Nhân sinh cũng giống như một hí trường

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Nhân sinh cũng giống như một hí trường

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Lời Cảnh Tỉnh

Sư Cô Chứng Nghiêm

Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation). Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.



(tiếp theo)

ở Vào tháng 5 năm 1990, có một bà mẹ của một vị ủy viên của hội Từ Tế ở vùng Bản Kiều vừa mới qua đời. Các cô ủy viên mới hẹn nhau đi niệm Phật hộ niệm. Trên đường đi họ thấy một tai nạn đụng xe: một xe chở xi măng đụng một chiếc xe gắn máy. Người lái xe gắn máy là một phụ nữ, ngồi sau bà là một cháu gái bảy tám tuổi. Cháu gái đập đầu vào bánh xe, óc nảo máu chảy đầy đường. Còn người mẹ thì một nửa người bị xe đè lên.

Mọi người xúm lại xem. Các cô ủy viên cũng chạy lại , chỉ nghe bà mẹ rên siết mà rằng: "Con tôi à! Con tôi à!" Nhưng người ta nghe trại ra rằng: "Ðau quá à! Ðau quá à!" (Bởi vì khẩu âm tiếng Ðài Loan đọc trại ra thì nghe giống như tiếng Phổ Thông vậy.) Do đó các cô ủy viên tưởng rằng bà than đau nên lập tức tới cạnh bà để kéo bà ra. Nhưng bà cứ nằng nặc kêu: "Con tôi ơi!" Ðến khi nghe rõ là bà kêu tên con mình, một vị ủy viên liền chạy tới bồng em gái ra, một vị khác dìu bà mẹ tới gần lề đường. Họ khuyên bà rằng: "Nếu con cái với mình không có duyên, thì dù mình muốn giữ nó cũng không được. Nhân sinh cũng giống như một hí trường. Khi mẹ con đã hết duyên thì cũng như khi tuồng kịch đã diễn xong, ai cũng phải rời sân khấu. Lúc ấy thì quan hệ mẹ con không còn nữa. Do đó bà đừng nên quá xót xa, trị thương là quan trọng. Ðối với con bà, bây giờ chúng ta hãy niệm Phật cầu nguyện, thỉnh các Ngài tiếp dẫn dìu dắt. Xin bà chớ sợ hãi."

Bà ta nghe rồi, tâm cảm thấy an ủi, tình cảm ổn định rất nhiều. Bấy giờ những người đến xem vây quanh rất đông, huyên náo bàn tán. Các cô ủy viên, ngoài việc nhanh chóng chận quần chúng đến làm phiền, dìu đở bà ấy, họ nói với mọi người rằng: "Xin kêu dùm xe cứu thương tới! Xin mau mau giúp chúng tôi niệm Phật!" Ðến lúc xe cứu thương tới, các vị ủy viên cùng nhau theo bà ấy tới bịnh viện cấp cứu, rồi họ chờ đợi tới khi biết chắc kết quả khám nghiệm xác quyết rằng bà ta không có nguy hiểm đến tánh mạng, họ mới an tâm ra về.

Mọi người thường nói rằng các cô gái thì nhát gan, song các bạn thấy đó: Khi các cô gặp tai nạn như trên, lúc mà chẳng ai dám tới gần để giúp đở, các cô đã chẳng do dự phát huy công năng giúp người. Ðây chẳng phải là Bồ tát tầm thanh cứu khổ sao?

Nên nói: Mỗi người chúng ta ai cũng có lòng đại bi xem người khác như mình. Kẻ ít nghị lực thì chỉ phát huy nó một chút ít, rồi tấm lòng từ bi ấy chìm mất. Kẻ nhiều nghị lực thì đem tấm lòng bi mẫn hóa thành quang minh và sức mạnh để làm lợi ích người khác.

ở Bác họ Trần làm nghề thương gia, lúc nhỏ sống ở Nghi Lan. Sau đó vì công việc làm ăn không thuận, nên muốn dọn đi Hoa Liên làm việc. Bởi vì bác biết làm bánh đậu (một thứ bánh dùng để cúng tế) nên lúc mới tới Hoa Liên bác nghĩ rằng việc này sẽ đắt khách và bán chạy lắm. Không ngờ rằng lúc ấy nhà nào cũng biết làm bánh đậu, nên bao nhiêu công lao của bác đều vô dụng, vì bánh chẳng bán chạy. Mấy trăm cái bánh làm ra mà phải vất đi thì thật uổng; đem cho kẻ khác thì lỗ vốn, nên chi bác ta đành bất đắc dĩ chưng bánh đem bán rẽ cho những

người thổ dân xung quanh đó. Ðến khi bác ta đem lên núi bán cho thổ dân, bác giảm giá từ 2 đồng xuống nửa đồng một cái bánh, mà người ta vẫn chê đắt, không chịu mua. Rốt cuộc bác đành đem bánh về nhà. Bác nói với vợ rằng: "Vận hạn của mình thật xui quá, bớt tiền chẳng ai thèm mua, mà vất đi thì tiếc quá!Ỗ Vợ bác đề nghị đem bánh cho heo ăn, bác nói: "Lúc mình xui xẻo, đem bánh nuôi heo cũng chẳng giúp nó lớn!" Lúc ấy tinh thần của bác hoàn toàn sụp đổ, chẳng cách gì chấn tỉnh lại được. Do vậy, áp lực dồn xuống bụng khiến bác bị chảy máu trong bụng. Bác phải mượn tiền bạn để đi nằm bịnh viện. Khi hội Từ Tế nghe được chuyện này, hội liền xuất ra hai ngàn đồng, phái vài vị ủy viên tới giúp bác ta lập tức vào bệnh viện điều trị. Vài tháng sau, khi đã phục hồi, bác nói với hội rằng: "Thưa sư cô! Xin cô đừng tiếp tục giúp con nữa bởi vì trong những ngày gần đây con đã bắt đầu làm bánh lại và có thể đạp xe đạp đi bán ở nơi thôn quê rồi đó." Lúc ấy bác ta cảm xúc sâu xa sự giúp đở của hội Từ Tế; nhờ hội mà bác trở lại bình thường, nên bác phát nguyện sẽ báo đền công ơn này. Từ chỗ bác đạp xe đi bán bánh, lần lần bác tích lũy được chút tiền thuê sạp, rồi thuê tiệm, rồi cuối cùng tự xây nhà mở cửa hàng. Bây giờ bác ta có đến hai tiệm bán bánh. Năm 1983 khi bịnh viện bắt đầu phá đất xây nền, thì cũng là lúc bác khai trương tiệm bánh. Trong ba ngày đầu, mọi thu nhập của tiệm bác đều đem cúng dường hết cho bịnh viện để ủng hộ việc xây cất. Bác hiểu rõ sự cần thiết của bịnh viện ở Hoa Liên, đồng thời sau khi bản thân trãi qua một phen khốn đốn, bác ý thức sâu sắc rằng nghèo với bịnh đều là một việc khổ sở vô cùng. Bác hy vọng rằng một ngày nào đó mình sẽ có năng lực cứu giúp kẻ khác, cho nên dù có khó khăn đến đâu bác cũng có thể hết lòng mà làm. Ngày nay bác đã trở thành một hội viên của hội Từ Tế. Bác nói rằng: "Hễ khi gặp phải chuyện khổ sở, tôi lập tức niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ tát và suy nghĩ đến tinh thần phục vụ của sư cô; chỉ nhờ vậy mà tôi có thể đứng lên được." Ðừng coi thường chính mình, bởi vì mỗi người chúng ta, ai cũng đều có vô hạn khả năng.

(còn tiếp)

Hình ảnh

http://www.dharmasite.net/bdh41/LoiCanhTinh.html


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]10 khách