Trang 1 trên 1

Chuyện Nhân Quả

Đã gửi: 26/06/10 06:31
gửi bởi hahaothien
Tôi muốn nói ra một vài ví dụ để thấy rõ được chữ Nghiệp. Những câu chuyện do chính Bà Ngoại tôi chứng nghiệm trong đời sống và kể lại cho tôi nghe. Tôi thấy có ít lợi nên muốn nói ra để mọi người nhìn thấy rõ ràng Nghiệp quả. Tôi nói lời xin lỗi đến các người đó, nguyện cho họ tốt đẹp trong đời sống này và cả đời sống mới và tôi không có nói thêm hay bớt điều gì để có tội. Nam Mô A Di Đà Phật.

Một người người Bà ở dưới Sóc Trăng đã qua đời rồi. Xin nguyện cho Bà được điều tốt đẹp trên quãng đường mới của cuộc sống. Trước đây Bà sống gây nhiều tội nghiệp từ khẩu. Bà tôi kể: Trước đây chồng bà đi bán cà rem, một hôm trên đường về Ông lỡ té xuống mương và làm bể hủ đựng tiền. Khi về đến nhà Bà dùng dép đập lên đầu và chửi là “Thằng đui”. Ông chỉ biết im lặng và chảy nước mắt. Cũng chuyện khác, có một cậu kia đám cưới, khi đó Bà nói chuyện với Bà ngoại tôi và Bà rủa cậu đó: “Ôi thằng cưới vợ chó cũng được nữa”, lúc đó cậu ấy chỉ biết cười thôi và không trách cứ. Rồi có người đến vay tiền của Bà, Bà nói: “ Sao mày làm ăn nghèo hoài vậy”. Vào tuổi già, bác sĩ khám cho Bà bị mục cả hai xương đầu gối và lưng Bà đầy ghẻ nhọt, có hột rất to và đen. Trước vài tháng Bà ra đi, Bà bị thụt lưỡi vào trong. Bà ngoại tôi đi thăm và nhìn thấy. Bà tôi nói “Thấy rõ nghiệp trả trước mắt.” Trong đây tôi thấy rằng Nghiệp sẽ khiến một con người có tội sẽ chịu đau khổ về khoảng thời gian về già và họ chịu đau khổ mà không được ra đi yên ổn. Với người sống tốt, tôi nghĩ họ ra đi thanh thản và do Tập Quán Nghiệp quyết định đời sống tới của họ.

Cũng một người Bà nữa gần nhà Bà ngoại tôi. Bà có một con dâu con dâu cùng chồng ở trong bụi tre phía sau nhà Bà Ngoại tôi. Nghe tiếng sột sạt Ông Ngoại tôi đi ra và đuổi đánh và người con dâu ấy cùng chồng bỏ đi. Khi đó Bà ấy đang ngồi đan mùng trắng thì Bà Ngoại tôi đến. Bà nói với giọng chế diễu “ Ờ! Không biết con dâu ở đâu trôi lại.”. Bà đi đến trước nhà Bà Ngoại tôi rủi liên tục “ ([tên con dâu] ơi!, chiếu trôi lên giường trôi xuống…”, Bà Ngoại tôi nghe hoảng hồn, liền đi ra ôm Bà và khuyên Bà đừng nói nữa, nhưng Bà cứ tiếp tục rủa. Đến bây giờ buổi sáng thì Bà đi ra chợ bán hàng, trưa thì về nhà chăm sóc đứa con hơi có bệnh thần kinh. Tối thì đến nhà Bà ngoại tôi ngủ, vì có lần nằm ở nhà ngủ bị đứa con đó bóp cổ. Từ câu chuyện cho ta thấy rõ ràng, Nghiệp do dụng ý mà tạo ra từ khẩu, chúng ta sẽ trả cho những nghiệp quả đó. Giống như câu nói “ Miệng hại cái thân”.

Hồi nhỏ Bà Ngoại tôi buôn bán, hôm đó Bà Tôi đi mua rùa bán, bị Má của Bà Ngoại tôi la. Bà tôi nói rằng lúc đó Bà tôi ngu không chịu nghe, mà còn bưng rùa đi bán, nhưng khi đi được một khoảng đường, trượt chân té chỗ mô đất to, và chặt xương sườn phải năm nghỉ mấy ngày, từ đó Bà Ngoại tôi không còn dám đi bán rùa nữa. Bà tôi kể lại cho nghe và nói từ đó cho tới nay vẫn còn nhớ.

Cách đây khoảng vài năm Bà Ngoại tôi đi đến chùa ở Châu Đốc hay gì đó (tôi quên rồi). Cùng đi lúc đó trong chuyến đi có cô đó rất khá giả. Trong khi đi lên chín tầng tháp để cúng (Bà tôi nói bây giờ ngọn tháp đó đã bị phá bỏ rồi), Cô ấy đi được tầng thứ nhất thì không còn đi được nữa, Cô ấy nói trời tối đen lại cả, và chóng mặt không thể đi tiếp. Nên một vị sư mời Cô ấy ngồi lại và đợi các người khác cúng xong và mời sư xuống để giảng Pháp cho Cô nghe. Khi mọi chuyện xong xuôi, Vị sư đi xuống hỏi Cô ấy “ Phải chăng cô có một người mẹ già ở nhà và rất nghèo?” Vừa nghe hỏi Cô ấy liền bật khóc. Vị Sư hỏi tiếp “ Tại sao cô có tiền mà không chịu nuôi Mẹ của cô?”. Cô ấy nói “ Tại con sợ chồng của con”. Vị Sư mới nói “Nếu không được, con nên để giành lên và lén lấy cho Mẹ con. Bởi vì vợ chồng với nhau đều có chung công và san sẻ nhau nên không có gì tội cả”.

Tôi thấy rằng Nghiệp Quả mà chúng ta gieo nó sẽ khiến ta đau khổ rất lâu dài, vì thế tôi nghĩ nên cẩn trọng mọi hành động (Thân, Khẩu, Ý) trong đời sống.

Re: Chuyện Nhân Quả

Đã gửi: 26/06/10 17:50
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle

Re: Chuyện Nhân Quả

Đã gửi: 11/07/10 06:56
gửi bởi hahaothien
Tôi nghĩ Nghiệp là luật của toàn vũ trụ. Nó không thiên vị và cũng không tha thứ vì thế trong cuộc sống có thể nói rằng không tồn tại 2 chữ "Chuộc Lỗi". chúng ta tạo thì chúng ta phải gặt hái. Như khi nén một cái ly, thì chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để cái ly có thể trở lại như xưa. Giống vậy khi chúng ta phạm vừa phạm lỗi lầm, đến chiều chúng ta cảm thấy hối lỗi và quỳ trước Phật cầu xin tha lỗi, điều đó không thể có được, mà chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để chấp nhận lỗi lầm.

Cũng vậy khi chúng ta thông hiểu rõ vể Nghiệp và Luân hồi. Chúng ta sẽ hiểu rõ được thực tướng của cuộc sống. Khi mỗi một hành động trong sạch là mỗi một điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta và cho cả xã hội.