ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÓ PHẢI CHẢNG NGHI LỄ, SỰ TÁN TỤNG Ở NHỮNG NGÔN NGỮ Á CHÂU, SỰ CÚNG DƯỜNG LÊN CHƯ PHẬT, SỰ KIẾN THIẾT NHỮNG TỰ VIỆN "HÀNH TRANG VĂN HOÁ" VÀ NHÂN TẠO TỪ CHÂU Á LÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI NÊN BỎ ĐI Ở PHƯƠNG TÂY, VÌ NÓ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG VỚI THỜI ĐẠI VÀ KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY ?

Phải tốn một thời gian dài để Phật giáo được truyền đến từ Ấn độ đến các nước Á châu. Một cách phổ thông, Phật giáo được truyền đến từ một nước đến một nước lân cận thông qua một thủ tục chính thức bao gồm hầu hết các quốc gia không kể là Tích lan, Tây tạng, Japan, hay China . Các đạo sư Phật giáo, đã quang lâm qua sự mời thỉnh của Hoàng gia, đã chuyển dịch và giảng dạy giáo pháp một cách nhuần nhuyển và cẩn thận tại xứ sở tiếp nhận Phật giáo. Rồi thì sự "truyền đăng tục diệm" đã được kế tục bởi những đệ tử xứng đáng.

Hiện tại, Phật giáo đã được truyền sang phương tây. Nhiều vị đại sư,hay các thiền sư như đức Dalai Lama, Chogyam Trungpa, Suzuki, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiên Ân,... đã từ Châu Á đến phương tây. Các ngài đã làm những việc như một sự giới thiệu rộng rãi và có thể giảng dạy giáo pháp thuần khiết, có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Chúng ta phải làm cho giáo pháp được thuần khiết, và loại bỏ những khía cạnh không thuần khiết của nó như sự phân biệt chủng tộc chẳng hạn. Có một điểm thông thường là người ta bị mang tính vị chủng và nghĩ rằng văn hoá của người ta hơn hẳn những người khác, và rằng những ý tưởng và phương pháp ngoại lai dường như là những hành lý hay hàng hoá nhập cảng cần phải loại bỏ. Đây là nét đặc trưng ở tất cả mọi người dù bất cứ đâu, đông hay tây. Không phải không có những Phật tử bản địa có tính vị chủng, và quan điểm chủng tộc thượng đằng, và từ chối những gì không phải văn hoá hay phong tục bản địa xuyên qua vấn đề này.

Tại sao người ta vội vả mang Phật giáo đến và lại cố gằng loại bỏ những khía cạnh hay bề ngoài ngoại trừ một sự kiểm nghiệm một cách đúng đắn, nhẫn nại, chính xác điều gì chúng ta đang làm?


Nếu có những điều có tác dụng cho một số người và không có tác dụng với những người khác, chỉ có một kết luận được nêu lên là: mỗi người thì khác nhau! Khi Phật giáo vào phương tây, phương tây sẽ làm thích nghi và thay đổi,và khía cạnh bên ngoài của Phật giáo sẽ thích nghi. Nhưng hiện tại chúng ta không nên vội vả với chương trình này.

Tai Situ Rinpoche đã giải thích một cách xuất sắc vấn đề này:
"Từ khi tôi đến phương tây, nhiều người đã nói về sự cầu nguyện và thực hành bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha, China,...Người ta rất quan tâm về vấn đề này, bởi vì người ta nói rằng khi người ta cầu nguyện bằng tiếng Tây tạng người ta không biết người ta đang nói gì.
Khi tụng niệm bằng ngôn ngữ của người ta, người ta biết người ta đang nói gì, và điều này làm người ta cảm thấy phấn chấn hơn. Đấy là sự hiểu biết được, có phải thế không? Và bằng cách nào đấy nó sẽ xảy ra, không phải nó phải xảy ra, nó sẽ xảy ra. Nhưng điều này sẽ không xãy ra bởi sự vội vả hay bất đắc dĩ của mọi người, mà xãy ra một cách thích hợp.
Tôi nghĩ đến độ chắc chắn điều ấy đã xãy ra một cách thích nghi, rất tinh tế. Nhưng cho toàn bộ giáo pháp, toàn bộ kinh điển, điều ấy đã xãy ra rất là, rất là tế nhị. Tế nhị, không phải chỉ tế nhị về phương diện xã hội, nhưng trong sự phù hợp với sự truyền thừa như đã được tiếp tục xuyên qua lịch sử.
Đầu tiên giáo pháp được chuyển sang tiếng Phạn, rồi được chuyển sang tiếng Tây tạng, qua nhiều thế kỷ, hơn nghìn năm. Đấy quả là thời gian thật là dài. Bây giờ giáo pháp được chuyển sang tiếng Anh và những ngôn ngữ khác. Sự chuyển dịch thế đấy đã xãy ra trong một phong thái thiêng liêng và thánh thiện và không phải là sự chuyển dịch cấp tốc ở một hội nghị mậu dịch thương mãi thế giới. Người ta hài lòng như vậy; người ta chuyên môn ở nơi ấy, và người ta chuyển dịch tất cả những lời phát biểu sang tất cả những ngôn ngữ cần thiết. Nhưng không thể làm như vậy trong sự chuyển dịch giáo pháp.
Tôi thấy những gì đang xãy ra, và tôi nghĩ rằng sẽ không thể tránh được, rằng sự chuyển dịch của chúng tôi sang tiếng Anh và những ngôn ngữ khác sẽ được chu tất trong 3 ngôn ngữ. Bởi vì giáo pháp nguyên bản từ Ấn độ, những mật ngôn (mantra) bằng tiếng Phạn và những thành ngữ âm tiết khác chắc chắn phải luôn luôn giữ lại bằng tiếng Phạn và sẽ không được chuyển dịch.
Những đạo sư Tây tạng đã không bao giờ chuyển dịch những mật ngôn (mantra) từ tiếng Phạn. Trong văn cầu nguyện đặc biệt, được viết bởi đức Karmapa thứ ba, ngài bao gồm câu này - Nam mô Đạo sư- (namo guru, nghĩa là kính lễ đạo sư). Đệ tam Karmapa đã viết âm tiết Namo Guru tiếng Phạn bằng ngôn ngữ Tây tạng.
Không có ai nói bằng tiếng Phạn, nhưng ngài đã phiên âm tiếng Phạn qua ngôn ngữ Tây tạng, nên phải có lý do cho điều này. Điều thứ nhì, sẽ rất quan trọng để giữ những trích đoạn bằng tiếng Tây tạng. Và rồi, hầu hết những kinh điển sẽ được dịch sang ngôn ngữ địa phương. Đấy là những điều tôi thấy cần thiết bày tỏ. Tôi chia sẽ nguyện vọng với người ta trong vấn đề này.. Tôi nghĩ rằng tất cả những hành giả đều cầu nguyện cho sự chuyển dịch được xãy ra một cách nhanh chóng và chính xác mà không làm tổn hại đến sự truyền thụ, và sự gia hộ. Chúng tôi có rất nhiều kinh điển, nghi thức vi diệu, nhưng sẽ không có sự gia hộ nếu không có sự truyền thụ. Nếu sự chuyển dịch chỉ là kết quả của sự sợ hải hay khát vọng của người khác thế thì sẽ không có lợi ích. Sự chuyển dịch phải xãy ra trong phong cách thuần khiết và lành mạnh.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CHÚNG TA CÓ THỂ NHÌN MỌI HIỆN TƯỢNG LÀ THUẦN KHIẾT NGAY LẬP TỨC KHÔNG?

Câu hỏi này có thể được nhìn ở cả hai phương diện tương đối và tuyệt đối.

Một cách tương đối (ở trình độ của chúng tôi), có xấu và tốt; có giới hạn của đúng và sai. Một cách tuyệt đối, ở trình độ của đức Phật, trình độ mà chúng tôi chưa thực chứng, vị ấy nhận rõ không có sự phân biệt của các hiện tượng.
Như một đức Phật, ngài nhận rõ rằng hiện tượng chỉ đơn giản bị phân biệt là tốt và xấu xuyên qua khuynh hướng của tri giác và ngã chấp của tâm thức một người.


Nếu một người vẫn còn lệ thuộc vào thế giới tương đối, thì người ấy phải phân biệt thế giới và những gì nó chứa đựng như tốt và xấu. Những ai vẫn tồn tại trong thế giới tương đối phải phán xét. Người ta phải học cái đúng từ cái sai trước khi người ta nhận ra được tính bât nhị (không hai).

Trước nhất, người ta phải tranh luận và phân biệt đúng và sai, và tiếp tục thực tập. Đề nghị của chúng tôi là, thông qua việc thực tập bất cứ điều gì, hãy "giả vờ" rằng tất cả đều thuần khiết.

Dần dần hiện thực của tính bất nhị sẽ trỗi dậy. Chúng ta có thể giả vờ thấy mọi thứ như sự trống rỗng của tính bất nhị trong thực tập, nhưng chúng ta chưa có thể biến thành hiện thực điều này trong cuộc sống thực tế. Thông thường
, một người chưa thực chứng được tính bất nhị, không thể trở thành một vị bồ tát.

Nhất thời, trong chiến tranh Việt Nam, Hoà thượng Thích Quảng Đức và những tu sĩ khác, trong thực tế có thể thực hành được, có thể trong trạng thái thiền định, tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo. Người ta có thể thực hiện đưọc, người ta có thể làm điều ấy. Tuy nhiên, mới gần đây, một số người ở châu Âu, cố tự thiêu để chống lại chiến tranh ở bán đảo Balkan. Sự khủng khiếp đã hiện rõ trên khuôn mặt người ấy khi lửa đang cháy.

Vì vậy có một sự khác biệt. Chúng ta không thể trở thành "thấy" mọi thứ như bất nhị và thuần khiết cho đến khi chúng ta thực chứng điều ấy.

Chúng ta hãy từ từ chậm rãi với điều này. Như Situ Rinpoche đã nói, chúng ta trước có tự ngã, chúng ta sống với nó, rồi thì chúng ta thanh toán nó từ từ như một hợp đồng. Chúng ta không thể làm tất cả, không thể chấm dứt bản ngã của chúng ta ngay liền lập tức.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đồng ý. "Kiến hoặc" thì có thể thay đổi liền. Nhưng "tư hoặc" thì phải trừ từ từ. kinhle


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

MỤC TIÊU ĐÚNG THỰC CỦA PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH QUÁN TƯỞNG CỦA KIM CƯƠNG THỪA LÀ GÌ?

Quán tưởng đặt nền tảng trên khái niệm của Phật tính. Bản tính tự nhiên hay bản chất của tất cả chúng sinh thì giống nhau và không khác gì ở một đức Phật. Tất cả chúng ta có những hạt giống tiềm tàng giống nhau tính cố hữu tự nhiên để trở nên giác ngộ nhưng do những phiền não của chính chúng ta, chúng ta không thể thực chứng giác ngộ.

Vì tất cả chúng ta đều có Phật tính, sự thực hành quán tưởng giúp chúng ta phát triển điều ấy và cho phép hay làm cho chúng ta có khã năng "thấy" Phật tính của chúng ta. Điều này là, bởi vì thông qua việc thực hành quán tưởng, trước nhất chúng ta hình dung một đức Phật, hay một vị Bồ tát như Bồ tát Quán thế Âm chẳng hạn.

Vì vậy, ví dụ, chúng ta hình dung Quán thế Âm , hay Phật Di Đà, Chuẩn Đề,... ở trên đầu chúng ta và ngay lúc ấy chúng ta nghĩ rằng " Di Đà là một đức Phật, riêng biệt với tự chúng ta". Đấy là giai đoạn mà chúng ta phát sinh, hay sáng tạo (quán tưởng) một đấng giác ngộ như riêng biệt với chính chúng ta.

Rồi thì, khi trì tụng mật ngôn, chúng ta quán tưởng chính chúng ta là vị bổn tôn mà ta đang hình dung. Vì vậy, chúng ta không còn nghĩ bổn tôn là riêng biệt với chúng ta. Chúng ta đang nói rằng " chúng ta là bổn tôn"-I am the Bodhisattva of Compassion- Đấy là giai đoạn mà chúng ta hoàn tất việc thực hành.


Mục tiêu của sự quán tưởng chính ta là một đấng giác ngộ vì tất cả chúng ta đều có Phật tính (chúng ta đều có bản chất giác ngộ, bản chất của Phật Di Đà hay bất cứ một đức Phật hay một Bồ tát nào khác). Nhờ thông qua việc thực hành quán tưởng, chúng ta nhận ra bản chất tự nhiên của chúng ta như Quán Tự Tại, hay Di Đà, hay Chuẩn Đề,...Chúng ta đang quả quyết và quét sạch phiền não bằng việc nhận ra (ngộ) chúng ta có Phật tính.

Quán tưởng được xử dụng vì vậy những hành giả "giả bộ" họ là những đấng giác ngộ... nhưng thực tế chúng ta thực sự là những đấng giác ngộ về bản chất, tất cả chúng ta thật sự và vốn dĩ là những đấng giác ngộ, nhưng chúng ta không nhận ra điều này, chúng ta không đạt được sự thực chứng này.

Quán tưởng giúp chúng ta, bởi vì cuối cùng chúng ta thực sự không giả bộ. Người ta cũng có thể nói rằng nó giúp hành giả phát triển khã năng của một đấng giác ngộ. Trong trường hợp cá biệt, nếu chúng ta quán tưởng Quán Tự Tại, và làm việc thực hành đấy bao gồm với việc hổ trợ chúng sinh, rồi thì khi chúng ta không đang thiền quán chúng ta sẽ phát triển đức tính từ bi. Chúng ta sẽ đem sự thiền quán vào đời sống hằng ngày. Vì vậy mặc dù chúng ta rời bỏ thiền quán một cách nghi thức hoá nhưng sự thiền quán không rời chúng ta.

Thực hành quán tưởng bổn tôn cần có thời gian để phát triển. Điều ấy bao gồm cả sự thiền quán tịch tĩnh bất biến ( điều quán tưởng mà chúng đang thiền quán) và tuệ trí thiền quán (khi chúng ta căn cứ vào tâm trí trong tính trầm tĩnh, nhận ra rằng không có sự phân biệt giữa cá nhân thực hành và đấng giác ngộ).


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGỒI XUỐNG THIỀN QUÁN HAY CẦU NGUYỆN MỘT CÁCH GIẢN DỊ NHƯ THẾ CÓ CÔNG ĐỨC KHÔNG? TẠI SAO CÚNG DƯỜNG BẰNG CÁCH QUÁN TƯỞNG RẤT DỒI DÀO CÔNG ĐỨC ? CÔNG ĐỨC CÓ BỊ MẤT KHÔNG?

Khi chúng ta ngồi xuống thiền quán, chúng ta đang cố gắng để trở thành giác ngộ. Trong tự thể, sự cảm ứng đấy mang lại rất nhiều công đức. Khi chúng ta cầu nguyện cho một người nào đấy hay cúng dường công đức hành trì đến những người khác, sự ảnh hưởng là "khối cầu tuyết" vì chúng ta đang tạo nhân duyên để công đức hiện tại được dùng lần nầy lần nữa,... cùng lúc chúng ta tiếp nhận công đức để phát triển lòng vị tha để hổ trợ những người khác thông qua việc cầu nguyện.

Quán tưởng cúng dường rất dồi dào công đức bởi vì (khi chúng ta dùng tâm nghĩ nhớ đến lòng từ bi của chư Phật) nó tạo nên một dấu ấn tâm linh sâu sắc. Khi chúng ta đi ngang qua một vườn hoa, chúng ta quán tưởng nó được cúng dường. Điều này không chỉ phát triển dấu ấn tâm linh sâu sắc mà còn tiếp nhận công đức rất dồi dào bởi vì nó không bị ảnh hưởng bởi những chướng ngại trần tục. Khi chúng ta cúng dường bằng vật chất thì luôn luôn có khã năng rằng trong sự cắt hoa sẽ có côn trùng bị chết hay những điều tương tự như thế. Nhưng khi cúng dường bằng tâm linh thì chúng được làm băng sự thuần khiết và không bị cấu uế của sinh tử luân hồi.

Công đức có tính chất thời lưu, công đức mà không được dâng hiến hồi hướng đến giác ngộ, nó sé bị mất. Công đức dâng hiến đến giác ngộ thì không bị mất.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

THẾ NÀO LÀ NÉT TIÊU BIỂU CỦA CON ĐƯỜNG CHO NHỮNG NGƯỜI SƠ CƠ BẮT ĐẦU THỰC TẬP, TRÌNH ĐỘ KIÊN CỐ TIN CHẮC, SỰ SÙNG ĐẠO CỦA MỘT NGƯỜI DẪN ĐẾN SỰ THỰC TẬP, PHÁT NGUYỆN, THAM DỰ KHOÁ TU,V.V...?

Nét tiêu biểu của một người bắt đầu trong truyền thống Phật giáo đầu tiên sẽ là tìm một đạo sư, một thiền sư, hay một vị thầy có đủ tư cách, có đủ năng lực, có đủ trình độ để nương tựa, quy y, học đạo. Người ấy cũng có thể ôn lại những đỉều căn bản như: sự quý báu được sinh làm người, sự vô thường, nghiệp báu, và sự khổ não của luân hồi.

Sự thực tập sẽ bao gồm sự tịch tĩnh bất thối và tuệ trí thiền định tuyệt hảo. Những lời phát nguyện nhất định sẽ bao gồm Bồ tát nguyện và giới pháp tương ứng cho cư sĩ (ngũ giới) hay tu sĩ. Chúng tôi không chắc rằng một người bắt đầu có nên theo một khoá tu dài hạn hay không: có thể vài ba ngày hay một tuần lễ có thể có lợi ích hơn, vì quá dài có thể là quá nhiều cho những người mới bắt đầu.

Thông thường sự thực tập Quán Âm (Bồ tát Từ Bi) sẽ được truyền trao ở trình độ này.Vài đạo sư có thể mở đầu cho bạn với sự "thực hành thuần khiết tịnh hoá", trước nhất bao gồm sự quy mệnh và và trì tụng cầu nguyện quy y. Thật sự nó còn tuỳ thuộc điều gì người ta muốn đạo sư truyền trao và điều gì đạo sư cảm thấy cần thiết nhất để trao truyền, vì vậy rất rộng rãi.

Với sự tĩnh thức của những lời bạn phát nguyện và dâng hiến là con đường thiện để bắt đầu tận tâm, tận trí, tận lực và tính kiên định trước sau như một với sự thực hành thiền định. Khi bắt đầu, bạn chỉ cần khoảng 10 đến 15 phút một ngày để thực hành như một người bắt đầu. Bạn không thể cố vùi vào việc thực hành thiền định quá dài khi mới bắt đầu.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÓ PHẢI SỰ TỰ VỆ LÀ MỘT PHẦN CỦA TỰ NHIÊN? CÓ THỂ CHẤP NHẬN HOÀ BÌNH KHÔNG?

Thiên nhiên đã cho những chủng loại khác móng vuốt, mõ nhọn, răng nanh, và sừng để chúng tự bảo vệ. Thiên nhiên cũng sản sinh động đất, lụt lội, giông bão, núi lửa và sao chổi. Có phải thiên nhiên toàn hảo? Có phải bất cứ những gì của thiên nhiên đều phải đúng? Chúng ta là chim, sói, bụi hồng,... hay là loài người?

Lý lẽ này ( rằng là, lý lẽ rằng " nếu thiên nhiên đã làm như thế, vì vậy ta cũng làm như thế") không cân bằng và không thích đáng. Điều này giống như khi những tôn giáo phản đối sự kiểm soát sinh sản bởi vì điều ấy phản tự nhiên hay thế nào những tôn giáo không cắt hay cạo tóc bởi vì điều ấy làm ngăn trở sự phát triển một cách tự nhiên. Có những loài vật ăn cả con chúng nó---có ai nghĩ rằng loài người cũng cần phải làm điều đó!?

Hãy nhìn chủ nghĩa hoà bình, một cách phổ quát đó là phương cách đúng đắn để giải quyết những vấn đề, hay đối diện với những tình huống. Nếu người ta biết rằng xử dụng sự phẩn nộ hoàn thành một mục tiêu trong sạch thì có thể điều đó đúng---sự xử dụng vũ lực để chấm dứt các cuộc thế chiến ở Châu Âu, với ý nghĩa trọn vẹn, là một nghĩa vụ đạo đức. Nếu người ta để ý, trong những lời nguyện của Bồ tát là từ bi và vị tha, một người có thể phải vượt qua một lời nguyện như hoà bình hay không sát hại (hay những điều khác) nếu điều ấy vì lợi ích của chúng sinh. Nhưng hành giả phải rất cẩn thận không dùng Bồ tát nguyện như một lý do để có những hành vi sai phạm, hay bạo động.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Tôi tin rằng thiền định là một hình thức tuyệt hảo để rèn luyện và bồi dưỡng sức khoẻ tinh thần. Nhưng tôi không tin đấy tất yếu là con đường duy nhất để giác ngộ. Một người bạn của tôi "H" cũng là tu sĩ đã dùng Prozac (an anti-depression drug). Tôi không muốn khiếm nhã, nhưng qua bao năm tu tập thiền định đã giúp gì cho "H".

Trước nhất, đừng bao giờ phán đoán Phật giáo, bất cứ một tôn giáo hay một nhóm người, đơn giản dựa trên những hành động của một hay nhiều cá nhân. Chỉ vì tôi phải cạo râu mỗi ngày, có phải rằng mỗi Phật tử cũng làm như thế? Cũng vậy, có phải tu sĩ "H" đã chứng ngộ. Chắc chắn là, trừ khi một tu sĩ đã chứng đạo, người ấy sẽ xuất hiện rất bình thường và cũng có những phiền não giống như tất cả những người bình thường khác.

Chỉ vì một người nào đấy mang cà sa trên mình, hay ngay cả thiền tập một thời gian dài lâu, không có nghĩa là người ấy sẽ tự động trở thành một vị Phật.

Thiền định không chỉ là một sự rèn luyện sức khoẻ tinh thần; nó không chỉ để thư giản hay thụ hưởng an lạc. Thiền định là sự thực tập để được tuệ trí và hiểu biết.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Một người quan tâm đến NGHIỆP hỏi rằng: "Tôi nghe nói rằng, tất cả những trẻ thơ được sinh ra với sự chậm phát triển, đần độn, hay thiếu tay thiếu chân bị 'trừng phạt' như vậy, và rằng nó không là, ví dụ, một số phận, hay kết quả kém lành mạnh của sản phụ?"

Đức Phật tuyên bố rằng, có ba điều hiểu sai về nghiệp---rằng :
1) tất cả mọi thứ hiện hữu không có nguyên nhân nào
2) tất cả mọi thứ được tạo ra bởi đấng tạo hoá
3)tất cả mọi thứ hoàn toàn bị chi phối bởi nghiệp (vì vậy nó trở thành như số phận)

Chúng ta tiếp tục về thế nào sự khổ đau của loài người, bất kể là người thì sinh ra thiếu tay hay chân hay người thì bị ngược đãi bởi chiến tranh hay sự diệt chủng. Chúng tôi nghĩ rằng sự hiểu sai người hỏi câu hỏi ấy là cho rằng nghiệp là quy trình của số phận. Nghiệp không là hệ thống của số phận.

Nghiệp gieo trồng hạt giống, và khi những điều kiện chung quanh đầy đủ, đó là hạt giống nghiệp chín muồi (để nghiệp trổ quả). Đời sống của bạn không bị quyết định trước.

Nếu có người nào thắc mắc bất cứ điều nào của "ba sự hiểu sai về nghiệp" câu hỏi dường như đúng.

1-Nếu mọi thứ hiện diện không có nguyên nhân, điều rất buồn là có người đã được sinh ra trong một điều kiện rất xấu.
2- Nếu mọi thứ do một đấng tạo hoá sinh ra, điều ấy thật khủng khiếp vì rằng đấng tạo hoá đã cho phép điều đó hiện hữu, và cho phép điều kiện tệ hại như vậy hiện diện.
3- Nếu mọi thứ là do sự quy định của số phận, rồi thì chúng ta chỉ đơn giản là những chú người máy, không có sự kiểm soát nào đáng kể với kết quả của bất cứ điều gì.

Nhưng Đức Phật dạy rằng không có điều nào trong ba điều trên, và nghiệp không nằm trong những sự hiểu sai lầm này. Hạt giống cho từng nghiệp được hiện diện và có chín muồi để trổ quả (như trường hợp một sản phụ không khoẻ mạnh)...không phải vì nó bị quyết định trước!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết:3)tất cả mọi thứ hoàn toàn bị chi phối bởi nghiệp (vì vậy nó trở thành như số phận)


Câu này, Ht biết là Phước Tường hiểu không sai. Nhưng hình như khi diễn tả ra thành lời thì hơi ... lộn. Bởi có thứ gì mà không được quyết định bởi nghiệp? tất cả đều chi phối bởi nghiệp. (Đây là đang nói về chúng sanh, không nói về Bồ tát hiện thân theo nguyện lực). Chỉ có điều, nghiệp có hai loại :
1/ Định nghiệp.
2/Bất định nghiệp.

Nếu hiểu con người luôn bị định nghiệp chi phối là sai. (Đây là chỗ Phước Tường muốn nói dúng không?)
Ngược lại nếu hiểu con người luôn bị bất định nghiệp chi phối cũng sai.

Có cái định nghiệp mà có cái thuộc bất định nghiệp. Định nghiệp thì không chuyển được (trở thành thuyết số mệnh, buông trôi chấp nhận). Bất định nghiệp thì có thể chuyển được bằng nghiệp thiện. kinhle


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Tôi không tin rằng nghiệp của thú vật thì thấp hơn loài người. Con chó của tôi thì tỏ vẻ có lòng thương mến và kém ích kỷ hơn bất cứ người nào mà tôi từng gặp. Tại sao có thể như vậy được?

Người ta đã lầm lẫn thói quen tâm lý và nghiệp lực. Con chó đó chỉ hành động theo thói quen, không phải là kết quả của nghiệp. Nghiệp lực của thú vật không có liên hệ gì với việc nó thể hiện lòng vị tha hơn hay kém loài người. Con chó đó ở trong một điều kiện tốt, so sánh với vô số các thú vật khác. Hầu hết thú vật sống một đời sống khốn cùng, con chó đó là một trong những con thú có nghiệp lực may mắn nhất.

Khối lượng nghiệp trong một cá thể chúng sinh thì vô cùng . Vì vậy, nghiệp lực đặc biệt chín muồi để con chó đó tái sinh không phải từ tất cả chủng tử nghiệp. Con chó đó cũng có thể có rất nhiều nghiệp tốt! Có thể những chúng sinh rất đạo đức, ngay cả những vị sắp tiến lên địa vị Bồ tát, đã tái sinh là thú vật qua nhiều kiếp sống. Đấy cũng có thể là trường hợp.


Có khái niệm gọi là "đời sống thứ ba" trong PHật giáo điều mà chúng ta cũng cần nên hiểu:
- Trong một đời sống (thứ nhất), một người có thể thực hành những hành động tử tế.
- Trong đời sống kế tiếp,(thứ hai) người ấy được những hạnh phúc to lớn, giàu có, danh vọng và may mắn. Nhưng, họ có thể đã xử dụng vận mạng may mắn ấy cho những mục tiêu ích kỷ.
- Vì vậy, trong đời sống "thứ ba", những nghiệp lực xấu (của những đời trước nữa) đã trổ quả và họ bị đau khổ.


Nhân loại nên nhận thức rằng sự tồn tại của loài người là quý báu như thế nào.Nếu chúng ta không xử dụng những hạnh phúc mà chúng ta có cho những mục tiêu tốt đẹp và không đơn thuần là những mục tiêu trần tục, chúng ta chỉ lường gạt chính chúng ta.

Trong Phật giáo, mỗi chúng sinh có khã năng tiềm tàng hay tính giác bản nhiên để trở thành một vị giác ngộ. Chỉ nghiệp lực của một chúng sinh, những nghịch duyên, và tai hoạ đã tạo nên chướng ngại cho điều này. Phật tính của con chó đó thì không khác gì Phật tính của mỗi chúng ta.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết:

Người ta đã lầm lẫn thói quen tâm lý và nghiệp lực. Con chó đó chỉ hành động theo thói quen, không phải là kết quả của nghiệp. Nghiệp lực của thú vật không có liên hệ gì với việc nó thể hiện lòng vị tha hơn hay kém loài người. Con chó đó ở trong một điều kiện tốt, so sánh với vô số các thú vật khác. Hầu hết thú vật sống một đời sống khốn cùng, con chó đó là một trong những con thú có nghiệp lực may mắn nhất.
.

Trước hết nên hiểu chữ nghiệp. Nghiệp là chỉ cho một hành tác. Nếu hành tác đó trở thành một thói quen, gọi là nghiệp tập. Nhưng đa số bây giờ khi nói đến nghiệp tập, người ta chỉ nói nghiệp, và cứ nói nghiệp, người ta nghĩ đến thói quen nhiều hơn là một hành tác bình thường. Nếu chỉ là một hành tác thường, thì nó không có đủ lực để phát sinh thành quả để thọ nhận. Nên một khi nói đến nghiệp lực là đã nói đến thói quen. Một khi nói đến thói quen, là ta đang nói đến nghiệp lực. Nói tới nói lui gì, cũng không qua đượcv nghiệp lực.

phuoctuong đã viết: Khối lượng nghiệp trong một cá thể chúng sinh thì vô cùng . Vì vậy, nghiệp lực đặc biệt chín muồi để con chó đó tái sinh không phải từ tất cả chủng tử nghiệp. Con chó đó cũng có thể có rất nhiều nghiệp tốt! Có thể những chúng sinh rất đạo đức, ngay cả những vị sắp tiến lên địa vị Bồ tát, đã tái sinh là thú vật qua nhiều kiếp sống. Đấy cũng có thể là trường hợp.

=D> =D> =D>


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách