ chối, bác bỏ và chê bai việc thực tập. Lời sám hối dù có muộn màng vẫn hơn không chịu sám hối. Nó đánh dấu một sự kiện, à mình đã gây nên tội, làm việc này là tội lỗi, là khổ đau, làm việc này không có hạnh phúc, gây đổ máu, gây tương tàn, gây xa cách, nên mình tránh, sau này gặp chuyện như vậy, mình không dính vào, không tạo ra bất cứ điều gì sai nữa. Hồi đó mình trẻ người, non dạ, bồng bột, nông cạn, mình không biết điều gì sai, bị tà dục lôi kéo, bị hoàn cảnh đưa đẩy, không đủ vững chãi vượt qua, bây giờ thấy được điều đó, trước sau như một mình từ bỏ và đón nhận những hành vi từ ái, bao dung, tha thứ. Dòng nước chảy biết luồn lách vào những con lạch, mũi tên biết tìm hướng để đi, con ong tìm đến hoa để hút mật. Vạn vật còn thông minh như thế, huống chi con người, người phải biết tìm đường mà đi, tự thắp đuốc lên mà đi. Người ta đánh kẻ đi, không ai đánh kẻ quay về. Nếu đi xa quá lâu, mình sẽ nhớ nhà, nhớ ông bà, nhớ cha mẹ, nhớ anh chị và nỗi nhớ thôi thúc mình quay về, con đường về có nhiều chông gai, thú dữ nhưng mình vẫn về, mình sẽ mở đường để về. Người cô đơn vì xa nhà quá lâu, không chịu nhận tình thân nghĩa nặng. Đi mãi mà không về, mình là đứa con lạc loài, mình mồ côi ngay khi cha mẹ vẫn còn sống. Người mồ côi là người không biết quay về, vẫn rong ruổi, vẫn bươn chãi trong khi cha mẹ đang chờ đợi và kêu gọi, con ơi về mau. Sám hối là chấp nhận những khổ đau của mình, biết rõ vì sao mình khổ, vì sao mình đau, đau khổ là gì và ai đem đau khổ cho mình. Có phải mình tự đem nó đến cho mình không, biết điều đó, mình sám hối, quyết tâm từ bỏ các yếu tố tạo ra khổ đau, tìm con đường hạnh phúc trong thực tại.

Mỗi ngày đều là ngày sám hối và mình thấy hạnh phúc vì dám làm công việc như vậy. Ngày xưa có bộ phim mang tên Ngày Phán Xét, vào ngày này con người bị phán xét về tội lỗi của mình và sau đó là biện pháp trừng phạt. Sám hối không nói đến chuyện trừng phạt mà nói đến chuyện thay đổi và sửa sai. Nếu sợ trừng phạt thì đừng làm tội và nói về trừng phạt trong sám hối, người sợ, không dám sám hối nữa. Người cõi dương sám hối đã đành, vong linh cũng phải biết sám hối. Sở dĩ họ phải mang kiếp vong linh vì đã mang tội như phạm giới hay không lo tu tập. Họ cần được hướng dẫn trong việc thực tập sám hối với mục đích được nhanh chóng siêu thoát, không làm sai và không vướng vào kiểu ngựa quen đường cũ. Khi đọc bài sám hối, mình mời vong linh đến nghe hay triệu thỉnh họ tham gia buổi thực tập sám hối với mình. Sám hối không chỉ làm cho riêng mình, mà còn cho vong linh, cho các cõi, cho muôn loài. Ngày cả cõi trời, cõi chư thiên cũng phải thực tập sám hối vì khi phước báu của họ hưởng hết, các tội lỗi cũ phát khởi nghiệp báo, họ vẫn chịu khổ địa ngục như thường. Một chư thiên không lo tu sẽ rớt xuống địa ngục và một vong linh biết tu sẽ sinh về cõi trời. Tuy nhiên, dù ở cõi nào con người vẫn phải chịu cảnh sinh ly tử biệt, vẫn phải trải qua sự tiếp nối liên hồi không ngừng nghỉ, cơ hội gặp Phật pháp không có nhiều. Chúng ta sinh vào thời không có Phật, nhưng thật may là giáo pháp do đức Phật chỉ dạy vẫn còn, người khôn ngoan sẽ tận dụng cơ hội này để tu tập, không những thế, khuyến khích liên tục người khác thực tập với mình. Ăn cơm có canh, tu hành có bạn. Thực tập sám hối, mời vong linh làm mới, không chỉ giúp được cho bản thân, các vong linh cũng được giúp, cõi âm có cơ may hoà bình hơn và vì cõi âm được tiếp xúc với hoà bình, cõi dương sẽ êm dịu trở lại. Nhưng điều thật hay, bản thân biết sám hối, muôn loài đều biết làm mới, mọi thứ đều tươi mát và bình yên.

Bàn chân đưa người đi khắp bốn phương trời nhưng chỉ quay đầu là thấy bờ. Kế hoạch đi du lịch, tham quan thắng cảnh, thăm viếng di tích được đặt ra, nhưng có bao giờ mình thôi không đi nữa, đó là những cái đi của thế gian, để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ. Một Phật tử làm nghi thức phóng sinh, thả chú chim ra khỏi lồng, chú bay được vài dặm, chú bị bắt nhốt vào lồng trở lại. Cũng vậy, sám hối thì phải buông bỏ cho được con đường cũ, không tái phạm lẫn nữa, không chui vào lồng nữa. Chú chim kia không biết cách lựa chọn môi trường sống, vừa bay ra khỏi lồng, vui mừng quá đã không nhìn kỹ các cạm bẫy đang rình rập. Người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện, đem vào môi trường xấu đầy dẫy cám dỗ ma tuý, chắc chắn sẽ tái nghiện. Người mới bước vào đường tu, tâm rất đẹp, rất mãnh liệt nhưng đặt họ vào môi trường tu không lành mạnh, họ sẽ hư hỏng ngay. Thực tập sám hối phải quán chiếu môi trường bên trong lẫn bên ngoài. Môi trường bên trong chưa vững phải lựa chọn sống ở môi trường có phẩm chất tu học cao và vun bồi cho môi trường bên trong. Đến khi môi trường bên trong vững vàng, muốn đi đâu cũng được, môi trường bên ngoài ô nhiễm cũng không hề hấn gì. Nhiều người làm sai liên tục, sám hối rồi lại sai, thậm chí biết sai nhưng vẫn cứ làm, nên việc thực tập trở nên vô tác dụng. Họ không đủ nghị lực vượt qua sự lôi kéo của cái sai. Ví dụ, người biết chửi thề hay nói văn tục là sai nhưng cứ cho rằng nói như vậy sướng cái miệng mà không chịu hiểu, sướng cái miệng khổ cái tâm. Nói tục trở thành thứ văn hoá, làm lu mờ văn hoá ăn nói thanh lịch, biến thành chuyện bình thường và bắt đầu cổ xuý cho nền văn hoá sai. Chấp nhận cái sai để chuyển hoá nó rồi sửa chữa, không phải đồng hoá với cái sai và xem cái sai là đúng. Sám hối phải đưa đến kết quả tiến bộ, hay hơn, đẹp hơn, còn thực tập mỗi ngày mỗi tệ, không nên sám hối làm gì. Ban đầu có thể chưa quen vì càng đánh giá, cái sai càng lòi ra và thấy bản thân quá xấu xa, sinh tâm chán nản. Không ai bắt mình thay đổi nhanh chóng, từ từ thôi, nhưng phải thay đổi, bằng không mình sẽ đi thụt lùi, đi hoài, đi hoài, hằng hà sa số kiếp rồi vẫn cứ phải đi.

Một vấn đề cần xem xét kỹ là nhân quả thay đổi thế nào sau khi thực tập sám hối và làm mới. Nên nhớ sám hối không bao giờ tiêu trừ tội chướng, nó có tác dụng ngăn chặn các ham muốn tạo nghiệp tiếp theo mà thôi. Thực tập làm mới mới thực sự giúp chuyển hóa được tội, giảm thiểu nghiệp báo đã gây ra và tích trữ thêm nghiệp thiện làm thuận duyên cho sự tu tập. Một người đàn ông chuyên bắt giết mấy chú chim làm thịt ăn hay bán lấy tiền, sau đó hối hận, sám hối và hứa với lòng không làm như vậy nữa. Vẫn chưa đủ, việc ngưng sát hại chim chóc là điều tốt, ông ta cần phải cứu những chú chim bị bắt và lên tiếng bảo vệ sinh mạng động vật, lúc này ông có thể hy vọng chuyển hóa được nghiệp không thiện đã gây ra. Con người có mưu cầu về hạnh phúc và muốn hiểu hạnh phúc phải hiểu luật nhân quả, nhưng hiểu thôi chưa đủ, phải hành trì và thực tập nó. Thái tử Sĩ Đạt Ta trở thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì ngài đã trải qua không biết bao nhiêu số kiếp tu tập và nếu kể ra in thành sách, viết mực của khắp thế gian này cũng không đủ. Sự sám hối và làm mới của mình chưa bao giờ hoàn thiện, mới có chút xíu thôi nên hãy thực tập không ngừng nghỉ, không than vãn, không mệt mỏi. Hãy phát nguyện tu tập từ kiếp này sang kiếp khác cho đến khi đạt giải thoát hoàn toàn, chưa giải thoát là còn tội, còn tội thì còn phải sám hối, còn sám hối thì còn phải làm mới. Rất dễ, không có khó khăn gì, quay đầu là thấy ngay bờ giải thoát, chỉ tại mình thích bơi lội nên cứ ở biển cả triền miên. Biển cả có nhiều sóng to, gió lớn, chưa kể đến các loài cá dữ, bản thân cũng mỏi gối chồn chân. Kiếp này tu tập chưa được, kiếp sau nguyện gặp Phật Pháp tu tập tiếp. Có thực tập là mừng lắm rồi, chưa nói đến kết quả ra sao. Kết quả tốt đẹp thì còn gì bằng. Nhân quả không quên những người có tâm, có tâm ở đây là biết lo cho mình, biết yêu bản thân mình, biết chăm sóc cho thân tâm, biết hối hận, biết vùng dậy.

Người biết sám hối là người có nghị lực và biết làm mới là người có ý chí. Nói vậy để thấy nhiều người rất sợ sám hối vì họ thấy tội lỗi mình nhiều quá, đau khổ nhiều quá, đam mê nhiều quá hay tưởng tượng rằng mình hồi nào tới giờ rất trong sạch, làm gì có tội. Một số tội vô tình mình không biết nhưng dù vô tình hay cố tình, nó vẫn là tội. Đi trên đường, giẫm đạp không biết bao nhiêu côn trùng, ăn uống, đưa vào cơ thể biết bao sinh mạng, suy nghĩ, tán loạn cũng không ít… Đó là những điều tội nếu không thực tập quán niệm, sám hối, bản thân sẽ vô tâm, do vỗ béo mình mà hy sinh hằng hà sa số sinh mạng khác, vậy mình có đẹp đẽ gì đâu. Sám hối ba nghiệp và khi ba nghiệp thanh tịnh, mình đủ sức cúng dường cho các đức Phật. Ba nghiệp ở thân, ở miệng, ở ý. Thân này từng hành động sát sinh, từng tà dâm, từng trộm cướp nên sám hối để không làm những chuyện đó nữa, đồng thời thực tập và khuyến khích thực tập hành động cứu sinh, tôn trọng tiết hạnh và quyền tư hữu. Miệng này ăn đủ thứ món gây bệnh hại thân, nói lời chia rẽ, nói lời không đúng với sự thật, nói lời ác ngữ, nói lời ba hoa khoe khoang, nói lời ngạo mạn thêu dệt, nói lời căm thù bạo động nên sám hối để không nói như vậy nữa, đồng thời thực tập và khuyến khích thực tập ăn uống lành mạnh mang lại hoà bình cho thân tâm, nói lời hoà giải, nói lời sự thật, nói lời ái ngữ, nói lời khiêm cung, nói lời nhẹ nhàng từ ái tha thứ bao dung. Ý này suy nghĩ lung tung, bay trên mây lặn xuống biển sâu nên lúc nào cũng rong ruổi, lang thang, tuyệt vọng, buồn chán rồi dẫn cái thân và cái miệng đi vào thế giới ảo nên sám hối để không suy nghĩ như vậy nữa, đồng thời thực tập và khuyến khích thực tập suy nghĩ điều thiện, nhớ đến chánh pháp, nhắc nhở hạnh phúc và kêu gọi bình yên quay về. Người là người rất chân thật nên thực tập những điều vừa kể, chắc chắn không có khó khắn gì. Bay vào vũ trụ hay đi vào lòng biển sâu, người còn làm nổi, huống chi mấy bài thực tập dễ chịu này.

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Trong một cuốn sách, Andrew Mathiew đã nói như vậy. Thay đổi này không phải thay đổi cái bên ngoài mà thay đổi cái bên trong, thay đổi thái độ, thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi lối sống. Mình đang có nhiều điều kiện mầu nhiệm mà không biết, như đôi mắt còn sáng, đôi tay còn khỏe, đôi chân còn vững, trái tim còn đập, lá phổi còn tươi mới, cha mẹ còn sống, anh chị em đang có mặt đây, vậy sao mình không trân quý, còn đi tìm đi kiếm gì nữa. Những việc đau buồn đã qua hãy cho qua, không cần phải nhắc lại, vấn đề là tiếp tục sống, dĩ nhiên sống như thế nào cho đẹp, cho vui, cho hạnh phúc. Tu sĩ mà cứ tối ngày rầu rầu hay làm việc mà cứ bực bội đủ thứ thì nên xem lại cách tu hay cách làm việc. Mình kiếm tiền nhưng chẳng bao giờ thấy đủ thì xem lại cách tiêu tiền, vì sao với người khác thì đủ, với mình lại không. Có phải do mình. Sám hối để thấy mình tiêu tiền đúng chưa, tu đúng chưa, làm việc đúng chưa và điều chỉnh cho hợp lý. Thực tập sám hối chẳng qua là bài thực hành tự đánh giá, tự thay đổi vì muốn tiến bộ, mình phải thay đổi, khi thay đổi được, mọi thứ tự nhiên sẽ thay đổi.

[Mục lục] [Xem tiếp]
[Blog Minh Thạnh - Yahoo 360 plus]
[Sách - Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại]

http://sachminhthanh.wordpress.com/2009 ... i-ben-kia/

Đừng nghĩ đem huyết nhục phụng dưỡng mẹ là tận hiếu

Đã gửi: 18/02/10 02:35
gửi bởi laitutran247
182. Thư trả lời cư sĩ Ngọc Trưởng

Hình ảnh


Niệm Phật nên niệm nhỏ tiếng hoặc niệm thầm, chớ nên một mực dốc sức lớn tiếng niệm. Nếu không, ắt sẽ bị bệnh. Hãy nên lắng lòng tịnh niệm, đừng ham niệm gấp! Muốn hỏa tắt, mắt sáng thì đấy chính là pháp mầu nhiệm để hỏa tắt, mắt sáng! Ông quy y Phật - Pháp - Tăng Tam Bảo, muốn cầu thọ cho cha mẹ, hãy nên chí thành niệm Phật, hoặc niệm kinh Phật, há nên cầu Táo Vương (ông Táo), tụng Táo Vương Kinh? Vua bếp là thần, còn kém Ngọc Hoàng rất xa. Ngọc Hoàng còn kém La Hán rất xa, La Hán kém Phật rất xa. Ông đúng là một gã hồ đồ, chẳng niệm Phật hiệu để cầu thọ cho cha mẹ, lại niệm Táo Vương Kinh, thí tặng Táo Vương Kinh! Táo Vương Kinh là kinh do kẻ phàm tục ngụy tạo. Đệ tử Phật niệm thứ kinh ngụy tạo ấy chính là tà kiến, nhưng do ông thành tâm nên cũng chẳng thể nói là không có công đức, nhưng vẫn chỉ giống như một giọt sương. Công đức niệm Phật giống như sông to, biển cả. Ông không biết niệm Phật cũng đáng thương xót thay! Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ, từ nay vĩnh viễn không muốn ông gởi thư đến nữa. Gởi đến quyết chẳng trả lời, mong hãy sáng suốt suy xét. Một Bức Thư Trả Lời Khắp hãy xem xét kỹ, hành theo đó thì công đức lớn lắm!



183. Thư trả lời cư sĩ Phó Huệ Giang



Nhận được thư, thấy hình chụp của Ngọc sư (sư Ngọc Trụ), khôn ngăn nghĩ tới thuở xưa và hiện thời mà thương cảm! Quang già rồi, mục lực chẳng đủ. Bài tụng đã soạn ý nghĩa không châu đáo, nét chữ không ra lề lối gì, chỉ biểu lộ lòng Thành của tôi mà thôi. Từ nay không có chuyện gì quan trọng, đừng gởi thư tới. Người học Phật làm thầy thuốc, hễ gặp người bệnh nặng đều nên lấy chuyện tiêu trừ túc nghiệp làm chánh, dạy người bệnh ăn chay, niệm Phật và niệm Quán Âm. Nếu [do nghiệp nhân] đáng được lành bệnh, chắc chắn sẽ chóng lành. Nếu tuổi thọ hết, chắc chắn được chết tốt lành, chẳng đến nỗi mong sống không được, cầu chết không xong. Những điều khác đã nói tường tận trong Một Bức Thư Trả Lời Khắp.



184. Thư trả lời cư sĩ Dương Thận Dư



Thư nhận được đầy đủ, cảnh tượng khi cha ông lâm chung vẫn còn tốt. Hãy nên thường niệm Phật cho cụ, cầu cho cụ chưa được vãng sanh liền được vãng sanh, đã vãng sanh liền cao thăng phẩm sen. Còn như ông nhiều năm [cho đó là chuyện] hoang đường, chẳng sanh lòng tín niệm là do túc nghiệp của ông [gây ra]; mà cũng là do lúc ông còn bé, cha mẹ chẳng thật sự bỏ công giáo huấn ông về luân lý, nhân quả, [cho nên ông] “thường thường bậc trung” cũng không ra “thường thường bậc trung”, mà giỏi giang cũng không thành giỏi giang. Vì vậy, con người vui mừng vì có cha anh hiền đức. Nay ông may mắn biết sai, sửa lỗi, cũng là do thiện căn từ đời trước. Hãy nên chú trọng trọn hết bổn phận làm cha mẹ đối với con cái thì con cháu nối tiếp nhau đều là người hiền, không bị chìm đắm trong đường hiểm như thế nữa.

Ông nói đến chuyện “hễ lễ bái bèn có các thứ rung động và trong chốn tối tăm có đốm sáng xẹt ra”, đấy đều là vì ông căng thẳng tinh thần quá mức mà nên nỗi. Từ nay hễ lễ tụng chỉ chí thành khẩn thiết là được rồi, bất tất phải căng thẳng tinh thần. Tâm hãy nên tưởng hướng xuống phía dưới, hoặc tưởng ngồi trên tòa sen. Chỉ tưởng nơi hoa sen đang ngồi, trọn chẳng cần so đo thân mình có ở trên hoa sen hay không. Lâu ngày những tập khí hư phù ấy sẽ tiêu diệt không còn nữa! Có hiện tượng ấy phần nhiều là vì [cái tâm] bộp chộp, lao chao mà ra, còn chưa dụng công mà đã muốn mau được thành tựu! Kẻ chẳng biết tốt - xấu tưởng [những hiện tượng rung động, đốm sáng xẹt ra] là công phu [đắc lực], sẽ bị ma dựa phát cuồng. Nhưng đối với cảnh giới tốt cũng chẳng sanh lòng vui mừng, đối với cảnh giới xấu cũng không sanh lòng kinh sợ. Hễ kinh sợ thì tà ma bèn thừa dịp, hễ vui mừng ắt trước hết sẽ bị mất chánh niệm. Ông vẫn là loại tiểu tử khinh cuồng, [cho nên] ngày nay có tướng ấy. Nhắm mắt cũng là cái gốc gây ra bệnh! Từ nay chẳng những không nhìn chi khác mà cũng đừng nhắm mắt. Bình thường niệm Phật quyết chớ nên niệm quá gấp gáp. Hễ gấp sẽ bị tổn khí. Hễ tổn khí chắc sẽ có chấn động. Cũng đừng niệm quá rề rà, quá rề rà chẳng tiếp hơi được, cũng dẫn đến tổn khí.

Phẩm [Phổ Hiền] Hạnh Nguyện, phẩm Phổ Môn, kinh Kim Cang đều nên thọ trì. Hoặc mỗi ngày trì mỗi thứ một biến, hoặc hằng ngày chỉ trì một loại, luân phiên trì tụng. Học chú Lăng Nghiêm hay không đều tùy ý. Cần nên biết: Bất luận tụng kinh hay trì chú đều phải lấy cung kính chí thành làm gốc, đều phải hồi hướng Tây Phương cho khắp bốn ân ba cõi pháp giới chúng sanh thì lợi ích lớn lắm. Như kẻ vô tri trong thế gian chuyện gì cũng vì mình thì lợi ích sẽ thuận theo tâm lực mà hèn kém. Ví như một ngọn đèn đem thắp cho trăm ngàn ngọn đèn khác, ánh sáng của ngọn đèn ấy trọn chẳng bị tổn giảm. Nếu chẳng thắp cho ngọn đèn khác, ánh sáng của nó cũng chẳng tăng mạnh hơn và sáng lâu hơn được! Khi hồi hướng hãy nên biết đến ý này. Chẳng những vì cha mẹ, ân nhân của chính mình mà [hồi hướng] như thế, ngay cả đối với oán gia cũng [hồi hướng] như thế thì mới có thể trên khế hợp với tâm Phật, dưới kết các duyên, giải các oán thù.

Mẹ ông có ăn chay được hay không? Đừng nghĩ đem huyết nhục phụng dưỡng mẹ là tận hiếu. Cắt đùi người khác để thể hiện lòng hiếu, đấy là đại nghịch, huống là giết hại ư? Chính mình cũng nên kiêng giết, ăn chay. Nếu nói “ở trong giới buôn bán, mọi chuyện chẳng tiện” thì đấy là vì miệng bụng chưa quên được [cảm giác thỏa thích khi ăn thịt]. Nếu chẳng mong mỏi vị ngon thì rau xanh, dưa muối một hai thứ, chẳng lẽ người ta không bằng lòng xếp dọn cho ông ư?

Nói đến chuyện vọng ngữ thì chẳng được coi hệt như nhau. Nếu chuyện không quan trọng khẩn yếu thì vẫn chưa phạm lỗi lớn; chứ nếu là chuyện quan trọng khiến người khác bị hỏng việc thì quyết chẳng thể [nói dối]. Chuyện nặng đã không nên làm, cớ sao đối với chuyện nhẹ lại đặc biệt làm? Do vậy biết rằng: Gọi là “vọng” vì hoàn toàn xuất phát từ vọng tâm.

Ông muốn quy y, nay đặt pháp danh cho ông là Tông Thận. “Thận” tức là giữ gìn, nuôi dưỡng tấm lòng phản tỉnh, quán sát, khắc chế ý niệm. Xưa kia do mất niệm nên thành cuồng, nay há chẳng thể khắc chế ý niệm để thành thánh ư? Tâm thể của thánh hay cuồng vốn tương đồng, nhưng tâm tướng, tâm dụng của thánh và cuồng khác biệt vời vợi như trời với đất. Cho nên nói: “Thánh mất niệm thành cuồng, cuồng khắc chế được ý niệm bèn thành thánh”. Mạnh Tử nói: “Nhân giai khả dĩ vi Nghiêu - Thuấn; dĩ Nghiêu - Thuấn chi sở dĩ vi Nghiêu - Thuấn, hiếu đễ nhi dĩ” (Ai cũng có thể là Nghiêu Thuấn. Sở dĩ Nghiêu - Thuấn có thể trở thành Nghiêu - Thuấn chỉ vì hiếu đễ mà thôi!) Phật dạy: “Nhất thiết chúng sanh giai đương tác Phật” (hết thảy chúng sanh đều sẽ thành Phật). Ví như một trang giấy trắng, vẽ hình Như Lai thì chính là Như Lai, vẽ hình kẻ ăn mày thì là ăn mày! Hãy nên thận trọng từ lúc ban đầu sẽ chẳng đến nỗi trên là cô phụ sự giáo hóa của Phật, dưới chẳng phụ bạc tánh linh của chính mình.

Cõi đời gần đây nguy hiểm muôn phần, hãy nên khuyên người nhà niệm Phật và niệm Quán Âm để làm kế dự phòng. Đối với mẹ ông, hãy nên cực lực khuyên cụ chuyên tu Tịnh nghiệp, cầu sanh Tây Phương. Quang già rồi, tinh thần chẳng đủ, chớ nên thường gởi thư đến. Thường đọc Văn Sao, Gia Ngôn Lục thì chẳng cần phải viết thư xin khai thị. Nhưng đấy là ước theo chuyện tu Tịnh Độ mà nói; nếu không giết chết cái tâm vọng tưởng, cứ muốn làm một vị đại thông gia, mong ở trước mặt người khác tuyên nói, phô diễn trí thức của chính mình thì chuyên theo một vị pháp sư chắc vẫn chưa thể mãn ý, huống là mấy cuốn sách ấy ư? Trộm sợ rằng ông không thể làm một vị đại thông gia được, mà sự tu trì của ngu phu ngu phụ cũng bỏ luôn thì kết quả chẳng thể nào tưởng tượng nổi đâu! Xin hãy rất cẩn thận!

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien6.htm

Quang suốt một đời chẳng khen xằng người khác

Đã gửi: 18/02/10 03:12
gửi bởi laitutran247
185. Thư trả lời hai vị cư sĩ Liễu Phàm và Dã Công


Hình ảnh


Thư và truyện sư Ngọc Trụ đều nhận được cả. Truyện ấy văn từ tường thuật sự việc quá rườm rà, nhưng cũng không trở ngại gì. Chỉ có Thiên Lãng và ma vương ngoại đạo sáng lập ra thuyết Lục Bộ Thiền[19], [hai ông] đưa kẻ ấy vào trong truyện thì chắc là kẻ hiểu biết sẽ tưởng thuyết “Lục Bộ Thiền” là cao diệu. Gã ấy còn chưa biết đến hơi hướng nhà Thiền! Nếu biết, sao đã tham thấu triệt [bộ sách] thứ nhất rồi lại cần phải [tham thấu bộ sách] thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cho tới bộ thứ sáu[20] ư?

Đoạn văn ngầm [so sánh sư Ngọc Trụ] với ngài Trí Giả và đoạn văn so sánh rõ ràng [ngài Ngọc Trụ chẳng kém] ngài Vĩnh Minh chính là đem phàm lạm thánh, tội ấy chẳng nhỏ! Quang sợ kẻ vô tri ai nấy đều bắt chước theo thì Phật pháp sẽ do đấy mà bị diệt, chẳng thể không nói rõ với các ông. Quang suốt một đời chẳng khen xằng người khác, mà cũng hết sức ghét kẻ khác khen ngợi tôi bừa bãi! Các ông do khen ngợi thầy Ngọc Trụ mà nói như vậy chính là bày trò cho kẻ học Phật làm chuyện dối trá, chẳng thể không cẩn thận ư? Báo ân thầy Ngọc Trụ kiểu ấy, nếu thầy Ngọc Trụ biết được, chắc sẽ đau đớn khóc lóc!

Quang đã bảy mươi chín tuổi rồi, hai mươi bữa nữa sẽ tròn tám mươi, hoặc là chết trong năm nay, hoặc phải chịu tội mấy năm nữa! Quang chết rồi chỉ mong các ông sốt sắng dùng pháp môn Tịnh Độ để tự lợi, lợi tha. Nếu lo viết tiểu sử tán dương, soạn văn phúng điếu cho Quang đưa tặng khắp xa - gần thì chính là oán gia của Quang. Quang một đời chẳng nhận tiếng khen rỗng tuếch của người khác, bởi chết rồi sẽ chẳng biết đến tiếng khen xuông nữa; [làm như thế] chính là [mang lòng] lừa dối. Quang chỉ mong từ phụ A Di Đà chịu rủ lòng thương xót, ngoài ra chẳng muốn nghe chuyện gì khác!



186. Thư trả lời cư sĩ Hùng Hách



Hằng ngày niệm Phật, cầu Phật tiếp dẫn người đời trước đã khuất được vãng sanh là đủ rồi, cần gì phải đặt pháp danh? [Về chuyện thọ] Ngũ Giới, hãy nên dựa theo cách đã nói trong bức thư gởi cho bà Từ Phước Hiền nơi cuốn một bộ Văn Sao: Ở trước đức Phật lễ bái, tự thệ thọ giới. Theo Luật, [cư sĩ chỉ được phép] đắp loại y năm miếng thẳng, gọi là Mạn Y[21], không có những sọc ngang một dài một ngắn. Người đời nay phần nhiều chẳng đúng pháp, hoặc đắp y năm điều một dài một ngắn, hoặc đắp y bảy điều hai dài một ngắn, đều là trái luật. Ngay cả với Mạn Y đúng pháp, người tại gia cũng chỉ nên đắp khi lễ bái, trì tụng, kính lễ Tam Bảo, chớ nên thường đắp. Y năm điều của người xuất gia trước kia khá ngắn hẹp, giống như một cái khăn bông lớn thường chẳng rời thân, vì thế gọi là Vụ Y (y mặc để làm lụng). Nay thì y năm điều và y bảy điều to rộng như nhau, khi làm việc cũng chẳng thể đắp. Đấy chính là sự khác biệt giữa chế định xưa và nay vậy.

Hiện thời, bất luận là ai đều nên chuyên tu Tịnh nghiệp, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Gần đây do chiến sự dữ dội, càng nên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho nhiều. Nay tôi gởi kèm thêm một tờ Khuyến Niệm Quán Âm Văn, mong hãy nói với hết thảy mọi người. Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều không đủ, lại còn hằng ngày niệm Phật, niệm Quán Âm và chú Đại Bi để cầu chúc cho quốc dân, cầu siêu cho những người đã khuất nên không rảnh rỗi để nói nhiều.

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien6.htm