“ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?”

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

“ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?”

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Lời Tựa

Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. Hòa Thượng Thánh Nghiêm là một trong các vị cao tăng Phật giáo tại Đài Loan hiện nay, đã đúc kết những kinh nghiệm tu chứng của mình để viết lên tập sách với tựa đề là “ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?” Chúng tôi có cơ duyên nhận được quyển sách này và nhận thấy nó giá trị rất cao, nên mạo muội đem chút tài hèn để phiên dịch sang tiếng Việt, với mong muốn qua tập sách nhỏ này, mọi người sẽ nhận rõ hơn về những hành nghiệp của mình và qua đó thực tập để có cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, lợi ích cho mọi người. Vì ngôn từ cạn cợt, sức học kém cỏi, nên không tránh khỏi sai ý khi chuyển ngữ, kính mong các vị hỷ xả cho. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị Phật tử hảo tâm đã nhiệt tình đóng góp tài chánh, giúp chúng tôi thực hiện thành công tập sách này. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi gia hộ cho tất cả các vị cùng tất cả Pháp giới chúng sanh đều được bình an hạnh phúc trong ánh từ quang của chư Phật.

Tịnh Xá Phổ Giác ngày 15 tháng 07 năm 2007.

Tỳ Kheo Minh Kiết cẩn đề.

Tiểu Sử Pháp Sư Thánh Nghiêm

Pháp sư sanh năm 1930 tại huyện Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ngài xuất gia năm 13 tuổi, đã từng nhập thất 6 năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan. Sau đó ngài đi du học ở Nhật Bản và lấy bằng tiến sĩ văn học tại trường đại học Lập Chính năm 1975.

Ngài là một thiền sư, một lãnh tụ tôn giáo và tinh thần, nhà giáo dục, học giả, nhà văn nổi tiếng quốc tế. Ngài đặc biệt chú trọng việc đề xướng giới hạnh, thiền tu thực tiển, tri kiến rõ ràng. Ngài còn đem nghĩa lý Phật học tinh thâm kết hợp với phương pháp dưỡng sinh đơn giản dễ hiểu để chỉ dẫn hoạt động tu thiền.

Mục tiêu mà pháp sư muốn tuyên truyền đó là đề cao phẩm chất của con người, xây dựng cõi tịnh độ nhân gian; chủ trương dùng giáo dục để thực hiện vấn đề cần quan tâm và dùng sự quan tâm này để đạt được mục đích giáo dục.

Ngài sáng lập ra trường đại học xã hội nhân văn, với hệ thống từ thiện, văn hóa giáo dục, các khóa tu thiền trong và ngoài nước núi Pháp cổ, đại học Tăng-già, đạo tràng Tăng Đoàn , 7 hội từ thiện, bốn tờ tập san định kỳ bằng hai thứ tiếng Hoa, Anh.
Gần một trăm tác phẩm của ngài được xuất bản bằng ba thứ tiếng Hoa, Nhật, Anh tại các châu Á, châu Âu và Châu Mỹ.


LẤY OÁN BÁO ÂN

*****

Khi bạn làm việc thiện mà người ta có ý đền đáp, thì bạn nên nghĩ như vầy: “ Người này được ta giúp đỡ, nên trong lòng cảm ân muốn báo đáp, thật là một người có thiện căn, là một người biết ân và đền ân”.

Còn nếu gặp phải người không biết báo ân thì bạn nên nghĩ: “ Hiện tại có thể là họ không có điều kiện để báo đáp mình, có lẽ sau này họ hiểu ra và sẽ ban ân cho nhiều người hơn”. Mục đích gieo trồng của con người không phải là để cho mình mà là sau khi thu hoạch, cung cấp cho người khác. Người làm được như vậy mới có được niềm vui.

Nếu ta gặp phải kẻ lấy oán báo ân thì phải làm như thế nào để có được tâm hoan hỷ?

Gặp phải tình cảnh như vậy bạn nên nghĩ rằng: “ Người nhận sự giúp đỡ của ta mà lại đi hại ta. Hành động này là giúp ta thành tựu hạnh nhẫn nhục, tâm tinh tấn, tâm bất động, tâm từ bi. Cho nên họ chính là sự hoá hiện của một bậc đại Bồ Tát. Vậy thì tại sao ta lại không hoan hỷ?”

Nếu bạn nghĩ được như vậy thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sanh tâm hoan hỷ mà không có sự hối hận.

“Dù bạn đã làm hàng trăm việc có lợi cho người mà không hề được người đền đáp chút nào, bạn vẫn phải kiên trì làm tiếp. Đó chính là “ kiên trì không ngừng nghĩ” ”

VIỆC QUÁ KHỨ, HÃY ĐỂ CHO NÓ QUA ĐI!

Tôi đã từng gặp một bà nọ. Bà ấy luôn than vãn với tôi rằng, con bà bị người ta hảm hại phải chịu tàn phế suốt đời.

Có lẽ bà ta cho rằng, sau khi than vãn với tôi như vậy, bà sẽ được đền bù một chút tinh thần?

Nhưng tôi không có an ủi bà ta mà ngược lại tôi còn nói: “Chuyện quá khứ hãy để cho nó qua đi, trách móc mãi cũng không có ích lợi gì. Việc duy nhất bà cần phải làm bây giờ đó chính là tìm cách cứu chữa con bà.”

Thật ra, tất cả những việc không như ý đều phát sinh từ nhân quả. Có lẽ đời này, bạn chưa làm một việc gì ác, nhưng ai dám chắc rằng đời trước, rồi đời trước nữa, bạn đã không làm việc ác?

Nếu chúng ta khẳng định được quy luật nhân quả thì đối với những việc không như ý mà chúng ta gặp phải, không phải ta chỉ không oán hận mà còn phải tích cực nổ lực để cải thiện vận mệnh sau này.

Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước. nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”

http://phatgiaovnn.com/upload1/bz/showthread.php?t=3071


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU

Nếu có một số người hiểu sai về bạn quá nhiều, thậm chí còn nói với bạn những lời bực tức như vầy: “ Người bạn nào ta cũng cần, nhưng ta không cần người bạn như ngươi, dù ta phải xuống diêm vương, ta cũng không nhận ngươi là bạn; Ngay cả thế giới cực lạc, nếu có mặt ngươi ở đó thì ta cũng không muốn đến”.
Gặp phải hạng người này, bạn không cần phải để ý quá. Họ đã giận bạn đến mức độ này, thì tốt nhất là bạn nên tự nói với mình: “ Mình nghiệp chướng sâu nặng, đời trước mình đã mắc nợ quá nhiều, mình thật xấu hổ, mình phải sám hối, mình cầu nguyện cho anh ta không còn oán hận mình nữa, và nguyện rằng giữa chúng ta không tăng thêm thù hận, không nên oan gia tương báo. Cũng nguyện rằng nghiệp chướng của mình sớm được tiêu trừ”.
Nếu bạn có thể tự nói những lời hoá giải như vậy thì trong lòng bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.

“ Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”

MỘT GÁNH GẠO NUÔI MỘT KẺ THÙ

Tôi đã từng giúp đỡ một thanh niên ra nước ngoài học chuyên ngành. Đó chỉ là sự giúp đỡ đơn thuần, chớ không phải vì mắc nợ anh ta điều gì cả. Kết quả là anh ta không những không cảm ân mà lại còn oán trách tôi giúp ít.

Có câu nói như vầy: “ Một chén cơm nuôi một người ân, một gánh gạo nuôi một kẻ thù”. Ý là nói, khi trong bụng người ta đang đói, bạn cho họ một chén cơm ăn, thì họ vô cùng cảm kích. Nhưng nếu bạn cho họ một gánh gạo ăn thì sau này khi không còn đủ sức cung cấp nữa thì họ sẽ trở lại oán bạn: “Đã cho tôi ăn lâu như vậy, tại sao bỗng chốc lại ngưng? thật là đáng ghét!”

Gặp tình cảnh này thì thường là họ ấy oán làm ân. Một người vong ân phụ nghĩa thì mãi mãi sẽ không thấy thỏa mãn, mãi mãi căm ghét người ân của mình.

Ngược lại lúc khốn khổ, nếu được uống một ngụm nước, ăn một miếng cơm, thậm chí được hít thở một bầu không khí, cũng đều cảm thấy mãn nguyện, và nghĩ rằng mình phải nói lời cảm ân. Hiểu được như vậy thì ngày nào ta cũng sống vui vẻ trong thế giới này.

Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận đó chính là cảm ân. Người không có lòng cảm ân thì ít nhiều gì cũng sanh tâm oán hận.

Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận là phải nhìn người và sự việc ở góc độ cảm ân

SAI LẦM LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI

Lúc lão hoà thượng Quảng Khâm còn sống, có một vị pháp sư viết rất nhiều bài phê bình Ngài.

Khi người khác đem bài phê bình ấy đến cho ngài xem thì ngài không có dùng những lời mắng như: “ Vị pháp sư kia là ma quỷ, tôi đâu phải là người như vậy, tại sao ông ấy lại mắng tôi như thế. Ông ấy có còn là pháp sư không?”

Ngược lại, hoà thượng chúng ta nhận lỗi với mọi người: “Các vị không nên khó chịu, người mà pháp sư ấy mắng chính là tôi, tôi đáng bị mắng như thế. Vì tôi nghiệp chướng nặng, lạy Phật chưa đủ, tu hành cũng chưa trọn. Tôi thành thật xin lỗi các vị. Tôi cũng xin lỗi vị pháp sư kia, vì tôi đã làm người phiền não. Tôi muốn xin sám hối vị ấy.”

Vì tấm lòng của ngài rộng lớn như thế cho nên được mọi người sùng kính. Khi ngài viên tịch hoả táng, dù môn đồ không có thông báo cho mọi người biết nhưng có mấy trăm nghìn người đến tưởng niệm ngài. Ngay cả vị pháp sư viết bài phê bình kia cũng có mặt.
Khi vị pháp sư kia viết bài phê bình hoà thượng, vị ấy cho rằng những lời mắng của mình là đúng. Nhưng sau khi nghe được những lời phản ứng của lão hoà thượng Quảng Khâm thì vị ấy cảm thấy là việc sai lầm lớn nhất trong đời mình đó chính là mắng hoà thượng Quảng Khâm, và đó cũng là điều tiếc nuối mà không có gì bù đắp nổi.

Trên đời này không có việc gì là đúng cả, và cũng không có người nào là xấu cả. Hiểu được như vậy thì bạn sẽ không còn oán trách người.”

OAN GIA VUI VẺ

Tuy có câu nói: “ Tình đến chổ sâu, không còn oán hận”, nhưng sự tiếp xúc giữa những người thân với nhau càng nhiều thì sẽ sanh ra mâu thuẩn tình cảm và sự xung đột dữ dội càng nhiều, và oán hận càng sâu. Do đó mới có việc nghịch tử giết cha, giết mẹ; hoặc cha mẹ hận vì con không thành tài mà lỡ tay đánh chết con.
Trong cuộc đời của chúng ta, giữa hai bên nên kết thân gia thì tốt, còn nếu lỡ làm oan gia thì thôi. Tất cả chúng ta đều có ân oán với nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta không dễ gì phân biệt rõ ràng. Nhưng thông thường, sự kết oán thì nhiều, còn kết thân thì ít, cho nên đời sau, chúng ta tiếp tục làm người thân hay là oan gia. Đó gọi là “không phải oan gia không tụ hội”. Chẳng phải có một số người gọi người tình của mình là “tiểu oan gia” đó ư? Sự tụ hội “ oan gia vui vẻ ” này đủ để chứng minh sự vướng mắc không rõ ràng giữa ân ái và oán hận.

Cách cư xử giữa con người với nhau tốt nhất là nên kết ân chớ không nên kết oán. Một gia đình, đoàn thể, xã hội mà kết thân không kết oán thì mọi người đều có cuộc sống vui vẻ. Nếu chỉ nhớ oán mà không nhớ ân thì giữa hai bên cư xử sẽ không được vui vẻ, và trở thành nổi giày vò.

“ Vợ chồng có duyên mới gặp nhau, vì vậy duyên tốt hay xấu cũng là duyên. Con cái là nợ, vì vậy dù đòi nợ hay trả nợ cũng là nợ mà thôi.”

http://phatgiaovnn.com/upload1/bz/showthread.php?t=3071


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Trong Phật giáo không có người nào là xấu ác

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

TẠI SAO ĐỂ MÌNH TÔI CHỊU KHỔ

Con người do bất mãn với hoàn cảnh, với người khác hay với chính bản thân mà sanh tâm oán hận, cảm thấy không công bằng, mà khi tâm cảm thấy không công bằng thì sẽ sanh ra óan hận, và thế là “oán trời trách người”. Họ oán trách cái thế giới này tại sao bất công đối với mình, chỉ có một mình mình chịu khổ. Tại sao nỗi khổ lại thuộc về mình mà không ở người khác?

Họ trách móc, tự trừng phạt, tự thương xót và cho rằng “Ông trời không có mắt. Bản thân mình rõ ràng là không có làm gì sai, ngược lại có rất nhiều người làm sai, nói những lời sai vậy mà họ lại có một cuộc sống rất yên ổn. Thật là “ người tốt yểu mạng, người xấu sống lâu”!”.

Ngạn ngữ phương tây có câu: “Khi bạn đang oán hận một người nào đó, thì bạn trở thành nô lệ của họ”. Khi bạn không ngừng oán hận chính phủ không tốt, hoàn cảnh không tốt, bạn bè không tốt, mọi thứ đều không tốt thì thật ra chính bạn tự tạo bất hạnh cho mình. Vì trên thế giới không phải tất cả mọi người đều là người xấu, và cũng không phải mọi việc đều là việc xấu. vấn đề là ở chổ bạn cần phải điều chỉnh lại cách nhìn đối đãi của bạn về mọi sự vật.

Cái khổ không do người khác hay hòan cảnh gây tạo, mà là do chính mình gây tạo.”

XEM NHƯ VỊ BỒ TÁT

Có một cặp vợ chồng nọ, sinh ra một đứa con bị tàn tật. Họ vô cùng đau khổ. Vì không nỡ để con chịu tội báo suốt cuộc đời và họ cũng sợ lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa con tàn tật ấy, cho nên có lúc họ suýt giết chết đứa bé.

Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”

Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Sau cùng, họ nhận định đứa bé này đúng là một vị Bồ Tát, vì nó mà gia đình có được phúc báu, có được vui vẻ. Từ đó, họ sanh lòng cảm ân đứa trẻ.

Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân

CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM

Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “ Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” kết quả là chỉ có một người giơ tay.

Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?

Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?

Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả mếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.

Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.

“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”

KHÔNG ĐỂ Ý ĐẾN VIỆC ĐỀN ĐÁP


Có một số ít học sinh và đệ tử theo tôi học Phật, hay tu thiền và sau khi rời khỏi tôi, họ liền đến chỗ khác phê bình tôi. Vài năm sau, có người mỏi cánh trở về, có người thì đi luôn. Có người hỏi tôi cảm thấy như thế nào?

Tôi nói tôi chỉ biết tận tâm tận lực làm một người thầy tốt, làm một sư phụ tốt, còn cách đối xử của các đệ tử, học sinh kia đó là việc của họ.

Bản thân tôi là một sư phụ, là một thầy giáo, tuy phải đối mặt với những người đệ tử, với những học sinh bất nhân bất nghĩa kia, nhưng tôi có đủ trí tuệ để làm một trưởng bối có tâm Từ bi.
Làm người, do có tâm Từ bi nên mới có thể cứu độ chúng sanh; do có trí tuệ nên mới buông xả được mọi việc.

Tâm Từ bi là xem tất cả chúng sanh là đối tượng cứu khổ cứu nạn, đủ sức gánh vác khổ nạn của tất cả chúng sanh. Trí tuệ là không suy nghĩ việc còn mất, lợi hại của bản thân, và cũng không để ý đến việc người ta có nhớ ân và đền ân hay không.

“ Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hòan cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới có thể dùng phương tiện độ thoát họ”

CHO HỌ CƠ HỘI


Ở miền trung nước Mỹ có một nhà tù chuyên giam giữ các tội phạm bị tử hình. Trong số tử tội đó, có một người vô cùng tệ ác. Hắn ta đã làm mưa làm gió trong ngục, ngay cả nhân viên cai ngục cũng rất đau đầu vì hắn.
Có một ngày nọ, tên tử tội xin viên cai ngục một quyển “ Thánh Kinh” để xem. Do quan điển ngục rất ghét anh ta nên cố ý không đưa “Thánh Kinh” mà đưa cho một quyển kinh “ Pháp Cú” của Phật Giáo. Kết quả sau khi xem kinh xong, anh ta hoàn toàn thay đổi, trở thành một người thích giúp đỡ người khác nhất trong ngục.

Anh tử tội này đã từng giết rất nhiều người, nhưng do trong ngục anh ta thay đổi tánh tình nên được bà vợ của người bị anh ta hại, kêu gọi mọi người làm đơn thỉnh nguyện, xin với toà án tối cao miễn hình phạt tử hình cho anh ta.
Là con người, dù phạm vào mười tội ác không thể tha thứ, nhưng nếu có thời gian và lòng kiên nhẫn thì có cách để cảm hoá họ.

Tuy người có bản tánh ác, sau khi sửa đổi có thể tái phạm, nhưng người chấp hành hình phạt, nếu mọi người không cho anh ta cơ hội, thì họ chỉ còn cách trở lại tìm những người bạn không tốt kia, như vậy thì khả năng tái phạm của anh ta thì rất lớn.

Trong Phật giáo không có người nào là xấu ác, chỉ có con người lầm lỡ vì vô minh mà thôi.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: “ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?”

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù,
Ðời này không thể có,
Từ bi diệt hận thù,
Là định luật nghìn thu.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: “ Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?”

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Hận thù bắt nguồn từ sự không vừa lòng, bất toại nguyện trước một sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân nằm trong sự thiếu rõ biết, thiếu sự quan sát, tư duy thấu đáo, tường tận. Dẫn đến việc quy kết và áp đặt cảm xúc. Và cuối cùng là quyết định kết tội và những hệ lụy tiêu cực của nó.
Thực sự, việc đánh giá, quy kết, cần phải chấm dứt trước khi có cái gì đó được cho là tội lỗi.
Vì vậy, sự tha thứ cần phải xảy ra trước khi có quyết định kết tội. Không có hận thù, cũng không có việc hóa giải hận thù. Sự kiện đó chỉ xảy ra khi chúng ta thiếu sự nhận biết chân thật, thiếu tình yêu, thiếu lòng vị tha.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách