DIỆT TÀ TÂM

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

DIỆT TÀ TÂM

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO:
CHUYỆN ẤY NGOÀI HÔN NHÂN?

Introduction to Buddhist Sexual Ethics: Having Sex with Someone Else's Partner
Tác giả: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 18-02-2010

Hình ảnh
MỤC LỤC
1- Di sản đạo đức của phương Tây
2- Đạo đức Phật giáo và sự viễn ly sinh tử
3- Hãy chân thành với những khuynh hướng của chúng ta
4- Thái độ tàn phá và những ảnh hưởng của nó
5- Động cơ của thái độ tình dục
6- Có hành vi tình dục với người nào đấy mà không phải là người phối ngẫu
7- Không thõa mãn
8- “Thân thể xinh đẹp” và tự do yêu đương
9- Biểu lộ cảm xúc
10- Tình dục, vui thú và sự đa dạng
11- Không thõa mãn và buồn chán
12- Làm cho hoàn cảnh ngôi nhà của chúng ta nhẹ nhàng hơn
13- Những quan hệ không hài lòng
14- Biểu lộ một ý nghĩa thân thuộc với mọi người
15- Sự cần thiết của thiền quán đề đối phó với tham dục thình lình sinh khởi
16- “Triệu chứng chó đói” và cho quỷ ăn
17- Tác động của việc cho quỷ ăn
18- Đối phó với sự lôi cuốn của thân thể xinh đẹp
19- Sự thúc ép đề xúc chạm ai đấy
20- Sự thúc ép cho kinh nghiệm kích thích cực điểm
21- Đối phó với căng thẳng dục tình

--***--
Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không chúng ta phải cào đến xước da.
Long Thọ Tổ Sư
--***--

Chúng tôi đã được yêu cầu để nói về đạo đức tình dục Phật giáo hôm nay. Tình dục rõ ràng là một đề tài có một sức hấp dẫn lớn lao đối với nhiều người. Đặc biệt khi sống trong một cộng đồng gần gũi ở thôn quê, khi quý vị ở đấy, có thể có nhiều rối rắm hay mờ mịt về tình dục và quan hệ tình dục. Nhiều đau khổ có thể sinh khởi từ chính chúng ta hay những người phối ngẫu của chúng ta về thái độ tình dục không sáng suốt. Có thể hữu ích để nhìn vào những hướng dẫn của Đạo Phật đã cống hiến đến lĩnh vực này.

Chúng tôi muốn cho cuộc thảo luận hôm nay tốt hơn là bình thường. Vì thế, chúng tôi sẽ nói trong một chốc lát, và khi chúng ta theo dõi, nếu quý vi có câu hỏi, xin vui lòng nêu lên. Vào buổi chiều, chúng tôi nghĩ, sẽ có một buổi thảo luận với những câu hỏi và trao đổi những ý kiến, như thế sẽ tốt hơn.

1- DI SẢN ĐẠO ĐỨC CỦA PHƯƠNG TÂY

Trong tổng quát, sự tiếp cận đạo đức trong Phật giáo rất là khác biệt với sự tiếp cận của Tây phương. Trong văn hóa phương Tây, một cách căn bản chúng ta trộn lẫn hai hệ thống đạo đức. Một là từ Thánh kinh và thứ kia là từ Hy Lạp cổ đại.

Từ Thánh kinh, có một chuỗi những luật lệ quan tâm về đạo đức mà đã được ban bố từ một thẩm quyền cao cấp. Đạo đức có nghĩa là tuân thủ luật lệ. Nếu chúng ta tuân theo luật lệ, chúng ta “tốt” - chúng ta là “người tốt”. Chúng ta sẽ được tưởng thưởng ở thiên đàng. Nếu chúng ta không tuân theo luật lệ, chúng ta là “xấu” và sẽ bị trừng phạt sau đời sống của chúng ta. Và vì thế, đạo đức thật sự là một vấn đề của sự tuân theo quyền năng cao cả này. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm “tôi nên làm điều gì?” Luôn luôn có ý kiến về chữ “nên” này – “Tôi nên làm điều này, nhưng tôi không làm, vì thế tôi là xấu xa, tôi là tội lỗi.” Chúng ta trở nên không chắc chắn về chính mình và không bảo đảm, không an toàn, bởi vì chúng ta luôn luôn muốn biết “tôi nên làm gì?”

Vào thời Hy Lạp cổ đại, chúng ta cũng có một hệ thống luật lệ, nhưng không phải mệnh lệnh ban bố bởi thẩm quyền thần thánh. Những người công dân đã làm nên chúng. Những đại biểu của công dân hội họp với nhau trong một cơ quan lập pháp và tạo nên luật lệ vì sự tốt đẹp và lợi ích của xã hội. Rồi thì vấn đề một lần nữa là, tuân thủ. Chúng ta cần vâng lời luật lệ. Và không chỉ thế, bằng việc làm như thế, chúng ta đơn giản là những cá nhân đạo đức lương thiện; bây giờ chúng ta cũng là “những công dân tốt.” Nếu chúng ta không tuân thủ luật lệ, chúng ta là những người “xấu” và chúng ta cần phải đóng tiền phạt hay đi tù.

Thế thì đạo đức phương Tây của chúng ta là một sự phối hợp của hai hệ thống này. Cả hai căn cứ trên sự tuân thủ luật lệ. Đạo đức Phật giáo hoàn toàn không giống như thế. Chúng ta bối rối khi Tây phương tiếp cận với Đạo Phật, bởi vì chúng ta muốn Phật giáo nói với chúng ta điều gì chúng ta “nên” làm và điều gì chúng ta “không nên” làm. Do bởi thế, khi chúng ta nhìn vào những giáo huấn của Phật giáo về đạo đức, chúng ta có xu hướng hiểu chúng trong những dạng thức của điều gì ấy tương tự như những điều răn của Thánh kinh hay luật pháp.
Sửa lần cuối bởi phuoctuong vào ngày 11/03/10 19:38 với 4 lần sửa.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO: CHUYỆN ẤY NGOÀI HÔN NHÂN?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong Phật giáo không có chuyện tình dục. Chỉ có chuyện diệt dục mà thôi. Xin đ/h Phước Tường đừng nói rằng có Đạo Đức Phật giáo trong chuyện tình dục nhé.

Xin đổi lại tựa đề không thích hợp. Cảm ơn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC PHẬT GIÁO: CHUYỆN ẤY NGOÀI HÔN NHÂN?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

2- ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ VIỄN LY SINH TỬ

Bây giờ, căn bản đạo đức Phật giáo là hoàn toàn khác biệt. Đạo đức Phật giáo căn cứ trên giáo huấn chính của Đức Phật – Bốn chân lý cao quý hay bốn nhân tố của đời sống. Một cách căn bản, đời sống là chật vật; đời sống là khó khăn. Nhưng có một nguyên nhân cho điều đó, và nếu chúng ta muốn xa lánh những khó khăn trong đời sống, thì chúng ta cần phải loại bỏ nguyên nhân đó. Thế nên những gì Đức Phật dạy trong phạm vi này là có những loại thái độ nào đấy đang làm nguyên nhân cho những rắc rối và bất hạnh của chúng ta. Nếu chúng ta muốn xa lánh khổ đau cho chính mình, chúng ta cần phải kiềm chế khỏi những thái độ đó. Nếu chúng ta không quan tâm đến hàng khối rắc rối mà chúng ta tạo nên cho chính mình, thì tốt thôi. Cứ xông tới và tiếp tục mà hành động trong cách đó. Đấy là sự chọn lựa của mỗi người.

