Bài Học Cho Người Tu

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hôm nay thấy có những bài học rất cần thiết cho người tu nên tôi lập ra thread nầy để chúng ta cùng nhau học hỏi và hiểu rỏ để không đi nhầm đường.

Xin trích đoạn Kinh Duy Ma Cật, phẩm thứ chín: Nhập Pháp Môn Bất Nhị do HT Duy Lực dịch từ Hán văn sang Việt văn:
Các Bồ Tát mỗi mỗi đã nói xong như trên, rồi hỏi Văn Thù: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?

Văn Thù đáp:

-Theo ý tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.

Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:

-Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả nói: "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?"

Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng:

-Lành thay! Lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.

Khi thuyết phẩm này rồi, ở trong chúng có năm ngàn vị Bồ Tát đều nhập pháp môn bất nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Chúng Ta học hiểu và rút ra được bài học gì từ những câu Vấn Đáp của các vị Bồ Tát đặc biệt là đối thoại giữ ngài Văn Thù và ngài Duy Ma Cật?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thấy không ai trả lời thì thôi tôi xin trình bài.

Ở đây chúng ta nên hiểu 2 điều.

1. Đại Thánh Bồ Tát


Các vị Bồ Tát trong Pháp Hội Duy Ma Cật ai nấy cũng đều đã chứng được pháp môn Bất Nhị, ai nấy cũng đều đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Nhập Pháp Môn Bất Nhị của Bồ Tát là người đã rời khỏi hai nhị biên chấp trước, là người đã ngộ nhập được Tánh Chân Như Bình Đẳng.

Trong các vị Bồ Tát ai cũng lần lược trình bài cái pháp môn Bất Nhị của mình.

Đến Ngài Văn Thù thì còn nói ở nới các pháp phải vô ngôn vô thuyết.

Đến Ngài Duy Ma Cật thì không còn nói gì nữa chỉ "im lặng".

Cái "im lặng" của ngài Duy Ma chính là cái pháp môn Bất Nhị mà ngài đích thân đã ngộ nhập thật sự, dù im lặng mà thuyết pháp, dù im lặng, thuyết pháp mà vẫn sống luôn luôn trong trí tuệ và thanh tịnh của Tâm Tánh ngài. Tất cả đều dung thông vô quái ngại.



2. Phàm Phu Chúng Sanh


Chúng ta còn là những người phàm phu, chưa thật chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, chưa Nhập được Pháp Môn Bất Nhị của Bồ Tát.

Cho nên có nhiều người đọc đến đây, hay đọc các Kinh Đại Thừa Khác nghe nói "bất lập văn tự", "lìa ngôn, lìa thuyết", "im lặng" thì bắc chước mà làm theo.

Nào có biết rằng khi phàm phu chúng ta "vô ngôn vô thuyết" "im lặng" thì chỉ là cái "im lặng của phàm phu" bình thường mà thôi. Đâu phải là cái "im lặng" của Đại Thánh Duy Ma Cật đã Nhập Pháp Môn Bất Nhị!

Khi phàm phu chúng ta bắc chước ngài Duy Ma Cật "Im Lặng" thì chúng ta đã "chấp trước" rồi đó! Có lìa được Nhị Biên đâu mà gọi là Nhập Pháp Môn Bất Nhị? Vì con CHẤP vào cái "im lặng".

Mà chẳng hiểu Tánh của "im lặng" và Tánh của "giảng thuyết" là bình đẳng bất nhị.

Nói không giảng thuyết thì lại chấp im lặng.
Nói không im lặng thì lại chấp giảng thuyết.

Vì vậy bài học của chúng ta là mình phải cố gắng thật dụng công tu hành mới có ngày Nhập Pháp Môn Bất Nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Không nên bị kẹt ở HỌC THUYẾT rồi cho là đủ rồi. Học Thuyết chỉ là biết được các món ăn ngon. Nhưng nếu không dụng công tu hành thì cũng như là dù biết các món ăn ngon mà chưa từng ăn vậy. Cho dù có giảng thuyết cho người khác nghe các món ăn ngon đó thì chính mình cũng chẳng biết mùi vị của chúng như thế nào vì chỉ là biết trên học thuyết mà chẳng thật ăn.

Thôi hôm nay đến đây vậy. Mong ai nấy phải cẩn thận, tinh tấn lên để giải thoát và giác ngộ!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:Thấy không ai trả lời thì thôi tôi xin trình bài.

Ở đây chúng ta nên hiểu 2 điều.

1. Đại Thánh Bồ Tát


Các vị Bồ Tát trong Pháp Hội Duy Ma Cật ai nấy cũng đều đã chứng được pháp môn Bất Nhị, ai nấy cũng đều đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Nhập Pháp Môn Bất Nhị của Bồ Tát là người đã rời khỏi hai nhị biên chấp trước, là người đã ngộ nhập được Tánh Chân Như Bình Đẳng.

Trong các vị Bồ Tát ai cũng lần lược trình bài cái pháp môn Bất Nhị của mình.

Đến Ngài Văn Thù thì còn nói ở nới các pháp phải vô ngôn vô thuyết.

Đến Ngài Duy Ma Cật thì không còn nói gì nữa chỉ "im lặng".

Cái "im lặng" của ngài Duy Ma chính là cái pháp môn Bất Nhị mà ngài đích thân đã ngộ nhập thật sự, dù im lặng mà thuyết pháp, dù im lặng, thuyết pháp mà vẫn sống luôn luôn trong trí tuệ và thanh tịnh của Tâm Tánh ngài. Tất cả đều dung thông vô quái ngại.



2. Phàm Phu Chúng Sanh


Chúng ta còn là những người phàm phu, chưa thật chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, chưa Nhập được Pháp Môn Bất Nhị của Bồ Tát.

Cho nên có nhiều người đọc đến đây, hay đọc các Kinh Đại Thừa Khác nghe nói "bất lập văn tự", "lìa ngôn, lìa thuyết", "im lặng" thì bắc chước mà làm theo.

Nào có biết rằng khi phàm phu chúng ta "vô ngôn vô thuyết" "im lặng" thì chỉ là cái "im lặng của phàm phu" bình thường mà thôi. Đâu phải là cái "im lặng" của Đại Thánh Duy Ma Cật đã Nhập Pháp Môn Bất Nhị!

Khi phàm phu chúng ta bắc chước ngài Duy Ma Cật "Im Lặng" thì chúng ta đã "chấp trước" rồi đó! Có lìa được Nhị Biên đâu mà gọi là Nhập Pháp Môn Bất Nhị? Vì con CHẤP vào cái "im lặng".

Mà chẳng hiểu Tánh của "im lặng" và Tánh của "giảng thuyết" là bình đẳng bất nhị.

Nói không giảng thuyết thì lại chấp im lặng.
Nói không im lặng thì lại chấp giảng thuyết.

Vì vậy bài học của chúng ta là mình phải cố gắng thật dụng công tu hành mới có ngày Nhập Pháp Môn Bất Nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Không nên bị kẹt ở HỌC THUYẾT rồi cho là đủ rồi. Học Thuyết chỉ là biết được các món ăn ngon. Nhưng nếu không dụng công tu hành thì cũng như là dù biết các món ăn ngon mà chưa từng ăn vậy. Cho dù có giảng thuyết cho người khác nghe các món ăn ngon đó thì chính mình cũng chẳng biết mùi vị của chúng như thế nào vì chỉ là biết trên học thuyết mà chẳng thật ăn.

Thôi hôm nay đến đây vậy. Mong ai nấy phải cẩn thận, tinh tấn lên để giải thoát và giác ngộ!
Chào Thánh Trí,

Lời giải thật là cao minh, đầy đủ của người kiến thức viên thông.

"Giác Ngộ" Thật không dể dàng như ta tưởng có phải không?

Tôi còn là Phàm phu thì tất nhiên phải cố gắng dụng công tu hành.

Vậy Thánh trí tất biết có phương pháp dụng công tu hành. Phải không?

Thì giúp luôn cho anh em diễn đàn biết luôn thể. Về Thực hành? Thì bắc đầu từ đâu?

Thứ hai. Người giác ngộ có thể biết mình đã giác ngộ không? (Gọi là giác ngộ từng phần).

Thứ ba. Sự giải trình của Thánh Trí thì thấy không có chổ nào khuyết điểm nửa. Tất nhiên người đã biết sự giác ngộ từng phần. Xin hãy nói ra để anh em học cái kinh nghiệm mà hiện tại Thánh Trí đã có.

Thân TN.
http://sites.google.com/site/layphat/

Khi phàm phu chúng ta bắc chước ngài Duy Ma Cật "Im Lặng" thì chúng ta đã "chấp trước" rồi đó! Có lìa được Nhị Biên đâu mà gọi là Nhập Pháp Môn Bất Nhị? Vì con CHẤP vào cái "im lặng"? - Thưa. Có thể được! chỉ là giác ngộ trong giây lác, trong sự học Kinh điển quá nhiều, và thiếu Thiền-định nên sanh ra loạn tưởng (Tẩu mã nhập ma). Khi áp dụng thực hành thì trở thành phàm phu. Về tích cực cũng có rất nhiều người giác ngộ từng phần.

(Giác ngộ từng phần? -Thưa, không phải là người kiến tánh thành Phật "Thánh Trí có đồng ý không?", Trong giáo lý có hàng vạn pháp, nếu bạn hiểu "Gọi là đã phá được một phần vô minh trong kiến thức" được cái sai thì tu sửa được. Cũng có thể là tạm thời. Còn phải ra công Thiền-định cho thuần nửa. Cho tới nằm mơ cũng ra công nửa thì mới tới chặn thứ hai trong duy thức tôn). Ngoài ra chỉ là lý thuyết.

Tôi nói ra cũng chỉ là lý thuyết, chớ chưa biết thế nào là chứng ngộ, cần phải học nhiều lắm. Nếu Thánh Trí có hiểu về phương pháp hay phương tiện thì giúp luôn cho anh em nhờ. Rất cám ơn, cho lời lẽ này.

Người đã giác ngộ chúng ta không thấy, và cũng khó biết. Nếu đã biết đã thấy thì không có ở cõi đời này.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đến Ngài Văn Thù thì còn nói ở nới các pháp phải vô ngôn vô thuyết.

>> Chẳng phải thế. Văn Thù Bồ Tát đã từ lâu nhập pháp môn bất nhị. Ngài Duy Ma Cật Bồ Tát cũng đã nhập pháp môn bất nhị từ lâu. Hai Ngài ấy "trong" bất nhị mà ứng hợp với nhau. Bất nhị chẳng phải có một, nhưng sai biệt giữa các bất nhị cũng là bất nhị. Nay bất nhị chẳng thể suy luận, đo lường, lý giải huống chi sai biệt giữa các bất nhị. Bất nhị này siêu vượt luân hồi.

Nhưng bất nhị chẳng phải bên ngoài đời sống của chúng ta, không phải của riêng ai. Còn thị phi, còn so đo hơn thua, còn bất hiếu, còn ác, còn ích kỷ, còn lười biếng, còn luân hồi sanh tử ... đều chẳng được bất nhị. Nhưng không có nghĩa là không bao giờ được.

Các Đại Bồ Tát ấy trước đây cũng từng là phàm phu.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chào Thánh Trí
Vì nhớ đều gì chia sẽ nên không ngại lấy tên mà học hỏi:

Tri - nghĩa là Biết

Trí - nghĩa là có khả năng phân biệt các pháp hữu vi theo mặt Tục Đế

Tuệ -nghĩa là có khả năng phân biệt các pháp vô vi theo mặt Chân Đế

Trí Tuệ gọp chung thì nghĩa là thông đạt cả Tục Đế lẫn Chân Đế. Vì vậy chúng ta thường sử dụng hai từ nầy chung với nhau.

Quá Trình là Tri, Trí, rồi mới đến Tuệ.

Thánh Tri cũng chỉ mới là quá trình đầu tiên, đau dám nhận hai chữ "Thánh Trí" huống gì là "Thánh Tuệ" ư?



"Giác Ngộ" Thật không dể dàng như ta tưởng có phải không?

(Giác ngộ từng phần? -Thưa, không phải là người kiến tánh thành Phật "Thánh Trí có đồng ý không?"

Ngộ có nhiều loại:

Giải Ngộ - học hiểu giáo lý

Chứng Ngộ - chứng từng phần của giáo ly đang tu tập và áp dụng vào đời sống

Giác Ngộ - hoàn toàn chứng thật trọn vẹn các pháp, ngộ nhập Chân Tâm Bản Tánh cả Sự lẫn Lý và luôn sống thực với tâm tánh của mình


Tôi còn là Phàm phu thì tất nhiên phải cố gắng dụng công tu hành.

Vậy Thánh trí tất biết có phương pháp dụng công tu hành. Phải không?

Thì giúp luôn cho anh em diễn đàn biết luôn thể. Về Thực hành? Thì bắc đầu từ đâu?
Dụng Công phải chăng nghĩa là Tinh Tấn. Vậy chỉ cần Tinh Tấn tu tập theo pháp môn mà ông đã chọn là được rồi. Đâu có phương pháp dụng công nào khác ngoài hai chữ "Tinh Tấn" đâu?

Nếu biết thì hai chữ "Tinh Tấn" cũng là Pháp Tu rồi đó vậy. Vì vậy Phật dạy Tinh Tấn là Pháp Tu Của Bồ Tát trong Lục Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ.

Chỉ nói "Tinh Tấn" mà thật bao hàm là cả Lục Ba La Mật.

Nếu chẳng tu Lục Độ thì cũng có thể tu Ngũ Căn Ngũ Lực: Tin, Tấn, Niệm, Định, Tuệ

Tin - là tin chắc vào pháp môn tu hành Phật Pháp của mình vì rằng đó là do Phật dạy.
Tấn - là tiến tới, tiến lên dũng mảnh thực hành pháp môn tu hành của mình
Niệm - là nghĩ nhớ luôn luôn về pháp tu của mình, luôn luôn tỉnh giác
Định - niệm mãi sẽ có định (như tu niệm Phật mãi thì đạt được nhất tâm, nếu không nhất tâm ý ra cũng có chúng định tâm ngay hiện tại hay giây phút nào đó)
Huệ - khi tâm đã định thì trí tuệ sẽ đầy đủ, như nước lặng trong thì trăng hiện rỏ vậy.

Thứ hai. Người giác ngộ có thể biết mình đã giác ngộ không? (Gọi là giác ngộ từng phần).
Tôi chưa giác ngộ làm sao trả lời ông? Nhưng tạm bàn luận rằng:

Khi nói Ngộ Từng Phần thì cái biết mình ngộ cũng cần phải lìa luôn thì mới mong tiến đến phần khác. Há Kinh Kim Cang chẳng phải bảo "Đừng Trụ vào một cái gì để sanh cái tâm" hay sao?

Kinh Bát Nhã lại nói: "Vô Trí diệc Vô Đắc dĩ vô sở đắc cố" (không trí cũng không đắc vì không có sở đắc)

Người đã Giác Ngộ rồi thì biết vẫn biết mà chẳng vướn vào bất cứ cái gì như "biết" (tri) hay "chẳng biết" (bất tri). Ấy mới gọi là Nhập Pháp Môn Bất Nhị.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bài Học Cho Người Tu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

VO_HUU_BAT_KHONG606"]
>> Chẳng phải thế. Văn Thù Bồ Tát đã từ lâu nhập pháp môn bất nhị. Ngài Duy Ma Cật Bồ Tát cũng đã nhập pháp môn bất nhị từ lâu.
Ừ. Ông rất khéo nói vui.

Các vị Bồ Tát ai đã trình bài pháp môn Bất Nhị của mình thì họ đều đã Nhập Pháp Môn ấy cả rồi. Ai nói là các vị ấy chẳng phải? Nếu chẳng phải thì làm sao có thể trình bài?

Khi ngài Duy Ma Cật "im lặng".

Ngài Văn Thù khen ngợi "Lành Thay! Lành Thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị."

Thì người đọc cũng tự biết ngài Văn Thù cũng như các vị Đại Bồ Tát trong pháp hội đã ngộ và nhập pháp môn Bất Nhị từ lâu, chỉ là vì mọi người, vì chúng sanh đời sau mà đống kịch vấn đáp với nhau đó thôi để chỉ bài pháp môn Bất Nhị cho người tu Đại Thừa. Giúp cho chánh pháp của Như Lai được rạng ngời, cho chúng sanh được giác ngộ và giải thoát.

Các Kinh Đại Thừa khác, các vị Bồ Tát tuy đã biết và chứng nhập pháp môn mà Phật sắp giảng, nhưng vì chúng sanh mà đứng lên thưa hỏi đức Thế Tôn.

Được đức Thế Tôn khen "Lành thay! Lành thay! Này Bồ Tát ông vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sanh mà hỏi Như Lai những ý nghĩa sâu xa nhiệm mầu. Vậy ông hãy lắng nghe, Như Lai sẽ vì ông và tất cả chúng sanh mà nói rỏ."

Sau khi giảng xong, vị Bồ Tát ấy liền bạch đức Thế Tôn: "Kính bạch đức Thế Tôn, con từ kiếp lâu xa đã tỏ ngộ pháp môn ấy, nhưng vì thương sót chúng sanh mà thưa hỏi Như Lai".

Đại khái là như thế.

Nếu không có các Bồ Tát thưa hỏi, thì tri kiến chúng sanh làm sao đủ sức để mà thưa hỏi những pháp môn Bất Khả Tư Nghì của Phật?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách