Tự thừa nhận lầm lỗi là bài học đầu tiên

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Tự thừa nhận lầm lỗi là bài học đầu tiên

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »


Tịnh Tư Ngữ
Pháp Sư Chứng Nghiêm
Thích Giải Hiền dịch
Sàigòn 2001 ; PL. 2545

PHẦN MỘT

(tiếp theo)

11. BÀI HỌC ĐẦU TIÊN VỀ ĐẠO ĐỨC LÒNG NGƯỜI

TĨNH TƯ VỀ SỰ SÁM HỐI

. Con người do tự giác mà trưởng thành, do tự mãn mà đọa lạc. Biết tự phê bình, tự thừa nhận lầm lỗi là bài học đầu tiên của lòng người đạo đức. Nó cũng là nấc thang để thăng hoa nhân cách.

. Chỉ được một phút sau khi tự tha thứ cho mình là người ta bắt đầu giải đãi. Bởi thế bạn phải luôn luôn nhắc nhở cảnh tỉnh mình.

. Tha thứ cho người là mỹ đức. Tha thứ cho mình là tổn đức.

.Dũng cảm đảm nhận (trách nhiệm, lỗi lầm) là sức mạnh làm động tâm người. Dũng cảm thừa nhận lỗi lầm la một phẩm chất cao thượng.

. Gặp việc đừng vì sai lầm trước đây rồi không dám đụng tới nó nữa, mà phải biết sửa chữa sai lầm rồi phấn chấn đối mặt với nó.

. Lỗi lầm lớn dễ phản tỉnh. Tật xấu nhỏ mới khó dứt trừ.

. Sám hối là bài cáo bạch của tâm linh. Sám hối cũng là quét sạch ô nhiễm nơi tinh thần.

. Con người làm thế nào để trang nghiêm cuộc sống và tự nâng cao đời sống tinh thần. Duy nhất chỉ là biết " tàm quý". Tàm quý nghĩa là biết ăn năng nhận lỗi trước và chữa lỗi sau. Người như vậy mới có thể cứu vớt được. Tàm quý cũng chỉ là tâm biết ăn năn chừa bỏ.

. Sám nghĩa là phát lồ tội cũ và tu tập điều tốt. Ai ai cũng có lương tri. Dũng cảm đối diện thực tại, phản tỉnh, sám hối; thì có thể tự nhận sai lầm ngay từ đầu. Tinh tấn mà thành khẩn bộc bạch rồi phát nguyện sửa chữa lại, hết lòng thực hành chánh đạo. Như thế thì mới có thể minh tâm kiến tánh, viên mãn thanh tịnh.

. Chúng sinh phàm phu, ai mà chẳng có lỗi ? Chúng ta, từ lúc chập chững vô tri cho tới lúc hiểu biết thế sự, bất luận là lỗi lầm cố ý hay vô ý, mình phải đều sám hối. Sám hối thì mới thanh tịnh. Thanh tịnh thì mới trừ sạch phiền não.

. Khởi tâm, suy nghĩ : đều là nghiệp. Mở miệng ,cất lời, giơ tay, nhấc bước : đều là tội. Do vậy kẻ học Phật pháp cẩn thận, đề phòng sai lầm tội lỗi. Chớ nên che dấu tội ác. Lúc nào cũng phải phát lồ sám hối, sửa lỗi, đổi mới thì mới được tự tại an nhiên.

. Nên thường tĩnh tư, phản tỉnh để mở rộng biển cả tâm linh, khơi phát suối nguồn trí tuệ. Có vậy bạn sẽ thông đạt mọi chuyện thế gian và xuất thế gian, thấu triệt mọi sự.

. Khi một người chẳng thể dạy dỗ chính mình thì kẻ khác cũng sẽ chẳng có cách gì dạy dỗ y. Sự trưởng thành của y tới đó là ngưng trệ.



12. SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

THÀNH CÔNG NGUYỆN LỰC VÀ SỰ TRÌ CHÍ

. Sống ở đời thì hệt như đi trên sợi dây căng giữa trời. Bạn phải chuyên tâm, một lòng hướng về phía trước mà bước. Không nên cứ quay đầu, ảo não chuyện đâu đâu. Đường đời tuy không dài nhưng chẳng dễ bước. Bởi vậy, phải cận thận từng bước chớ để lầm đường lạc lối.

. Khi tuổi trẻ sức cường đừng nên hăng quá. Hăng quá sẽ không tránh khỏi sức cùng kiệt lực. Thế rồi chùn bước lao đao trong khi mục tiêu vẫn còn xa lắc.

. Thành công phải dựa vào sức mạnh của lòng kiên trì, chí nhẫn nại và kết quả của sự phấn đấu, tích chứa lâu dài, mà không phải nhờ vào một tí khí tiết và sự bộc phát nhất thời.

. Kẻ khéo dùng sức lực thì chẳng gấp chẳng chậm. Kẻ khéo dùng lý tưởng thì chẳng hung mãnh, cũng chẳng yếu hèn. Nhất trí tiến về trước, kiên định không thay đổi lòng dạ, thì kết cuộc bạn ắt đạt tới mục tiêu.

. Nói về kẻ có tài hoa đầy mình : một mặt, khi làm gì y rất dễ dàng đạt tới mục đích, rất chóng thành đạt vật dụng ở trần thế. Mặt khác, bởi vì lòng truy cầu vô bờ bến, nên y vĩnh viễn khó tìm được sự thỏa mãn nội tại. Tài hoa bấy giờ biến thành gốc rễ của khổ đau.

. Mạng không phải là định mệnh. Là cái không thể lý giải được. Nhưng điều chắc chắn là mỗi người do tâm nguyện của mình mà quyết định nên số mạng của họ.

. Việc gì cũng bắt nguồn từ hạt giống ban đầu và sự quyết tâm.

. Nghèo nhưng là người không nghèo nhân chí. Giàu phải là người càng giàu nhân chí.

. Làm người : hãy có chí hướng, tâm nguyện và niềm vui (thú vị nơi việc mình làm). Sống trên đời mà chẳng có chí hướng thì cũng giống như kẻ lấy bút vẽ hình, chẳng biết vẽ gì : bên này một quẹt, bên kia một nét, rốt cuộc chẳng thành ra hình dạng gì cả.

. Không nên xem thường chính mình : bởi vì mỗi người đều có khả năng vô hạn.

. Không nên xem thường sức lực của mình. Trên đời chẳng có chuyện gì gọi là chẳng thể làm được, mà cũng chẳng có ai là kẻ không có năng lực. Nếu có thì cũng chỉ là kẻ chẳng chịu làm mà thôi. Khi giọt nước của bạn nhỏ vào lu thì cả lu nước đều là của bạn. Bởi vì giọt nước ấy đã hòa vào với nước trong lu. Không còn có thể phân biệt được đâu là giọt nước của bạn và đâu chẳng phải là giọt nước của bạn.

. Bánh vẽ không làm no bụng. Bọt nổi trên nước thì không sao kết thành vòng đeo.

. Đường nào mà chẳng do người đi mà có. Đường xa ngàn dặm ắt phải có bước khởi đầu. Cảnh giới của thánh nhân cũng phải bắt đầu từ phàm phu.

. Muốn nhấc thì nhấc tất cả. Đã buông thì buông hết thảy.

. Nhân cách của Bồ Tát là do chúng ta tự hoàn thành.

.Tâm Phật chẳng có xa gần. Nguyện vọng của chúng sinh cũng chẳng có lớn bé. Chỉ cần tâm thành, ý chánh thì ta có thể thành đạt nguyện lớn.

. Phải là người bạn tốt của Đức Phật Đà học làm người đại nông phu. Vì ruộng phước của mọi chúng sanh mà canh tác, biến mảnh đất tâm hoang vu ấy thành ruộng phước lớn.

. Sự nghiệp tế độ lợi ích chúng sinh cần dựa vào ba sức mạnh : một là tự lực, hai là Phật lực, ba là chúng duyên bình đẳng lực.

Tự Lực : tức là nhân duyên phước huệ của mình. Muốn có phước thì phải gieo nhân, làm chuyện phước đức. Hạt giống này mình phải tự gieo.

Phật Lực :sau khi có tự lực, mình cần sự gia trì của Phật lực. Ngưỡng xin chư Phật dùng ánh từ quang chiếu diệu, nguyện sao cho tâm mình và tâm Phật dung hợp làm một.

Chúng duyên bình đẳng lực : Phật với chúng sinh bình đẳng. Do đó mình phải cung kính cúng dường tất cả chúng sinh với tâm bình đẳng giống hệt như cung kính cúng dường chư Phật vậy.

.Nhiệt tâm thì dễ phát khởi. Hằng tâm (tâm kiên trì không đổi) mới khó giữ gìn. Nói suông không làm thì sao thể ngộ được chân lý thực tiễn đạo pháp. Chỉ có giữ được sơ phát tâm (Bồ đề tâm) mới có thể chứng ngộ thành Phật.

.Kiên trì tâm chí, thức dậy thật sớm để tu hành là một cách huấn luyện công phu tinh tấn không lười biếng.

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/tinh_tu_ngu3.htm

Hình ảnh


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]21 khách