Đức Phật không ban bố một mệnh lệnh đạo đức như Thánh kinh. Đức Phật chưa bao giờ nói, “quý vị nên làm điều này và nếu không , quý vị là những người xấu,” Nhưng đúng hơn, Đức Phật nói, “Nếu quý vị không làm điều này, quý vị sẽ tự làm nên những vấn nạn rắc rối quý vị. Nếu quý vị không muốn những vấn nạn đó, thì hãy dừng những việc làm ấy.” Nếu chúng ta tiếp tục hành động điều ấy sẽ mang rắc rối đến chúng ta, nhưng điều ấy không làm chúng ta trở thành một “người xấu.” Nếu chúng ta không làm điều đó, nếu chúng ta kiềm chế, nó cũng không làm chúng ta trở thành một “người tốt.” Nếu chúng ta tiếp tục hành động trong một cách mà nó sẽ tạo nên những rắc rối cho chính chúng ta, thì chúng ta là khờ dại và điều ấy là đáng buồn. Nếu chúng ta dừng lại trong cách ấy, chúng ta thông tuệ. Đấy là tất cả

Thế thì đạo đức Phật giáo là một vấn đề quan tâm rất nhiều đến sự chọn lựa những gì chúng ta hành động. Với sự rèn luyện của Phật giáo, chúng ta đang hướng tới để phát triển những thái độ xây dựng, chẳng hạn như sự viễn ly hay từ bỏ. Chúng ta nhìn vào những vấn nạn của chúng ta và quyết định, “Điếu đó không có gì vui, tôi không muốn làm điều đó nữa.” Rồi thì, với sự viễn ly, chúng ta quyết định, với sự quyết tâm, rằng chúng ta phải được tự do với những vấn nạn đó. Không ai sẽ cho chúng ta tự do hay giải thoát mà đấy là chính tự chúng ta. Do vậy, chúng ta phải tiến xa hơn nữa trong sự viễn ly tức là từ bỏ những nguyên nhân của những vấn nạn trong chính chúng ta. Chúng ta sẽ dừng lại sự tạo tác những nguyên nhân, vì thể những vấn nạn đến từ chúng sẽ không còn sinh khởi nữa.

Thí dụ, nếu vấn nạn của chúng ta đến từ sự sân hận kinh khiếp của chúng ta hay sự dính mắc ám ảnh, thế thì vì chúng ta muốn chấm dứt sự chịu đựng với những vấn nạn này, chúng ta viễn ly chúng và những nguyên nhân của chúng. Chúng ta phát triển sự quyết tâm và nghĩ rằng, “Tôi sẽ cố gắng đề thay đổi. Tôi đang quyết chí để từ bỏ tính khí thịnh nộ và sự sân hận của tôi. Tôi đang quyết chí để từ bỏ sự dính mắc. Tôi đang cố gắng để làm việc ấy.” Không thể hiện sự quyết chí để từ bỏ hay xa lánh những nét tiêu cực cá nhân, thì không cách gì mà chúng ta sẽ làm nên bất cứ một tiến trình nào trong sự thực hành Phật Pháp.

Chỉ đơn thuần trì tụng chân ngôn và tiến hành những nghi thức cúng lễ, mà không thể hiện một ý chí để từ bỏ sự dính mắc hay sân hận, thì rõ ràng khó khăn để có một tác động trên những tính khí tiêu cực cá nhân của chúng ta chẳng hạn như sân hận. Điều này là bởi vì chúng ta đang áp dụng vào đời sống hằng ngày của chúng ta bất cứ một thái độ tích cực nào mà chúng ta đang phát triển trong sự cúng lễ. Nghi thức sẽ chỉ là những khía cạnh gì đấy mà chúng ta làm cho vui, giống như xem một chương trình truyền hình mỗi buổi tối. Do thế, nếu chúng ta thật sự quan tâm trong vấn đề giải thoát chúng ta khỏi những vấn nạn của chúng ta, thì vấn đề đạo đức Phật giáo trở thành trung tâm điểm.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Introduction to Buddhist Sexual Ethics: Having Sex with Some

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

3- HÃY CHÂN THÀNH VỚI NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CỦA CHÚNG TA

Điều quan trọng là tránh trở thành một người đạo đức giả trong sự thực hành Phật Pháp. Hầu hết những ai đến tiếp xúc với Đạo Phật, nếu họ thẩm tra chính họ một cách chân thật, thì họ đang thật sự nhắm đến điều gì? Hầu hết mọi người không thật sự đang hướng đến cho sự giác ngộ. Họ ngay cả không đang hướng đến cho sự giải thoát. Hầu hết mọi người chỉ muốn làm cho hoàn cảnh luân hồi – đời sống thường lệ mỗi ngày của họ - khá hơn [không nhiều thì ít].

Bây giờ, điều ấy tốt thôi, okay thôi. Đức Phật đã dạy những phương pháp cho việc cải thiện sự luân hồi: còn gọi là, làm thế nào để có một sự tái sinh khá hơn, tốt đẹp hơn. Đấy là một bộ phận trong sự giáo huấn của Đạo Phật. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ngay cả không tin tưởng những đời sống tương lai, để riêng họ ra, hãy kể đến những ai quan tâm đến việc cải thiện những kiếp luân hồi. [Nhưng có người sẽ nói] chúng tôi chỉ muốn cải thiện sự luân hồi ngay trong đời sống này, ngay bây giờ. Điều ấy cũng tốt thôi, okay thôi. Nhưng chúng ta đừng nên giả vờ và không thành thật mà nói rằng, “tôi đang hành động để trở thành một vị Phật vì lợi ích của tất cả chúng sinh,” khi mà nó không thật sự là tất cả những gì mà chúng ta nhắm tới. Dĩ nhiên, đạo đức mà chúng ta cần tuân theo [nhằm để giải thoát], nhằm để đạt đến giác ngộ, và nhằm để cải thiện sự luân hồi của chúng ta là giống nhau. Nhưng nếu chúng ta thật sự và trung thực về những gì chúng ta đang hướng tới, chúng ta sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong sự tuân theo đạo đức Phật giáo.

Một trong những vấn đề mà chúng ta cần đối diện ở đây, một lần nữa là, hầu hết những người trong chúng ta đang tiếp cận với Đạo Phật là vốn từ truyền thống Do Thái – Ki Tô giáo. Thế là chúng ta có khuynh hướng nghĩ là, “Tôi nên hành động để giác ngộ, bởi vì sau đó tôi sẽ là một người tốt, một đệ tử tốt, một Phật tử tốt. Nếu tôi không hành động để trở thành một vị Phật, và giúp đở mọi người, mà chỉ nghĩ đến việc cải thiện đời sống trong cõi luân hồi của tôi, tôi là một người xấu; tôi là một đệ tử xấu, một Phật tử xấu.” Một lần nữa sự nhấn mạnh là trên chữ “nên”. Chúng ta đang tìm kiếm điều gì chúng ta “nên” làm.
Đạo Phật không giống như thế. Chúng ta tiến hành theo những gì thích hợp với chúng ta, tại trình độ, tầng lớp mà chúng ta đang hiện hữu. Không có chữ “nên.” Không có “nếu quý vị làm điều này, quý vị tốt, và nếu quý vị ở trình độ trước kia thì là xấu,” Chúng ta không thể nói, “Nếu bạn là một người trưỡng thành thì tốt và nếu bạn là một đứa con nít thì xấu. Do thế, ngay cả nếu chúng ta tuy là một thiếu niên tâm linh, chúng ta nên là nên là một người lớn và hành động như một người lớn.”

Vấn đề chính, thế thì, trong việc cố gắng tuân theo đạo đức Phật giáo là cố gắng đề thấu hiểu mối quan hệ giữa nhân quả hành vi, nguyên tắc vận hành của nghiệp báo: liên hệ giữa thái độ chúng ta và cấp độ của hạnh phúc hay khổ đau mà chúng ta sẽ trãi qua như một hậu quả. Điều ấy là thiết yếu. Không có sự tin chắc trong mối quan hệ ấy, thì không có lý do nào để đi theo hệ thống đạo đức của Phật giáo.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách