Sự hình thành của thai nhi trong suốt 38 tuần

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Sự hình thành của thai nhi trong suốt 38 tuần

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Ðức Phật lại dạy tiếp về sự hình thành của thai nhi trong suốt 38 tuần. Tuần thứ nhất, thai nhi vừa hiện ra như giọt sữa, trong bảy ngày hơi nóng nấu nung bốn chất đất nước gió lửa từ từ được hình thành.

Tuần thứ hai, lúc ở thai mẹ, có gió nghiệp rất nhỏ nhẹ thổi hông phải và hông trái của mẹ khiến thân tướng thai nhi từ từ hiện ra, dạng như sữa đặc, hoặc như sữa đọng; hơi nóng nấu nung khiến bốn chất đất nước gió lửa trong thân từ từ hình thành.

Tuần thứ ba, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến thai nhi dần dà ngưng kết, chuyển làm bế thủ dạng như chầy đâm thuốc mà ngắn nhỏ. Ở trong thai hơi nóng nấu nung bốn chất ấy lần tăng trưởng.

Tuần thứ tư, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến bế thủ chuyển dạng như đá ấm, hơi nóng nấu nung bốn chất đó lần lần tăng.

Tuần thứ năm, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến các mụt vỡ ra xuất hiện hai vai hai vế và thân đầu; như tháng mùa cây cối cành lộc phát sanh, sức gió nhơn duyên các bóng mụt xuất hiện cũng vậy.

Tuần thứ sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến bốn tướng xuất hiện, đó là hai gối và hai cánh.

Tuần thứ bảy, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến có bốn tướng xuất hiện, đó là hai bàn chưn và hai bàn tay; bốn tướng này mềm dịu như khối bọt.

Tuần thứ tám, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến có hai mươi tướng xuất hiện; đó là tướng hai mươi ngón chưn tay; như mưa xuống nhánh chồi lần được tăng trưởng, do sức gió nghiệp các căn hiện ra cũng vậy.

Tuần thứ chín, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến hiện ra chín tướng, đó là hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng và chỗ đại tiện tiểu tiện.

Tuần thứ mười, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến thân thai nhi cứng chắc. Lại có gió nghiệp thổi thân trong thai khiến đều nổi phồng như trái ổi.

Tuần thứ mười một, lúc ở thai mẹ lại có cảm gió nghiệp ở tại trong thai hoặc lên hoặc xuống khiến các lỗ trên thân đều được thông suốt, cũng do sức gió khiến người mang thai hoặc buồn hoặc vui đi đứng ngồi nằm tánh nết đổi khác; tay chân vận động khiến các lỗ thân thai lần tăng trưởng; ở trong lỗ miệng chảy ra máu đen; trong lỗ mũi chảy ra nước dơ; gió nghiệp đó thổi chuyển rồi dứt.

Tuần thứ mười hai, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến trong thân thai giữa hai hông sanh đại trường tiểu trường như tơ sen hoặc như nhợ sen để trên đất, cuộn mười tám vòng ở trong thân. Lại có gió nghiệp khiến phát sanh ba trăm hai mươi chi tiết và trăm lẻ một huyệt trong thân thai.

Tuần thứ mười ba, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến thân thai trống gầy sanh ý tưởng đói khát; bà mẹ ăn uống có chất bổ dưỡng liền thấm nuôi thân thai từ lỗ rốn và các huyệt.

Tuần thứ mười bốn, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh chín trăm gân giao kết trước sau và hai bên thân.

Tuần thứ mười lăm, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh hai mươi mạch chất bổ uống ăn chảy vào các mạch ấy nhuần ích nơi thân. Phía trước, phía sau, bên trái, và bên phải của thân đều riêng có năm mạch. Mỗi mạch ấy đều riêng có bốn mươi mạch nhỏ. Mỗi mạch nhỏ ấy lại đều riêng có một trăm chi nhỏ. Phía trước, phía sau, bên phải, bên trái của thân đều có hai mươi ngàn chi mạch nhỏ. Tám mươi ngàn chi mạch lớn nhỏ như vậy sanh nơi thân ấy, và nó còn có nhiều màu sắc, đó là xanh vàng đỏ trắng màu sữa đặc, màu sữa lỏng, màu dầu. Mỗi chi mạch có rễ riêng; trên mỗi rễ sanh một lỗ hoặc hai lỗ cho đến bảy lỗ; mỗi lỗ đều liền nhau với lỗ lông, như rễ sen có các lỗ.

Tuần thứ mười sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến làm cho mắt tai mũi miệng ngực ức, bốn bên ba tạng, chỗ chín lỗ đều khai phát hơi thở ra vào trên dưới thông suốt không chướng ngại. Do người mẹ có uống ăn nên tươi nhuận thân ấy; có chỗ ngừng chứa lại hay tiêu hóa theo phía dưới chảy ra. Như thợ gốm và đệ tử giỏi nhồi bùn bố trí vòng dây dưới trên xoay chuyển tạo thành đồ vật. Cũng vậy, do sức gió và nghiệp thiện ác khiến mắt tai v.v... lần lần đầy đủ.

Tuần thứ mười bảy, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến hai mắt được sáng sạch, các căn tai mũi thành tựu, ví như có mặt gương bị bụi đóng, hoặc dùng bột gạch và dầu tro chùi lau cho sạch.

Tuần thứ mười tám, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến cho các căn lần hoàn thành mà còn sáng sạch, ví như lúc mặt trời mặt trăng bị mây mù che khuất, gió mạnh bỗng nổi lên, khiến thổi tan mây mù và ánh sáng mặt trời mặt trăng liền tỏa sáng.

Tuần thứ mười chín, lúc ở thai mẹ do sức gió nghiệp trước mà hình thành bốn căn mắt, tai, mũi, lưỡi. Lúc vừa nhập thai đã có ba căn là thân căn mạng căn và ý căn. Như vậy đến đây các căn đều đầy đủ.

Tuần thứ hai mươi, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến trong thân sanh các thứ xương. Trong mỗi chân sanh hai mươi xương, gót có bốn, mắt cá có hai, gối có hai, vế có hai, eo lưng có ba, xương sống có mười tám, sườn có hai mươi bốn, ngực có mười ba, mỗi tay có hai mươi, cánh có bốn, vai có hai, hàm có hai, sọ có bốn và gốc răng có ba mươi hai. Ví như thợ điêu khắc và đệ tử trước dùng gỗ cứng sau dùng dây mực tạo thành hình tượng, đầu chưa đắp bùn mà bấy giờ gọi là cốt tượng, do sức gió nghiệp lúc sanh các xương cũng vậy. Trong bảy ngày nầy, trừ các xương nhỏ còn các xương lớn được sanh số có hai trăm cái.

Tuần thứ hai mươi mốt, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh thịt trên thân. Ví như thợ hồ và đệ tử đem hồ tô tường vách, do sức gió nghiệp hay sanh thịt trên thân cũng vậy.

Tuần thứ hai mươi hai, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh máu huyết.

Tuần thứ hai mươi ba, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh da nơi thân.

Tuần thứ hai mươi bốn, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến làm cho da thứa được điều hòa bằng phẳng sắc sáng nhuần bóng.

Tuần thứ hai mươi lăm, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiếǹ máu thịt tăng trưởng.


Tuần thứ hai mươi sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến sanh lông tóc móng, mỗi thứ đều liền với các mạch.

http://www.vanphatdanh.com/vietVPD1/sin ... hosanh.htm

Hình ảnh


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Sự hình thành của thai nhi trong suốt 38 tuần

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Tuần thứ hai mươi bảy, lúc ở thai mẹ lại có gió nghiệp, khiến làm cho thân tướng lần lần hình thành. Hoặc đời trước tạo nghiệp ác bỏn sẻn chẳng bố thí, hoặc chẳng nghe lời dạy bảo của cha mẹ sư trưởng, do nghiệp ác ấy nên thân tướng xấu; nếu thân cao lớn mập trắng mềm mại mà cho là đẹp thì lại thọ lấy thân lùn ốm đen cứng; hoặc thọ lấy thân phần chẳng đầy đủ; hoặc thọ lấy thân đui điếc câm ngọng các căn chẳng đủ, giọng nói người chẳng muốn nghe, thân thể xấu xí như ngạ quỉ; do nghiệp ác mà thọ lấy thân chẳng vừa ý như vậy; cha mẹ quyến thuộc thấy còn chẳng vui huống là người khác. Nếu đời trước tạo mười nghiệp lành ưa bố thí, không có lòng gian tham bỏn xẻn dua dối phỉnh gạt, biết nghe lời cha mẹ sư trưởng dạy bảo, thì nhờ đó mà thọ được thân không có các tướng xấu xí tàn tật, nhưng đoan trang xinh đẹp đủ các tướng tốt, giọng nói người thích nghe, ai thấy cũng mến ưa; do nghiệp thiện mà thọ được thân thắng diệu như vậy.

Thân thai ấy ở dưới sanh tạng trên thục tạng, hơi nóng nấu nung, nằm chỗ trói cột như ở trong túi da. Người mẹ ăn nhiều hay ăn ít, ăn ngon ăn dở, ăn khô ăn ướt, ăn đắng cay mặn chua nóng lạnh, hoặc dâm dục, đi gấp nhảy nhót, nằm lâu ngồi lâu, thân thai điều cảm thọ khổ não. Lúc ở thai mẹ chịu nhiều khổ bức bách, loài người còn vậy huống là loài địa ngục khó có gì để ví dụ được.

Tuần thứ hai mươi tám, lúc ở thai mẹ phát sanh tám ý tưởng điên đảo: Một là tưởng ngồi xe cỡi ngựa, hai là tưởng lầu gác, ba là tưởng giường chõng, bốn là tưởng suối chảy, năm là tưởng ao hồ, sáu là tưởng sông rạch, bảy là tưởng vườn tược, tám là tưởng vườn rộng lớn.

Tuần thứ hai mươi chín, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến thân thai sắc sáng nhuần bóng các tướng rõ ràng; tất cả đều do quá khứ đã tạo các nghiệp sai biệt chẳng đồng, tùy hình loại riêng mà có các thứ màu sắc, hoặc màu trắng, màu đen, hoặc màu chẳng trắng chẳng đen, hoặc màu xanh, màu khô khốc, màu nhuần bóng.

Tuần thứ ba mươi, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiếǹ tóc lông móng đều tăng trưởng, và hiện các ánh sáng trắng đen, tùy theo nghiệp duyên phát khởi mà sanh tướng ấy.

Tuần thứ ba mươi mốt đến tuần thứ ba mươi lăm, lúc ở thai mẹ thân tướng lớn dần, lần lần đầy đủ tướng người.

Tuần thứ ba mươi sáu, lúc ở thai mẹ sanh tâm chán ghét chẳng vui thích.

Tuần thứ ba mươi bảy, lúc ở thai mẹ phát khởi năm ý tưởng điên đảo: Một là tưởng bất tịnh, hai là tưởng hôi dơ, ba là tưởng ngục tù, bốn là tưởng tối tăm, năm là tưởng nhàm gớm. Đứa con ở thai sanh các tâm nhàm lìa ấy.

Tuần thứ ba mươi tám, lúc ở thai mẹ lại cảm gió nghiệp, khiến thân liền xoay chuyển. Lại có gió nghiệp làm cho đầu hướng xuống, hai tay duỗi dài làm muốn sanh ra. Nếu đứa con ấy đời trước từng chứa họp các nghiệp đọa lạc làm cho thân ấy tay chưn tung hoành chẳng chuyển trở được, do nghiệp ác nên chết trong bụng mẹ. Lúc ấy người mẹ chịu nhiều đau khổ hoặc phải chết. Nếu đứa con ấy đời trước tu nghiệp thiện tạo nhơn trường thọ, lúc sắp sanh ra mẹ con an ổn không có các nạn khổ như trên.

Qua tuần thứ ba mươi tám rồi, lúc sắp sanh ra chịu các sự đau khổ mới sanh được. Do đó nên biết rằng thọ lấy thân ấy thiệt là khổ lớn.

Ðó là lời Phật dạy, miêu tả sự hình thành thai nhi trong bào thai qua suốt 38 tuần.

Theo y khoa, thai nhi hình thành trong bốn mươi tuần như sau: Hai tuần đầu: Tinh trùng vừa nhập vào trứng thì hình thành sự thọ thai cho đến khi nó đến buồng trứng khoảng 3-4 ngày sau.

Tuần thứ 4: Phôi thai trôi nổi tự do trong tử cung khoảng 48 giờ trước khi cấy thai. Sau đó, sự liên hệ phức tạp giữa người mẹ và thai nhi tạo thành rau thai.

Tuần thứ 6: Thai nhi lớn khoảng 1/5 inch. Tim bắt đầu đập. Ðầu, miệng, gan, và ruột bắt đầu hình thành.

Tuần thứ 10: Thai nhi lớn khoảng 1 inch. Gương mặt, tay chân, các ngón tay chân bắt đầu rõ rệt. Hệ thần kinh phản ứng, và các tạng trong thân bắt đầu hoạt động.

Tuần thứ 14: Thai nhi lớn khoảng 3 inches và nặng khoảng 1 ounce. Các cơ bắp bắt đầu phát triển; các cơ quan sinh dục, mí mắt, móng tay, móng chân bắt đầu hình thành. Có thể nhận biết sự chuyển động tự nhiên của thai nhi.

Tuần thứ 18: Thai nhi lớn khoảng 5 inches. Nó biết nháy mắt, nắm kéo, mở miệng. Lông tóc mọc trên đầu và thân.

Tuần thứ 22: Thai nhi nặng khoảng 1/2 pound và lớn khoảng 10 inches từ đầu đến móng chân cái. Các tuyến mồ hôi phát triển. Da bên ngoài thay đổi từ trong đến mờ đục.

Tuần thứ 26: Thai nhi có thể hít thở và la khóc. Ðôi mắt hình thành hoàn toàn, và lưỡi biết nếm.

Tuần thứ 30: Thai nhi có khả năng sống bên ngoài, và được xem là sanh thiếu tháng.

Tuần thứ 40: Ðây là thời kỳ cuối của thai nghén. Thai nhi có thể sẵn sàng sống bên ngoài bụng mẹ.

Ðọc kỹ và so sánh sự nhận biết của đức Phật và y khoa, chúng ta nhận thấy rằng, đối với y khoa thì sự hình thành và phát triển của thai nhi chỉ đơn thuần dựa vào tinh cha huyết mẹ và sự dưỡng thai của bà mẹ. Với trí huệ giác ngộ, đức Phật không dừng ở đó, mà Ngài còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiệp duyên tiền kiếp, phước báo tương ưng và tâm niệm cộng hưởng giữa thai nhi với cha mẹ, cùng với các cảm giác, phản ứng, suy nghĩ của thai nhi mà y khoa chưa biết đến.

Ðức Phật lại dạy tiếp rằng lúc vừa ra đời, đứa bé chịu biết bao nỗi khổ bên trong thân; như lúc vừa lọt lòng, hoặc được lấy tay bưng, hoặc được khăn áo hứng, hoặc sanh ở tại giường chiếu, hoặc sanh trong nhà, hoặc sanh trên mặt đất, hoặc sanh ở chỗ xa xôi, hoặc sanh giữa ngày, hoặc sanh trong mùa đông mùa hẹ̀ gió lạnh hơi nóng chạm xúc, thân sơ sanh chịu nhiều đau đớn, như bò sống bị lột da chạm phải tường vách; hoặc ở tại đất trống bị trùng kiến cắn; cũng như có người bị muỗi mòng cắn chích mà thêm bị đánh đập, lúc sơ sanh dùng nước ấm nóng tắm chạm đến thân đau đớn cũng vậy. Bên cạnh đó, ở những thân phần mắt tai mũi lưỡi răng cổ v. v... đều có các bịnh sanh ra. Hoặc là phong, hoặc nhiệt, chảy mũi chảy dãi, điên cuồng, khô đét, hơi lên ngột thở, tiểu tiện lâm lịch, cùi hủi ung thư, trĩ lậu, bụng đau ruột thắt, ghẻ dữ máu mủ, rét nóng các thứ bịnh đều họp nơi thân. Còn có trăm lẻ một bịnh tâm hoàng, trăm lẻ một bịnh phong, trăm lẻ một bịnh đàm và trăm lẻ một bịnh do phong hoàng đàm hòa hiệp cùng sanh. Bốn trăm lẻ bốn bịnh như vậy bức thiết thân ấy gọi là nội khổ.

Theo y khoa thì khi vừa lọt lòng, trẻ em rất dễ cảm nhiều thứ bịnh như cảm lạnh, viêm tắc thanh quản, viêm tai, bịnh co giật, sốt, cảm cúm, vàng da, vi khuẩn hợp bào hô hấp, ban đào, vi khuẩn xoắn, tiêu chảy, ói mửa, viêm miệng, bịnh bạch hầu, viêm gan, bịnh sởi, quai bị, ho gà, phế cầu, viêm tủy xám, bịnh uốn ván, bịnh thủy đậu, v.v…

Nói chung, vì cơ thể trẻ em sơ sinh chưa thích ứng với môi trường bên ngoài nên dễ dàng nhiễm bịnh dù nặng hay nhẹ. Do đó, đức Phật dạy rằng ai ai cũng phải đối đầu với bịnh tật; đương nhiên có rất nhiều trường hợp trẻ em chết vì những căn bịnh đó; nghĩa là ngay từ giây phút đầu tiên nhập bào thai cho đến khi xuất thai, ai ai cũng cảm nghiệm lẽ vô thường của sự sanh già bịnh chết. Ðiều này phù hợp với những khám phá mới về các căn bịnh của trẻ em theo y khoa hiện đại như đã trình bày sơ qua phần trên.

Kết luận, tuy tiến bộ rất nhiều trong mọi mặt, nhưng khi bàn về sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng như trẻ em, nền y khoa hiện đại vẫn nằm trong giới hạn của sắc thân, mà chưa khám phá ra mối liên hệ chằng chịt giữa thân mạng, nghiệp duyên, và tâm linh của con người. Ngược lại, với tuệ giác vô thượng, tam minh, lục thông, đức Phật biết rõ hết tất cả nhân duyên nhập bào thai, tâm niệm lành xấu, cảm giác khổ vui, phước báo tương ưng của thai nhi, để nhắc cho chúng ta nhớ rằng do vọng niệm thương ghét mà chúng ta phải đi tái sanh, tiếp tục cam chịu những nỗi khổ sanh, già, bịnh, chết không dừng nghỉ trong vòng sanh tử luân hồi.

http://www.vanphatdanh.com/vietVPD1/sin ... hosanh.htm

Hình ảnh


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách