Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

(Bài số 6)- Tích chuyện chư Tăng ở Cô-sâm-bi.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có nhắc việc chư Tăng ở Cô-sâm-bi tranh-cãi nhau.
Lúc bấy giờ, chư Tăng ở Cô-sâm-bi chia rẽ nhau ra thành hai nhóm: một nhóm theo vị Giáo-thọ chuyên-giảng về Luật-Tạng và một nhóm theo vị Giáo-thọ chuyên-giảng về Kinh-Tạng. Họ tranh-cãi với nhau luôn. Ngay cả Đức Phật cũng chẳng thể khiến cho họ thôi cãi-vã, do đó Đức Phật mới rời bỏ họ, đi đến rừng Pali-lai, ngụ trong khu vườn Ra-khi-ta, sống qua mùa An-cư kiết-hạ một mình, được voi Pali-lai theo hầu-cận.

Các thiện-nam, tín-nữ ở Cô-sâm-bi, nghe tin Đức Phật đã rời Kỳ-viên-tự và khi biết được lý-do tại sao Ngài lại ra đi, họ liền từ-chối chẳng tiếp-tục cúng dường, dưng thực-phẩm cho các vị tỳ-kheo còn ở lại nữa. Điều nầy khiến cho chư Tăng phải lâm vào cảnh khổ-sở, vì lúc bấy giờ là mùa An-cư kiết-hạ, chư Tăng chẳng được phép đi ra ngoài khất-thực.

Bấy giờ, họ mới tỉnh-ngộ và ý-thức được lỗi-lầm đã tranh-cãi nhau. Họ bắt đầu hoà-giải với nhau và chấm dứt sự chia-rẽ. Nhưng các thiện-nam, tín-nữ vẫn chưa chịu kính-nễ, cúng-dường họ như xưa, cho đến khi nào họ đến sám-hối tội-lỗi trước Đức Phật. Nhưng vì Đức Phật ở xa và đang mùa an-cư, nên chư Tăng phải sống qua ba tháng hè trong sự thiếu-thốn.

Khi mùa an-cư chấm dứt, Đại-đức A-nan-đà mới hướng-dẫn chư Tăng đến lễ Phật và trình lời thỉnh-cầu của ông Cấp-cô-độc và tín-chúng, khẩn-khoản mời Phật quay về tịnh-xá Kỳ-viên. Bấy giờ, Đức Phật mới trở về, theo sau có cả các vị tỳ-kheo. Khi về đến chùa Kỳ-viên, chúng Tăng đồng quì dưới chơn Phật, sám-hối tội-lỗi. Đức Phật mới quở-trách họ đã cãi lời Ngài và dạy rằng, mọi người ai cũng sẽ chết, tranh-cãi nhau ích-lợi gì đâu. Rồi Đức Phật liền nói lên bài Kệ sau đây:

Đời lắm kẻ chẳng ngờ sự chết
Rình mọi người chẳng sót một ai.
Kẻ nào sớm biết điều nầy,
Hơn thua, tranh-cãi, thôi ngay tức thì.
(Kệ số 006)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa CHỮ:
- Cô-sâm-bi: tên điạ-danh nầy theo tiếng Pali là Kosambi.
- Rừng Pali-lai: tên khu rừng nầy bằng tiếng Pali là Pàlileyyaka. Con voi theo hầu Phật ở rừng nầy có tên là Pàlileyya.
- Vườn Ra-khi-ta: tên khu vườn nầy bằng tiếng Pali là Rakkhita.
- Giáo-thọ: vị Tỳ-kheo thông-thạo Kinh-điển, chuyên giảng dạy giáo-lý cho các tỳ-kheo khác.
- Luật-Tạng: Luật = giới-luật của Phật đặt ra cho các tín-đồ tuân theo trong khi tu-hành; Tạng = cái giỏ hay cái đảy đựng các quyển kinh-sách. Luật-Tạng là Tạng thứ nhứt của Tam Tạng Kinh-điển trong Giáo-pháp của Đức Phật. Hai Tạng kia là: Kinh-Tạng, gồm các quyển Kinh và Luận-Tạng, gồm các bài luận giải-thích rõ thêm về Kinh-điển.
- An-cư kiết-hạ: An-cư = ở yên; kiết hạ = qua mùa hạ. Vào ba tháng mùa hè ở Ấn-độ mưa nhiều, côn-trùng sinh-sản, nên Đức Phật đặt ra khoá An-cư Kiết-hạ, để chư Tăng quay về chùa, ở yên trong ba tháng, chẳng đi ra ngoài, sợ đạp chết côn-trùng. Trong thời-kỳ nầy, chư Tăng lo tu-tập, trao đổi kinh-nghiệm. Cứ mỗi năm có dự một khoá an-cư như thế, tỳ-kheo được tăng thêm một tuổi-đạo.
- Thiện-nam, tín-nữ: thiện = lành, nam = đàn ông; tín = tin-tưởng; nữ = đàn-bà; chỉ đến những người tin theo đạo Phật, tu tại nhà và đến chùa giúp đỡ chư Tăng cùng cúng-dường thực-phẩm, thuốc, men, lễ-vật.
- Tỉnh-ngộ: tỉnh = thức-tỉnh, biết ra; ngộ = hiểu ra được.
- Ý-thức: ý = ý-nghĩ, tư-tưởng; thức = biết; bắt đầu thấy và hiểu rõ trong lòng. Biết mà chẳng để-ý, thì chẳng gọi là ý-thức được.
- hoà-giải: hoà = hoà-thuận với nhau; giải = cởi mở ra, bỏ đìều chống-đối; làm lành lại với nhau, hết thù-oán.
- Cấp-cô-độc: tên một vị trưởng-giả giàu lòng từ-thiện, thường cứu-giúp những người cô-đơn. Tên thật là Anàthapindika. Chính ông nầy đã mua đất và cất tịnh-xá Kỳ-viên để Phật và chư Tăng trú-ngụ.
- Khẩn-khoản: thành-tâm nài-nỉ.
- Sám-hối: nhìn nhận lỗi đã làm và hứa chẳng tái-phạm nữa.

B.-Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:
Tích chuyện mang hai ý-nghĩa sau đây:
1.- Vì cố-chấp, các vị Tỳ-kheo ở Cô-sam-bi đã phạm lỗi tranh-cãi nhau và chia rẽ: Vì cho rằng nhóm của mình theo Luật-Tạng, hay theo Kinh-Tạng, giỏi hơn nhóm kia, nên các vị Tỳ-kheo mới sanh ra cãi-vã để rồi khiến cho Tăng-đoàn bị chia rẽ. Theo giới-luật nhà Phật, kẻ gây sự chia rẽ trong Tăng-đoàn, sẽ bị trục-xuất; và khi mất đi, sẽ sa vào điạ-ngục.

2.- Phản-ứng của thiện-nam, tín-nữ đã thức-tỉnh các vị Tỳ-kheo ở Cô-sâm-bi: Khi các vị Tỳ-kheo chia rẽ và tranh-cãi nhau ồn-ào, Đức Phật đã khuyên-can, nhưng họ vẫn cố-chấp nên chẳng biết nghe theo. Đến khi các thiện-nam, tín-nữ thấy lỗi của họ, chẳng chịu tiếp-tục cung-dưỡng họ nữa, họ mới sáng mắt ra. Tỳ-kheo là gương-mẫu tu-hành để cho dân-chúng noi theo, nay lại bị dân-chúng "dạy cho bài học về nhẫn-nhục", nên các vị Tăng đành phải chịu khổ-cực, thiếu-thốn, trong suốt ba tháng mùa hè.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ:
Bài Kệ rất rõ-ràng, chẳng có chữ nào khó, chứa đựng một sự-thật vô-cùng quan-trọng: Cái chết đang rình sẵn, chờ đợi mọi người, chẳng sót một ai. Ai cũng biết là mình thế nào rồi cũng phải chết, thế mà lúc còn sống, cứ mãi lo tranh hơn thua nhau. Hơn nhau nơi lời nói nào có ích-lợi chi lớn. Có biết đâu, đùng một cái Thần Chết đến, mọi việc đều buông xuôi! Lúc bấy giờ, nghiệp còn chưa dứt, phải chịu tái-sanh trong vòng Luân-hồi mãi mãi khổ-sở triền-miên. Thế nên, phải ngưng tranh-cãi nhau ngay và lo đến việc tu-hành cho thân-tâm dứt nghiệp mà được giác-ngộ và giải-thoát.

HỌC TẬP:
1.- Học thuộc lòng bài Kệ nầy, và ôn lại bài Kệ số 005.
2.- Mỗi khi sắp cãi nhau với ai, nên nhớ lại: đừng tranh hơn thua nhau từ lời nói, mà phải biết Thần Chết đang chực sẵn kia, mình và người đang cãi với mình, chưa biết ai bị mời đi trước, thế thì còn mất thời giờ cãi-vã nhau làm chi! Có ai cãi được với Thần Chết?
Dịch-giả Thiện Nhựt

Học-giả:
(Bài số 6)- Tích chuyện chư Tăng ở Cô-sâm-bi. Có hai ý nghĩa. 1-Vì cố chấp hơn thua cái danh. Mà tranh luận. 2-Sự phản ứng không còn thiện cảm của thiện nam, tín nữ. Khi các vị tăng đã tỉnh ngộ thì đã muộn rồi. Trên đời cũng vậy người cố chấp còn gọi là ngang tàng, cứng đầu, liều lĩnh, sẽ đem lại việc xấu nhiều hơn việc tốt.


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Trước tiên, cần đoạn dứt mọi ý tưởng, đặc biệt là ý tưởng do giác quan sinh ra, luôn chạy theo âm thanh, màu sắc, tướng dạng, mùi vị v.v.... Tiếp theo, đơn giản quan sát tâm mình. Mặc dù tâm vốn mang tánh sáng và tánh biết, nhưng chúng ta không thấy được điều này. Mãi chạy theo giác quan, tham đắm nơi sắc trần nên không thấy được tánh thật của tâm. Đoạn dứt mọi điều áng ngữ mắt thấy, tự nhiên bản tánh của tâm sẽ hiển lộ. Vậy trước tiên phải cố gắng ngăn chận những gì áng ngữ không cho chúng ta nhận biết tánh thật của tâm. Bằng cách nào? Bằng cách tăng cường chánh niệm và cảnh giác để tự xét lấy tâm mình, đoạn dứt mọi loạn tâm hồi tưởng quá khứ, dự đoán tương lai, tất cả đều ngưng hết, chỉ đơn giản chú tâm vào trạng thái hiện tại, trở về với cái tâm rất mực an nhiên trong hiện tại. Nếu kéo dài được trạng thái này, dần dần sẽ đến được với cảm giác tịnh lặng rỗng rang, chứng được một trạng thái rỗng không. Đây không phải là chứng tánh không trong nghĩa chân thực tại, chỉ đơn giản là sự không có, thoát mọi loạn tâm chạy theo sắc trần, nhờ đó tự nhiên đi vào trạng thái trống không, hạnh phúc, nhẹ nhàng.

Tiếp theo, người tu cố gắng duy trì trạng thái rỗng rang này, đến một lúc nào đó sẽ chứng được tánh sáng và tánh biết của tâm. Có được kinh nghiệm này là đạt được đề mục tu thiền chỉ. Sau đó, nắm giữ đề mục này làm đề mục tu thiền chỉ. Bấy giờ đã có thể thực sự bước vào pháp tu thiền chỉ, dùng chánh niệm và tỉnh giác để hành trì.

Chúng ta đang nói đến việc dùng tâm để quán tâm. Đối tượng là tâm, mà chủ thể cũng là tâm. Cái gì nhìn? Nhìn cái gì? Cả hai đều là tâm. Nhưng đây không phải là điều mà Duy thức tông gọi là "tâm tự biết" . Các tông phái cao hơn không chấp nhận có cái "tâm tự biết" này. "Tâm tự biết" là cùng một tâm mà có hai mặt, một mặt nhận biết đối cảnh, một mặt nhận biết chính mình, vì vậy không có sự đối đãi giữa đối tượng và chủ thể. Đây là điều bị [Trung quán tông] phủ nhận. Hoàn toàn không phải là điều chúng ta đang nói đến ở đây. Những gì đang nói ở đây không bị phủ định, không phải giống như "tâm tự biết".

Tiếp theo, câu hỏi cần đặt ra đó là làm sao tâm lại có thể lấy tâm làm đối tượng quan sát? Không phải giống như "tâm tự biết" trong Duy thức tông. Ở đây nói rằng tâm có nhiều thời điểm, biến chuyển liên tục, vì vậy lấy cái tâm ở niệm đi sau để nhìn cái tâm ở niệm đi trước. Nhờ vậy có thể lấy tâm làm đề mục tu thiền chỉ. Nếu quí vị có thể làm được như vậy, đây là một pháp tu thật sự rất tốt.

Lại cũng thường nghe nói đến "tuệ, định và hạnh". Ở đây, "tuệ" có nghĩa là tuệ chứng tánh không, nói cách khác, là quán (tì bát xá na, vipassana). "Định" ở đây có nghĩa là chỉ (samatha). Thường có hai trường hợp, có người tu thiền chỉ trước, đạt được chỉ rồi mới tu tuệ. Cũng có người hiểu chính xác về tánh không rồi mới tu thiền chỉ. Lấy ví dụ người tu chọn một đề mục nào đó để tu thiền chỉ, sau khi đạt được chỉ, dùng tâm chỉ để quán chân thực tại. Lúc ấy nếu hiểu được tánh không thì tâm chỉ này sẽ chứng tánh không. Đây là trường hợp tu tuệ bằng chỉ. Ngoài ra cũng có thể tìm hiểu về tánh không trước khi tu thiền chỉ, cố gắng tìm hiểu tận tường về chân thực tại, về tánh không trước. Một khi hiểu được rồi, ngưng mọi quán chiếu để nhiếp tâm vào tánh không, lấy tánh không làm đề mục, đơn giản trụ tâm nơi đó. Đây là trường hợp tu chỉ bằng tuệ. Và phương pháp thứ hai là phương pháp tiếp cận của những người có trí tuệ sắc bén.

TRÌNH TỰ TU THIỀN
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Hồng Như chuyển ngữ

Đôi điều về Đức Đạt Lai Lạt Ma (Thích Nguyên Tạng viết):

Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Ngài được tấn phong tước vị Dalai Lama vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng. Tuy nhiên ngài đã thừa kế tước vị Dalai Lama trong một giai đoạn bấp bênh nhất của toàn bộ lịch sử với danh hiệu cao quý này, vì Trung Cộng đã xâm chiếm Tây Tạng và ngài đã đến tỵ nạn ở tiểu bang Dharamsala, miền Bắc nước Ấn Ðộ từ năm 1959. Từ đó, ngài đã ủng hộ triệt để cho chính sách bất bạo động, ngay cả những lúc đối đầu với những cuộc tấn công khủng khiếp nhất. Chính vì thế mà năm 1989, ngài được trao giải thưởng Nobel về hòa bình. Hiện nay, cũng trong thân phận người tỵ nạn, ngài thường xuyên đi đến nhiều miền đất trên thế giới để kêu gọi hòa bình, để rồi khi có thể, ngài nói lên tiếng nói tự do giải phóng cho dân tộc Tây Tạng.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Post những bài học, những bài thuyết giảng của các Thầy. Điều quí hết. Nhưng không phải thuốc quí là trị bá bệnh...............

Nên không biết đ/h khuyến tấn tôi về cái nào! Vì nhiều bài của đ/h không nhận được ý và lời viết của đ/h.
Nếu mỗi bài có kèm theo ý của đ/h thì hay biết mấy.
=======================================
Tiếp theo, người tu cố gắng duy trì trạng thái rỗng rang này, đến một lúc nào đó sẽ chứng được tánh sáng và tánh biết của tâm. Có được kinh nghiệm này là đạt được đề mục tu thiền chỉ. Sau đó, nắm giữ đề mục này làm đề mục tu thiền chỉ. Bấy giờ đã có thể thực sự bước vào pháp tu thiền chỉ, dùng chánh niệm và tỉnh giác để hành trì.
Đoạn trên này rất hay, tôi chỉ hiểu được chút chút. Nên ai biết, xin hãy bình giảng và đưa vào box Thiền, cho người dể tìm kiếm hơn. Cám ơn nhiều.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đoạn trên này rất hay, tôi chỉ hiểu được chút chút. Nên ai biết, xin hãy bình giảng và đưa vào box Thiền, cho người dể tìm kiếm hơn. Cám ơn nhiều.


Bài Dịch Việt Văn Của DH Hồng Như Dùng Từ Không Chính Xác.

DH Y Theo Tu Tập Thiền Định Thì Sẽ Bị Sai Lạc.

KC Nói Không Đúng Là Bởi Vì Đức Đạt Lai Lạt Ma Giảng Đó Là Đại Thủ Ấn

KC Đọc Qua Đại Thủ Ấn Nên Biết Là Bài Dịch Dùng Từ Không Chính Xác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Nên không biết đ/h khuyến tấn tôi về cái nào! Vì nhiều bài của đ/h không nhận được ý và lời viết của đ/h.
Nếu mỗi bài có kèm theo ý của đ/h thì hay biết mấy.
Xin lỗi nha , tôi cũng không hiểu gì hết , thôi mai mốt không pót những cái mà mình chưa hiểu nữa , vì tôi thấy của blog người ta nên copy cho ai hiểu thì hiểu đó mà . Vậy con có thể xóa không ?


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tỉnh ngộ thì muộn rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Xin lỗi nha , tôi cũng không hiểu gì hết , thôi mai mốt không pót những cái mà mình chưa hiểu nữa , vì tôi thấy của blog người ta nên copy cho ai hiểu thì hiểu đó mà . Vậy con có thể xóa không ?
Lỡ Đăng Rồi Không Cần Xóa Chỉ Là DH Cẩn Thận Hơn Tìm Hiểu Trước Thì Được.

KC Không Biết DH Hồng Như Là Ai Nhưng DH Hồng Như Có Dịch Nhiều Bài Giảng Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Từ Anh Ngữ Sang Việt Văn.

Tuy Nhiên Bài Dịch Về Thiền Định Đức Đạt Lai Lạt Ma Giảng Thì Có Nhiều Sai Sót Trái Hẳn Với Đại Thủ Ấn

Có Nhiều Khi Sai Một Từ Ngữ Mà Người Khác Hiểu Lầm Tu Theo Thì Bị Lạc.

Đại Thủ Ấn Dạy Tâm Không Tướng Động Tịnh Cho Nên Chẳng Duyên Theo Động, Chẳng Trụ Nơi Tịnh.

An Trụ Nơi Tịnh Thì Vào Sắc Giới, An Trụ Nơi Sự Rỗng Rang Lặng Lẽ Thì Vào Vô Sắc Giới.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách