ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật Pháp không phải là đạo cầu xin mà là đạo thực hành Giới Định Tuệ, kinh nghiệm bản thân đưa đến giác ngộ và giải thoát.

Nếu cứ cầu xin Phật Bồ Tát ban cho con cái nầy cái kia như làm ăn khá giả, bình an vô sự v.v... thì Phật Bồ Tát làm không được, ban cho không được nếu tự mình không nghiền ngẫm học hỏi giáo lý mà Phật Bồ Tát đã dạy để áp dụng thực hành vào đời sống của mình. Nếu mình có thể học hỏi giáo lý của Phật Bồ Tát đã dạy trong Kinh Phật rồi tu tập như Giới Định Tuệ thì chúng ta sẽ được bình an, chứ không phải do Phật Bồ Tát hóa phép mầu gì khiến cho ta được làm ăn phát tài bình an được.

Gần Tết rồi, mọi người đi chùa Tết thường hay cầu xin mấy thứ nầy, nhưng không tự mình tìm hiểu nghiên cứu Phật Bồ Tát dạy cách nào để được giàu sang, thông minh, sống lâu khỏe mạnh, vui vẻ, bình an.

Bố thí tài thì được giàu sang
Bố thí Pháp thì được thông minh
Bố thí vô úy thì được vui vẻ
Không sát sanh mà còn phóng sanh thì được khỏe mạnh sống lâu
Trì giới thì thân được bình
Thiền định Trí Tuệ thì tâm được an

Do vậy ta cần phải thực hành chứ đừng cầu xin! Chư Phật Bồ Tát đã ban cho ta những lời giáo huấn, giáo lý thâm diệu để giúp cho ta giác ngộ giải thoát an vui rồi. Ta chỉ còn nương theo lời dạy của các ngài mà đi, mà làm để mang lại sự giác ngộ giải thoát an vui cho mình và người.

Nếu muốn cầu xin cũng không phải là không được, nhưng phải phát cái Tâm Bồ Đề. Đừng cầu cho mình gia đình mình, mà hãy cầu cho tất cả chúng sanh, ai ai cũng được an vui giải thoát giác ngộ.

Như vậy tuy việc cầu xin đó không thể được nhưng ít ra nó giúp cho tâm Bồ Đề mình rộng lớn, giúp mình tâm lượng bao dung thương sót mọi loài. Đấy cũng là cách trưởng dưỡng Tâm Từ Bi.

Khi mình luôn có cái tâm muốn cho mọi chúng sanh được an vui giải thoát và giác ngộ thì chính mình sẽ tự nỗ lực thực hành những lời dạy của Phật, tu hành tinh tấn để sớm giác ngộ và giải thoát, để có đủ định lực tự tại mà hóa hiện khắp mọi nơi để làm cái việc mà mình hằng mong muốn đó là giúp cho chúng sanh an vui, giác ngộ và giải thoát.

Sau khi tụng kinh niệm phật nên hồi hướng khắp chúng sanh đồng được giác ngộ và giải thoát an vui. Đừng cầu xin riêng một việc gì điều gì cho riêng mình.

Hằng ngày tôi cũng làm thế. Tôi không có cầu xin cho tôi cái gì vì tôi không có gì để cầu xin. Tôi không có mong muốn cái gì ngoài trừ được sớm giác ngộ và giải thoát, và hiểu rằng muốn được giác ngộ và giải thoát chỉ còn cách là thực hành Phật Pháp chứ không do cầu xin mà được. Tôi chỉ nguyện hồi hướng cho cha mẹ hiện đời khỏe mạnh an vui, cha mẹ quá khứ siêu thoát, chúng sanh trong ba cõi sáu đường đều được sớm giác ngộ, giải thoát an vui.

Vài hàng chia sẽ. Chúc năm mới vui vẻ.

Vô Tri


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Bản thân TTLL cũng bắt đầu từ cầu xin. Rồi khi cầu xin nhiều chợt hiểu rằng sao mình cứ phải đi xin mãi mà không tự tạo cho mình ? Một thực tế ngoài đời là những ai tự lực mới thành công, có ai ăn xin mà đầy đủ sung túc đâu. Từ đó TTLL đi tìm hiểu Chánh Pháp. Trên con đường tìm hiểu TTLL mới phát tâm Bồ Đề.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Tự Lực thì sao có thể vì chúng ta nghiệp chướng sâu dày. Chúng ta phải nương nhờ Tha Lực của Chư Phật, Chư Bồ Tát thì mới mong có chút thành tựu. Vì vậy, vai trò của "cầu xin" cũng không hề nhỏ.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »


TT à
! Tùy căn cơ mỗi người, vì vậy Phật cũng chỉ dạy đạo lý cách cầu cho họ làm để dẫn dụ đến Phật đạo.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn:
Lời người xưa có nói: người có chí hướng cũng như cây có gốc rễ thì mới sinh trưởng ra hoa, ra trái. Người có chí muốn lập công danh thì nhất định sẽ được công danh, muốn được phú quý ắt hẳn sẽ được phú quý. Đã lập chí thì nên thường tự nhắc nhở lấy mình cần phải khiêm hư nhún nhường dù có chuyện thật nhỏ nhặt, đối với mọi người cũng phải để ý cư xử nhũn nhặn thì mới cảm ứng được với trời đất, và cũng nên hiểu rằng việc tạo phúc là do tự mình thành tâm mà tạo nên, chẳng hạn như muốn cầu được đỗ đạt ắt phải giữ vững ý chí chân thành buổi ban đầu, chứ không phải chỉ nay hứng chí thì cầu, mai không hứng thì lại thôi.

Mạnh phu tử nói về Tề Tuyên Vương: Nhà vua rất ưa nghe nhạc mà vui thích, đại để có thể làm cho nước Tề được thịnh vượng. Đó là câu trích dẫn trong sách Mạnh Tử, Thiên Lương Huệ Vương, chương cú hạ, đại ý nói nhà vua ưu thích nhạc mà lấy làm vui, đó là niềm vui cho riêng mình, sao bằng biết đem cái lòng vui thích nhạc đó chuyển đổi sang làm cho bách tính cũng được hoan hỷ cùng với nhà vua, thì dân ắt sẽ vì vua tận lực phụng sự, nước Tề ắt phải thịnh.

Ta đối với việc khoa cử đề danh cũng tựa như vậy, nghĩa là cũng đem lòng chân thành cầu danh đó với ý định thiết thực tận tâm, tận lực làm việc thiện và giúp đỡ mọi người ngõ hầu mới biến đổi được số đã định để được hưởng phúc bởi một vận mệnh do mình tự tạo ra.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cầu Xin không được thì lại nghi Phật Pháp, nói rằng Phật không linh, không có Phật. Đem lại sự thất vọng ê chề buồn phiền là do bởi mình không hiểu Phật Pháp là gì. Vào chùa lạy vài lạy rồi cầu xin hết cái nầy đến cái khác mà không làm gì hết, không tu tập gì hết thì không có đạo lý đó.

Như cục đá quý rớt dưới nước, rồi ngồi đó lạy dòng sông, xin thần tiên cho cục đá đó trồi lên lại, thì thật là sai lầm!

Mình không hiểu, làm vậy thì người khác người ta nghĩ sao về đạo Phật. Rằng đạo Phật chỉ là thế thôi sao? Cho nên nghĩ cho Phật Pháp mình phải học Phật mà tu tập làm sao cho đúng đường.

Tôi vào chùa tôi cũng lạy tượng Phật, nhưng tôi không cầu xin cái gì hết. Tôi chỉ nguyện hồi hướng công đứng cùng chúng sanh đồng sanh Cực Lạc, đồng thành Phật đạo. Chứ không có cầu xin cho gia đạo bình an, tiền nhiều, học giỏi, cho cháu được trở thành người tốt, cho con khỏi bị vụ thưa kiện nầy vv.... ôi nhiều quá kể không hết!

"Năng lễ sở lễ tánh không tịch, cảm ứng đạo giao nan tư nghì"

Người lễ và người bị lễ (tượng Phật) đều là không. Cho nên cảm ứng đạo giao không nghĩ lường.

Khi lễ Phật phải quán như thế. Mình cho người lễ là mình là có thật thì mình lầm, chấp trước, bởi vì thân nầy là vô ngã chỉ là duyên sanh không tánh, tượng Phật kia cũng là duyên sanh không tánh.

Tổ xưa đã dạy cách mình lễ lạy cho đúng mới viết bài "năng lễ sở lễ" đó. Mình phải hiểu đúng cách mà lễ lạy.

Tôi biết tôi nói cái nầy khó nghe, vì đụng chạm niềm tin của mọi người, nhưng không muốn đụng chạm gì hết. Mà muốn cho mọi người hiểu đúng Phật Pháp và thực hành cho đúng để lợi ích chân thật và Phật Pháp được sáng tỏ.

Chúc An Lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Hữu duyên thì dù đi con đường nào cũng gặp.
Vô duyên thì muốn gặp cũng không gặp.
Không đủ duyên thì có gặp cũng chẳng biết.

Phật Pháp cũng vậy.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

TẾT ĐI HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Gần Tết mọi người đi hành hương nhiều chùa lễ bái, cúng kiến, cầu xin.

Nhưng phải làm thế nào mới đúng?

Đôi khi mình không biết mới đi chùa nầy hồi sáng, cũng lạy tượng Phật Thích Ca đó, rồi khấn vái cầu xin một điều gì đó. Xong hai tiếng sau đi tới chùa khác, cũng một tượng Phật Thích Ca đó, rồi cũng lại lạy khấn vái cầu xin y chang như hai tiếng trước ở chùa kia.

Lần lược như vậy cả một ngày mấy chục chùa đều làm y như vậy. Thử nghĩ có lý hay không?

Thử nghĩ xem quý vị có đứa con, hay học trò, mà cách hai tiếng nó lại bái lạy cầu xin mình mà suốt ngày như thế chỉ một việc lập đi lập lại hoài quý vị cảm thấy thế nào?

Ủa mới lạy bái tôi 2 tiếng đây cầu xin điều đó đây, bây giờ đi bái lạy tiếp cầu xin một việc đó tiếp là nghĩa làm sao? rồi cái vài tiếng nữa cũng làm y như vậy.

Phật Thích Ca chỉ một mà thôi, rồi mỗi chùa mỗi thờ, quý vị khẩn bái cầu xin một lần là đủ lắm rồi!

Cho nên người Phật Tử phải khéo mà suy xét để thực hành cho đúng. Chứ còn không thì mệt lắm!

Thành ra tôi lập ra topic nầy để mong mọi người chia sẽ cách mình phải nên làm thế nào cho đúng pháp.

Mong quý vị chia sẽ học hỏi.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Niệm Phật tụng kinh để khẩn cầu
Lòng còn chấp chứa những mưu sâu
Dù cho lễ bái bao năm tháng
Đức Phật ngài nào có chứng đâu.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Với những gì Thánh Tri đã chia sẻ. Thật xứng là thiện tri thức.
Nếu không tán thán những gì cần được tán thán, như vậy là cản bước hoằng pháp.
Vậy xin được tán thán, xin được tán thán, vị nâng đỡ phò trợ diễn đàn này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: TẾT ĐI HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:Gần Tết mọi người đi hành hương nhiều chùa lễ bái, cúng kiến, cầu xin.

Nhưng phải làm thế nào mới đúng?

Đôi khi mình không biết mới đi chùa nầy hồi sáng, cũng lạy tượng Phật Thích Ca đó, rồi khấn vái cầu xin một điều gì đó. Xong hai tiếng sau đi tới chùa khác, cũng một tượng Phật Thích Ca đó, rồi cũng lại lạy khấn vái cầu xin y chang như hai tiếng trước ở chùa kia.

Lần lược như vậy cả một ngày mấy chục chùa đều làm y như vậy. Thử nghĩ có lý hay không?

Thử nghĩ xem quý vị có đứa con, hay học trò, mà cách hai tiếng nó lại bái lạy cầu xin mình mà suốt ngày như thế chỉ một việc lập đi lập lại hoài quý vị cảm thấy thế nào?

Ủa mới lạy bái tôi 2 tiếng đây cầu xin điều đó đây, bây giờ đi bái lạy tiếp cầu xin một việc đó tiếp là nghĩa làm sao? rồi cái vài tiếng nữa cũng làm y như vậy.

Phật Thích Ca chỉ một mà thôi, rồi mỗi chùa mỗi thờ, quý vị khẩn bái cầu xin một lần là đủ lắm rồi!

Cho nên người Phật Tử phải khéo mà suy xét để thực hành cho đúng. Chứ còn không thì mệt lắm!

Thành ra tôi lập ra topic nầy để mong mọi người chia sẽ cách mình phải nên làm thế nào cho đúng pháp.

Mong quý vị chia sẽ học hỏi.

Chúc an lành.
Cái topic này lại cho không đúng chổ rồi bạn ơi.

Làm một việc gì! phải xuy nghĩ trước và sau. Đúng và sai, Hợp với thời đại, thời gian, và phong tục tập quán nửa. Hoặc giả làm một việc gì phải lấy mình đặt trong hoàn cảnh đó, thì có thể hợp tình, hợp lý. (Trong kinh Pháp Hoa còn gọi là Diệu Pháp liên hoa kinh đã nói nhiều trong trường hợp này, tại chúng ta quên đấy.)

Người Việt Nam có rất nhiều phong tục tập quán, nhất là những ngày lễ tết, cúng kiến, đi lễ Phật. Là một phong tục thuần túy trên đất nước Việt Nam. Nếu chúng ta chọc gậy vào bánh xe thì sẽ có phản ứng liền. Tôi khỏi cần phải diễn tả...

Lúc còn nhỏ, khi nghe ai hỏi, bạn đạo gì, hay theo đạo gì. Nếu không biết chánh thức mình đạo gì? Thì thường người ta trả lời đạo cúng ông bà đó sao! (Vậy nghĩa là gì).

Nếu tôi đứng ở nơi cúng kiến, nơi chùa, bạn đem lopic này ra nói, chắc là không ổn rồi.

Người đi hành hương, đi lễ Phật, chùa chiền thì không phải đều là Phật-tử. Nên lopic này chỉ nói trong khuôn khổ riêng người đồng chí hướng. Thì tạm được, nhưng cũng không hợp được trên Diễn đàn. Tại sao?

- Căn cơ mỗi người mỗi khác. (Có người mới học, có người thì thích nói phải có nguyên nhân, chứng thực, Có người thì dựa theo kiến thức tu học của mình mà nói. Và cũng có người thích nói hơn thích làm.v.v.)

-Thứ hai nếu là người Phật-tử muốn học hỏi để mở mang kiến thức, thật sự. Họ đâu có tìm nghe giảng của mấy ông Thầy trong đời thường như tôi đâu. (ám chỉ cho mấy ông Thiền miệng, tịnh không chớ không nói bạn đâu xin đính chánh).
Thì có nhiều sách như là Phật Học Phổ Thông.v.v. Đã nói rất rõ cách Thờ, lạy, cúng, bái rồi. Thì tại sao ta lại bỏ thời gian viết ra nửa! có uổng phí không?

Từ hồi tôi biết có ý thức, ghi nhớ. Mỗi khi tết đến, Tôi thường nhận xét Bà Ngoại, hoặc Mẹ tôi. Thường vẫn vất anh chị em trong nhà đi chùa lễ Phật, Cho tới ngài Mẹ tôi mất cũng vẫn vậy.
Nếu năm nào Mẹ tôi không đi tới 10 chùa để đốt nhang, lạy Phật, Thì gương mặt của Mẹ, không mấy vui. Chính là bằng chứng những năm, Mẹ tôi sắp mất, Tôi đã đi cùng với Mẹ tôi hết chùa này đến chùa khác trên đất nước Việt Nam.
Lúc đó các bạn có biết tôi nghĩ sao không! Phật tại tâm, tại sao phải cầu, phải xin. Lộ vẽ ngã mạn mà mình không biết, Nhưng mọi người biết, Mẹ tôi biết bằng những cử chỉ từ tâm nghĩ xấu của tôi mà phát lên gương mặt.

Sau này tôi nghĩ lại. Mẹ tôi chỉ lạy Phật thôi mà, tại sao không làm cho Mẹ vui mà có hành động như vậy. Mẹ tôi chỉ có đức tin thôi, đó là Phật, là Quán Thế Ấm Bồ Tát...Ngoài ra không cần biết thêm chi nửa.

Cho nên những ai còn Mẹ, xin hãy đừng làm Mẹ buồn, dù lời bạn có đúng đi nửa, cũng không hợp được trong mọi hoàn cảnh.

Vì thế cho tới ngày nay, tôi không thể nào quên được cái tội bất hiếu này, và mãi mãi là đứa con bất hiếu.


Vì những ngày ấy, là ngày thãnh thơi nhất của Mẹ tôi. Đó là niềm vui duy nhất của Mẹ. Thiết nghĩ các bạn cũng có những người thân, người Mẹ như vậy, thì các bạn đọc topic này, các bạn nghĩ sao?

Lại nửa, Tôi còn biết những vị Thầy đến nhà Phật-tử đề cầu an, cầu siêu hoặc an vị Phật. Mỗi một lư hương cũng phải đều cấm nhang, và cũng phải lạy Phật, dầu là bằng tượng, gổ, tranh. Quí vị cũng có coi phim Thầy Huyền Trang. Tại sao đi đến chùa chiền đều quì lạy...

Tóm lại chúng ta phải kính trọng những phong tục, thuần túy đầy ý nghĩa tốt đẹp. Dầu cho ở thời đại nào, hoặc bạn có kiến thức thâm sâu đi mấy, hay bác sĩ, kỹ sư, vì.
Thì cũng phải nghĩ "Uống nước nhớ nguồn". Đó là câu đầu tiên, trong tứ hoành thệ nguyện.
Hoặc tiên học lễ, hậu học văn. Ca dao, tục ngữ của ta nhiều lắm...

Tại chúng ta ở nước ngoài mấy chục năm rồi quên đó thôi.

Thân.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 15/01/11 08:46 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi không bát bỏ việc đi chùa hành hương cúng kiến lễ lạy. Nhưng phải làm thế nào cho đúng pháp.

Cúng dường chùa chiền rất tốt! Như nói Bố Thí tài thì được giàu sang.
Lễ Phật tốt chứ, một lạy gieo trồng thiện căn.

Nhưng việc cầu xin thì phải xét lại. Cúng dường, lễ Phật, Niệm Phật cũng được thiện căn rồi thì cần gì phải cầu xin rằng: "cho năm mới con làm ăn phát tài, gia đình tai qua nạng khỏi, đứa cháu trai thi đậu đại học, đứa cháu gái sớm kiếm được chồng tốt vv... rồi con sẽ đi tạ lễ sau".

Làm như vậy khác nào đem tiền tài cúng Phật để mong được những điều khác, nói cách khác là hối lộ Phật. Còn nếu đi Đình miếu cúng Bà nầy Ông nọ thì đó là hối lộ Quỷ Thần.

Cúng một chút tài vật đó, lễ một vài lễ đó mà câu xin đủ thứ. Như có một ngàn đồng Việt mà muốn mua 100 bao gạo! Đó cũng là một lòng tham đấy!

Như không tự sửa đổi thân miệng ý của mình từ ác dần dần thành thiện, mà lại cầu xin gia đình được an vui thì không có lẽ đó. Bởi vì thân miệng ý mình đều nghĩ việc ác, nói lời ác, làm việc ác gia đình tranh cải lẫn nhau, rồi đau khổ, rồi đi cầu xin cho gia đình an vui.

Cho nên chữ "Tu" nghĩa là sửa đổi, chứ không phải cái gì cao siêu đâu. Sửa đổi thân miệng ý từ ác thành thiện vậy.

Giữa Phong Tục Tập Quán và Thuần Túy Phật Pháp phải hiểu rõ ràng, không nên mơ hồ lầm lẫn phong tục tập quán là Phật Pháp để khiến cho người khác xem thường Phật Pháp chỉ là có đi cúng kiến lễ bái cầu xin, không khác gì các đạo thần.

Xin nhấn mạnh Phong Tục thì vẫn giữ nếu là tốt đẹp, nhưng đừng hiểu lầm cho phong tục là Phật Pháp. Bởi nhiều nhiều phong tục tập quán rất mê tín, hoặc không đúng với tinh thần Phật Pháp. Trong Phật Pháp gọi là "Kiến Thủ Kiến và Giới Cấm Thủ Kiến" (xin tìm hiểu hai từ nầy). Đó là hai cái Tà Kiến Si Mê mà Phật dạy phải lìa xa.

Đôi khi việc tốt đẹp mà người thế gian hay một đất nước nào cho là đẹp tốt đó, thì Phật Pháp lại không chấp nhận việc đó. Cho nên mình tu theo Phật Pháp, là hàng giả của Phật Pháp phải ở vai trò người tu, hành giả Phật Pháp.

Dĩ nhiên có sách Phật Học Phổ Thông tôi thường khuyên mọi người tìm đọc đây. Nhưng ít có ai muốn tìm đọc. Lâu lâu lên diễn đàn đọc bài ngắn tí tí từ người nầy người kia vậy mà họ đọc. Cho nên tôi viết vài hàng để nhắc nhở.

Thì thôi cũng được cho Phật Tử sơ cơ muốn tu nhân thừa Phật Pháp thì cúng dường lễ bái.

Những Phật Tử nào có học Phật muốn tu giác ngộ giải thoát thì phải làm cao hơn nữa. Ngoài việc làm giống các Phật Tử sơ cơ thì cúng Phật Pháp Tăng bằng Giới Định Tuệ, Giải Thoát và Giải Thoát Tri Kiến. Lễ Phật phải quán người lễ (năng lễ) và người bị lễ (sở lễ) đều Không. Lạy Phật bên ngoài để ghi nhớ ông Phật bên trong. Lạy một vị Phật bằng lễ cả chư Phật.

Dĩ nhiên tôi viết thì viết, mọi người có thể tự mình suy xét, không ép buộc ai cả!

Mong suy xét để lợi ích cho Phật Pháp và chúng sanh.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Thánh tri viết rất đúng.
Chỉ "cầu xin" mà không học tập Chánh Pháp thì giống như người "chỉ biết ngày hôm nay không biết ngày mai". Còn chỉ học tập Chánh Pháp mà không cầu xin thì e rằng khó thành tựu vì chúng ta nghiệp chướng sâu dày.
Có rất nhiều kinh điển Đức Thích Ca có thuyết rằng: Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát mười phương luôn sẵn sàng lắng nghe chúng sinh kêu cầu mỗi khi gặp khó khăn trên con đường tu học cũng như trong cuộc sống Sa bà; như kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng Bồ Tát, Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn, ....
Vì vậy, "cầu xin" thế nào cũng như học Chánh Pháp thế nào là tùy duyên và tùy căn cơ mà có phương pháp phù hợp.
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang - Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả các bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả.
Như vậy, điều nguyện này sẽ được phần lớn chúng sinh "nghèo đói" cầu xin.
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang - Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi, trong chúng hữu tình nếu có những người nào thọ các giới của Phật để tu học mà lại phá giới hoặc không có kẻ không phá giới mà lại phá phép tắc, hoặc có kẻ tuy chẳng phá giới và phép tắc mà lại hủy hoại chánh kiến, hoặc có kẻ tuy không hủy hoại chánh kiến mà lại bỏ sự đa văn nên không hiểu được nghĩa lý sâu xa trong kinh Phật nói, hoặc có kẻ tuy đa văn mà có thói tăng thượng mạn, do thói tăng thượng mạn ấy che lấp tâm tánh, cố chấp cho mình là phải, người khác là quấy, chê bai chánh pháp, kết đảng với ma. Những kẻ ngu si ấy tự mình đã làm theo tà kiến mà lại còn khiến cho vô số ức triệu chúng hữu tình cũng bị sa vào hố nguy hiểm. Những chúng hữu tình ấy bị trôi lăn trong các đường đại ngục ngạ quỷ bàng sanh không khi nào cùng. Nhưng nếu nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì họ liền bỏ những hạnh dữ tu theo các pháp lành, khỏi bị đọa vào vòng ác thú nữa.
"Điều ước" này lại dành cho ai xuất gia.

Như vậy, ai có cầu xin rồi, tùy hỷ mà đạt thành sở nguyện, lại dùng sự mong cầu thành tựu ấy mà tiếp bước trên con đường tu học thì thật quý lắm, thật đáng tán thán và khuyến khích.
Nhưng những ai chỉ cầu xin thôi thì sẽ chẳng bao giờ thành tựu, có chăng chỉ là do thiện quả kiếp trước chứ không phải do kiếp này. Nhưng thật đáng buồn là điều này lại chiếm số đông như Thánh Tri đã viết cũng như thực tế đã chứng minh. Chúng ta nên bàn để tìm ra biện pháp nào giúp cho những chúng sinh đang chỉ biết cầu xin kia - những người đã có duyên với Chánh Pháp rồi - hiểu và biết được về cầu xin và giải thoát.

Thánh_tri có cao kiến gì không ạ ?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: ĐỪNG CẦU XIN, HÃY PHÁT TÂM BỒ ĐỀ VÀ TU TẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói đi thì cũng nói lại, Tôi cũng thấy người vào chùa không lạy Phật mà chỉ chụp hình. Nhưng dĩ nhiên không phải ai đi chùa đều là Phật Tử cả, có người ở các nước ngoài như Người Mỹ, Pháp, Anh cũng đi chùa để xem phong tục cũng như đạo Phật ở Việt Nam thế nào vào những ngày tết. Do vì người ta muốn tìm hiểu Phật giáo nước Việt Nam như thế nào, thì mình Phật Tử lại càng có trách nhiệm thực hành cho đúng Phật Pháp để người ta không xem thường Phật Pháp chỉ là cầu xin lễ bái thế thôi.

Trong Kinh cũng chỉ mình cách cầu xin cho hợp lý và hợp Nhân Quả.

Như dạy mình tu Bố Thí Tài, thì quả sẽ được là giàu sang.
Bố thí Pháp thì quả sẽ được là thông minh trí tuệ.
Bố Thí Vô Úy thì được an vui.
v.v...

Thế thì cứ như vậy mà cầu. Như muốn cầu giàu sang, thì bây giờ phải tập tu bố thí tài. Chứ không phải xin bằng miệng là được đâu!

Cho nên người Phật Tử phải học Phật Pháp mới biết phương pháp nào thực hành cho đúng.

Nhưng nói Bố Thí Tài thì được giàu sang đó là dạy cho những người tu Nhân Thiên Thừa.

Chứ còn đối với hạng người tu Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật Thừa thì tu Bố Thí của họ cao hơn.


Thí dụ về Bồ Tát Đạo:
Bố Thí là một trong Sáu Ba La Mật của Bồ Tát. Bố Thí nghĩa là buông xã. Buông xã cái gì? Kinh Kim Cang Bát Nhã dạy "Buông Xã Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp". Có nghĩa là thân tâm không chấp dính, không trụ (Vô Trụ) vào những thứ ấy. Đây là cách An Trụ Tâm của Bồ Tát, hay người có tâm Bồ Đề, muốn thành Phật độ chúng sanh.

Muốn Tâm được An thì phải lìa chấp Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp (Lục Trần). Hằng ngày tâm mình cứ chấp dính vào Lục Trần thì làm sao mà Tâm được An cho được?

Tâm không an tức là tâm lăng xăng đau khổ tràng ngập.

Mà khi đau khổ lại đi cầu xin cho hết đau khổ, nhưng mà không tu tập việc xa lìa Lục Trần thì đau khổ còn hoài, thì cầu xin nào có được gì!


Thời Phật tại thế, ai đau khổ đến với Phật, đảnh lễ, cầu xin Phật chỉ giúp cho hết khổ. Phật ân cần giảng giải chỉ cách tu hành để hết khổ. Người ấy tu tập theo đúng lời dạy thì được giải thoát giác ngộ hết khổ.

Chứ không phải đến quỳ lạy Phật cầu xin cho con hết khổ, là Phật hóa phép mầu làm cho hết khổ liền, hay hóa phép mầu làm cho giải thoát giác ngộ.


Ngài Anan nghe lời Phật dạy rất nhiều, mệnh danh là Đa Văn Đệ Nhứt (vị nghe giáo pháp nhiều bậc nhứt), thế mà trong Kinh Lăng Nghiêm phần đầu chưa chứng được Quả A La Hán nên còn đau khổ. Phật quở nghe nhiều mà ỷ lại nơi Phật, không chịu tu hành nào có ích gì? Như nói ăn mà không ăn thì làm sao được no? Như Phật có ví dụ trong Lăng Nghiêm rằng Phật ăn thì đại chúng làm sao no và ngược lại. Ý nói ai tu nấy chứng, ai ăn nấy no, không ai có thể thay thế cho nhau được.

Kinh Pháp Hoa Niết Bàn Phật nói ta thị hiện nhập Niết Bàn cũng vì muốn lợi ích cho chúng sanh thôi. Vì sao? Nếu ta cứ ở mãi nơi đời thì chúng sanh sẽ ỷ lại rằng Phật lúc nào cũng còn đó, dễ gặp quá, thôi không tu hành, đợi khi nào khổ mới đến cầu xin thì phật sẽ cứu giúp, hoặc giả thấy thân Phật sống mãi lại chấp thân Phật thường còn, quay lại chấp thân mình sống mãi, thế thì "luật Vô Thường" "Duyên Sinh" của Phật mọi người làm sao tin!

Thành ra mình không chịu tìm hiểu Phật dạy cách tu hành và tự thực hành lấy mình để giải thoát an vui, cứ cầu xin hoài thì làm sao được! Không hợp Nhân Quả!

Như Kinh Dược Sư, nói nếu nghèo khổ, khi nghe danh hiệu ngài, và chuyên nhớ (niệm) thọ trì thì mới được kết quả tốt đẹp. Như vậy cũng phải thực hành bằng cách Niệm Danh Hiệu của Phật, chứ không phải do miệng cầu xin là được.

Do vậy tôi thường khuyên người Phật Tử trước phải tìm đọc "Phật Học Phổ Thông" của HT Thiện Hoa, và sau nghiên cứu Kinh Phật để xem Phật dạy mình tu hành như thế nào mới đúng pháp. Đó là nhiệm vụ của Phật Tử Tại Gia.

Nhiệm Vụ của Quý Thầy Cô Tu Sĩ là phải học và giảng giải cho các Phật Tử đi chùa nghe và thực hành cho đúng. Diều dắt họ tu tập đúng chánh Pháp, chứ không dạy họ mê tín.

Người Phật Tử Tại Gia và Xuất Gia đều có trách nhiệm riêng của mình để bảo tồn Phật Pháp lợi ích chúng sanh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách