Vòng Vô Minh

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

sotam26 đã viết:Kính!
Cảm ơn h/h dày công diễn nói !
Nay có một vấn nạn !
_ Khi thấy một " người bị nạn " !
* Nếu là thân với mình : thì rất buồn Khổ !? và tìm mọi cách giúp đỡ có khi còn hy sinh cả thân mình !?
* Nếu là Quen : thì xót xa thương cảm .v.v.
* Nếu là Xa lạ, Không quen biết : có khi chỉ là cái " chép miệng" !?.
Tất cả " sự kiện " này là do : Tâm Phan Duyên ! mà có " sinh" !? và dẫn chúng sinh vào Sanh _ Tử !?
Vậy : Ngoài cái Tâm phan duyên ấy ! còn cái " Chân Tâm " có thể diễn nói được Không !?
Kính chư hiền tham gia giải nghi !
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam Mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Làm sao nói được, diễn nói chỉ là phương tiện giúp hành nhân nhận ra nó nơi chính mình, không ở trong ngôn từ.

Thấy người thân chết thì đau buồn vì tình thân.
Thấy người xa lạ chết thì cho là âu là số đã hết.
Tới lượt bản thân ta chết thì sao? Tu học bao nhiêu năm đến đây đánh giá được rồi. Biết bao nhiêu người giảng đạo hay lắm nhưng đến lượt bản thân phải chết thì nhiều người lại dao động lo rầu. Cho nên phải ráng tu để chết mà không tái sanh.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính mọi người 1 ly trà [smile]:

Tập khí của con người .. nếu nói nhiều loại thì nhiều .. nhưng tựu chung chỉ phân thành ba nhóm chính ... đó chính là TAM GIỚI: tập khí cõi Dục, tập khí cõi Sắc Giới và tập khí Cõi Vô Sắc Giới ...



ở mỗi CÕI của TAM GIỚI --> thì nền tảng thiết lập BẢN NGÃ ... thiết lập TÂM TƯỚNG khác nhau ...

i. ở Cõi Dục thì là: mỗi khi có bất cứ vấn đề gì .. thì vẫn chỉ là TÔI .. làm ra chính tôi an vui

ii. ơ cõi SẮC GIỚI: như là nhập các cõi thiền sắc giới .. thì là các nguyên tắc điều hành tâm .. là sự "CHUYỂN DỊCH" "HOẠT ĐỘNG" của các "loại thân sắc" khác nhau ... để đạt được an vui ... theo các nguyên tắc chung ... như là "LY --> SANH -->
HỶ LẠC ĐỊNH --> làm ra cái tôi yên vui

*** nếu chúng ta để ý kỹ 1 tí .. các "loại thân sắc" này ... khác với những "CÁI TÔI" 1 tí [smile] ... và nó "BỚT" đi những cái tôi 1 tí .. bởi vì "THÂN SẮC" .. nó có đặc tính bao gồm, nguồn gốc .. trước khi có những CÁI TÔI ..

iii. ở cõi VÔ SẮC GIỚI: thì là các "KHÔNG TƯỚNG" = "VÔ SANH TƯỚNG" ... "THƯỜNG TƯỚNG" ... làm nền tảng làm ra cái tôi yên vui [smile]

và những "THƯỜNG TƯỚNG" đó .. là cái "THÂN KHÔNG" dùng đó để sinh ra hiện tượng vạn pháp

** nếu chúng ta để ý KỸ [smile] --> thì những "THÂN TƯỚNG" này .. nó nằm ở vị trí nguồn gốc hơn .. trước khi có những cái tôi "ĐƯỢC SANH RA" hơn ... thí dụ điển hình như là những món vô sanh = đều là TÂM "HOÀN KHÔNG" .. TÂM KHÔNG hết ..


Cũng vì lý do đó .. đức Phật nói nếu gặp đệ tử đáng huấn luyện thì có tuần tự: như trình bày trong kinh Sa Môn Quả ..

i. lúc đầu ở trong Dục Giới .. TẬP KHÍ quá sâu dầy --> .. nên chỉ dạy học GIỚI HẠNH ...[smile]

ii. sau khi đó .. thì mới tới PHẠM HẠNH .. tới đây đã nhập các cõi THIỀN SẮC GIỚI .. và đương nhiên ... PHẠM [smile] có nghĩa là = ở bậc nền tảng cao hơn .. nên chữ "PHẠM" đồng với chữ "CHA" = "NGUÒN GỐC" = nền tảng ..

cho nên .. nền tảng PHÁT TÂM .. LẬP TÂM .. LUẬN NGÃ .. cũng đã khác hơn .. ... cho nên các CÕI TRỜI SẮC GIỚI .. cũng có nói tới chữ "PHẠM" hơi nhiều [smile] ... ngay cả tên gọi của các cõi đó .. [smile]

*** tui thích ý nghĩa chữ PHẠM này nhiều .. bởi vì nó là "NHỮNG PHẨM TÍNH" đặc biệt của "THÂN NHƯ LAI" ... mà vì lý do đó, không có cái "thân TÔI" .. vì đó là ở vị trí nguồn gốc .. cho nên .. tui thường nghĩ chữ "PHẠM" như là chữ "CHA" .. "NGUỒN GỐC" ... như gốc cây là cha sinh ra ngọn .. là cây lá cành ... [smile]


iii. cao hơn nữa .. thì đã cởi bỏ được tập khí .. để đi vào CÕI VÔ SẮC GIỚI .. tới cõi này .. TÂM đã bắt đầu đi vào chỗ "HOÀN NGUYÊN" ... VÔ SANH [smile]

và bước đầu .. là KHÔNG VÔ BIÊN XỨ [smile]

Kinh Thủ Lăng Nghiêm do HT Thích Duy Lực giảng giải có liệt kê các món vô sanh của Tâm bao gồm: bốn khoa bảy đại [smile]

lên tới các cõi này .. khác với CÕI SẮC GIỚI = còn có hình tướng của các TÂM TƯỚNG .. thì cõi này ... TÂM TƯỚNG đã HOÀN KHÔNG .. không còn hình tướng ..dần đần mất hình tướng của tâm tướng .. cho nên .. ở cõi này ... chữ "PHẠM" bắt đầu hoá thành chữ "KHÔNG" ... tức là hiện tượng .. NHẬP DÒNG THÁNH ĐẠO đã xảy ra [smile]

vì lý do đó .. trong các kinh NGUYÊN THUỶ .. hay kinh Phật .. chúng ta thường thấy ở điểm giác ngộ hay có 1 câu nói:

SANH ĐÃ TẬN --> [/b] PHAM hạnh[/b] --> đã thành

** cho nên .. chữ "PHẠM" ở đây . nói đúng nghĩa hơn .. là chỗ CHUYỂN VÒNG PHÁP GIỚI ... đi tới nền tảng cao hơn ... [smile] ... và chữ "PHẠM HẠNH" đã thành là do có sự thành thục trong việc sử dụng những thân "SẮC" và THÂN "KHÔNG" .. dẫn tới sự "CHUYỂN HÓA THÂN MẠNG" xảy ra [smile] ---> KIẾN TÁNH [/b ]--> TẠI ... DỤNG [smile]


Ở trong Kinh Đại Niết Bàn, quyến 34 ... có nói tới THÂN NHƯ LAI:

“Thiện nam tử! Trong kinh ta dạy rằng:

‘Thân Như Lai có hai loại,

- một là thân được sanh ra,

- hai là Pháp thân.

“Nói thân được sanh ra tức là thân phương tiện ứng hóa. Thân này có thể nói là có sanh, già, bệnh, chết, cao, thấp, đen, trắng; có cái này, cái kia; có học hỏi, có vô học. Có những đệ tử của ta nghe nói như vậy, không hiểu được ý ta, liền bảo: ‘Như Lai nói chắc rằng thân Phật là pháp hữu vi.’

“Còn Pháp thân là thường, lạc, ngã, tịnh, vĩnh viễn lìa khỏi mọi điều sanh, già, bệnh, chết; chẳng phải trắng, chẳng phải đen; chẳng phải cao, chẳng phải thấp; chẳng phải cái này, chẳng phải cái kia; chẳng phải học hỏi, chẳng phải vô học. Dù Phật có ra đời hay không, thân ấy vẫn là thường trụ không lay động, không có sự biến đổi.



Cho nên ở trong vòng VÔ MINH:

- người ta không biết "THÂN" được sinh ra .. là sinh ra từ đâu ? .. bao gồm những gì ? .. sanh ra làm sao ? .. hoạt động thế nào thì sinh ra ? .. thọ ra sao ? .. tưởng ra sao ? .. xúc bao lâu ? .. và cuối cùng --> SANH RA TỪ KHI NÀO ...


và cho nên .. BIẾT RÕ "NGUỒN GỐC VÔ MINH" .. thì đương nhiên là phải trả lời được những câu hỏi trên [smile] .. và đương nhiên là biết rõ nguồn gốc của "SANH" ... và các điều kiện cho cái SANH đó xảy ra .. --> vì không lầm "CÁC BỘ NHÂN QUẢ"


cái THÂN được sinh ra ... thì chúng ta ai cũng cảm nhận được .. cũng tả được là nó muốn gì .. nó là tôi .. tôi muốn gì .. tôi thích gì .. tui hỏng thích gì ...


còn cái THÂN NHƯ LAI ... thì cái loại thân này ... có thể nói .. là PHẬT ĐẠO bắt đầu từ "SẮC GIỚI" .. rùi mới đi sâu hơn vào "VÔ SẮC GIỚI" ..

thì nói thiệt: những cái THÂN NÀY ... ít có người sử dụng .. họ không rõ ý nghĩa ý của danh từ .. phương pháp .. cái thân này bao gồm gì ? .. có thể hoạt động ra sao ? .. và phạm trù hoạt động là gì ?


KLL


phi ngã
Bài viết: 29
Ngày: 27/03/14 05:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi phi ngã »

tangbong
Sửa lần cuối bởi phi ngã vào ngày 27/10/19 00:59 với 1 lần sửa.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn 1 ly trà [smile]:

như đã trình bày trong sơ đồ thập nhị nhân duyên

https://thuvienhoasen.org/a9301/09-thap-nhi-nhan-duyen

Nhân của Vô Minh = là Ái, Thủ Hữu ... bởi vì Ái Thủ Hữu rộng lớn mà Vô Minh rộng lớn ..chứ không phải là không có thể cụ thể và không có thể hiểu [smile]

Thêm vào đó .. không có hết vô minh vì ÁI THỦ HỮU không có chấm dứt ... nhưng không bị VÔ MINH làm điên đảo vọng tưởng bởi vì nắm giữ THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG, những đặc tính mẫu số hoạt động vận hành của tâm chung ở SẮC GIỚI và VÔ SẮC GIỚI [smile]

cho nên ... vô minh không phải là một lời nói, mà đúng hơn phải là một môn học bởi vì ÁI THỦ HỮU rất là rộng ... SẮC GIỚI cũng hông nhỏ, và Vô Sắc Giới ... ở tại gốc trong cùng sâu xa hơn thì lại càng rộng lớn hơn [smile]

KLL


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính!
h/h KLL thân mến!
Hôm nay đọc lại thấy hơi hiểu hiểu !
nên lại có nghi tình !
Xin hỏi:
Chúng Sinh trong cõi Vô Sắc ! có thể xuống cõi Sắc !?
Chúng sinh trong cõi Sắc ! có thể rong chơi ở cõi Dục !?
Trong Kinh hay có luận nào nói về " sự kiện" này !?
(" rong chơi" Không phải do nghiệp chuyển !)
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn 1 ly trà [smile]

Vấn đề này không khó .. [smile]

i. Các Hành Xứ

Kinh Trung Bộ, đức Phật miêu tả "sự tái sinh" trở lại .. có nghĩa là sự luân hồi của các tâm sanh diệt ... --> trở lại các HÀNH XỨ [smile]

Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.

Vị ấy nghĩ như sau:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.

Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình --> đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


II. Đối chiếu Kinh Điển về Các Hành Xứ ... hay nói đúng hơn là các TRÚ XỨ của Thức [smile]

a. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ:

" Mong rằng, --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Bà-la-môn... hay trong đại gia tộc cư sĩ!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷkheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy --> đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.

Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình --> đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.



b. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Bốn Ðại Thiên vương có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở cõi trời Tứ thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy.

--> Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập --> đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


như vậy .. chúng ta nhìn thấy rõ .. những HÀNH XỨ ĐÓ .. tuy là "TÂM SANH DIỆT" .. nhưng vẫn có người ta nghĩ:

- đó là CHƠN ĐỊA .. CHƠN XỨ [smile]

--> mặc dù chúng không phải là CHƠN ĐỊA .. CHƠN XỨ .. là "ĐẤT VÔ SINH" = không sinh không diệt [smile]


iii. Các Pháp ... và các Hành Xứ ....

Hiện tượng vạn pháp .. chính là các hành xứ .. bởi vì trong từng pháp .. đều có đủ "THẬP NHƯ THỊ"

- pháp nó thế này .. tướng nó thế này .. nó sinh thế này .. lực nó thế này .. thể nó thế này .. tác nó thế này .. nhân nó thế này .. và từ đầu tới cuối của nó như vậy [kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện]

"thập như thị" là 10 đặc tính của từng pháp .. dù là vạn pháp .. thì mỗi pháp đó .. đều có THẬP NHƯ THỊ như vậy .. và đó là phương pháp phát triển "TUỆ NHÃN" và "PHẬT NHÃN" của BỒ TÁT THỪA [smile]

Như vậy ... hiện tượng vạn pháp ... mỗi pháp cần được quán sát như là 1 TỔNG THỂ bao gồm bốn thực tại tuyệt đối [gọi là thực tại tuyệt đối .. là bởi vì .. pháp nào .. dù là pháp ở thời nào .. cũng đầy đủ bốn thực tại đó tồn tại]

bốn thực tại đó bao gồm: SẮC (28 sắc pháp) ... TÂM ... TÂM SỞ .. và NIẾT BÀN [smile]


Ở CÕI VÔ SẮC .. đương nhiên .. là đã có sự phát triển của "PHÁP NHÃN" và "TUỆ NHÃN" .. thấy "CHƠN VỌNG" của từng pháp .. thấy THANH TỊNH của TỪNG PHÁP

và đương nhiên ... đã có sự an trú ở các "HÀNH XỨ" thuộc về SẮC ... các HÀNH XỨ "thuộc TÂM - DANH" ... cho nên Kinh cũng có chép rằng:

TỲ KHEO .. đệ tử của PHẬT .. có nhiều "HÀNH XỨ" để mà an trú ... [smile] ... chứ người bình thường hỏng tu tâm thì không thấy những hành xứ như vậy [smile]


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)..., chư Thiên Yama (Dạ-ma)..., chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)..., chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)..., chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ.

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha Hóa Tự Tại Thiên!"

--> Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy .

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thuấn nhuần, biến mãn
các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm
nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy.

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe:

"Hai ngàn Phạm thiên giới... ba ngàn Phạm thiên.. bốn ngàn Phạm thiên... năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm năm trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn các trái ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, năm ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn năm ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy".

Vị ấynghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta sẽ được sanh cọng trú với năm ngàn Phạm thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy.... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Mười ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷkheo, mười ngàn Phạm thiên giới thấm nhuần biến mãn mười ngàn thế giới. Vị ấy sống thấm nhuần biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, đặt trên một tấm nàm màu lạt, sẽ chiếu sáng, sáng chói; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, mười ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn mười ngàn thế giới ấy.

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với mười ngàn Phạm thiên!"

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.

Vị ấy được nghe: "Trăm ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Này các Tỷkheo, trăm ngàn Phạm thiên, sống thấm nhuần, biến mãn trăm ngàn thế giới... Vị ấy cũng thấm nhuần,biến mãn các chúng sanh được sanh lên các thế giới ấy. Ví như một đồ trang sức làm bằng vàng ròng (jambonada), được khéo tôi luyện trong lò của một thợ vàng thiện xảo, nếu được đặt trên một tấm màn màu lạt sẽ chiếu sáng, rực sáng, chói sáng; cũng vậy này các Tỷ-kheo, trăm ngàn Phạm thiên an trú thấm nhuần biến mãn trăm ngàn thế giới...

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> ta được sanh cọng trú với trăm ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ
mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng ... "... đưa đến tái sanh tại chỗ ấy. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy
được nghe: "Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng... " -->... , đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên
có thọ mạng lâu dài có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng --> sau khi thân hoại mạng chung --> chung, ta được sanh cọng trú với chư A-ca-ni-sa-thiên".

Vị ấy chuyên định tâm ấy... đưa đến tái sanh tại
chỗ ấy.



Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc
thọ".

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng... "... , đưa đến tái sanh chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng
phi phi tưởng xứ có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ"

Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng ... " --> ... , đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ:

"Mong rằng, --> với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu.

Này các Tỷkheo, Tỷ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào.


KLL


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Kính bạn 1 ly trả [smile]

- như đã nhìn thấy các "HÀNH XỨ" ở trên .. mỗi 1 HÀNH XỨ có chứa rất nhiều chúng sinh .. cộng trú ở trong đó ... và những chúng sinh này đều có chung 1 đặc tính:

SỞ HÀNH

- có nghĩa là nghĩ như vậy là lạc, là thọ .. là muốn an trú ở đó

- là hành .. là pháp hành .. để tới những chỗ đó .. để an trú và lạc trú

cho dùng HÀNH XỨ đó có thể là ở CÕI SẮC GIỚI, CÕI VÔ SẮC GIỚI ... đương nhiên .. người đã đi tới những "VÔ SẮC GIỚI" hành xứ rùi .. thì cũng có thể "có khả năng" đi trở lại những "SẮC GIỚI" HÀNH XỨ .. do họ đã biết rõ phương pháp và cách thực hành ...

cũng vì lý do đó .. TÂM SỞ .. cũng là 1 THỰC TẠI cần phải quan sát .. vì đó là nguồn gốc của TAM GIỚI .. Duy Thức có 1 bài tụng:

tam tánh tam lượng thông tam cảnh

tam giới luân thời --> dị khả tri [có thể biết .... smile]

tương ưng TÂM SỞ --> ngũ thập nhất [51 tâm sở]

thiện ác lâm thời biệt phối chi

trong 51 tâm sở .. ngoại trừ THỌ và TƯỞNG .. còn lại đều là "HÀNH UẨN" ... cho nên ... SỞ HÀNH ... các HÀNH XỨ .. phần lớn là ở các TÂM SỞ ...và vì lý do đó .. đó cũng là 1 THỰC TẠI [smile]


đoạn kinh Trung Bộ đó .. nói tới XỨ cuối cùng .. xứ đó .. không có SỞ HÀNH ... VÔ SỞ HÀNH ... tức là "PHẬT XỨ" cũng tức là NIẾT BÀN [smile]

do nhìn thấy "CÁC HÀNH XỨ" ... đều chưa phải là rốt ráo .. thấp thì khổ nhiều .. cao thì khổ ít .. nhưng cũng đều chịu đủ ba đặc tính của Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Khổ và Vô Ngã ... và 1 hệ quả .. là CHƯ HÀNH là khổ [smile]

cho nên .. "VÔ SỞ HÀNH" .. "VÔ SỞ TRỤ" .. là 1 TRÚ XỨ .. đó là "TÂM VÔ SỞ TRỤ" = cũng tức là KỲ TÂM .. là ĐẠI BI TÂM .. và cũng là "PHẬT TÂM"


KLL


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Vòng Vô Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

kính bạn 1 ly trà [smile]

cái này phần cuối nghen .. nhưng cũng là chỗ quan trọng .. bạn coi hiểu rõ cách thực hành rồi [smile]

- như 1 bản đồ chi chít những ngõ ngách .. hành xứ, trú xứ .. các xứ đều ở trong bản đồ ấy [smile]

và đương nhiên [smile] --> CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐƯỢC TÂM NGƯỜI [smile] ... [đây cũng là phương pháp Bồ Tát Vipassi đã thực hành, tức là phương pháp của Phật Tỳ Bà Thy, tên của ông được nhắc tới nhiều lần .. chắc cỡ vài trăm lần trong Kinh Nguyên Thủy, và cũng là vị phật đầu tiên trong 7 vị phật quá khứ, vị cuối cùng là Thích Ca]

cho nên .. vấn đề TÂM THỨC ... thực hành là chỗ này [smile]. ... đây là chỗ "LỚN" và RỘNG MÊNH MÔNG

HÀNH UẨN : lấy các TÂM SỞ còn lại là 49 tâm sở

mỗi 1 HÀNH XỨ ... là 1 nơi an trú, là 1 trú xứ .. ở trong đó có 1 sinh mạng do dòng chuyển biến của DUYÊN KHỞI (TỰ TÁNH) từ đó làm ra 1 không gian 1 thời gian mà trong đó .. có có đủ các TÂM HÀNH: THỌ, TƯỞNG, và CÁC TÂM SỞ

và mỗi xứ như vậy ... bồ Tát Vipassi hay là Phật Tỳ Bà Thi [smile] --> ổng quan sát nhìn thấy rõ "TỪNG HÀNH XỨ" như vậy

--> sự dính mắc ở trong từng hành xứ, không thoát ra được --> là NHÂN CỦA VÔ MINH --> là ÁI THỦ HỮU
riêng biệt của từng hành xứ (là THẬP NHƯ THỊ của từng hành xứ)



Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Con Chim Ưng, đức Phật nói "nguồn gốc của các HÀNH XỨ" cũng có thể quan sát từ "THÂN, THỌ, TÂM PHÁP" .. nhưng nói chung chung, không cụ thể, ít có ai hiểu sâu xa như vậy ...

- Cha Mẹ của các HÀNH XỨ là --> THÂN, THỌ, TÂM PHÁP [smile]


À .. còn 1 điểm cần chú ý nữa: THIỀN là "TƯ DUY" - ở vị trí TĨNH LẶNG ... cho nên đòi hỏi chúng ta phải

"ĐẶT MÌNH" ra khỏi BẢN THÂN bằng 1 trong 2 cách :

i. .. đặt mình ở ngoài TRÚ XỨ thì hay nhất ... để mà quan sát

ii. còn không .. thì đứng ở vị trí: "khi 1 HÀNH XỨ" bị hiện tượng sanh diệt .. tự mình thấy "CÁC HÀNH XỨ khác" .. và sự hình thành và sinh diệt của từng hành xứ, các hành xứ

Quán sát từng hành xứ một với: KHỔ, VÔ THƯỜNG và VÔ NGÃ .. sự xuất hiện của các hành xứ .. tại sao chúng hình thành, để ở đâu .. và khi chúng xuất hiện .. do nhân gì mà được kéo ra ... hiện hành [smile]

như vậy ... chỉ cần 1 thời gian .. "PHÁP NHÃN" và "TUỆ NHÃN" sẽ được tăng trưởng

- PHÁP NHÃN --> dùng để thấy sự thanh tịnh của từng pháp

- TUỆ NHÃN --> để thấy CHƠN VỌNG của từng pháp [smile]


khi quán sát, nhìn rõ tổng thể của 1 SINH MẠNG bao gồm 28 sắc pháp theo Vi Diệu Pháp cũng là điều lợi ích [smile]

i. Sắc Nghiệp: bao gồm 17 sắc pháp bao gồm Đoàn Bất Ly (sắc tứ đại, sắc cảnh sắc, sắc cảnh mùi, sắc cảnh vị, sắc vật thực)

ii. Tâm 13 sắc: 3 sắc đặc biệt, 2 sắc tiêu biểu và đoàn bất ly

iii. Âm Dương/Sanh Tử: 12 sắc bao gồm đoàn bất ly, 3 sắc đặc biệt và sắc thinh .... (tâm này tồn tại khi SANH TỬ NHỊ KHÍ xuất hiện)

iv. Vật Thực: 11 sắc gồm đoàn bất ly và 3 sắc đặc biệt


Nhìn rõ được "BẢN ĐỒ" chi chít những lối đi như vậy .. có thể quan sát được từ đầu từng pháp một .. từng hành xứ và từng trú xứ của thức như vậy .. sự sanh diệt .. toàn bộ sướng khổ ,,, thành trụ hoại diệt, hoạt động và đặc tính ... [smile]

--> chắc hiểu rõ rùi .. thì cũng .. là 1 thời gian hơi dài [smile]

:lol: :lol:


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách