Biết rằng con người có thật đức thì trời sẽ báo đáp lạ lùng

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Biết rằng con người có thật đức thì trời sẽ báo đáp lạ lùng

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

75. Thư trả lời cư sĩ Phan Đối Phù (thư thứ ba)



Nhận được thư khôn ngăn cảm thán. Các hạ dùng đức dầy đối xử rất hậu với người khác, nên bọn tàn binh[46] thổ phỉ cũng bảo nhau đừng khuấy nhiễu. Nếu không có chuyện thật sự khiến cho người khác cảm động thì làm sao đạt được như thế? Đối với người dân, cái ăn quan trọng nhất, rộng rãi với dân ắt trời ban phước cho. Bọn tàn binh thổ phỉ ấy nào có tâm đạo nghĩa, nhưng do thiên địa, quỷ thần gia bị, khiến cho chúng nó giữ đạo nghĩa. Từng thấy trong bản chú giải Âm Chất Văn có ghi một câu chuyện chứng minh hơi giống như chuyện cả các hạ, nay sao lại để trình lên cho ông xem.

Năm Tân Tỵ (1761) đời Càn Long, vỡ đê Hoàng Hà ở tỉnh Dự (Hà Nam), khắp mặt đất nước sâu hơn một trượng, lều tranh của dân gian bị nhận chìm mất nửa. Ở huyện Trần Lưu có người họ Tào, căn nhà đang ở bị lũ nhấn chìm đã ba ngày đêm rồi, [ai nấy] đều nói là không còn lẽ sống nào nữa! Đến khi nước rút, tường nhà vẫn chưa sụp đổ, mà người trong nhà cũng an nhiên vô sự! Mọi người hỏi thì cho biết: “Sáng ra chỉ thấy sương mù dày kịt, chẳng thấy mặt trời. Thoạt đầu chẳng biết là đang ở trong nước”. Quan địa phương thấy lạ, hỏi người ấy có làm điều lành nào hay chăng, ông ta cho biết mỗi năm gặt hái xong, ngoài phần chừa lại để đủ chi dùng cho cơm áo ra, còn bao nhiêu đều dùng hết để giúp đỡ những người nghèo thiếu lối xóm, cho đến nay chưa hề thiếu sót một chút nào. Đã thực hiện được như vậy năm đời, hơn một trăm năm! Quan Hiến Ty[47] đều ban cho biển ngạch để khen ngợi chuyện lạ.

Nước vốn vô tình mà quỷ thần che chở, tuy toàn thể bị ngập trong nước, nhưng chẳng thấy nước. Do vậy biết rằng con người có thật đức thì trời sẽ báo đáp lạ lùng. Những kẻ bóc lột mỡ màng của trăm họ để cầu mong con cháu phú quý, rốt cuộc đều thành gia đình tan nát, dòng dõi tuyệt diệt, thần thức còn bị vĩnh viễn đọa trong ác đạo chẳng có thuở thoát ra, đáng thương vậy thay! Do vậy, muốn cứu người đời mà nếu chẳng cực lực đề xướng nhân quả báo ứng sẽ trọn chẳng thể đạt được hiệu quả thật sự.



76. Thư trả lời cư sĩ Trần Gia Tuấn ở Châu Bồ



Con người sống trong thế gian họa - phước dựa dẫm lẫn nhau, chỉ do bản thân người ấy dụng tâm như thế nào mà thôi! Kẻ khéo dụng tâm thì khốn khổ gian nan đều thành cái gốc để giải thoát. Kẻ chẳng khéo dụng tâm thì phú quý vinh hoa đều thành cái nhân đọa lạc. Mẹ ông thủ tiết nuôi con côi, chịu khổ nhiều năm, quả thật là nền tảng để tu trì Tịnh nghiệp cầu sanh Tây Phương cho ngày nay. Nay mẹ con đã cùng quy y; hãy nên làm cho quyến thuộc trong nhà đều cùng ăn chay niệm Phật. Một là để ngừa khi mẹ ông vãng sanh, bọn họ sẽ chẳng đến nỗi do không luyện tập mà chẳng thể niệm Phật tương trợ, thậm chí dời động thân thể, thay quần áo sẵn, khóc lóc, phá hoại chánh niệm. Một điều khác nữa là do thời cuộc nguy hiểm, [nếu] hằng ngày thường niệm Phật và niệm Quán Âm thì sẽ có thể gặp dữ hóa lành, gặp xui thành hên.

Nay đặt pháp danh cho mẹ ông là Đức Ý, nghĩa là có thể nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương để nêu gương mẫu cho con cháu, xóm làng, đức hạnh ấy tốt đẹp cao trỗi nhất. Đặt pháp danh cho ông là Huệ Tuấn, nghĩa là có thể tu trì Tịnh nghiệp, tự lợi, lợi tha, trí huệ vượt trỗi những kẻ tầm thường, vì thế gọi là Huệ Tuấn. Nay gởi cho ông Tịnh Độ Ngũ Kinh, Thập Yếu, Thánh Hiền Lục, Văn Sao, Gia Ngôn Lục, Sức Chung Tân Lương (đọc sách này thì khi lâm chung không làm hỏng việc), Liễu Phàm Tứ Huấn, An Sĩ Toàn Thư v.v… xếp thành hai gói. Mong hãy đọc kỹ, hành theo. Ắt phải nên cung kính, đừng nên khinh nhờn thì sẽ được lợi ích chân thật. Những điều khác không cần phải nói nhiều. Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều không đủ. Từ rày đừng gởi thư tới nữa, cũng đừng giới thiệu người khác quy y do không có tinh thần để thù tiếp vậy (Ngày Mười Ba tháng Tư).

http://www.niemphat.net/Luan/aqvstambie ... mbien3.htm



“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Biết rằng con người có thật đức thì trời sẽ báo đáp lạ lùng

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Khi miệng nổi nóng thì dù tốt tới đâu, bạn cũng chẳng được xem là người tốt

Lời Cảnh Tỉnh

Sư Cô Chứng Nghiêm

Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation) http://www.tzuchi.org. Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.

(tiếp theo)



Phần 10

NHẸ MÀ CŨNG NẶNG

Giữa lời nói và thanh sắc




Người ta tiếp xúc nhau ai cũng dùng âm thanh sắc tướng làm phương tiện. Lời nói là thanh, thái độ là sắc. Khi nói chuyện với người: lời nói nên nhẹ nhàng, tinh tế. Khi đối đãi người: thái độ cần khoan nhu tươi cười.



Một lời nói không thích hợp sẽ làm người nghe sinh lòng bực bội bài khích. Vì vậy bạn nên nói cho thích đáng, đúng lúc đúng việc. Nói dư một lời hay thiếu một lời đều dở.



Khi nói năng, bạn phải cẩn thận, uyển chuyển. Ðối với người tri âm, bạn chẳng cần dài dòng tâm sự, y cũng thấu hiểu bạn rồi. Ðối với kẻ chẳng phải tri âm thì dù bạn kể lể tỉ mỉ tới đâu cũng vô ích.



Khi dạy dỗ kẻ khác, bạn phải chia ra trong và ngoài. Bên ngoài bạn phải nhu hòa mềm dịu. Bên trong bạn phải chân chính.



Khi miệng nổi nóng thì dù tốt tới đâu, bạn cũng chẳng được xem là người tốt.



Chuyện gì nghe rồi, bạn kể lại chuyện ấy thì phải cho đúng với bối cảnh thực tế cuả chuyện đó. Chớ nên chỉ tuyển chọn nghe câu này, nghe câu kia rồi ráp chúng lại thành lời sắc nhọn đâm xóc tim người. Lời nói ác ôn như thế tổn thương người nghe, chẳng gì cứu vãng nổi.



Không nên dùng cái miệng biết nói năng này nói chuyện thị phi, tạo khẩu nghiệp. Cũng chớ nên dùng tấm thân biết hoạt động này ăn uống chơi bời, đắm luyến vật dục.



Khi nghe lời nói tốt lành, mình nên như miếng xốp (foam: một vật liệu có khả năng thấm nước): gặp nước thì lập tức hút vào. Khi nghe chuyện thị phi ở đời, mình nên như đá xi măng: nước chảy qua rồi, nó liền khô.



Ðối diện ( chịu đựng, nhẫn nhịn) lời nói thô ác, độc hại: đó cũng là một pháp môn tu hành.



Không nên tranh chấp chỉ vì chuyện thị phi, nhân ngã, bỉ thử. Lời nói đem ra cân thì nhẹ hìu; nhưng nếu thiếu chút cẩn thận thì (lời nói) có thể đề nặng trình trịch lên tâm người ta. Bạn cũng nên tự phản tỉnh ( tìm đáp án nơi chính mình, đừng trách kẻ khác, đừng đổ thừa) , tự huấn huyện, đừng để mình dễ dàng bị lời nói của kẻ khác làm tổn thương (chạm tự ái).



Trong sinh hoạt hàng ngày, mình nên thường tử cảnh giác, thường tự phản tỉnh. Phải nhớ: rộng lượng đối với người, tế nhị trong lời nói. Làm vậy thì bạn có thể hóa giải tâm trạng hàm độc (oán ghét, tức, hận, thù hằn trong lòng), viên dung tất cả chúng sinh.



Khi nội tâm an bình, yên lặng va vui vẻ, đầu óc thảnh thơi thì bạn khảo sát tư duy mọi sự hết sức rõ ràng. Nói ra lời gì cũng sẽ hữu lý.



Dùng tâm nhãn (con mắt trong lòng) thanh tịnh để nhìn người thì bạn sẽ chẳng có va chạm xích mích với ai cả. Âm thanh thì vô hình, vô lượng; Hinh sắc chỉ là tướng giả: đừng để chúng lấn át tâm nhãn của bạn.



Dùng lỗ tai thanh tịnh để tiếp nhận lời nói thanh tịnh. Dùng tánh nghe viên thông để hấp thụ thiện âm khắp trần gian.



Một lời nói là trọng. Nói ngàn lời vô ích. Lời nói có trọng thì mới đáng tín nhiệm, tin cậy sâu dày. Tin cậy có sâu dày thì mới có công dụng lớn.



Cái đẹp của nhân tánh không gì bằng lòng thành. Lòng thành là nguồn cội của mọi thiện pháp. Cái quý của nhân tánh không gì hơn đức tin (cũng la sự tín nhiệm, sự đáng tin cậy). Ðức tin, sự tín nhiệm là gốc, là nền tảng để người ta lập thế, tạo dựng sự nghiệp.



Lòng thành mà bất nhất thì tâm chẳng sao giữ vững. Tín tâm mà bất nhất thì lời nói chẳng dùng vào đâu. Người xưa nói : Áo quần, ăn uống có thể thiếu, song không thể mất lòng thành và đức tin.



(còn tiếp)

http://www.dharmasite.net/bdh54/loicanhtinh.html


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Biết rằng con người có thật đức thì trời sẽ báo đáp lạ lùng

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Nói rằng chữ Đức mang đến điều mong muốn quả thật rất đúng. Chỉ có một điều là tấm lòng của chúng ta có thực sự xứng đáng hay không mà thôi?
Muôn hình vạn trạng trong cuộc sống, đối diện rất nhiền hoàn cảnh mới hiểu được rằng Luật Tự Nhiên nó đáng sợ tới nổi mà dòng suy nghĩ không được tự do phát khởi.
Chúng ta sống chỉ thấy được sự cao ngạo của mình mà mãi mong cầu những điều không bao giờ đến.

Người xưa có câu: Có đức mặt sức mà ăn. Nếu nhìn vào những hoàn cảnh của thế gian (đời sống của người xung quanh) chúng ta sẽ hiểu được tất cả.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách