Lối Sống

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Lối Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Đức Phật sống suốt cuộc đời của Ngài trong sự từ bi, thanh tịnh, kiên định, phục vụ, khoan dung.... Ngài chỉ ngủ 2 tiếng một ngày, còn lại tất cả thời gian Ngài đều phụng sự cho cuộc đời. Nếu chúng ta đặt câu hỏi Tại Sao? Thì câu trả lời chúng ta sẽ tìm được đó chính là một mục đích chính là mong muốn chúng sanh thoát khỏi đau khổ, vì lòng từ của Ngài quá lớn trước sự đau khổ của nhân sinh. Lời Ngài vẫn vang vọng và không bao giờ phai lợt đi được hương thơm của tâm từ: “Này các con, Hãy từ bỏ tội lỗi! ”. Ngài nhắc nhở chúng ta lối sống cao thượng của sự bố thí. Ngài nói: “ Nếu có người hiểu sự cho như ta hiểu, Không ai ăn gì mà không cho người khác một phân nữa. Người đó sẽ không ích kỷ, Nếu có người nhận, ta sẽ cho luôn phần còn lại ”, chúng ta nên trở thành một con người cao thượng, cho đi những gì chúng ta có thể cho, chỉ nhận những gì được cho. Nếu chúng ta là người mong muốn đi theo bước chân Ngài, chúng ta phải sống đúng với phẩm hạnh hơn là những hình thức vì nó không mang chúng ta gần Đức Phật được.

Tôi còn nhớ khi xưa đi học, đó là ngày đầu tiên đến lớp, khi tôi đi sớm trước 15 phút, thì sau đó có một cô gái đến và ngồi bên cạnh tôi chung một bàn. Tôi và cô ấy như người xa lạ và chưa bao giờ gặp nhau lần nào. Vậy mà một hành động của cô ấy đã để lại trong tim tôi không thể nào quên (dù bây giờ tôi không còn nhớ mặt cô ấy). Khi ngồi vào bàn cô ấy rút ổ bánh mì
mà đem theo để dùng điểm tâm sáng, vậy mà cô ấy bẻ phân nữa ổ đưa trước mặt tôi, cô ấy nói " Bạn dùng với mình một khúc bánh mì". Hành động đó như một đóa hoa thơm vậy.

Trung Đạo là con đường mà Đức Phật khuyên các đệ tử sống theo nó, hàm ý trong đó tức là con đường Bát Thánh Đạo. Ngài không thiên về bất cứ một cực đoan nào cả, vì Ngài hiểu vạn vật trong đời sống điều theo một định luật thăng bằng mà nó bắt buột phải như vậy. Như Tiền Định và Vô Định. Đức Phật không chấp nhận rằng số phận con người được định sẳn vì như thế đã phủ định khả năng, tư duy và năng lực của chính mình và điều này sẽ theo quan điểm của các tôn giáo hữu thần. Đức Phật cũng không chấp nhận rằng Vô Định vì điều đó thực sự không đúng theo Nghiệp Quả, bởi vì mọi hành động từ thân, khẩu, ý trong hôm nay của chúng ta là điều sẽ làm cho mọi trật tự của ngày tháng tới thay đổi liên tục để phù hợp với bản tính và nghiệp chúng ta.

Đây cũng là lời khuyên cho chúng ta sống trong cuộc đời này. Thanh Ngân có nói một câu : Tiểu Dục Tri Túc, câu nói rất có ý nghĩa, đây là điều phù hợp với trung đạo, nó làm chúng ta thanh thản hơn và thoải mái, Vì sống càng thiên về vật chất, những đức tính không tốt sẽ càng phát triển mạnh, và tự mình trói buột mình càng chặt, chúng ta phải sống con đường Trung Đạo.

Vô Thường, điều này nhắc nhở cho chúng ta biết đừng nên phí thời gian, mà hãy phấn đấu thanh lọc tâm trí và giúp đỡ người khác nếu như ta có thể. Tất cả rồi sẽ hoại diệt và đi vào quên lãng vĩnh viễn và đời sống là sẽ lụi tàn, nó nhắc nhở ta dẹp bỏ tự kỷ và ham muốn. Chúng ta là Phật Tử thì nên cư xử như những người hiểu biết, có một số điều chúng ta đối diện đều là do nghiệp của chính ta, chúng ta phải cảm đảm hơn và hiểu biết điều gì dẫn đến điều thiện và tránh xa tội lỗi.

Hy vọng các bạn sống một cuộc đời xứng đáng và theo đúng lời Đức Phật dạy.

Lời dạy của Đức Phật

NhỮng LỜi Tán Dương

Chẳng bao lâu, đức Phật có một số đông tín đồ và đệ tử đi theo Ngài từ nơi này đến nơi khác. Ngày nọ, một đệ tử tới gặp Ngài và thưa: “Bạch đức Thế Tôn, Ngài thực đúng là một trong những vị giáo chủ vĩ đại nhất chưa từng thấy!”

Ðức Phật không cảm thấy vui thích khi nghe lời tâng bốc này. Nhưng Ngài lại hỏi người đệ tử: “Con đã gặp tất cả các vị đại giáo chủ xuất hiện trên thế giới này chưa?

Ông ta đáp: “Thưa Ngài dĩ nhiên là chưa”.

“Và con có biết hết tất cả các vị đại sư hiện đang sống và sẽ ra đời trong tương lai không?”

Người đệ tử trả lời: “Bạch Ngài, dạ không”.

Ðức Phật dạy: “Như vậy, thực là điều điên rồ khi con bảo Ta là vị giáo chủ vĩ đại nhất trong tất cả. Vì làm sao con biết rõ được điều ấy là đúng hay sai”.

Vị đệ tử lại đáp: “Bạch Ngài, con muốn tán dương Ngài, vì giáo pháp của Ngài là quá cao siêu và hữu ích
”.

Ðức Phật dạy tiếp: “Nếu con nhận thấy giáo lý của Ta là bổ ích, điều tốt nhất là con nên thực hành theo. Ðừng phí công khen ngợi Ta. Mục đích duy nhất Ta ra đời là nhằm giáo hóa cho mọi chúng sanh. Nếu con muốn làm cho Ta vui, con nên nghe theo lời Ta dạy. Ðiều này sẽ khiến Ta hoan hỷ hơn là việc con tán dương Ta.

Lần khác, đức Phật hỏi vị đệ tử: “Khi con mua một món đồ nữ trang, con có trả tiền mà không thử trước không?

Người đệ tử trả lời: Dạ thưa Ngài, dĩ nhiên là không. Vì nó có thể là đồ giả và như thế là con sẽ bị mất tiền”.

Ðức Phật dạy tiếp: “Giáo lý của Ta cũng giống như vậy. Con đừng tin vào lời Ta thuyết giảng là đúng, chỉ đơn giản vì Ta đã nói điều ấy. Tốt hơn, con nên thực hành những lời dạy của

Ta để biết rằng chúng là đúng hay sai. Nếu con nhận thấy giáo pháp của Ta là phù hợp với chân lý và hữu ích, thì con cố gắng làm theo. Nhưng con đừng thực hành chỉ vì con kính trọng Ta.
Con cũng không nên chỉ trích giáo lý của các tôn giáo khác và bảo rằng chúng là không tốt. Trên thế gian còn nhiều vị đại giáo chủ khác, và tất cả đều giúp ích cho nhân loại theo sự chỉ dẫn riêng của họ. Con đừng chê bai bất cứ tôn giáo nào. Bởi đó không phải là công việc của con. Ðiều con nên thực hành là làm sao để có được hạnh phúc và giúp những kẻ khác cũng hạnh phúc như con”.

Bằng cách đó đức Phật đã dạy cho các đệ tử của Ngài là nên phản tỉnh, tự xét bản thân mình, ăn ở tốt với tất cả và kính trọng mọi người.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách